intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

40
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Busa. Qua phân tích này có thể xác định được thế mạnh và điểm yếu, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Busa so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bắc Ninh để làm cơ sở định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Busa. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa một cách phù hợp và đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: Ths. Phạm Thị Dự Họ và tên: Nguyễn Thị Hảo Bộ môn: Quản lý kinh tế Lớp: K54F4 Hà Nội, 2021
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: Ths. Phạm Thị Dự Họ và tên: Nguyễn Thị Hảo Bộ môn: Quản lý kinh tế Lớp: K54F4 Hà Nội, 2021
  3. TÓM LƯỢC Khóa luận tốt nghiệp trình bày 3 nội dung chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp, trong đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra được sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh, xác định những thành tựu, khó khăn hạn chế và nguyên nhân trong quá trình kinh doanh của công ty. Thứ ba, khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh, đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như công ty tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, doanh nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Dự đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kinh doanh Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù em đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét đóng góp của Quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hảo ii
  5. MỤC LỤC TÓM LƯỢC ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài .................................................................. 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 2 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ............................................................................. 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ..... 6 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .............................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................... 7 1.2. Một số lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ..................................... 8 1.2.1. Một số lý thuyết về cạnh tranh ................................................................ 8 1.2.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh ............................................... 11 1.3. Nội dung và nguyên lý nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... 14 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............. 14 1.3.2. Chính sách và công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................................................................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH ..... 22 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ........................ 22 2.1.1. Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ....................................................... 22 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ....................................................... 23 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh .......................................................................... 28 iii
  6. 2.2.1. Thị phần ................................................................................................. 28 2.2.2. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 30 2.2.3. Trình độ công nghệ sản xuất ................................................................. 31 2.2.4. Chủng loại và chất lượng sản phẩm ..................................................... 32 2.2.5. Giá thành sản phẩm .............................................................................. 33 2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ........................ 34 2.3.1. Những thành công ................................................................................. 34 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 35 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH............................................................................ 38 3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh .................................................. 38 3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ....................................................... 38 3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ....................................................... 38 3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh .................................................. 39 3.2.1. Giải pháp về nâng cao nguồn lực tài chính .......................................... 39 3.2.2. Giải pháp về nâng cao thị phần ............................................................ 40 3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................. 40 3.2.4. Giải pháp về công nghệ ......................................................................... 41 3.2.5. Giải pháp về đa dạng hóa chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm ...............................................................................................................42 3.2.6. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm ..................................................... 43 3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh ............................................................ 43 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước......................................................................... 43 3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 44 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 46 iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Cơ cấu nguồn lực tài chính .......................................................................... 27 Bảng 2. 2: Cơ cấu lao động ........................................................................................... 30 Bảng 2. 3: Cơ cấu trình độ lao động ............................................................................. 31 Bảng 2. 4: Giá sản phẩm suất ăn của công ty so với đối thủ cạnh tranh....................... 34 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu thị trường đầu vào ....................................................................... 24 Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ ........................................................................ 25 Biểu đồ 2. 3: Thị phần suất ăn công nghiệp của các công ty trên thị trường Bắc Ninh 29 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. ATTP An toàn thực phẩm 2. DN Doanh nghiệp 3. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4. KCN Khu công nghiệp 5. KH Khách hàng 6. LĐ Lao động 7. NNL Nguồn nhân lực 8. NSLĐ Năng suất lao động 9. ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 10. SACN Suất ăn công nghiệp 11. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 12. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13. TP Thực phẩm 14. UBND Ủy ban nhân dân vi
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững. Năm 1998, sau khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành lập khu công nghiệp (KCN), Bắc Ninh đã triển khai xây dựng khu công nghiệp đầu tiên. Từ một tỉnh nông nghiệp nghèo, chỉ sau hơn 20 năm, đến nay, Bắc Ninh đã thực sự bứt phá ngoạn mục trở thành 1 trong 3 tỉnh thành phía Bắc có số lượng khu công nghiệp lớn nhất. Tính đến năm 2020, đã có 15 khu công nghiệp tại Bắc Ninh đi vào hoạt động với hơn 300.000 người lao động. Việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người lao động, trọng tâm là nhu cầu ăn uống cũng dần trở thành vấn đề cấp bách được các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào KCN. Nhận thấy điều đó, hàng loạt công ty cung cấp suất ăn công nghiệp và thực phẩm đã ra đời trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Suất ăn công nghiệp được hiểu đơn giản là bữa cơm giữa ca làm việc của công nhân, nhân viên các nhà máy, xí nghiệp. Suất ăn công nghiệp thường được sản xuất với số lượng lớn, hoàn thành trong thời gian ngắn để phục vụ nhiều người cùng một lúc và thường có giá thành rẻ, phù hợp với đại đa số nhu cầu của người lao động thông thường. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp luôn phải tuân theo quy trình sản xuất một chiều. Tức là từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến và thành phẩm không được lặp lại dù ở bất kì khâu nào nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vì sản xuất với số lượng lớn, nên các cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp phải làm sao để suất ăn vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa an toàn vệ sinh thực phẩm, giá hợp lý mà vẫn mang về lợi nhuận. Chính vì vậy, quá trình sản xuất từ nhập nguyên liệu đầu vào, chế biến đến khi thành phẩm đều phải được quản lý chặt chẽ. Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa là đơn vị chuyên cung cấp cung cấp thực phẩm và suất ăn công nghiệp (SACN) cho người lao động với những bữa ăn có 1
  10. đủ chất và lượng, hợp vệ sinh, giá cả hợp lý. Song, thời gian qua, việc cung cấp thực phẩm và SACN của công ty đang dần trở nên khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh rơi vào tình trạng hàng hóa tồn đọng, nợ lương công nhân, cắt giảm lao động… dẫn đến một số không còn ký hợp đồng với của công ty, có doanh nghiệp chây ỳ chậm trả nợ, có doanh nghiệp phá sản… Thêm nữa, thị trường Bắc Ninh đã tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp SACN, là các công ty lớn cùng có thời gian hoạt động trên 10 năm có chi nhánh trên toàn quốc, thậm chí có chi nhánh tại nhiều quốc gia. Trong khi Busa chỉ là một công ty nhỏ, thời gian hoạt động chỉ có 5 năm, cộng thêm tác động tiêu cực của đại dịch Covid, Busa dễ dàng bị các ông lớn đè bẹp buộc phải rút lui khỏi thị trường tiềm năng này. Các yếu tố trên cộng với nhu cầu thay đổi để tồn tại đòi hỏi công ty phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh để có thể giữ vững thị trường, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động trong giai đoạn trước mắt, từ đó giúp công ty vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững. Xuất phát từ các lý do trên em chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan [1] Hoàng thị Thu Huyền (2009) “ Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình xăng dầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex”, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học Thương Mại. Luận văn là hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn đi sâu vào phân tích khả năng cạnh tranh về dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình xăng dầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex qua các công cụ cạnh tranh như giá cả của dịch vụ, chất lượng dịch vụ,... để đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu mà công ty cần sớm khắc phục. Từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường như tăng cường nguồn lực tài chính, xây dựng hiệu quả các chiến lược kinh doanh và xúc tiến bán hàng, quảng cáo, hạ thấp giá thành sản phẩm. [2] Ong Gia Linh (2020), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thương mại Bia Hà Nội Habeco Trading”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả Ong Gia Linh đã đưa ra hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh và phân tích được các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh đến Công ty. Từ đó tác giả cũng đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Habeco Trading. 2
  11. [3] Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nghiên cứu kinh tế 2005, số 8, tr.3-14. Tác giả thông qua việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra đã chỉ ra có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kẻ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. [4] Nguyễn Công Việt (2015), “Năng lực cạnh tranh truyền hình cáp kĩ thuật số của Tổng Công ty Truyền hình cap Việt Nam (VTVcap)”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận văn đã đưa ra được những lý luận chung về năng lực cạnh tranh cũng như các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Áp dụng tại công ty Truyền hình cáp Việt Nam, tác giả đã đưa ra thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Truyền hình cáp Việt Nam. [5] Đinh Hải Yến (2019), “Năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tác giả đã đưa ra nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh, bao gồm: các khái niệm, nội dung, các tiêu chí, yếu tố, công cụ cạnh tranh của Công ty… Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt. Từ cơ sở lí luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách quan về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty, đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phân tích và giải quyết những vấn đề riêng lẻ trong năng lực cạnh tranh. Chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào xây dựng phương pháp luận giúp đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Busa. Do đó, đề tài này đảm bảo tính khác biệt, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh b. Mục tiêu nghiên cứu 3
  12. Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh” nhằm tới các mục tiêu cơ bản sau: - Mục tiêu lý luận: hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những lý luận này nhằm mục đích đưa ra những nhận định chung nhất, toàn diện nhất, những quan điểm và lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. - Mục tiêu thực tiễn: + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Busa. Qua phân tích này có thể xác định được thế mạnh và điểm yếu, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Busa so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bắc Ninh để làm cơ sở định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Busa. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa một cách phù hợp và đạt hiệu quả. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trong đề tài: - Phạm vi nội dung: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong phạm vi luận văn này em chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố nguồn lực chính cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: lao động và năng suất lao động, trình độ công nghệ sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới trên thị trường Bắc Ninh. - Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường tỉnh Bắc Ninh kết hợp nghiên cứu đối sánh một số đối thủ cạnh tranh chính thị trường Bắc Ninh của công ty như: Công ty TNHH Foseca, Công ty TNHH Quân Hà. - Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu, kết quả liên quan tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trong 3 năm 2018 - 2020, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc thu thập và tham khảo số liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc qua các Website, các đề tài nghiên cứu trong nước và trên thế giới có nội dung liên quan, sách báo và tài liệu của trường Đại học Thương mại. Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận còn được thu thập được từ quá trình thực tập tại công ty. Cụ thể: 4
  13. Nguồn dữ liệu bên trong công ty: là các báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh tranh trong những năm gần đây từ các bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty. Kết quả của việc thu thập được thống kê hầu hết ở chương 2 của đề tài, đặc biệt ở các bảng số liệu được thống kê trong khóa luận. Thông qua các phương tiện truyền thông như: internet, báo, tạp chí..để thu thập các thông tin cần thiết khác để viết phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. b. Phương pháp phân tích dữ liệu Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, có giá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu. Đó là các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu kết hợp với những phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Tổng hợp các dữ liệu đã có từ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa, được sử dụng ở chương 1. Phân tích các số liệu doanh thu, lợi nhuận, thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh từ đó rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.. - Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem ra đối chiếu để thấy được sự chênh lệch giữa các năm, sự tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,.. Từ đó đánh giá được thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của công ty trong năng lực cạnh tranh và tìm ra hướng giải pháp cho vấn đề, được sử dụng trong chương 2. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh Chương 3: Các đề xuất giải pháp và kiến nghị với năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh 5
  14. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh “Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản. Điểm lại các lý thuyết cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển và trường phái hiện đại. Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như Adam Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc học phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển. Như vậy, cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau: i) Theo một định nghĩa được A. Lobe đưa ra từ gần một thế kỷ nay có thể hiểu cạnh tranh là sự cố gắng của hai hay nhiều người thông qua những hành vi và khả năng nhất định để cùng đạt được một mục đích . ii) Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế. iii) Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K. Marx cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhucanh tranhận siêu ngạch” iv) Kinh tế học của P. Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp” v) Từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”, tức là nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của người khác. vi) Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. 6
  15. vii) Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế, về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”. Ở Việt Nam, khi đề cập đến “cạnh tranh” người ta thường là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dẫn đến yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Mặc dù có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung về cạnh tranh như sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một (hoặc một nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Cạnh tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay một thị trường, một khách hàng...) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán… 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh đều được sử dụng là “competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có thể dùng thay thế cho nhau. Một định nghĩa chính xác cho khái niệm này đến nay là vấn đề gây nhiều tranh luận. Theo M. Porter, hiện chưa có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Dưới đây là một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh: 7
  16. i) Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được. ii) Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh do quan niệm khác nhau: i) Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất. ii) Theo Krugman thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh người ta thường xem xét, phân biệt năng lực cạnh tranh theo 4 cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 1.2. Một số lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.2.1. Một số lý thuyết về cạnh tranh a) Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất lượng kém. Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để giảm chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ đồng thời tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để tồn tại và phát triển trên thị trường. Do vậy, cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời thay đổi mối tương quan về thế và lực để tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh. Vì thế, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có vai trò tích cực: Thứ nhất, đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật, phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó nâng cao trình độ của công nhân và các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp. Mặt khác, cạnh tranh sàng lọc khách quan đội ngũ những người thực sự không có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. 8
  17. Thứ hai, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản phẩm, qua đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã vì thế người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình. Thứ ba, đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. Mặt khác, cạnh tranh cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sử dụng lao động có hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Thứ tư, đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới. Bên cạnh các mặt tích cực của cạnh tranh, luôn tồn tại các mặt còn hạn chế, những khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua. Trên lý thuyết, cạnh tranh sẽ mang đến sự phát triển theo xu thế lành mạnh của nền kinh tế thị trường. Song, trong một cuộc cạnh tranh bao giờ cũng có “kẻ thắng, người thua”, không phải bao giờ “kẻ thua” cũng có thể đứng dậy được vì hiệu quả đồng vốn khi về không đúng đích sẽ khó có thể khôi phục lại được. Đó là một quy luật tất yếu và sắt đá của thị trường mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng biết, song lại không biết lúc nào và ở đâu mình sẽ mất hoàn toàn đồng vốn ấy. Mặt trái của cạnh tranh còn thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị phá sản, gây nên tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế. Mặt khác, sự phá sản của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến hàng loạt người lao động bị thất nghiệp, gây ra gánh nặng lớn cho xã hội, buộc Nhà nước phải tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm… Bên cạnh đó, nó còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác. Thứ hai, cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi động, nhưng ngược lại cũng dễ dàng gây nên một tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền kinh tế - xã hội. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng để đạt được mục đích một số nhà kinh doanh có thể bất chấp mọi thủ đoạn “phi kinh tế”, “phi đạo đức kinh doanh”, bất chấp pháp luật và đạo 9
  18. đức xã hội để đánh bại đối phương bằng mọi giá, gây hậu quả lớn về mặt kinh tế - xã hội. b) Phân loại cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trên thị trường. Để phân loại cạnh tranh có thể dựa trên một số tiêu thức sau: - Căn cứ vào số lượng người tham gia thị trường + Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh theo “luật mua rẻ bán đắt”. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, còn người mua lại muốn mua sản phẩm, dịch vụ với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau quá trình “mặc cả” với nhau. + Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. + Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những người mua nhằm mua được những hàng hóa mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hóa mà họ cần. Vì số người mua đông nên người bán tiếp tục tăng giá sản phẩm, dịch vụ và người mua tiếp tục chấp nhận giá đó cho đến khi đạt điểm cân bằng về giá. - Căn cứ vào phạm vi kinh tế + Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa trong cùng một ngành nhằm tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) nhằm làm cho giá trị hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao hơn. - Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp + Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp điều chỉnh mức giá và lượng hàng hóa bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi nhuận cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Qui luật cạnh tranh dọc chỉ ra rằng sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng, tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một mức giá thống nhất trên 10
  19. thị trường buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hóa sản xuất để giảm chi phí mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. + Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí bình quân thấp nhất ngang nhau. So giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và có thể là không có lợi nhuận hoặc tất cả các doanh nghiệp bị đóng cửa do nhu cầu mua quá thấp. Trong tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do cạnh tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai xu hướng: hoặc là chất dứt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền; hoặc là các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức lợi nhuận cao. - Căn cứ vào phạm vi địa lý có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế, trong đó cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trường nội địa đó là cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu. Trong hình thức cạnh tranh này, các yếu tố như chất lượng sản phẩm tốt, giá bán thấp, thời gian đưa hàng hóa ra thị trường đúng thời điểm và điều kiện dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa là mối quan tâm hàng đầu. - Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh + Cạnh tranh cấp quốc gia: thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó. + Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: là các doanh nghiệp căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh để tồn tại, giữ vững ổn định trong sản xuất kinh doanh. + Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, dịch vụ: đó là việc các doanh nghiệp đưa ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để thu hút các khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình. 1.2.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh a) Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
  20. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp phải nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh của chính mình bằng việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động tài chính, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm... tạo điều kiện hạ giá thành và giá bán ra của sản phẩm hàng hoá. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ. Điều này sẽ giúp quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ nhằm những mục đích cụ thể như sau: - Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại: Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. bất kỳ một doanh nghiệp nào dù muốn hay không đều phải đối mặt với việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế hiện đại. khi mà hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi ngày và cũng chừng đó doanh nghiệp đến bờ phá sản. khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. khốc liệt thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng trở thành nhu cầu bắt buộc. nó đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ý thức được và trang bị cho mình những năng lực cạnh tranh bền vững nếu không muốn tụt hậu hoặc phá sản. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo hướng đa dạng và cao hơn với giá thành rẻ hơn. mặt khác luôn có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đó. vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm được lòng tin của khách hàng. duy trì và phát triển thị phần với một chi phí hợp lý. - Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển: Cạnh tranh là điều kiện và là động lực của phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh. đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. chiếm lĩnh thị phần giúp doanh nghiệp trở nên năng động. sáng tạo. thích nghi với những biến động phức tạp của thị trường. tận dụng được tối đa các nguồn lực để phát triển. loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh. - Nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu: Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định ví dụ như mục tiêu mở rộng. bao phủ thị trường. xâm nhập thị trường... Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp sẽ đặt mục tiêu nào nên hàng đầu. Cạnh tranh là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể tự đánh giá được khả năng sản xuất kinh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2