intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định được thực trạng phân bố và một số đặc điểm lâm học của cây Nghiến tại khu vực nghiên cứu. Xác định được ảnh hưởng của diện tích tán cây mẹ đến mật độ tái sinh, mật độ cây tái sinh có triển vọng cây Đinh mật tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp xúc tiến tái sinh cây đinh mật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÁI KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brillettii Dop) TẠI XÃ YÊN LẠC, YÊN TRẠCH HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÁI KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brillettii Dop) TẠI XÃ YÊN LẠC, YÊN TRẠCH HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K47 – STBTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Văn Thông Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết quả tực tế của tôi, những phần sử dụng tài kiệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ khóa luận trước hội đồng TS Vũ Văn Thông Nguyễn Thái Kiên XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN DIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm đánh giá (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của một sinh viên ở giảng đường Đại học. Để trở thành một cử nhân hay một kỹ sư đóng góp những gì mình đã học được cho sự phát triển đất nước. Đồng thời là cơ hội để sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Vũ Văn Thông đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thái Kiên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá phân tích mẫu đất......................................... 21 Bảng 4.1: Phân bố cây Đinh mật theo các trạng thái rừng ............................. 24 Bảng 4.2: Bảng phân bố của loài Đinh mật theo độ cao ................................. 25 Bảng 4.3: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Đinh mật .... 26 Bảng 4.4: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Đinh mật ................ 27 Bảng 4.5: Kết quả đo đếm chiều dài và đường kính quả Đinh mật ................ 28 Bảng 4.6: Kết quả đo đếm trọng lượng hạt trung bình của quả Đinh mật ...... 30 Bảng 4.7: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ ...................................... 31 Bảng 4.8: Tổng hợp độ tàn che nơi có Đinh mật phân bố .............................. 32 Bảng 4.9: Nguồn gốc tái sinh của loài Đinh mật ............................................... 33 Bảng 4.10: Chất lượng tái sinh quanh gốc mẹ của loài Đinh mật .................. 34 Bảng 4.11: Chất lượng tái sinh loài Đinh mật trong các OTC........................ 35 Bảng 4.12 (1): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật ở OTC .............................. 37 Bảng 4.12 (2): Mật độ tái sinh của loài Đinh mật quanh gốc cây mẹ............. 37 Bảng 4.13: Bảng cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật ........................... 38 Bảng 4.14: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Đinh mật phâ bố ....................................................................................................... 39 Bảng 4.15: Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố .......................................................................... 40 Bảng 4.16: Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Đinh thối phân bố ................... 42 Bảng 4.17: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Đinh thối phân bố ............ 43
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Thân cây Đinh mật .......................................................................... 26 Hình 4.2: Lá kép cây Đinh mật ....................................................................... 27 Hình 4.3: Lá chét cây Đinh mật ...................................................................... 27 Hình 4.4: Hoa của cây Đinh mật ..................................................................... 28 Hình 4.5: Quả của cây Đinh mật ..................................................................... 29 Hình 4.6: Hạt của cây Đinh mật ...................................................................... 29
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học N Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn LCCTTT Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành ĐMTS Đinh mật tái sinh OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản D1.3 Đường kính đo tại vị trí 1,3m HVN Chiều cao vút ngọn HDC Chiều cao dưới cành Dt Đường kính tán T Tốt X Xấu TB Trung bình
  8. vi MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 3 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ......... 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 3 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 10 2.2.3. Đánh giá tổng quan về cây Đinh mật .................................................... 11 2. 3 Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 13 2.3.2. Điều kiện địa hình: ................................................................................ 13 2.3.3. Điều kiện khí hậu thời tiết:.................................................................... 14 2.3.4. Về đất đai thổ nhưỡng: .......................................................................... 14 2.3.5. Về du lịch: ............................................................................................. 14 2.3.6. Kết cấu hạ tầng: ..................................................................................... 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................... 16 3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 16 3.2.3. Đặc điểm phân bố của loài Đinh mật. ................................................... 16 3.2.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài Đinh mật .................................. 16
  9. vii 3.2.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Đinh mật........................................ 16 3.2.4. Đề xuất một số biên pháp bảo tồn và phát triển cây Đinh mật ............. 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 17 Nghèo .............................................................................................................. 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QỦA ........................................ 24 4.1. Đặc điểm phân bố của loài ....................................................................... 24 4.1.1. Kết quả đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng ........................... .24 4.1.2. Đặc điểm phân bố Đinh mật theo độ cao trên khu vực nghiên cứu...... 25 4.2. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả và hạt .................................. 25 4.2.1. Hình thái Gốc thân, cành....................................................................... 25 4.2.2. Hình thái lá ............................................................................................ 27 4.2.3. Hình thái hoa, quả ................................................................................. 28 4.2.4. Hình thái hạt .......................................................................................... 29 4.3. Một số đặc điểm lâm học của loài Đinh mật ........................................... 30 4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ................................................................ 30 4.3.2. Đặc điểm về tái sinh của loài Đinh mật phân bố .................................. 33 4.3.3. Cây tái sinh triển vọng của loài Đinh mật............................................. 38 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Đinh mật phân bố ............ 39 4.4. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố ........................................ 40 4.4.1. Đặc điểm lý tính của đất........................................................................ 41 4.4.2. Đặc điểm hóa tính của đất ..................................................................... 43 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài................................ 44 4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Đinh mật tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương ............................... 44 4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài ........................................ 45 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 46
  10. viii 5.1. Kết luận .................................................................................................... 46 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 47 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng tự nhiên đang ngày càng bị thu hẹp diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng giảm. Do hoạt động khai thác chặt phá, sửu dụng rừng không hợp lý, đốt nương làm rẫy dẫn tới diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên. Gỗ và các lâm sản ngoài gỗ đang dần cạn kiệt, các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao đã và đang bị khai thác một cách triệt để, khả năng tái sinh của chúng luôn luôn bị đe dọa, có loài đã mất dần khả năng tái sinh tự nhiên. Từ năm 1943 đén năm 1993, khoảng 6 triệu ha rừng tự nhiên nước ta đã mất, trung bình mỗi năm mất 110000-120000ha. Trong 3 thập kỷ qua nước ta đã trồng trên 2 triệu ha rừng, diện tích thành rừng chỉ chiếm gần 40%. Trước thực tế sử dụng gỗ ngày càng tăng, cũng như vấn đề phòng hộ môi trường ngày càng cấp thiết. trong những năm qua nhà nước ta với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài đã đầu tư khá lớn để phục hồi, trồng mới và phát triển rừng. Trong công tác trồng rừng, các loài cây bản địa chưa được chú ý đúng mức, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong trồng rừng. Mặc dù đã có nhiều hội thảo về cơ cấu cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp và hệ thống cơ cấu cây trồng lâm nghiệp đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành theo quyết định QĐ 680 QD/LN năm 1986, gần 100 loài cây được quy định, trong số 54 loài cây được xếp vào nhóm khẳng định. Tập đoàn cây lâm nghiệp đã xác định các vùng để gây tạo, trồng phục hồi, nhưng nhiều nơi trồng không thành rừng, trong đó có nguyên nhân kỹ thuật cần được xem xét. Những năm gần đây trong việc trồng rừng của nước ta đã có xu hướng trồng bổ sung cây trồng là các loài cây địa phương. Đinh mật là một loài cây gỗ lớn, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua gỗ Đinh mật đã bị khai thác với số lượng lớn, nên
  12. 2 còn rất ít ở một số vùng trên núi đất và núi đá vôi, tập trung chủ yếu ở các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Phượng Hoàng v.v.. và là đối tượng cần được chăm sóc, bảo tồn và phát triển. Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật là rất cần thiết là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhằm bảo tồn và phát triển loài cây quý hiếm này tôi đã được tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop.) tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được thực trạng phân bố và một số đặc điểm lâm học của cây Nghiến tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được ảnh hưởng của diện tích tán cây mẹ đến mật độ tái sinh, mật độ cây tái sinh có triển vọng cây Đinh mật tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp xúc tiến tái sinh cây đinh mật. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Nghiên cứu loài cây Đinh mật (Fernandoa brillettii Dop) làm cơ sở khoa học đề xuất hướng bảo tồn và phát triển loài tại xã Yên Lạc, Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  13. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng Cây Đinh mật tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh. Đinh mật phân bố rộng ở Việt Nam, có thể gặp trên nhiều hệ sinh thái rừng từ núi đất tới núi đá vôi. Ngay tại các khu khu bảo tồn vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Đây là cơ sở giúp tôi tiến hành đề tài này. 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen Lê Thị Thanh Hương (2013) [4], “Bảo tồn loài là khả năng tồn tại loài đó trong hiện tại và tương lai gần có những yếu tố được xem xét khi đánh giá tình trạng bảo tồn của một loài không chỉ đơn giản dựa vào cá thể còn sống mà tỷ lệ tăng hay giảm của loài đó theo thời gian, tỷ lệ nhân giống thành công, mối đe dọa với loài”.
  14. 4 Bảo tồn nguồn gen: “Nguồn gen là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay những bộ phận của chúng mang thông tin di truyền sinh học, và là những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra hay tham gia tạo giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật” theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17]. Vì vậy bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn các vật thể mang thông tin di truyền sinh học, những vật thể có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các hoạt động kinh tế xã hội có chủ ý hoặc nhiều khi là vô thức mà con người đã không nhận thức được đầy đủ sự cần thiết phải giữ mối quan hệ chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Vì thế con người đang hàng ngày hàng giờ gây tổn hại tới môi trường sống của mình, trong đó có việc đang làm mất đi nhiều dạng sống của sinh vật. Con số thống kê cho thấy thế giới sinh vật đã mất đi hàng triệu dạng sống, cả các nguồn gen tự nhiên lẫn các nguồn gen giống vật nuôi, cây trồng mà các thế hệ loài người phải rất dày công và trải qua lịch sử hàng vạn năm mới tạo ra được. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới theo Kanowski và Boshier (1997) [21], nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu. Theo Tewari (1993) [22] thì bảo tồn nguồn gen hay bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền là quản lý sự sử dụng của con người đối với nguồn tài nguyên di truyền để có thể thu được lợi ích ổn định lớn nhất cho thế hệ hiện
  15. 5 tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các thế hệ mai sau. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học theo FAO (1993) [20]. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đa dạng di truyền là biến dị di truyền có trong biến dị tự nhiên. Biến dị tự nhiên có bên trong, kích thước quần thể và sự cách ly. Cùng với quá trình tiến hóa, các mỗi loài là kết quả của các tương hỗ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau như di truyền, phản ứng với sự đa dạng của môi trường sống, hệ thống nhân giống, mức độ lai chéo, lai giống, yếu tố này thường tạo nên các quần thể khác biệt về mặt di truyền bên trong một loài và tạo nên các cá thể khác biệt nhau về mặt di truyền bên trong quần thể. Ở đây việc bảo tồn nguồn gen cây rừng thường gắn bảo tồn nguồn gen các cây thuốc, cây nông nghiệp hoang dại và động vật sinh sống trong rừng. Vì vậy bảo tồn nguồn gen cây rừng cũng liên quan chặt chẽ với điều chế rừng. Các hoạt động cần ưu tiên, bao gồm: khảo sát, thu thập đánh giá, đánh giá, bảo tồn, sử dụng. Bảo tồn nguồn gen cây rừng được tiến hành bằng các phương thức khác nhau như: bảo tồn in situ, bảo tồn ex situ (bao gồm cả dạng cây sống, hạt giống, hạt phấn, mô nuôi cấy in vitro), bảo tồn tư liệu và bảo tồn thông tin. Hiện nay, các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến cũng chỉ tập trung bảo tồn nguồn gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu. Ví dụ, ở châu Âu tập trung ở nhóm cây lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sổi dẻ (Quercus) vv… Ở các nước Bắc Âu, bảo tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một số loài lá kim
  16. 6 thuộc các chi Picea, Pinus, Psendotauga, Larix… và một số loài cây lá rộng thuộc chi Populus. Tại Thái Lan, việc bảo tồn nguồn gen tại chỗ cũng chỉ tập trung cho 5 loài cây ưu tiên là: Gõ đỏ (Aflezia xylocarpa), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Giáng hương quả to (Pterocarpus maorocarpa) và Tếch (Tectona grandis), dẫn theo Nguyễn Đức Thành và cs (2005) [14]. Những nghiên cứu về nhân giống phục vụ công tác bảo tồn Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [16]. Ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp tại Sepilok đã báo cáo các công trình có giá trị về nhân giống sinh dưỡng cho cây họ dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: Các biện pháp vệ sinh tốt hơn, chế độ che bóng, phun sương mù, kỹ thuật trẻ hóa cây mẹ,… thì tỷ lệ ra rễ đã cải thiện hơn, dẫn theo Phùng Văn Phê (2013) [9]. Tại Indonesia, các nghiên cứu về giâm hom cây họ dầu được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống Tắm bong bóng, Phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90 - 100% so với các loài Shorea Leprosul, dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) [6]. Trong lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử dụng trên 100 năm nay. Từ những năm 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã ghép 10.000 cây Thông Đen. Năm 1883, Velinski A.H công bố công trình nghiên cứu nhân giống một số loài cây lá kim và lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp năm 1969, Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân giống Bạch đàn. Năm 1973 mới có 1 ha rừng trồng bằng cây hom đến năm 1986 có khoảng 24.000 ha rừng trồng bằng hom, các
  17. 7 rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35 m3/ha/năm, dẫn theo Đoàn Thị Mai và cs (2005) [5]. Trên thế giới, cây lá kim rất được tập trung vào nghiên cứu. Riêng hai nước Australia và Newzealand sản xuất hàng năm trên 10 triệu cây hom Pinus radiate, Canada sản xuất hàng năm trên 3 triệu cây hom Vân sam đen (Picea maiana), Vân sam đen (Picea sitchensis) được các nước trên tạo ra hơn 4 triệu cây hom mỗi năm. Năm 1989, Nhật bản sản xuất 31,4 triệu cây hom Liễu sam (Cryptomeria japonica). Vân sam Na Uy (Picea abies) là loài cây lá kim cũng thu được những thành công trong việc nhân giống bằng hom với số lượng lớn phục vụ công tác trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở Châu Âu. Chỉ tính riêng ở một số cơ sở giâm hom chính của 11 nước mà đã sản xuất được hơn 11 triệu cây hom mỗi năm và qua 10 năm khảo nghiệm ở Mỹ mới đưa vào sản xuất đại trà Cây thông Noel (P. attenuate x P. radiate) với đặc tính tốt của cây trang trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn, dẫn theo Đặng Phi Hùng (2010) [3]. Các nghiên cứu về sinh thái Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định: Rừng là một hệ sinh thái, thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi, rừng cây và con người có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét. Baur G.N (1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh, áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả này đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
  18. 8 Odum E.P (1971) [8] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. E.p.Odum (1978) [11] đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kì sống và tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái và sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp toán học thường được gọi là mô phỏng, phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên. Quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi. Sampion Gripfit (1984), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào kích thước và chất lượng cây rừng, Richards (1952) phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng dựa vào chiều cao cây rừng theo Đặng Kim Vui (2013) [19]. Richards B.P (1999) [13] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân
  19. 9 cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây. Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú đa dạng, có nhiều công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng Những nghiên cứu về tái sinh rừng Tái sinh tự nhiên của rừng là một quá trình rất phức tạp. Tuy vậy vấn đề này cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà lâm học. Khi nghiên cứu tái sinh rừng, người ta thường tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. P.W.Richards (1959) [12] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn. ”Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson. Tác giả G. N. Baur (1976) [1] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn chung, ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nhưng số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy. Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến
  20. 10 cây con tái sinh của các loài cây gỗ. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Năm 1998, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được giao là cơ quan đầu mối về bảo tồn nguồn gen cây rừng và chủ trì đề tài “Bảo tồn nguồn gen cây rừng”. Do số lượng loài cây rừng rất lớn không thể bảo tồn tất cả các loài cây rừng nên việc bảo tồn nguồn gen cây rừng định hướng tập trung 4 nhóm đối tượng chính: . Các loài cây rừng có giá trị kinh tế cao, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. . Các loài cây rừng có giá trị khoa học cao, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. . Các loài cây bản địa phục vụ trồng rừng. . Các loài cây nhập nội phục vụ trồng rừng. Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [17] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [10] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”. Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề cập trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trong các tạp chí như: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia Javanica Bl) và cây Giổi Xanh (Michelia Medioris Dandy) làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật gây trồng, dẫn theo Hoàng Xuân Tý và cs (2005) [18]. Nghiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2