
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua phân môn TLV; Đặc điểm tình hình, thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm - Tp Tam Kỳ, Quảng Nam thông qua môn Tập làm văn; Thực nghiệm sư phạm và kết quả vận dụng các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 qua môn Tập làm văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- PHANH SAMAIDAE PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Sinh viên thực hiện PHANH SAMAIDAE MSSV: 2113020537 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th.S-GVC HOÀNG NGỌC THỨC MSCB: 34-15110-14117 Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 2
- LỜI CẢM ƠN! Vậy là thời gian nghiên cứu đề tài Khóa luận đã hết. Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tiểu học- Mầm non trường Đại học Quảng Nam cùng tất cả thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S-GVC Hoàng Ngọc Thức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các em HS khối lớp 2 và tất cả giáo viên trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam; đặc biệt là các em HS 2 lớp 2/1 và 2/3 đã dành thời gian quý báu để trả lời các phiếu điều tra, tìm kiếm và cung cấp tài liệu, tư vấn, giúp đỡ tôi trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân tình đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình làm đề tài khóa luận này. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, ngày 19 tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Phanh Samaidae 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT 1 Bộ GD – ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BT Bài tập 3 ĐC Đối chứng 4 GDMT Giáo dục môi trường 5 GV Giáo viên 6 GD Giáo dục 7 GVTH Giáo viên tiểu học 8 HĐ Hoạt động 9 HS Học sinh 10 HSTH Học sinh tiểu học 11 KNGT Kĩ năng giao tiếp 12 KNS Kĩ năng sống 13 KT-XH Kinh tế - Xã hội 14 PTKNGT Phát triển kĩ năng giao tiếp 15 SGK Sách giáo khoa 16 SL Số lượng 17 TL Tỉ lệ 18 TN Thực nghiệm 19 TH Tình huống 20 TLV Tập làm văn 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ STT TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang 1 Bảng 1. Nhận thức của GV về sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển kỹ 30 năng giao tiếp cho học sinh 2 Bảng 2. Mức độ cần thiết của các kỹ năng giao tiếp cần pháttriển cho HS lớp 31 2 3 Bảng 3. Phương pháp giảng dạy GV thường sử dụng tích hợp phát triển kỹ 32 năng giao tiếp cho HS lớp 2 4 Bảng 4. Đánh giá của giáo viên về biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho 33 học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn 5 Biểu đồ 1. Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của học sinh 34 6 Bảng 5. Nhận định của GV về sự kết hợp cử chỉ, thái độ với nghi thức lời nói của 35 HS. 7 Bảng 6. Đo mức độ hứng thú của HS khi học tập môn TLV 36 8 Biểu đồ 2. Hứng thú với phân môn Tập làm văn của học sinh 36 9 Bảng 7. Mức độ hứng thú tham gia phát biểu bài 37 10 Biểu đồ 3: Mức độ hoàn thành bài tập của HS 38 11 Bảng 8. Đánh giá của HS về sự cần thiết của việc phát triển kỹ năng giao tiếp 38 thông qua dạy học phân môn Tập làm 12 Bảng 9. Học sinh tự đánh giá về khả năng giao tiếp của bản thân 39 13 Bảng 10. Mức độ thực hiện về kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 2 39 14 Bảng 11. Thực trạng về kỹ năng lắng nghe của HS 40 15 Biểu đồ 4: Mức độ khó trong dạy và học các phân môn TLV 42 16 Bảng 12. Mức độ hứng thú học tập của lớp TN (lớp 2/1) và lớp ĐC (lớp 2/3) 74 17 Biểu đồ 5. Kết quả kiểm tra trước và sau tác động (theo thang đo định lượng) 74 18 Bảng 13. Hứng thú của HS khi tham gia hoạt động thực nghiệm 75 19 Bảng 14. Kết quả tổng hợp thực nghiệm về Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng 76 Việt cho HS lớp 2 thông qua môn Tập làm văn 20 Biểu đồ 7. Mức độ Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt qua tiết 76 TLV 5
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................10 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................10 3.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................10 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................10 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..............................................................10 5.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................................11 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................................11 7. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................12 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................14 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ..........................................................................................................14 1.1. Khái quát về giao tiếp .............................................................................................14 1.1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................................14 1.2.2. Vị trí và nhiệm vụ dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 ...................................26 1.2.3. Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 2 ...............................................................27 1.3.1. Đặc điểm nhận thức .............................................................................................27 1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ của học sinh lớp 2 ..........................................................29 1.4. Những vấn đề cơ bản về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 .............30 1.4.1. Khả năng giao tiếp của học sinh lớp 2 ................................................................30 1.4.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 ..................................................31 1.4.3. Vai trò của phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 ................................31 1.4.4. Các kỹ năng giao tiếp cần phát triển cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn ..........................................................................................................................33 1.5. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................34 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................35 6
- THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 2 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, TAM KỲ, QUẢNG NAM THÔNG QUA MÔN TẬP LÀM VĂN. ..............................................35 2.1. Vài nét về trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam. ..................35 2.1.1. Đặc điểm tình hình về cơ sở vật chất ..................................................................36 2.1.2. Về đội ngũ giáo viên............................................................................................36 2.1.3. Về tình hình học sinh toàn trường .......................................................................36 2.1.4. Thuận lợi..............................................................................................................37 2.1.4. Khó khăn..............................................................................................................37 2.2. Thực trang việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam ..........................................................................38 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về việc rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn. .................................................................................38 2.2.2. Ý thức học tập của học sinh lớp 2 tại trường Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam qua môn Tập làm văn ...........................................................................................44 2.2.3. Thông qua một số tiết học Tập làm văn trên lớp của giáo viên trường Lê Thị Hồng Gấm, Tp Tam Kỳ, Quảng Nam và rút ra nguyên nhân .......................................49 2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên lớp 2 trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua môn Tập làm văn ..................51 2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại cần khắc phục trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn Tập làm văn ......................................................52 2.3. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập làm văn. ..........................................................................................................53 2.3.1. Nhóm biện pháp liên quan đến giáo viên ............................................................53 2.3.2. Nhóm biện pháp liên quan đến hình thức tổ chức hoạt động dạy học trong giờ Tập làm văn lớp 2. .........................................................................................................57 2.3.3. Nhóm biện pháp liên quan đến quy trình dạy học các bài tập hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 2. ........................................................................................62 2.3.4. Nhóm biện pháp liên quan đến dạy học theo định hướng giao tiếp. ...................69 2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................76 2.5.Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................76 7
- CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................78 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 2 ...........................................78 3.1. Tiến hành thực nghiệm ...........................................................................................78 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................................78 3.1.2. Nội dung thực nghiệm .........................................................................................78 3.1.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................78 3.1.4. Cách thức thực nghiệm ........................................................................................78 3.1.6. Cách kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................81 3.1.7. Kết quả thực nghiệm và kết luận .........................................................................81 3.2. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................87 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................87 2. KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................88 8
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống xã hội và mối quan hệ giữa người với người, quá trình hoạt động trong mọi lĩnh vực giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Vì giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo lời nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ… Dạy kỹ năng giao tiếp là dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào một tình huống giao tiếp cụ thể cho phù hợp, giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hoá. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp là đồng thời phát triền kỹ năng: nói, nghe và luyện tập cả kỹ năng trao lời đáp lời trong đời sống học tập và sinh hoạt hàng ngày. Con người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường dễ sử dụng và quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ. Có thể nói, Giáo dục Tiểu học là bậc học nền móng, là cấp học khởi đầu cho việc đi tìm kiếm nguồn tri thức của một người. Một đứa trẻ khi mới bước vào kho tàng tri thức đó thì nó cần phải được “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Chính vì vậy mà giao tiếp là không thể thiếu trong môi trường sư phạm. Và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ còn quan trọng hơn. Bởi vì, nhờ giao tiếp mà các em mới biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, nói những việc muốn nói, làm những việc nên làm, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác hơn. Nó tựa như chiếc chìa khóa giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc mở ra cánh cổng để vào đời. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp thì cần được thực hiện ở tất cả các lớp học và môn học. Tuy nhiên, trong những môn học thì Tập làm văn là phân môn chiếm vị trí quan trọng hơn. Cũng bởi kiến thức ở môn này được tích hợp từ những môn khác. Nó là sự phản ánh rõ nhất của lớp vỏ tư duy, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Phân môn Tập làm văn lớp 2 thực chất là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập lời nói trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi lẽ, chỉ khi được đặt vào những tình huống cụ thể, các em mới bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trước một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Nhưng thực tế đã cho thấy, việc dạy phân môn tập làm văn lớp 2 trong những năm qua ở những trường Tiểu học còn nhiều hạn chế: học sinh học xong chương trình nhưng nói và trả lời câu hỏi chưa tròn câu. Chính vì vậy, khi chúng ta dạy học tích hợp kỹ năng giao tiếp vào phân môn này đạt hiệu quả thì chắc hẳn việc giao tiếp của các em sẽ lưu loát hơn và phát huy hơn nữa 9
- tính chủ động, tích cực của các em trong những bài tập thực hành. Qua thực tế tìm hiểu, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn trong vấn đề này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu lý luận, thực trạng, nguyên nhân, từ đó tìm kiếm những biện pháp để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. - Giáo viên và học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề taì này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể sau: 4.1. Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học. 4.2. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp về việc phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. 4.3. Nhiệm vụ 3. Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm về việc phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa hệ thống lý luận của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra Sử dụng phiếu điều tra để nắm được thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt thông qua dạy học Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học. 10
- 5.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các tiết dạy phân môn Tập làm văn của giáo viên có nội dung tích hợp phát triển kỹ năng giao tiếp để nhận biết các biểu hiện giao tiếp của các em trong hoạt động học và chơi. 5.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy (cô) hướng dẫn và các thầy (cô) khác để định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực tế kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả điều tra thực trạng và thực nghiệm. 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, chính vì thế mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể. Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Diệp Quang Ban với “Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn”, Đỗ Hữu Châu với “Đại cương Ngôn ngữ học”,… Bên cạnh đó, còn có các tác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn,... với những tác phẩm được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống. Bên cạnh những công trình nghiên cứu lý thuyết về giao tiếp thì vấn đề dạy học hướng vào giao tiếp cho học sinh cấp Tiểu học cũng được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Trí với công trình được in thành sách vào năm 2010 “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học”. Trong cuốn sách này có 2 phần đề cập tới vấn đề giao tiếp. Phần 1: Chương trình môn tiếng việt ở Tiểu học viết theo quan điểm giao tiếp. Phần 2: Một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy và học môn tiếng việt ở Tiểu học theo quan điểm giao tiếp. 11
- Tác giả Lưu Thu Thủy, vào năm 1995 đã nghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4 - 5 trường Tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4 - 5 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm nghiên cứu. Đây là khoảng trống bởi hành vi của người học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó còn được thể hiện ở gia đình và ngoài xã hội. Như vậy có thể thấy, lý thuyết giao tiếp cũng như việc dạy học hướng vào giao tiếp ở cấp tiểu học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vài nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và hiệu quả về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn TLV. 7. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp. - Đánh giá thực trạng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua dạy học môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học môn Tập làm văn. Nếu đề tài được vận dụng sẽ nâng cao được hiệu quả của việc giao tiếp cho HS lớp 2. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian và khả năng có hạn, nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: - Về nội dung nghiên cứu: Rèn KNGT Tiếng Việt qua phân môn TLV. - Về địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Tam Kỳ, Quảng Nam. 12
- 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua phân môn TLV. Chương 2. Đặc điểm tình hình, thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm - Tp Tam Kỳ, Quảng Nam thông qua môn Tập làm văn. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm và kết quả vận dụng các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 qua môn Tập làm văn. 13
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Khái quát về giao tiếp 1.1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Dựa vào từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Ngô Công Hoàn, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Quang Minh,.. biện soạn, chúng tôi tích dẫn: 1.1.1.1. Phát triển. Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội… Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 1.1.1.2. Kỹ năng. Khi nhìn nhận về kỹ năng, các nhà khoa học có những nhìn nhận khác nhau về kỹ năng, với những cách quan niệm khác nhau của các nhà tâm lý học, chúng tôi hiểu kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động, nhưng lại liên quan trực tiếp tới năng lực của cá nhân. Và con người muốn thực hiện hành động nào đó thì cá nhân phải có tri thức hiểu biết, có các điều kiện và thực hiện hành động đó. Các nhà GD Việt Nam quan niệm kỹ năng như khả năng của con người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra. Một số tác giả khác lại quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn. Từ những khái niệm của các nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng: 14
- Thứ nhất, tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng, tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động. Thứ hai, kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá nhân. Thứ ba, kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, những quan điểm ấy không hề mâu thuẫn mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thôi. Từ sự phân tích trên, chúng tôi hiểu kỹ năng như sau: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. 1.1.1.3. Kỹ năng giao tiếp. Nói về kỹ năng giao tiếp thì đã có những quan niệm khác nhau với cách nhìn và khai thác khác nhau của các nhà nghiên cứu. Mỗi người đều nhìn nhận, khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình. Nghiên cứu về KNGT, tác giả Hoàng Anh quan niệm: là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đó là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ… là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa. Trong thực tế, KNGT của con người không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà nó phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, ảnh hưởng của giáo dục và sự quản lý của gia đình. Tác giả Nguyễn Văn Đông lại cho rằng: “KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt được mục đích đã định trong giao tiếp”. KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạo dựng hạnh phúc. Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến KNGT để điều phối công việc và kích thích lao động sáng tạo của nhân dân dưới quyền. Trong quan hệ liên nhân cách, KNGT tốt giúp cá nhân tạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợp tác ở đối tác. Như vậy, ta thấy rằng: KNGT của 15
- mỗi người bao hàm cả khả năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp. Từ những quan niệm khác nhau về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, chúng tôi hiểu giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều cấp độ khác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kỹ năng giao tiếp. Đó là toàn bộ thao tác, cử chỉ,… trong hoạt động giao tiếp. Chúng tôi đã chọn khái niệm kỹ năng giao tiếp này làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu: Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp. 1.1.1.4. Phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là môn học có tính chất thực hành tổng hợp sáng tạo. Do đó, việc dạy Tập làm văn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học. Trong các cở sở đó, đối với việc dạy TLV ở tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết về các phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, lí thuyết hoạt động lời nói, ngôn ngữ học, lý luận văn học. 1.1.2. Phân loại kỹ năng giao tiếp 1.1.2.1. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ KNGT ngôn ngữ được chia thành kỹ năng giao tiếp nói và kỹ năng giao tiếp viết. - Kỹ năng giao tiếp nói được phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt. + Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nội dung thông tin mà người nói phát đi. Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý nghe, không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác. + Kỹ năng diễn đạt là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểu được nội dung của thông điệp. Biểu hiện bề ngoài của kỹ năng này là nói trôi chảy, diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác những vấn đề định nói. 16
- - Kỹ năng giao tiếp viết (bằng văn bản): còn gọi là kỹ năng viết văn bản. Kỹ năng này được phân thành 3 kỹ năng cơ bản: + Kỹ năng phân tích tình huống là kỹ năng viết văn bản phù hợp với người đọc, tạo tâm thế cho người đọc và duy trì sự quan tâm của người đọc đối với văn bản. + Kỹ năng tổ chức phân tích của người viết được thể hiện ở việc lựa chọn thông tin sẽ đưa vào văn bản. + Kỹ năng trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hành văn, cách tiếp cận vấn đề. 1.1.2.2. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là loại kỹ năng ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn so với kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Có nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà con người chỉ kiểm soát được phần nào. Những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể kiểm soát được đó là: Kỹ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểm soát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói. Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kỹ năng kiểm soát có ý thức cơ thể của mình, không để bản thân có những cử chỉ, tư thế vô thức. Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm kiểm soát cách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che giấu chúng. Trang phục: làm đẹp mình phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện kiến thức về thẫm mỹ. 1.1.2.3. Kỹ năng giao tiếp liên nhân cách - Là loại kỹ năng ít được tự ý thức và rèn luyện. Trong gia đình con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếp liên nhân cách từ bố mẹ. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phát triển được kỹ năng này. Trong xã hội kỹ năng này được đánh giá cao, những người có kỹ năng giao tiếp liên nhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao. Để có được kỹ năng giao tiếp liên nhân cách ở mức cao cần có tố chất bẩm sinh lẫn sự rèn luyện tích cực. - Kỹ năng giao tiếp liên nhân cách có thể chia thành 2 nhóm: + Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng trong giao tiếp đó là: sự nhạy cảm trong giao tiếp, kỹ năng tạo dựng quan hệ, kỹ năng cân bằng 17
- nhu cầu của bản thân và của đối tượng giao tiếp, kỹ năng linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi. + Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò chủ động tích cực trong giao tiếp. Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp, kỹ năng kiểm chế, kiểm tra người khác. Đây là nhóm kỹ năng cao cấp, đòi hỏi cá nhân không chỉ có tố chất bẩm sinh mà còn phải có cả kiến thức tâm lý thích hợp với sự rèn luyện công phu. 1.1.3. Các thành tố của quá trình giao tiếp. 1.1.3.1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là một nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong giao tiếp. Ở hoạt động giao tiếp hội thoại, các nhân vật cùng giao tiếp có mặt và luân phiên nhau đóng vai người nói và người nghe. Các nhân vật giao tiếp với tất cả những đặc điểm về cá tính, về nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hóa, các đặc điểm do hoàn cảnh sống tạo nên luôn luôn chi phối ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp và để lại dấu ấn cá nhân trong các sản phẩm ngôn ngữ đó. Trong mỗi hoạt động giao tiếp, mỗi các nhân còn xuất hiện trong 1 vai trò nhất định, khác biệt với vai mà họ đóng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác. Mỗi vai như thế được xác định theo vị thế, theo quan hệ tương ứng với nhân vật cần tham gia hoạt động giao tiếp. Ví dụ: Cùng một người nhưng khi viết thư cho bố mẹ thì đóng vai người con, viết thư cho thầy giáo thì đóng vai học sinh… Như vậy, vai giao tiếp và vị thế trong giao tiếp của người thừa nhận và cả vai giao tiếp và vị thế giao tiếp của người nhận đều chi phối và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật. Tóm lại, trong hoạt động giao tiếp, dù ở dạng nói hay dạng viết, nhân vật giao tiếp luôn luôn chi phối sự hoạt động của từ ngữ. Nếu người khác có ý thức và kỹ năng sử dụng từ cho phù hợp với nhân tố này thì sự giao tiếp sẽ có cơ sở thuận lợi để đạt được hiệu quả cao. 1.1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp. Cũng như mọi hoạt động khác của con người, hoạt động giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh giao tiếp đó chính là môi trường diễn ra hoạt 18
- động giao tiếp. Nó bao gồm hoàn cảnh giao tiếp hẹp và rộng. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng là hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh văn hóa và cả thế giới, là các nhân vật giao tiếp đang tồn tại và thực hiện hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp cũng là một nhân tố chi phối các yếu tố ngôn ngữ trong đó có các từ. Lựa chọn từ nào trong kho từ vựng để đưa vào giao tiếp điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàn nên chăng?” Những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chính trong hoàn cảnh này mà cô gái trong câu ca dao và người đọc trong câu ca dao mới lĩnh hội được nghĩa bóng của các từ, nghĩa hàm ẩn trong lời nói của chàng trai. Chàng trai không phải nói về việc đan lát mà là một lời tỏ tình, ướm hỏi của chàng trai đối với cô gái. Từ “non” chỉ những người trẻ tuổi cũng đến tuổi trưởng thành, tình yêu cũng đến độ chín mùi. Vậy có thể làm lễ cưới được hay chưa? Từ trong hoạt động giao tiếp cũng có quan hệ sâu sắc với hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh xã hội lịch sử, hoàn cảnh văn hóa bao gồm cả nếp sống, phong tục tập quán, những thói quen trong nếp cảm, nếp nghĩ, trong một cộng đồng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp luôn được hòa mình trong hoàn cảnh đó. Cho nên, trong giao tiếp, họ huy động một cách tự nhiên, rất dễ dàng các từ gắn bó sâu sắc với hoàn cảnh sống của họ. Và cũng lĩnh hội dễ dàng các từ đó, theo mối quan hệ với môi trường xã hội, môi trường văn hóa của họ. Một dẫn chứng rõ rệt là từ ngữ trong lời nói của các nhân vật thuộc tầng lớp nho sĩ được đào tạo theo truyền thống văn chương của lịch sử phương đông hay theo sách vở của thánh hiền: “cửa Khổng sân Trình” – tức là nói về Khổng Tử và Trình Tử, chỉ chốn học tập ngày xưa của các tu sĩ đạo nho. Trong lời nói giao tiếp của họ, xuất hiện nhiều điển cố, văn chương lịch sử, các từ trong văn chương kim cổ xuất hiện nhiều: “Khen tài nhả ngọc phun châu Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này Kiếp tu xưa ví chưa dày 19
- Phúc nào nhắc được giá này cho ngang”. Nàng rằng trộm liếc dung quang Chẳng sân Ngọc Bội thì phường Kim Môn Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn Khuôn xanh có biết vuông tròn mà hay. Nhớ từ năm hãy thơ ngây Có người tướng sĩ đoán ngay một lời. Anh hoa phát tiết ra ngoài Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Trông người lại ngẫm đến ta Một dày một mỏng biết là có nên? (Điển tích truyện Kiều - NXB Đồng Tháp) Như vậy, có sự chi phối giữa nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp vào việc dùng từ. Điều đó khiến cho những người ở ngoài cuộc, ngoài hoàn cảnh giao tiếp khó có thể nắm bắt hết được các sắc thái ý nghĩa chứa đựng trong những câu thơ đó. 1.1.3.3. Nội dung giao tiếp. Là điều được đề cập đến trong giao tiếp. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu với kết quả cao nhất. Nếu như nhân vật giao tiếp trả lời cho câu hỏi: “ai nói, ai viết và nói với ai”, viết cho ai thì nội dung giao tiếp trả lời cho câu hỏi: “nói, viết về cái gì?”. Nội dung nào thì nó đòi hỏi hình thức ấy. Khi người ta nói về một đề tài hay mảng nào đó của hiện thực thì các từ ngữ hay các trường nghĩa biểu vật tương ứng sẽ được huy động tham gia. Các trường hợp từ được chuyển nghĩa trong hoàn cảnh giao tiếp thì những từ đó được sử dụng, được biểu hiện nội dung mới chứ không phải gắn với nghĩa gốc của chúng, nghĩa chuyển trong giao tiếp. Ví dụ: “Tình thần yêu nước cũng như các thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta làm cho những thứ của quý kín đáo 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào giải một số dạng toán ở trường trung học phổ thông
67 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 3
118 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Xuân Cương
119 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp hình thành kỹ năng so sánh cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng số lượng
128 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Một số phương pháp cơ bản chứng minh bất đẳng thức và ứng dụng bất đẳng thức giải một số bài toán cực trị
43 p |
0 |
0
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
0 |
0
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học môn Khoa học lớp 5
103 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
