intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt" được thực hiện với mục tiêu nhằm hệ thống lại các nhân vật có tài trí thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt; phân chia, sắp xếp, thống kê các truyện cổ tích loài vật lại thành những dạng truyện cơ bản, hệ thống lại các nhân vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt. Bên cạnh đó cần phải trình bày, chứng minh rõ nội dung truyện cổ tích loài vật tương ứng với một dạng truyện, một tiêu chí đã đề ra trong truyện cổ tích loài vật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HỆ THỐNG “NHỮNG CON VẬT THÔNG MINH VÀ NGU NGỐC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT CỦA NGƯỜI VIỆT” LÝ THỊ NGỌC THẢO Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HỆ THỐNG “NHỮNG CON VẬT THÔNG MINH VÀ NGU NGỐC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT CỦA NGƯỜI VIỆT” Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN NAM LÝ THỊ NGỌC THẢO Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ eôf Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy và bạn bè đã giúp tôi vượt qua khó khăn đó. Qua đây tôi xin gởi lời chân thành cám ơn đến: Quý thầy cô, các anh chị trong thư viện Thành phố Cần Thơ, trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cùng với các thầy cô Khoa khoa học cơ bản, cán bộ của thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản luôn luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp tôi sớm hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt tôi ghi lòng cảm ơn đến thầy Trần Văn Nam với tư cách là một người thầy, người hướng dẫn đã dành nhiều thời gian quý báu của mình truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn giúp tôi tìm được hướng đi và phương pháp cụ thể trong quá trình thực hiện khóa luận. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót và khuyết điểm. Kính mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
  4. LỜI CAM ĐOAN eôf Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các công trình nghiên cứu, bài viết được thu thập, sưu tầm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này cũng như kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đây. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1-6 1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................1 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................5 4. Phạm vi đề tài ...................................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................6 NỘI DUNG 7 - 56 Chương 1: Khái quát về truyện cổ tích và truyện cổ tích loài vật. ............................... 7 - 20 1.1. Định nghĩa và phân loại truyện cổ tích ............................................................................7 1.1.1. Định nghĩa truyện cổ tích................................................................................................7 1.1.2. Phân loại truyện cổ tích...................................................................................................9 1.2. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích loài vật ...............................................................13 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích loài vật ..................................................................................13 1.2.2. Đặc điểm truyện cổ tich loài vật....................................................................................15 Chương 2: Nhân vật con vật thông minh trong truyện cổ tích loài vật.......................21 - 38 2.1. Con vật thông minh phân loại theo nơi sinh sống ..........................................................21 2.2. Con vật thông minh sống trong nhà...............................................................................21 2.2.1. Con vật thông minh sống hoang dã ...............................................................................24 2.3. Con vật thông minh phân loại theo môi trường địa lí.....................................................27 iii
  6. 2.3.1. Con vật thông minh sống trên cạn .................................................................................27 2.3.2. Con vật thông minh sống dưới nước .............................................................................29 2.3.3. Con thỏ thông minh ......................................................................................................30 2.3.4.Con thỏ thông minh và môtíp “Mẹo lừa” .......................................................................31 2.4. Con thỏ thông minh trong truyện cổ tích loài vật của người Việt và người Khmer ...........35 Chương 3: Nhân vật những con vật ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật………,,,39 - 56 3.1. Con vật ngu ngốc phân loại theo môi trường sống..........................................................39 3.1.1.Con vật ngu ngốc sống trong nhà ...................................................................................39 3.1.2.Con vật ngu ngốc sống hoang dã....................................................................................40 3.2. Con vật ngu ngốc phân loại thoe môi trường địa lí .........................................................41 3.2.1.Con vật ngu nguốc sống trên cạn ...................................................................................41 3.2.2.Con vật ngu ngốc sống dưới nước..................................................................................50 3.3. Con cọp (hổ) ngu ngốc...................................................................................................52 3.4 Con cọp (hổ) tàn bạo ........................................................................................................54 3.5 Con cọp (hổ) mắc lừa .......................................................................................................55 KẾT LUẬN....................................................................................................................57 - 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................59 - 60 iv
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vốn phong phú và đa dạng. Mỗi câu truyện được lưu truyền là một bài học của ông cha để lại cho thế hệ sau, hầu hết các câu truyện đều thể hiện quan niệm sống của ông cha xưa thông qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật với các mối quan hệ của nó trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thưở nhỏ ai cũng từng được bà hay mẹ kể cho nghe những câu truyện cổ tích hay hát ru những bài hát dân ca. Đối với tôi tuổi thơ là một cái gì đó êm đềm khi được nghe bà kể những câu truyện cổ tích rất hay. Đó là một thế giới thần tiên nó hoàn toàn trái ngược với cuộc sống thực tại của chúng ta, thế giới trong truyện cổ tích là một thế giới diệu kỳ, hoàn hảo đó là thế giới của Cô Tấm, Sọ Dừa… Nhưng đối với tôi tâm đắc nhất đó vẫn là những câu truyện cổ tích kể về những con vật tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, tốt bụng còn những con vật to xác nhưng lại hống hách, tự kiêu ăn hiếp những con vật nhỏ bé. Một thế giới vô cùng sinh động chỉ toàn loài vật với biết bao nhiêu điều ngộ nghĩnh xảy ra, đề tài “Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt” không chỉ là dịp để tôi có thể tìm hiểu về những con vật mà tôi yêu thích. Tôi còn có thể tìm hiểu về tài trí của chúng bên cạnh đó nó còn là cơ hội để tôi đi sâu tìm hiểu, tiếp cận những cái hay, cái đẹp về tài trí của người xưa cũng như những ước mơ nguyện vọng của họ. Quan trọng hơn truyện cổ tích loài vật là một trong những phần học được đưa vào trong giảng dạy với mơ ước tr ở thành một giáo viên nên khi nghiên cứu đề tài này là dịp để tôi có thể nâng cao kiến thức của mình qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân và hơn hết là để giảng dạy tốt hơn khi ra trường. Đó là tất cả những lí do khiến tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề: Truyện cổ tích là một thể loại sáng tác dân gian được nhiều người, nhiều thế hệ say mê. Vẻ đẹp của nó hấp dẫn suốt dọc cuộc đời một con người. Những giá trị thẩm mĩ sâu sắc và mạnh mẽ của truyện cổ tích không chỉ bộc lộ qua trí giác, cảm xúc nghệ thuật của người nghe người đọc mà con hấp dẫn các nhà nghiên cứu. 1
  8. Có thể điểm qua các bài báo nghiên cứu của các tác giả qua nhiều năm như sau: 1. Nguyễn Việt Hùng (2006). “Tính hai mặt của không gian nghệ thuật truyện cổ tích”, Tạp chí Văn hoá dân gian (1), Tr 7-14. 2. Nguyễn Việt Hùng (2006). “Về nội dung kiến thức văn học dân gian trong nhà trường trung học cơ sở”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2). 3. Nguyễn Việt Hùng (2010). “Từ vấn đề người sáng tác, diễn xướng bàn về khái niệm Văn học dân gian”, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu sinh lần thứ 3. ĐPSH Hà Nội. 4. Đặng Quốc Minh Dương (2012). "Mô-típ mẹo dây thừng trong kiểu truyện con vật thông minh", Tạp chí Khoa học trường ĐH Sư Phạm Tp. HCM (35), tr. 44 - 54. 5. Tăng Kim Ngân (1994). “Cổ tích thần kì người Việt - Đặc điểm cấu tạo cốt truyện”. NXB KHXH. 6. Nguyễn Thị Kiều Tiên (2012). Tổng quan về văn học dân gian Khmer Nam Bộ.Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu truyện cổ tích từ trước đến nay thì có rất nhiều tác giả nhưng đó chỉ là truyện cổ tích thần kỳ hoặc truyện cổ tích sinh hoạt, còn truyện cổ tích loài vật thì rất ít đặc biệt là tìm hiểu về tài trí của chúng. Trong sách “Truyện cổ tích về các loài vật” (Nxb Văn học, 20008) của nhiều tác giả đã nhận định: “Truyện cổ tích về các loài vật gồm 37 câu chuyện về các con vật khác nhau, gắn với mỗi con là một sự tích như: con công và làng chim, quạ bắc cầu, tu hú và quạ, châu châu kiện voi, con dơi, con cò trắng, con mèo… tất cả các con vật đều trở nên sinh động trong thế giới của truyện cổ tích, thông qua đó các em có thể hiểu, gần gũi và yêu mến các con vật xung quanh mình” [3; tr.178]. Với bài viết "Mô-típ mẹo dây thừng trong kiểu truyện con vật thông minh" của tác giả Đặng Quốc Minh Dương đã khai thác môtíp con vật thông minh:“Đây là mô-típ khá đặc biệt trong kiểu truyện con vật thông minh cũng như trong văn học dân gian nói chung. Bởi qua mô-típ này, chúng ta thấy được sự thông minh, mưu trí của nhân vật chủ mưu. Khác với các mô-típ khác, ở đây, nhân vật chủ mưu trong cùng một lúc phải chiến đấu với hai đối thủ to lớn, hung ác và kết quả cuối cùng là nhân vật chủ mưu chiến thắng” [4; tr.54]. 2
  9. Một trong những nguyên nhân ít tác giả nghiên cứu thể loại này có lẽ là do truyện cổ tích loài vật chiếm một số lượng khá ít ỏi so với truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt. Hơn nữa, từ lâu truyện cổ tích loài vật và truyện ngụ ngôn đã có sự chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau, có tác giả đã xếp truyện cổ tích loài vật và truyện ngụ ngôn là một nên chỉ cần nghiên cứu truyện ngụ ngôn là đủ, không cần phải chú ý đến truyện cổ tích loài vật. Trong “Kho tàng cổ tích Việt Nam”, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã thống kê, nhận định rằng: “Truyện cổ tích chiếm một tỷ lệ tương đối thấp không có là bao so với tiểu loại thần kỳ chiếm 10%, tiểu loại thế sự chiếm 30%, tiểu loại lịch sử có 18%” [1; tr.388]. Ở công trình này tác giả sơ lược một số cách phân loại đặc điểm, nguồn gốc hình thành truyện cổ tích, khi sắp xếp các truyện cổ tích lại cho có hệ thống thì ông không sắp xếp theo thể loại của truyện như truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế sự… mà lại sắp xếp theo đề tài, chủ đề của truyện. Ví dụ như đề tài về thần linh, về ma quỷ, về các con vật báo ân báo oán, về chàng mồ côi… Nguyễn Đổng Chi dành một phần riêng để viết về các con vật trong truyện cổ tích loài vật. Đó là một con thỏ ranh mãnh, thông minh, tốt bụng nhưng cũng có khi tự kiêu tự đại hoặc về con Sáo, con Bồ Câu… Tuy nhiên số lượng cũng vẫn không đáng kể. Tiếp theo là công trình “Văn học dân gian”[10;tr.209] của Lê Chí Quế. Ở công trình này tác giả đã dành riêng một phần để nghiên cứu truyện cổ tích loài vật. Ông chia truyện cổ tích ra làm ba lớp chính: + Lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ, gắn liền với tín ngưỡng tôtem giáo của người nguyên thủy. + Lớp truyện giả thích đặc điểm con vật. Trong lớp truyện này có sự xuất hiện của con vật thông minh tiêu biểu là con Thỏ + Lớp thứ ba là những truyện đồ chiếu quan hệ của xã hội loài người và quan hệ của các con vật. Hoàng Tiến Hựu trong “Văn học dân gian Việt Nam”[10;tr.630] cũng có bàn đến truyện cồ tích loài vật. Tác giả phân biệt sự khác nhau về mục đích, nội dung và phương pháp phản ánh, thể loại của ba loại truyện dân gian: thần thoại, cổ tích và ngụ ngôn. Ông cũng cho rằng bộ phận truyện cổ tích loài vật không được 3
  10. sưu tầm ghi chép sớm nên lạc mất rất nh iều và nhiều truyện ít nhiều bị ngụ ngôn hóa và bị pha trộn truyện thần thoại. Tác giả chú ý đến sự khác nhau giữa nhân cách hóa loài vật trong truyện cổ tích loài vật với nhân cách hóa trong ngụ ngôn và thần thoại. Tuy nhiên sự chú ý này chỉ mang tính chất tương đối. Một tác giả khác cũng có công trong vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích loài vật là Nguyễn Phương Thảo trong “Văn hóa dân gian đồng bằng sông cửu Long”. Tuy là sách viết về văn hóa nhưng Nguyễn Phương Thảo đã dành những trang viết riêng cho truyện dân gian đồng bằng Sông Cửu Long thông qua là truyện viết về con Cọp. Trong quá trình di cư, khai khẩn đất hoang người Việt đã tiến dần xuống phương Nam để mở mang bờ cõi và bắt đầu tiếp xúc với những loài thú hoang dã. Cọp là con vật đặc trưng cho thú rừng hoang dã ở đất phương Nam này. Trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến những câu truyện dân gian truyền miệng về đời sống người dân, về quá trình thu phục và thuần dưỡng thú hoang dã của người dân đất này. Bài viết cũng có nhắc đến con Thỏ, một con vật thông minh, đại diện cho cái thiện, cho điều tốt lành đối đầu với cái ác, cái xấu là Cọp. Đây là một trong những bài viết hay góp phần bổ sung cho những công trình nghiên cứu truyện cổ tích của người Việt. Đó là những tác giả tiêu biểu với những công trình bài viết nghiên cứu về truyện cổ tích loài vật. Còn ở mặt sưu tầm, ghi chép, biên soạn lại những truyện cổ tích loài vật thì có rất nhiều tác giả với các quyển sách như “Chuyện xưa tích cũ” của Sơn Nam – Tô Nguyệt Đình, “Văn học dân gian” – những tác phẩm chọn lọc” của Bùi Mạnh Nhị ( chủ biên) … nhưng nhìn chung về số lượng truyện thì vẫn ít ỏi, tiêu biểu nhất có thể kể đến tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, ông đã có công sưu tầm truyện cổ tích lại thành “Truyện cổ nước Nam” khá đầy đủ, chi tiết được chia làm hai quyển với tiêu chí khác nhau là con người và con vật. Quyển thượng với các truyện thuộc về “Người ta” và quyển hạ với phần “Muôn chim”. Ở quyển hạ tác giả đã sưu tầm, ghi chép lại truyện cổ tích loài vật, từ con vật nuôi trong nhà đến con vật hoang dã, từ con vật sống trên bờ đến con vật sống dưới nước… Với tổng cộng là hai trăm bốn mươi bốn truyện, riêng phần quyển hạ “muôn chim” chiếm một trăm hai mươi bảy truyện đó là số lượng đáng kể trong truyện cổ tích loài vật. “Truyện cổ nước 4
  11. Nam” không chỉ là tài liệu đáng quý cho truyện cổ tích nói chung mà còn là đóng góp không nhỏ cho truyện cổ tích loài vật nói riêng. Khi mà hiện nay số lượng truyện cổ tích loài vật chiếm số lượng tương đối thấp. 3.Mục đích nghiên cứu: Với đề tài “Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt” yêu cầu người viết phải nghiên cứu, trình bày, hệ thống lại các nhân vật có tài trí thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt. Từ những yêu cầu như trên thì người viết cần có cơ sở, có những tiêu chí nhất định để phân chia, sắp xếp, thống kê các truyện cổ tích loài vật lại thành những dạng truyện cơ bản. Dựa trên những cơ sở đó mà hệ thống lại các nhân vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt. Bên cạnh đó cần phải trình bày, chứng minh rõ nội dung truyện cổ tích loài vật tương ứng với một dạng truyện, một tiêu chí đã đề ra trong truyện cổ tích loài vật. 4. Phạm vi đề tài: Khi nghiên cứu đề tài “Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt”, người viết sẽ tìm hiểu truyện cổ tích loài vật của người Việt đặc biệt là tìm hiểu về trí thông minh của những con vật ấy, trong truyện cổ tích của người Việt chia làm hai loại truyện : Truyện cổ tích chỉ toàn loài vật và truyện cổ tích vừa có vật vừa có người. Tuy nhiên một số truyện cổ tích vừa có vật vừa có người như “Cứu vật vật trả ơn ”, “Con dã tràng”, “Lọ nước thần”,… Sẽ không xem xét. Bởi những con vật trong những truyện này mang màu sắc thần kỳ, chúng thường có bảo bối hoặc biết trước tất cả mọi chuyện. Với những dạng truyện này các nhà nghiên cứu xếp nó vào cổ tích thần kỳ nên trong luận văn này sẽ bỏ qua những dạng truyện như thế. Không chỉ khảo sát hệ thống lại truyện cổ tích loài vật của người Việt mà người viết cũng nghiên cứu, đưa vào luận văn một số truyện cổ tích của các dân tộc anh em như: Êđê, Dao, Khmer…để góp phần làm sáng tỏ yêu cầu của đề tài. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập như truyện cổ tích loài vật ra đời trước truyện ngụ ngôn nhưng trong quá trình lưu truyền đã có sự chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau giữa hai dạng truyện này. Vì thế sẽ có một số truyện cổ tích sẽ mang tính chất “hai mang” vừa là truyện cổ tích vừa là truyện ngụ ngôn. Và như 5
  12. thế trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài người viết chấp nhận một số truyện mang tính chất “hai mang” như vậy và tiếp cận chúng từ góc độ cổ tích loài vật. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này người viết sẽ sử dụng hai phương pháp là phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh. Bởi đây là hai phương pháp rất cần thiết để làm sáng tỏ yêu cầu của luận văn ở các phương pháp so sánh, người viết sẽ so sánh truyện trong truyện cổ tích loài vật. Trên cơ sở đó có sự so sánh các dạng truyện, các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích loài vật để từ đó hệ thống lại các nhân vật trong truyện cổ tích loài vật được xác định. 6
  13. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT 1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CỔ TÍCH: 1.1.1. Định nghĩa: Trong kho tàng truyện dân gian của người Việt cũng như của nhiều dân tộc khác trên thế giới, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất có lịch sử hình thành, phát triển và tồn tại lâu dài nhất có nội dung và hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng nhất và do đó cũng là loại truyện khó định nghĩa nhất. Trước đây (từ khoảng cách mạng tháng Tám 1945 về trước) khái niệm “Truyện cổ tích” (hay truyện đời xưa) thường được dùng theo nghĩa rộng để chỉ chung toàn bộ truyện kể dân gian. Từ hơn nửa thế kỷ nay trên cơ sở tiếp thu lí luận và kinh nghiệm nghiên cứu truyện dân gian nước ngoài kết hợp với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu truyện dân gian trong nước, các nhà nghiên cứu đã phân chia kho tàng truyện cổ dân gian nước ta thành năm loại chính (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn). Nhờ vậy mà phạm vi các hiện tượng được gọi là “cổ tích” đã được giảm bớt, khái niệm truyện cổ tích đã được thu hẹp hơn. Tuy nhiên so với bốn loại truyện kia đây vẫn là bộ phận lớn nhất, phức tạp nhất, khái niệm cổ tích vẫn còn rất rộng và rất khó xác định. Truyện cổ tích sinh ra từ cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, phát triển tồn tại và diễn biến qua các thời kỳ khác nhau của xã hội có giai cấp cho mãi đến gần đây. Do đó truyện cổ tích có quan hệ mật thiết với tất cả các loại truyện dân gian khác. Hiện tượng cổ tích hóa thần thoại, cổ tích hóa truyền thuyết, cổ tích hóa truyện cười, cổ tích hóa truyện ngụ ngôn và ngược lại hết sức phổ biến. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều truyện dân gian Việt rất khó xếp loại khi thì coi là truyện cổ tích khi thì coi là truyền thuyết… Không nhìn rõ thực tế khó khăn, phức tạp đó sẽ đi đến chỗ đơn giản hóa khái niệm truyện cổ tích và kết quả là sẽ không hiểu đúng về truyện cổ tích. Việc xác định khái niệm truyện cổ tích một cách đầy đủ, chính xác và thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu đang còn là công việc của tương lai. Tuy nhiên hiện nay giữa các nhà nghiên cứu nước ta và các nhà nghiên cứu truyện dân gian 7
  14. nhiều nước khác cũng đã tương đối thống nhất về những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích. Khái niệm “Truyện cổ tích” có một nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả phương pháp sáng tác. Khác nhau về đề tài như các loại truyện về loài vật, truyện về các nhân vật dũng sĩ hoặc các nhân vật có khả năng phi thường về trí tuệ, về sức khỏe, truyện về số phận các nhân vật có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội... Khác nhau về phương pháp sáng tác như các loại truyện thần kỳ, truyện hiện thực. Trong sách “Văn học dân gian Việt Nam” nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên sau khi nghiên cứu nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm cổ tích đã chọn lại thành ba ý sau: 1. “Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân vì các hiện tượng tự nhiên và xã hội có ý nghĩa ma thuật… Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng và có mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp” [8; tr.18]. 2. “Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận hiện tượng thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan niệm đạo đức, những quan điểm về công lý xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn”. 3. “Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở mộ t bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng thần kỳ tạo nên một đặc trưng mổi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ” [8, tr.19]. Ba ý cơ bản của Chu Xuân Diên đã tóm lược được mấy điểm tinh yếu của thể loại cổ tích. Đó là cơ sở để tiến dần đến một định nghĩa chặt chẽ, đúng đắn về truyện cổ tích. Và đó là một vấn đề sẽ được trả lời ở tương lai ở các nhà nghiên cứu để có một định nghĩa khoa học, chính xác, đầy đủ. Trong “Văn học dân gian” Hoàng Tiến Tựu cũng nhận định: “Nói một cách tổng quát thì cổ tích là truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển tồn tại qua nhiều thời kỳ xã hội khác nhau gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng về những vấn đề cơ bản những số phận, quan hệ và những xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ 8
  15. yếu là xã hội phong kiến). Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cầu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân”[ 12; Tr.63]. Nói một cách tổng quát thì cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, tồn tại, phát triển qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân. Nói tóm lại để có được định nghĩa khoa học, chính xác và đầy đủ cần phải chờ đợi ở các nhà nghiên cứu trong thời gian tới. Còn nếu như chúng ta nhìn nhận ở mức độ nhỏ hẹp, tương đối hơn hay nói cách khác dễ hiểu thì truyện cổ tích là những câu truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu truyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người con riêng, người em út, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những con vật có hành động nói năng giống con người 1.1.2.PHÂN LOẠI Vấn đề phân loại truyện cổ tích Phân loại truyện cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại của khoa học về truyện cổ tích thế giới. Các nhà nghiên cứu truyện cổ tích thế giới N.P Andrêep và V.I Pop có phần thống nhất với quan điểm chia cổ tích làm ba loại cơ bản: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt. Các ông như N.I Káp Xôp , X.G Laduchin cho rằng những chuyện kể về các địa danh vì mang dấu hiệu của truyện cho nên cần chuyển bộ phận này sang truyền thuyết địa danh và tách bộ phận này ra khỏi bộ phận loài vật. Ở Việt Nam vấn đề phân loại truyện cổ tích cũng khá phức tạp bởi vấn đề này cũng chưa có nhiều người đi sâu, nghiên cứu, kết quả đạt được còn rất ít. Phương pháp phân loại, tiêu chí và kết quả đạt được còn rất ít, phương pháp phân loại, tiêu chí và thuật ngữ chỉ loại điều chưa được xây dựng có hệ thống. Đến nay 9
  16. tuy đã có một số phân loại truyện cổ tích Việt được nêu lên nhưng chưa có bảng phân loại nào được thuyết giải đầy đủ trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng và nhất quán. Có người thì dựa vào nội dung, có người thì dựa vào hình thức, có người dựa vào phương pháp phản ánh… Mỗi người một ý kiến một quan điểm khác nhau. Có thể kể ra một vài cách phân loại tiêu biểu sau: Theo Nguyễn Đổng Chi ông chia cổ tích làm ba loại: + Cổ tích thần kỳ + Cổ tích lịch sử + Cổ tích thế sự Nguyễn Đổng Chi là người đã có công sưu tầm, biên soạn lại những câu chuyện cổ tích khá công phu, kỹ càng nhưng cách phân loại truyện cổ tích của ông là không chính xác bởi khi ông chia thành ba loại truyện cổ tích thì bản thân ba loại truyện cổ tích này đã có mâu thuẫn với nhau. Cổ tích lịch sử và cổ tích thế sự đều có yếu tố thần kỳ. Chính Nguyễn Đổng Chi cũng đã thấy mâu thuẫn đó. Hơn nữa không có truyện cổ tích thần kỳ nào lại không phản ánh lịch sử hoặc phản ánh thế sự. Theo tài liệu “Văn học dân gian” do Đinh Gia Khánh chủ biên ( 1998) ông viết “xét đến cùng truyện cổ tích chỉ nên chia làm hai loại chính: truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự”[ 5; tr.298] . Cách phân chia này hoàn toàn không phù hợp, chính xác bởi về thể loại truyện cổ tích lịch sử khá gần gũi với truyền thuyết và gần đây các nhà nghiên cứu đã xem cổ tích lịch sử là truyền thuyết. Theo Nghiêm Toản, Thanh Lãng thì truyện cổ tích phân thành rất nhiều loại: truyện mê tín, truyện hoang đường, truyện ma quỷ, truyện thần tiên, truyện luân lí… Cách phân loại này không hợp lý và sẽ đưa đến chỗ bị động. Bởi truyện cổ tích có rất nhiều chủ đề nếu tìm được một chủ đề cho một truyện cổ tích thì khi gặp một truyện khác có chủ đề đã biết thì phải suy nghĩ, đặt tên thêm một loại nữa. Vấn đề phân loại truyện cổ tích cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong bài viết này, chúng tôi thống nhất theo cách phân chia của Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”. (NXB Giáo dục, năm 2001). Theo cách chia này, truyện cổ tích gồm 3 bộ phận chính: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích loài vật. 10
  17. Truyện cổ tích thần kì: là loại truyện chứa đựng hai thế giới: một thế giới tương ứng với hiện thực và một thế giới không mang tính hiện thực. Yếu tố thần kì trong truyện này đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cốt truyện. Mọi xung đột và mâu thuẫn được giải quyết trong địa hạt thần kì. Với các nhân vật, yếu tố thần kì hoặc đóng vai trò người phụ trợ hoặc đóng vai trò kẻ phá hoại, kẻ cản trở… không một truyện cổ tích thần kì nào không có bóng dáng yếu tố thần kì, yếu tố có liên quan trực tiếp đến nhiều phương diện về nội dung và thi pháp của loại truyện này. Truyện cổ tích thế sự : là loại truyện phát triển khi xã hội có giai cấp bộc lộ nhiều mặt tiêu cực của nó và xung đột giai cấp, xung đột giàu – nghèo phát triển cao… Truyện mang nội dung của những chuyện gần gũi với đời sống hàng ngày, có việc hay, việc dở, kẻ tốt, người xấu… Trong nhiều truyện hầu như không có yếu tố thần kì (ví dụ: truyện người chị dâu tốt bụng; Thằng khờ đi mua vịt; Làm theo lời vợ dặn…). Một số truyện có yếu tố thần kì, song yếu tố này không có vai trò quan trọng như trong loại cổ tích thần kì. Truyện cổ tích loài vật: là những truyện hướng về sinh hoạt của xã hội loài vật và lấy loài vật làm nhân vật chính, nhất là những con vật gần gũi và có nhiều ảnh hưởng, tác dụng đối với đời sống con người (như: con Trâu, con Bồ Câu, con Sáo, con Thỏ, con Cáo, con Cọp, con Khỉ…). Ở đây, sự nhân cách hóa con vật vừa bắt nguồn từ quan niệm cổ xưa trong thần thoại vừa là một biện pháp nghệ thuật để phản ánh, nhận thức đối tượng. Vì thế ở đây vừa có nội dung sinh vật học, vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau và hai mặt nội dung đó hòa quyện với nhau rất chặt, nhiều khi rất khó tách bạch. Phân loại truyện cổ tích Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu trên ta thấy có sự thiếu thống nhất giữa các tác giả trong vấn đề phân loại. Tuy là các ý kiến có sự khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đó có quan hệ mật thiết với nhau và đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: một là sự phức tạp của đối tượng (nghĩa là bản thân của truyện cổ tích) và hai là sự thiếu thống nhất về quan niệm và phương pháp của các nhà nghiên cứu. Muốn giải quyết tương đối đúng đắn việc phân loại truyện cổ tích cần phải có điều kiện khác nhau trong đó việc xác lập tiêu chí phân loại, việc sưu tầm điều tra và nghiên cứu sơ bộ vốn tư liệu về truyện cổ tích Việt có thể coi là điều 11
  18. kiện tiên quyết. Vấn đề xác lập tiêu chí phân loại truyện cổ tích phải dựa trên cơ sở nhất định. Một trong những cơ sở đó là đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích gồm có: + Cách đặt tên truyện + Cốt truyện và lời kể truyện + Phương pháp xây dựng nhân vật của truyện cổ tích + Thời gian và không gian trong truyện cổ tích Cách đặt tên truyện: Có năm cách đặt tên cho truyện cổ tích của người Việt như là lấy tên nhân vật chính (nhân vật trung tâm) làm tên truyện như truyện Sọ Dừa,… Lấy sự việc chủ yếu trong truyện để đặt tên cho tác phẩm như truyện Lấy vợ Cóc,… Nhưng dù đặt tên theo cách nào thì truyện cổ tích cũng phải đáp ứng và thể hiện được hai yêu cầu cơ bản : một là không trùng lặp và hai là phải phản ánh được chủ đề của truyện ở mức tối đa. Cốt truyện và lời kể truyện : Phần cốt truyện bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Tên truyện ; Tên, việc làm (hành động) của tất cả các nhân vật ; Kết cục của truyện. Phần lời kể của truyện cổ tích chia làm hai phần khác nhau lời thuật truyện của người kể truyện và lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật trong truyện. Phương pháp xây dựng nhân vật của truyện cổ tích: Gồm các phương pháp. + Các nhân vật thần kì, siêu nhiên. + Các nhân vật là người. + Những nhân vật là loài vật. Trong mỗi phương pháp xây dựng nhân vật này có thể chia làm nhiều phương pháp nhỏ khác nữa. Tùy theo từng dạng truyện mà có các phương pháp xây dựng nhân vật khác nhau. Thời gian và không gian trong truyện cổ tích : Ở mỗi loại của truyện cổ tích thì có thời gian và không gian đặc trưng riêng, có thể xác định hoặc không xác định. Phạm vi dài ngắn, rộng hẹp của thời gian và không gian trong truyện cổ tích thường tương ứng với tỉ lệ thuận với nhau. Nhìn chung mọi đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích loài vật đều bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện sinh thành, phát triển của thể loại này. Nói tóm lại đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích là một trong những cơ sở để các nhà nghiên cứu ăn cứ vào đó mà phân loại truyện cổ tích. Bên cạnh đặc điểm thi 12
  19. pháp chúng ta còn có thể căn cứ vào hệ đề tài, chức năng, phương thức diễn xướng… Với tất cả những tiêu chí cơ sở vừa nêu trên hy vọng trong tương lai các nhà nghiên cứu sẽ có cách phân chia truyện cổ tích một cách hợp lý hơn. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể có một sự phân loại sơ bộ ở mức độ tương đối. Các nhà nghiên cứu như Lê Chí Quế, Hoàng Tiến Tựu chia cổ tích làm ba loại : Cồ tích thần kỳ, sinh hoạt và cổ tích loài vật. Cách phân loại này ở mức độ tươ ng đối và hiện nay đa số các nhà nghiên cứu cũng đồng tình với cách phân loại cổ tích của ông. Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau trong đó nổi lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác. Phân biệt cổ tích loài vật với cổ tích về người chủ yếu dựa vào đề tài (hay đối tượng phản ánh). Tách bộ phận truyện cổ tích về người thành hai loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt xã hội hay cổ tích thế tục thì chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần kỳ mà thực chất là dựa vào phương pháp sáng tác. Cần thấy rõ thêm rằng ba loại truyện cổ tích nói trên là kết quả của hai cấp phân loại khác nhau. Cấp thứ nhất (Chủ yếu dựa vào đề tài) chia toàn bộ truyện cổ tích thành hai loại lớn : cổ tích về người và cổ tích loài vật. Cấp thứ hai (chủ yếu dựa vào phương pháp sáng tác) chia truyện cổ tích thành hai loại : cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. Nói tóm lại truyện cổ tích chia ra làm ba loại : Truyện cổ tích thần kỳ (nhân vật chính là người và sự việc kể lại có tính chất thần kỳ). Truyện cổ tích thế sự (nhân vật chính là người và sự việc kể lại có tính chất thế tục). Truyện cổ tích về loài vật (nhân vật chính là loài vật) 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ TÍCH LOÀI VẬT: 1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích loài vật: Ở nước ta hiện nay sáng tác dân gian về các loài vật bằng văn vần như Ca dao. Đồng dao, Câu đố, truyện ngụ ngôn bằng văn vần… Phát triển tương đối mạnh mẽ và được nhiều người quan tâm, sưu tầm, tìm hiểu. Vì vậy khái niệm truyện cổ tích loài vật cho đến nay vẫn chưa xác định thật rõ rệt và sự lẫn lộn giữa ba loại truyện (cổ tích loài vật, thần thoại suy nguyên về loài vật, truyện ngụ ngôn) là điều không tránh khỏi. 13
  20. Truyện cổ tích loài vật: là những truyện hướng về sinh hoạt của xã hội loài vật và lấy loài vật làm nhân vật chính, nhất là những con vật gần gũi và có nhiều ảnh hưởng, tác dụng đối với đời sống con người (như: con trâu, con bồ câu, con sáo, con thỏ, con cáo, con cọp, con khỉ…). Ở đây, sự nhân cách hóa con vật vừa bắt nguồn từ quan niệm cổ xưa trong thần thoại vừa là một biện pháp nghệ thuật để phản ánh, nhận thức đối tượng. Vì thế ở đây vừa có nội dung sinh vật học, vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau và hai mặt nội dung đó hòa quyện với nhau rất chặt, nhiều khi rất khó tách bạch. Lấy đề tài trong sinh hoạt của loài vật những loài vật này gần gũi và có quan hệ nhiều với đời sống nhân dân. Trong truyện cổ tích loài vật người ta nhận ra ba lớp truyện chính: Lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ gắn với tín ngưỡng tôtem giáo của xã hội nguyên thủy. Những chuyện này ở các nước Châu Âu còn bảo lưu. Ở Việt Nam chúng ta chưa tìm thấy nguyên dạng của nó. Chúng ta chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng của nó qua những mẫu chuyện về chim Ân, chim Ưá của người Mường hoặc truyện Cá gáy hóa rồng, Cá chép hóa rồng của người Việt. Lớp truyện tương đối phổ biến mà chúng ta còn ghi chép được là những truyện phản ánh đặc điểm của loài vật qua đó con người từ thế hệ này sang thế hệ khác truyền lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên để nhằm chinh phục nó, sử dụng nó phục vụ cho cuộc sống của con người. Đó là truyện giải thích tại sao mai rùa có những vết hằn như rạn nứt, tại sao trâu chỉ có một hàm răng… Nhóm truyện này hiện nay còn được sưu tầm trong các bộ truyện cổ dân gian của các dân tộc thiểu số nhiều hơn là truyện cổ người Việt và cách giải thích nguyên nhân tại sao trong truyện cổ tích của các dân tộc ít người cũng chất phác, hồn nhiên hơn. Ví dụ như người Vân Kiều giải thích nguyên nhân gà, vịt hiện nay không ở chung một chuồng, không ăn chung một bãi là vì họ nhà vịt hiểu nhằm khi thấy gà trống cưỡi lên lưng con vịt mái để sang nhà dự tiệc. Tuy vậy họ nhà gà không biết chuyện đó nên vẫn giữ tình nghĩa thân thiết như xưa bằng cách thỉnh thoảng vẫn ấp trứng cho vịt và nuôi vịt con như chính con mình vậy. Hay cách giải thích của người Dao về việc chuột ăn lúa và người phải nuôi chó , nguyên nhân là do người sai chó lấy lúa ở bên kia suối, chó lội qua suối lấy về vô tình làm rớt hạt lúa vào kẽ đá chó phải nhờ chuột lấy giúp, chuột đồng ý giúp đỡ nhưng với điều kiện vào mỗi vụ mùa khi lúa chín phải để cho chuột ăn trước. Vì thế sau này cứ vào mỗi khi lúa 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2