Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuần loài tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng Luồng tại địa phương, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh để nâng cao năng suất rừng Luồng tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuần loài tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA LÂM HỌC ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LUỒNG (Dendrocalamus membranaceus Munro) THUẦN LOÀI TẠI XÃ PHÙNG MINH - HUYỆN NGỌC LẶC - TỈNH THANH HÓA NGÀNH: LÂM SINH MÃ SỐ: 301 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Quỳnh Sinh viên thực hiện : Lê Công Thành Mã sinh viên : 1453011133 Lớp : K59B – Lâm sinh Khóa : 2014 - 2018 Hà Nội, 2018
- LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, đến nay khóa học 2014- 2018 đang bƣớc vào giai đoạn kết thúc. Đƣợc sự đồng ý của Nhà trƣờng, khoa Lâm học và bộ môn Lâm sinh, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuần loài tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa” Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo và các bạn học trƣờng Đại học Lâm nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành bài khóa luận. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy, cô giáo đã dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Ths. Phạm Thị Quỳnh đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Qua đây, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các cán bộ làm việc tại xã Phùng Minh huyện Ngọc Lặc và ngƣời dân tại phƣơng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập ngoại nghiệp trên địa bàn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Công Thành i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 2 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 2 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 4 1.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 7 1.3.1. Đặc điểm sinh thái học............................................................................ 7 1.3.2. Đặc tính sinh vật học............................................................................... 7 1.3.3. Giá trị sử dụng ........................................................................................ 9 1.4. Lịch sử rừng trồng Luồng tại khu vực nghiên cứu .................................. 10 CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12 2.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng ................................................. 12 2.3.2. Quy luật phân bố cấu trúc rừng Luồng .............................................. 12 2.3.3. Đánh giá chất lượng rừng Luồng ....................................................... 12 2.3.4. Hiệu quả kinh tế rừng Luồng .............................................................. 12 2.3.5. Đánh giá tình hình cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng Luồng . 12 2.3.6. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp ................................ 12 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 ii
- 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 12 2.4.2. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 16 CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI ..................... 21 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 21 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 3.1.2 Tài nguyên .............................................................................................. 23 3.2. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã............................................................................................................... 24 3.2.1. Nhân lực ................................................................................................ 24 3.2.2. Đánh giá tiềm năng của xã ................................................................... 24 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 25 4.1 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Luồng ............................... 25 4.1.1 Sinh trưởng về đường kính (D1.3) của cây Luồng .................................. 25 4.1.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của rừng trồng Luồng ..................................................................................................... 27 4.2. Quy luật phân bố cấu trúc rừng Luồng .................................................... 29 4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính....................................... 29 4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn ..................................... 30 4.3. Chất lƣợng rừng trồng Luồng .................................................................. 31 4.4. Tình hình cây bụi thảm tƣơi ..................................................................... 34 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Luồng ........................................... 36 4.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.......................................... 39 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 41 1. Kết luận ....................................................................................................... 41 2. Tồn tại ......................................................................................................... 42 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FAO Tổ chức nông lƣơng thế giới OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản D1.3 Đƣờng kính tại vị trí 1,3 m Hvn Chiều cao vút ngọn ha Hecta T Tốt TB Trung bình X Xấu iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trƣởng D1.3 .............................................. 25 Bảng 4.2. So sánh sinh trƣởng đƣờng kính D1.3 ở 2 vị trí ............................... 26 Bảng 4.3. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn)............................................. 27 Bảng 4.4. So sánh sinh trƣởng chiều cao Hvn ở 2 vị trí ................................... 28 Bảng 4.5. Các đặc trƣng mẫu về đƣờng kính .................................................. 29 Bảng 4.6. Các đặc trƣng mẫu về chiều cao ..................................................... 30 Bảng 4.7. Bảng kiểm tra sự thuần nhất về chất .............................................. 32 Bảng 4.8. Bảng chất lƣợng cây Luồng tại chân đồi ........................................ 32 Bảng 4.9. Chất lƣợng cây Luồng tại đỉnh đồi ................................................. 33 Bảng 4.10 Tình hình cây bụi thảm tƣơi dƣới tán rừng Luồng trong khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 35 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. So sánh sinh trƣởng đƣờng kính (D1.3) ở hai vị trí .......................... 26 Hình 4.2. So sánh sinh trƣởng chiều cao vút ngọn (Hvn) ở hai vị trí .............. 28 Hình 4.3. Phân bố N/D1.3 tại hai vị trí chân đồi và đỉnh đồi ........................... 30 Hình 4.4. Phân bố N/Hvntại hai vị trí chân đồi và đỉnh đồi ............................. 31 Hình 4.5. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm chất lƣợng Luồng tại chân đồi .................. 33 Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm chất lƣợng Luồng tại đỉnh đồi .................. 34 vi
- ĐẶT VẤN ĐỀ Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) là một trong những loài cây ƣa sáng, mọc nhanh đƣợc trồng phổ biến ở nƣớc ta, thuộc họ hòa thảo (Poaceae), họ phụ tre nứa (Bambusoideae). Đây là loài cây ƣa ẩm, ƣa sáng mọc nhanh, có nhiều công dụng đối với đời sống con ngƣời với chu kỳ kinh doanh ngắn, có thể khai thác cho sản phẩm hàng năm, là loài cây đa tác dụng và hiện nay đƣợc gây trồng rộng rãi, có giá trị kinh tế cao. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều diện tích rừng Luồng đƣợc trồng tập trung. Ngoài tác dụng phòng hộ, rừng Luồng có tác dụng chính là: cung cấp thân cây để sử dụng trong xây dựng, nguyên liệu giấy, ván ép, vật liệu đan lát, ...; Do tính đa dạng sản phẩm mà nhu cầu thị trƣờng đối với Luồng ngày càng cao, nguồn thu từ rừng Luồng ngày càng có ý nghĩa đối với đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy, cây Luồng đƣợc chọn làm cây trồng rừng chính của tỉnh Thanh Hóa, diện tích rừng Luồng ngày càng mở rộng Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh rừng Luồng ở Thanh Hóa còn một số tồn tại nhƣ chƣa phân chia đƣợc điều kiện lập địa thích hợp cho trồng Luồng, chƣa xác định đƣợc mô hình rừng Luồng mong muốn cũng nhƣ những giải pháp kỹ thuật phù hợp cho khai thác rừng lâu dài và liên tục. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật về trồng, chăm sóc và khai thác rừng Luồng theo hƣớng thâm canh để nâng cao năng suất, chất lƣợng của rừng Luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên và thúc đẩy các hoạt động phát triển rừng Luồng ở Thanh Hóa, khóa luận “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Luồng thuần loài tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa” đã đƣợc thực hiện. 1
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt các nƣớc vùng phía Nam và Đông Nam Á. Ở các nƣớc này, ngƣời dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm sản phẩm cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo. Tre trúc cũng là vật liệu trong xây dựng kiến trúc, giao thông vận tải… Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon đã trở thành đối tƣợng cung cấp thực phẩm có giá trị. Chính vì vị trí quan trọng của nguồn tài nguyên này nên tre trúc là đối tƣợng đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu về nhiều mặt nhƣ: Chọn giống, gây trồng, khai thác, sử dụng. Gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm phát triển gây trồng một số loài tre trúc theo mô hình rừng công nghiệp thâm canh với năng suất, chất lƣợng cao, hƣớng theo mục đích sử dụng nhất định. Từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tre trúc về các mặt nhƣ: lâm học, tái sinh, khai thác… Nhƣ công trình nghiên cứu của I.J.Haig, M.A.Huberman, U.Aung.Dig với tên “Rừng tre nứa” đƣợc FAO (Food and Agriculture Organization) xuất bản năm 1959 [14], công trình đã cung cấp nhiều thông tin về tre nứa, tuy nhiên công trình này chỉ công bố về các thuộc tính tự nhiên của chúng. Những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc là nghiên cứu về mặt phân loại, hình thái và sinh thái học. Munro (1868) [8] có công trình “Nghiên cứu về Bambusaceae” đƣợc coi là công trình nghiên cứu về tre trúc đầu tiên, trong đó đã khái quát đƣợc một cách tổng quát về họ phụ tre trúc. 2
- Công trình “Các loài tre trúc” của Gamble (1896) đã đề cập tƣơng đối về chi tiết phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc có ở các nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Malaysia và Indonesia. Giáo sƣ Koichiro Ueda (1960) [7] xuất bản cuốn “Sinh lý tre trúc”. Theo giáo sƣ ngƣời Nhật Bản này thì trên thế giới có khoảng 1250 loài thuộc 47 giống họ Bambusaceae, trong đó châu Á có 37 chi, châu Mỹ có 10 chi, châu Phi có 10 chi. Tác giả cũng cho biết Đông Nam Á là vùng trung tâm phân bố của tre trúc. Một trong những trung tâm nghiên cứu về tre trúc điển hình trên thế giới là trƣờng đại học Kyoto Nhật Bản. Các mẫu đƣa vào nghiên cứu ở đây đƣợc thu thập từ khắp nơi trên lãnh thổ Nhật Bản. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là đặc điểm sinh thái, sinh lý và cách thức nhân giống của các loài tre trúc. Ngoài ra trung tâm còn có những công trình nghiên cứu vƣợt qua lãnh thổ quốc gia, điển hình là tiến sĩ Koichiro, ông đã nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh thái các loài tre trúc ở Ấn Độ và các cùng lân cận, công trình nghiên cứu của tiến sĩ Kyamashta, Yinamori về mặt di truyền tế bào học của tre trúc. Năm 1994, tổ chức PROSEA (Plant Resourcer of South – East Asia) đƣa ra công trình nghiên cứu “Tre nứa khu vực Đông Nam Á” tại Indonesia [15]. Trong công trình nghiên cứu tác giả đã đặt ra đặc điểm sinh thái học, phân bố, gây trồng, khai thác và sử dụng các loài tre nứa trong khu vực và một số loài của Việt Nam. Tuy nhiên, công trình vẫn chƣa nghiên cứu hết các loài có trong khu vực cũng nhƣ ở Việt Nam. Công trình “Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) đề cập đến biện pháp bón phân và làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhƣng phải bón phân một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định. Tại Ấn Độ: Nghiên cứu của Dr.Dn.Tewari (1997) đã nghiên cứu về phân bố và cách nhận biết của các loài tre trúc, tác giả đã chỉ ra đƣợc giá trị sử dụng hiện tại, chiến lƣợc và dự kiến các chƣơng trình nghiên cứu, đƣa ra đánh 3
- giá tài nguyên tre trúc cho từng nƣớc về số lƣợng loài và tiềm năng phát triển. Một số tác giả trong nghiên cứu về tác động của chính sách và bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội từ Tre và Mây. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tre trúc và những sản phẩm của nó đã gắn bó và gần gũi với ngƣời dân Việt Nam từ bao đời nay trên tất cả các mặt của đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, trong cuộc giải phóng dân tộc, gậy tầm vông đã cùng nhân dân ta đuổi đánh quân xâm lƣợc. Hòa bình lập lại, tre trúc lại cùng chúng ta bƣớc vào công cuộc xây dựng đất nƣớc, phát triển kinh tế xã hội. Giá trị của tre trúc thật phong phú và đa dạng, không chỉ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn có ý nghĩa cao trong việc cải thiện bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, hình ảnh tre trúc đã trở thành những ấn tƣợng tốt đẹp và ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân Việt Nam. Các vấn đề về quản lý và kinh doanh tre trúc cũng ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm hơn của các nhà nghiên cứu trong nƣớc. Tuy nhiên việc nghiên cứu tre trúc ở Việt Nam mới chỉ đƣợc bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 60, một số công trình nghiên cứu và những kết quả có thể kể đến là: Năm 1964 Nguyễn Ngọc Bình [1] mở đƣờng cho nghiên cứu về đất trồng Luồng qua công trình “Bƣớc đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng”. Trần Nguyên Giảng (1961 – 1967) đã nghiên cứu về kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng trồng Luồng [4]. Trịnh Đức Trình và Nguyễn Thị Hạnh (1986 -1990) có công trình “Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu”. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về nhân giống Luồng của các tác giả nhƣ Trịnh Đức Trình (1972); Phạm Bá Minh (1972); Phạm Quang Liên (1999)… Năm 1967 Nguyễn Thị Phi Anh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu trồng Diễn ở Cầu Hai - Phú Thọ”. Năm 1972, Lê Nguyễn và các cộng sự đƣa ra công trình nghiên cứu “Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc”. 4
- Phạm Bá Minh (1972) đã “Nghiên cứu nhân giống cây Luồng bằng phƣơng pháp ƣơm cành trong bầu dinh dƣỡng”. Công trình này đã nêu rất kỹ phƣơng pháp, kỹ thuật gây trồng Luồng trong bầu dinh dƣỡng và phƣơng pháp để cây giống có chất lƣợng tốt. Năm 1994, Ngô Quang Đê [3] đã nghiên cứu và đƣa ra cuốn “Gây trồng tre trúc”, tác giả đã giới thiệu tóm tắt về đặc điểm sinh vật học, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và sử dụng tre trúc nói chung. Ngoài ra tác giả cũng đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng của một số loài cụ thể đang đƣợc quan tâm hiện nay nhƣ: Luồng, Mậy sang, Vầu đắng. Nghiên cứu về phân bố, trữ lƣợng, số loài và tình hình sinh trƣởng của các loài tre trúc ở Việt Nam đƣợc thực hiện qua công tác điều tra quy hoạch rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995 - 1998), đã cho thấy sự phong phú và đa dạng về tổ thành các loài tre trúc, khả năng sinh trƣởng nhanh và vùng phân bố rộng rãi tre trúc ở nƣớc ta. Các tác giả Nguyễn Đình Hƣng, Nguyễn Tử Ƣởng, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Tử Kim (2000) qua công trình “Tài nguyên tre trúc ở Việt Nam” đã nghiên cứu về sinh thái, trữ lƣợng, diện tích rừng tre trúc của Việt Nam, tác động của khai thác và đặc điểm cấu trúc của rừng tre trúc, nguồn gen và thành phần loài, đặc điểm sinh trƣởng, thực trạng của tre trúc, nguy cơ bị tàn phá. Nghiên cứu cũng đã nêu ra đƣợc các phƣơng pháp bảo tồn nhƣ: bảo tồn tại chỗ và bảo tồn ngoại vi, phát triển trồng tre trúc [6]. Công trình nghiên cứu về Luồng theo phƣơng thức hỗn giao với các loài cây lá rộng tại Phú Thọ (Nguyễn Trƣờng Thành, 2002) [11] cho thấy: Việc trồng rừng Luồng thuần loài trên đất đồi đã xuống cấp dẫn đến sự kém bền vững về mặ sinh thái cũng nhƣ năng suất. Luồng trồng hỗn giao với cây lá rộng nhƣ Lim, Sồi phảng hoặc Keo lá to có sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao và chất lƣợng cao hơn trồng thuần loài. Các loài cây lá rộng có ý nghĩa tích cực trong cải thiện tính chất lý hóa của đất dƣới tán rừng Luồng. 5
- Công trình nghiên cứu về trồng Luồng hỗn giao với Keo tai tƣợng và trồng Luồng dƣới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt cho thấy Luồng trồng hỗn giao với Keo tai tƣợng và dƣới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt với độ tàn che của cây thân gỗ từ 0,3 – 0,5 cho chất lƣợng, sản lƣợng cao hơn so với rừng trồng thuần loài, đất đƣợc bảo vệ tốt hơn, tính đa dạng của rừng cao hơn (Lê Xuân Trƣờng, 2002) [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đạo (2003) [2] trong đề tài tốt nghiệp về thực trạng quản lý rừng Luồng tại huyện Ngọc Lặc đã cho thấy những diện tích rừng Luồng đã quản lý tốt, thực hiện các biện pháp thâm canh nhƣ bón phân, làm cỏ, xới đất, vệ sinh rừng tốt thì có năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao hơn rõ rệt so với các lâm phần rừng quảng canh. Tình trạng đất rừng, thảm thực vật rừng cũng đƣợc cải thiện hơn Nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2003) [9] trong đề tài tốt nghiệp, về ảnh hƣởng của một số công thức bón phân đến sinh trƣởng rừng Luồng tại trạm Nghiên cứu Lâm nghiệp – Ngọc Lặc – Thanh Hóa làm cơ sở đề xuất các biện pháp thâm canh rừng Luồng, đã cho thấy địa hình và công thức bón phân ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của rừng Luồng. Nguyễn Đức Hạnh (2005) [5] trong đề tài tốt nghiệp, đã nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện hoàn cảnh đến sinh trƣởng và phát triển của rừng Luồng thuần loài tại lâm trƣờng Đoan Hùng, Phú Thọ. Kết quả đã cho thấy ở vị trí chân dồi cây Luồng sinh trƣởng tốt hơn ở sƣờn đồi và đỉnh đồi. Nghiên cứu của Cao Danh Thịnh (2009) [12] trong luận án Tiến sỹ về cơ sở khoa học cho công tác điều tra và kinh doanh rừng Luồng trồng thuần loài tại tỉnh Thanh Hóa. Nhìn chung, các tác giả trên đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh từ khâu gây trồng đến khâu chăm sóc, quản lý, cũng nhƣ các tác động kỹ thuật vào rừng sau khi khép tán. Nghiên cứu sinh trƣởng của Luồng có nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng của các vị trí địa hình đến sự 6
- sinh trƣởng và phát triển của nó nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu biện pháp canh tác nào thì cây Luồng sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao. 1.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu 1.3.1. Đặc điểm sinh thái học Tên Việt Nam: Luồng Tên địa phƣơng: Luồng Thanh Hoá, Mạy sang, Mạy sang núi, Mạy sang num, Mạy mèn. Tên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro Vùng phân bố chính của Luồng có khí hậu nóng, ẩm, một năm có hai mùa: mùa nắng nóng, mƣa nhiều, thƣờng từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lƣợng mƣa chiếm tới 70 – 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa lạnh, mƣa ít, thƣờng từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau lƣợng mƣa chỉ có khoảng 20-30% lƣợng mƣa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23- 24 0C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 420C. Độ ẩm không khí 87%. Lƣợng mƣa 1600- 2000mm/năm. Lƣợng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm. Địa hình là đồi, có độ dốc vừa phải (dƣới 300) cao dƣới 800m so với mặt biển; nơi đất bằng, chân đồi hoặc sƣờn thoải thì Luồng sinh trƣởng tốt hơn. Đất Feralit phát triển trên đá Poocphiarít, đá vôi, phiến thạch, phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50 – 150 cm hoặc hơn; thành phần cơ giới thƣờng là sét pha nặng đến sét pha trung bình; độ ẩm 80 - 90% độ ẩm lớn nhất ngoài đồng; màu đất thƣờng là vàng hoặc vàng đỏ; pH (H2O) = 4,6 - 7; hàm lƣợng P2O5 và K2O dễ tiêu thƣờng nghèo; hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất thấp. Luồng có thể sinh trƣởng từ vùng đồng bằng đến vùng núi thấp, nơi có độ cao dƣới 400m, tuy nhiên nơi đất bằng hoặc đất thoải sinh trƣởng tốt hơn đất dốc (Ngô Quang Đê, 2003) [16]. 1.3.2. Đặc tính sinh vật học Cơ quan sinh dƣỡng của Luồng gồm: thân ngầm, thân khí sinh, măng, cành, lá, rễ. Thân ngầm và thân khí sinh hợp thành thể thống nhất. Thân ngầm 7
- sinh ra măng, măng mọc thành cây (thân khí sinh). Thân khí sinh lại nuôi dƣỡng thân ngầm hay sinh thân ngầm mới nên cả vùng Luồng là một thể thống nhất. Cơ quan sinh sản của Luồng là hoa, quả, hạt nhƣng Luồng lại chủ yếu đƣợc nhân giống sinh dƣỡng vì Luồng rất lâu ra hoa, có đến khi vài chục năm mới ra hoa kết quả một lần. Hàng năm Luồng đều sinh ra măng mọc thành thân khí sinh vì vậy trong bụi Luồng, lâm phần Luồng luôn có nhiều thế hệ thân khí sinh khác nhau. Trong kinh doanh ngƣời ta thƣờng chặt cây già, cây sâu bệnh, cây đến tuổi thành thục công nghệ, nuôi dƣỡng măng và cây con nên hình thành phƣơng thức kinh doanh liên tục mà không cần trồng mới [16]. Thân ngầm, thân khí sinh, chét và cành là phƣơng thức sinh sản vô tính của Luồng. Cây măng sau khi đã định hình, ra cành lá đầy đủ thì những mầm ở gốc bắt đầu phát triển để cho thế hệ măng tiếp theo. Sinh trƣởng của măng có thể chia thành 3 thời kỳ chính: – Thời kỳ 1: Măng phát triển ngầm trong đất, khoảng từ tháng 9 - 10 năm trƣớc đến khoảng tháng 4 - 5 năm sau. – Thời kỳ 2: Măng lên khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều cao, khoảng từ tháng 4 - 5 đến tháng 7 - 8 gọi là mùa ra măng. – Thời kỳ 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành lá và rễ, khoảng từ tháng 7 - 8 đến tháng 10 - 11. Sau giai đoạn này là cây măng có thể sống độc lập. Vì vậy giống trồng lấy từ cây tuổi 1 là tốt nhất. Cây Luồng 1 - 2 năm tuổi – thân non màu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn, thịt trắng. Cây Luồng 3 - 4 năm tuổi là cây vừa, màu xanh sẫm; cây Luồng 5 tuổi trở lên là cây già, là đối tƣợng để khai thác càng già màu da càng xám lại và xuất hiện nhiều rêu mốc, thịt hồng đỏ, rõ bó mạch. Tuổi thọ của cây Luồng khoảng 8 - 10 năm. Quan hệ giữa cây trong khóm vừa là cung cấp chất dinh dƣỡng vừa làm chỗ dựa cho nhau. Sau khi trồng 5 - 6 năm rừng Luồng đã có thể đƣa vào khai 8
- thác. Một khóm Luồng chuẩn có khoảng 20 - 40 cây (1 5- 20 cây trong một khóm sau khai thác, 30 - 40 cây trong một khóm khi đến chu kỳ khai thác), tỷ lệ các cấp tuổi gần bằng 1, có 5 - 8 măng đƣợc sinh ra hàng năm [16]. Trong mùa sinh trƣởng của măng thì tố độ tăng trƣởng lớn nhất măng có thể đạt đƣợc một ngày đêm khoảng 70 - 80 cm, tốc độ sinh trƣởng ban ngày lớn hơn ban đêm (ban ngày khoảng 60%, ban đêm khoảng 40% so với lƣợng sinh trƣởng của cả ngày đêm), (Ngô Quang Đê, 1994). Luồng sinh trƣởng nhanh, sau 3 tháng tuổi đã hoàn thành sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao. Sau thời gian này chỉ là quá trình hoàn thiện, tích lũy Cellulose giúp cây cứng hơn. Cây Luồng thành thục nếu ở nơi đất tốt đạt chiều cao trung bình từ 10 - 17 m, đƣờng kính đạt từ 10 - 12 cm, thân thẳng, vách dầy, cứng (Ngô Quang Đê, 1994) [3]. Sinh trƣởng của Luồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, lƣợng mƣa, đất đai,… Cùng một điều kiện lập địa nhƣng ở đâu đất tốt hơn thì sẽ cho cây Luồng cao hơn, đƣờng kính lớn hơn, thể hiện ở só lóng của cây, chiều dài lóng, độ to và dầy của lóng… (Ngô Quang Đê, 1994) [3]. 1.3.3. Giá trị sử dụng Luồng có tỷ lệ Xenlulo là 54% (cao nhất trong các loài tre đã đƣợc phân tích), Lignin 22,4%, Pentozan 18,8%. Sợi Luồng thƣờng có chiều dài 2,944mm, chiều rộng 17,84micromet, vách tế bào dầy 8,5micromet. Với thành phần hoá học và kích thƣớc sợi của Luồng nếu dùng Luồng làm nguyên liệu sản xuất giấy sẽ cho hiệu quả cao và chất lƣợng giấy tốt [16]. Luồng có khối lƣợng thể tích ở độ ẩm 15% là 625 kg/m3 tƣơng đƣơng một số loại gỗ nhóm 7, nhƣng do có cấu tạo và sắp xếp đặc biệt của tế bào sợi dài và những bó mạch (216 bó mạch/cm2) nên Luồng có giới hạn bền khi nén dọc thớ (ở độ ẩm 15% là 497kg/cm2 ) và giới hạn bền khi kéo dọc thớ (ở độ ẩm 15% là 3384kg/cm2), hơn hẳn nhiều loại gỗ [16]. 9
- Chính vì vậy dùng Luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm lò là rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh thì vừa đẹp lại chắc bền, đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Măng Luồng ăn ngon lại to nên ngoài ăn tƣơi còn thƣờng đƣợc phơi khô. Trọng lƣợng bình quân của măng Luồng là 1,15 kg/1 măng; tỉ lệ sử dụng khá cao (65 – 72%). Phân tích măng Luồng ta thu đƣợc các kết quả nhƣ sau: hàm lƣợng nƣớc 92,01%, Protein 2,26%, Gluid 2,33%, Cellulose 0,58% và lipid 0,12%. Trong thập kỷ 70 Thanh Hoá đã có xí nghiệp đóng hộp măng Luồng để xuất khẩu [16]. Ngoài ra, Luồng còn đƣợc sử dụng làm nguyên liệu giấy: Do đặc điểm là có sợi Cellulose dài mà tre trúc có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất bột giấy. Muốn sản xuất đƣợc giấy, nhất là giấy có chất lƣợng cao thì trong nguyên liệu để làm giấy, tre trúc phải chiếm một tỷ lệ đáng kể. Bên cạnh đó, Luồng còn đƣợc sủ dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ: thân, gốc Luồng đƣợc các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân sẽ trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo [16]. 1.4. Lịch sử rừng trồng Luồng tại khu vực nghiên cứu Qua điều tra thì diện tích Luồng trồng thuần loài trên địa bàn nghiên cứu của khóa luận tại xã Phùng Minh đƣợc trồng vào những năm 1978 và 1998 trên đất dốc, sinh trƣởng và phát triển tƣơng đối tốt và đã cho khai thác hàng năm. Đến nay, mật độ trung bình của Luồng khoảng 200 - 250 bụi/ha. Qua tìm hiểu lịch sử và điều tra cụ thể hai gia đình thuộc địa bàn thực tập thì Luồng tại khu vực nghiên cứu đƣợc trồng trên mô hình với phƣơng thức canh tác là thâm canh. Tôi tiến hành nghiên cứu mô hình trồng rừng ở gia đình thuộc thôn Thƣợng. Thâm canh là hình thức canh tác đƣợc đầu tƣ kỹ về chiều sâu nhƣ phân bón, tƣới nƣớc, giống cây trồng, chăm sóc đất… sao cho đất có hiệu xuất cao, là cách đầu tƣ thêm phân bón, phƣơng pháp, khoa học kỹ thuật vào nông, lâm 10
- nghiệp để tăng năng suất trên một diện tích trồng trọt. Mô hình rừng Luồng trồng theo phƣơng thức thâm canh trong khu vực nghiên cứu đƣợc trồng năm 1998. Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, với các nội dung thực hiện tôi mong muốn sẽ tìm đƣợc những giải pháp phù hợp trong việc kinh doanh nguồn tài nguyên tre trúc nói chung và Luồng ở xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa nói riêng để góp phần nâng cao năng suất chất lƣợng cũng nhƣ phát triển nền kinh tế ổn định bền vững Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, với các nội dung thực hiện tôi mong muốn sẽ tìm đƣợc những giải pháp phù hợp trong việc kinh doanh nguồn tài nguyên tre trúc nói chung và Luồng ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa nói riêng để góp phần nâng cao năng suất chất lƣợng cũng nhƣ phát triển nền kinh tế ổn định bền vững. 11
- CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đƣợc tình hình sinh trƣởng và hiệu quả kinh tế của rừng Luồng tại địa phƣơng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh để nâng cao năng suất rừng Luồng tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Rừng trồng Luồng thuần loài tại xã Phùng Minh -huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu trên phạm vi xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng - Nghiên cứu sinh trƣởng chiều cao cây (Hvn). - Nghiên cứu sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực (D1.3). 2.3.2. Quy luật phân bố cấu trúc rừng Luồng 2.3.3. Đánh giá chất lượng rừng Luồng 2.3.4. Hiệu quả kinh tế rừng Luồng 2.3.5. Đánh giá tình hình cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng Luồng 2.3.6. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Các tài liệu kế thừa: - Bản đồ địa hình tại khu vực nhằm phục vụ cho việc phân chia ranh giới giữa các trạng thái rừng khác nhau. 12
- - Tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực. - Lịch sử rừng trồng Luồng tại khu vực nghiên cứu. 2.4.1.2. Điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường - Chuẩn bị dụng cụ: +) Thƣớc dây +) Địa bàn +) Thƣớc kẹp kính +) Thƣớc đo Blumeleiss +) Bản đồ +) Sổ ghi chép và bảng biểu +) Dao, cuốc, xẻng… - Phƣơng pháp thu thập số liệu: Số liệu đƣợc thu thập tại các ô tiêu chuẩn điển hình. Tại các địa điểm trên, với sự giúp đỡ của các chủ hộ trồng Luồng, các mô hình trồng Luồng thuần loài đƣợc lựa chọn để lập ô tiêu chuẩn sao cho đại diện cho các tuổi, mức độ sinh trƣởng (tốt, trung bình và xấu), đất (tốt, xấu) - Sơ thám để nắm đƣợc tình hình tài nguyên khu vực điều tra, thông qua bản đồ hiện trạng, bản đồ tự nhiên của khu vực, vạch các tuyến điều tra sơ thám với yêu cầu: +) Tuyến điều tra song song có Luồng phân bố tại khu vực rừng Luồng đặc trƣng của xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa +) Tuyến đi qua các trạng thái rừng và các dạng địa hình chân và đỉnh. Từ đó chọn ra các vị trí lập OTC a) Lập các ô tiêu chuẩn điển hình Để điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng Luồng tiến hành lập 6 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tại các vị trí khác nhau, mỗi ô có diện tích 500 m2 (25 x20m). Các OTC đƣợc lập phải có tính đại diện cho cả khu vực nghiên cứu, nơi ít bị tác động của điều kiện ngoại cảnh, không có đƣờng mòn đi qua. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
13 p | 2490 | 691
-
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỊÊC VIẾT CHUYÊN ĐỀ, KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
4 p | 561 | 151
-
Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
131 p | 640 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp
90 p | 227 | 36
-
Quy định về việc làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp - CĐSP Quảng Trị
10 p | 607 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sinh học: Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định Nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương ĐT 96
45 p | 167 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tính an toàn - hợp lý của việc chỉ định kháng sinh trong điều trị ngoại trú nhiễm khuẩn hô hấp trên tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
114 p | 32 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
53 p | 30 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
53 p | 29 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p | 52 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
39 p | 52 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Lâm nghiệp và mức độ thích hợp của cây trồng (cây dự kiến trồng) tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
29 p | 42 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
68 p | 36 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây Sa mộc tại vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
52 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn