intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Chia sẻ: Dat Vo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

641
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, khóa luận tốt nghiệp "Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp" giới thiệu đến các bạn những nội dung tổng quan định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

  1. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Chương 1: TỔNG QUAN.....................................................................................1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài..............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................4 1.2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................4 1.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5 1.5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................5 1.6. Bố cục nghiên cứu .....................................................................................5 Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ..............................................................7 2.1. Tình hình việc làm của sinh viên ..............................................................7 2.2. Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên ...............................................9 Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................12 3.1. Các khái niệm có liên quan .....................................................................12 3.1.1. Việc làm .............................................................................................12 3.1.2. Thị trường lao động ...........................................................................16 3.1.3. Nghề nghiệp và đặc điểm của nghề nghiệp .......................................18 3.1.4. Sinh viên ............................................................................................19 3.1.5. Thất nghiệp ........................................................................................20 3.2. Các lý thuyết kinh tế về việc làm ............................................................21 3.2.1. Lý thuyết tiếp thị địa phương .............................................................21 3.2.2. Thuyết kinh tế theo trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo) ....23 3.2.3. Lý thuyết về việc làm của John Maynard Keynes .............................23 3.2.4. Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C.Mac ...................................24 3.2.5. Lý thuyết về thái độ ...........................................................................25 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm .....................................28 GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt i
  2. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp 3.3.1. Sự hấp dẫn của địa phương ................................................................28 3.3.2. Môi trường làm việc...........................................................................28 3.3.3. Năng lực bản thân ..............................................................................29 3.3.4. Thị trường lao động ...........................................................................30 3.3.5. Đặc điểm công ty ...............................................................................32 3.3.6. Điều kiện gia đình ..............................................................................33 3.4. Giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trước đây ...................................34 3.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................34 3.4.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................36 3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................37 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................40 4.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................40 4.2. Thang đo được sử dụng ...........................................................................41 4.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................42 4.4. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu .............................................................43 4.5. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................43 4.6. Quy trình – tiến độ thực hiện ..................................................................44 Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP ...............................................................................................................46 5.1. Thông tin mẫu .........................................................................................46 5.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................48 5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm....................59 5.4. Phân tích ANOVA để tìm hiểu sự khác biệt trong định hướng việc làm của sinh viên .....................................................................................................69 5.5. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng việc làm ..72 5.6. Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên ..............78 5.7. Đo lường yếu tố cần thiết đến quá trình tìm việc làm của sinh viên.......80 5.8. Đo lường các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên ..............................................................................................84 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................88 6.1. Kết luận ...................................................................................................88 6.2. Kiến nghị .................................................................................................89 GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt ii
  3. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp 6.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................91 6.4. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo...................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................92 PHỤ LỤC.............................................................................................................94 GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt iii
  4. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG  Bảng 3.1: Yếu tố hấp dẫn cứng và mềm của địa phương ......................... 23 Bảng 4.1: Cấu trúc bảng hỏi và thang đo .................................................. 41 Bảng 4.2: Tiến độ thực hiện ...................................................................... 44 Bảng 5.1: Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường ........................... 46 Bảng 5.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi ............................................................. 48 Bảng 5.3: Mô tả thống kê về quê quán của sinh viên ............................... 49 Bảng 5.4: Mô tả thống kê giữa ngành học và loại công việc .................... 50 Bảng 5.5: Mô tả thống kê giữa học lực và địa điểm làm việc .................. 51 Bảng 5.6: Mô tả thống kê giữa lý do chọn nơi làm việc và loại hình DN 52 Bảng 5.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .........................................58 Bảng 5.9: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố ............. 59 Bảng 5.10: Kết quả phân tích Cronbach Alpha ....................................... 66 Bảng 5.11: Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố cá nhân ............................... 70 Bảng 5.12: Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Q18) .............................. 84 Bảng 5.13: Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Q14) .............................. 87 GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt iv
  5. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ  Hình 2.1: Nhu cầu nhân lực ngành – nghề giai đoạn 2012-2015 .............. 8 Hình 3.1: Kết cấu một việc làm ................................................................ 24 Hình 3.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp (Kotler và Fox)................................................................................................... 27 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu .................................................................. 37 Hình 5.1: Kết hợp giữa giới tính và khu vực sinh trưởng ......................... 47 Hình 5.2: Kết hợp giữa năm học và chuyên ngành học ............................ 48 Hình 5.3: Cá nhân ảnh hưởng đến sinh viên ............................................. 54 Hình 5.4: Kênh thông tin tìm hiểu về việc làm ......................................... 56 Hình 5.5: Khó khăn khi tìm việc của sinh viên......................................... 57 Hình 5.6: Mức độ ảnh hưởng của năng lực bản thân ................................ 72 Hình 5.7: Mức độ ảnh hưởng của môi trường làm việc ............................ 72 Hình 5.8: Mức độ ảnh hưởng của thị trường lao động ............................. 73 Hình 5.9: Mức độ ảnh hưởng của sự hấp dẫn địa phương ........................ 74 Hình 5.10: Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm công ty ............................... 75 Hình 5.11: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện gia đình ............................. 76 Hình 5.12: Mức độ ảnh hưởng của chính sách ưu đãi .............................. 77 Hình 5.13: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ......................................... 87 GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt v
  6. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội SV: Sinh viên TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DSHĐKT: Dân số hoạt động kinh tế ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt vi
  7. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Chương 1: TỔNG QUAN Chương này nêu lên các nội dung sau: 1) Cơ sở hình thành đề tài 2) Mục tiêu nghiên cứu 3) Phương pháp nghiên cứu 4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5) Ý nghĩa đề tài 6) Bố cục nội dung nghiên cứu 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đến xã hội loài người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế tri thức đã dần thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Sứ mạng đào tạo nhân lực của các trường đại học, việc khai thác và sử dụng kết quả của quá trình giáo dục ở Việt Nam hiện nay là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý, có hiệu quả không chỉ là vấn đề riêng của ngành giáo dục mà là của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của nhà trường và của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh sự phát triển đó cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một vấn đề đã tốn rất nhiều giấy mực của các ngành, các cơ quan chức năng là vấn đề việc làm. Đặc biệt là vấn đề việc làm của sinh viên mới ra trường. Vấn đề này đã khiến rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp giải quyết vấn đề này. Nhưng những kết quả từ các cuộc hội thảo, hướng nghiệp chỉ phần nào giải quyết được vấn đề đó. Đây thực sự là nỗi lo chung của bất cứ sinh viên nào sau khi tốt nghiệp. Nỗi lo đó hoàn toàn có cơ sở khi mà theo số liệu thống kê gần đây thì rất nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng “trái ngành, trái nghề”. Trước đây có nhiều cuộc nghiên cứu đã giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn vấn đề việc làm trong xã GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 1
  8. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp hội. Như vào năm 1999, điều tra sinh viên tốt nghiệp trong 51 trường Đại học và Cao đẳng, số sinh viên tốt nghiệp là 20.540 sinh viên nhưng tỷ lệ sinh viên có việc làm là 72,47%, còn lại 27,53% sinh viên là chưa có việc làm. Năm 2008, theo thống kê riêng của chương trình việc làm của báo Người Lao Động thì bình quân cứ 100 lao động Đại học đến đăng ký tìm việc làm thì có khoảng 80 người (tương đương 80%) không tìm được việc làm trong khoảng 3 tháng đầu sau khi tốt nghiệp, 50% thất nghiệp trong sáu tháng đầu và 30% sau một năm, những con số rất đáng lo ngại. Cũng trong năm 2008, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước chỉ có khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Và con số này tập trung chủ yếu vào các trường: Đại học Y Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế,…. Còn tại Tp Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, theo ông Nguyễn Hoàng Khang, Trưởng phòng Lao động – Tiền công – Tiền lương thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Tp Hồ Chí Minh cho biết: Mỗi năm Tp Hồ Chí Minh có khoảng 32.000 sinh viên Đại học tốt nghiệp, trong đó có khoảng 30% sinh viên có việc làm phù hợp, khoảng 50% có việc làm trái ngành đào tạo. (Trần Khánh Đức, Lao động việc làm và nguồn nhân lực ỏ Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2001) Theo một kết quả điều tra của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) vào tháng 02/2009, đối tượng là sinh viên K44 đến K48 các khoa Tâm lí học, Thông tin – Thư viện, Ngôn ngữ học thì chỉ có 41,9% sinh viên ra trường sau 01 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo, 18,8% làm việc trái ngành, 1,8% không có việc là và 1,8% tiếp tục học sau đại học. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trường, chỉ có 24% sinh viên cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, còn 76% còn lại cho rằng không phù hợp với công việc thực tế. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 2
  9. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Mặc dù hiện này cùng với sự phát triển của đất nước về kinh tế, xã hội thì các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước mọc lên rất nhanh tuy nhiên số lượng sinh viên ra trường cũng tăng lên. Chính vì nhiều người, ít việc nên buộc các bạn sinh viên khi ra trường phải cạnh tranh khốc liệt trong các cuộc tuyển dụng để tìm cho mình một công việc tốt, đúng chuyên ngành của mình. “Đầu ra” của các trường Đại học, Cao đẳng luôn là một vấn đề nóng rất được xã hội quan tâm, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường. Ngay từ khi quyết định thi vào một trường nào đó thì phần lớn thí sinh và gia đình đều đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ vào đó, học xong thì làm gì? Và xin vào đâu làm?”. Nhưng lo lắng thì cứ lo lắng, thi thì vẫn thi để rồi sau bốn năm miệt mài ôn học, các sinh viên ra trường vẫn hoang mang không biết phải làm gì để sống khi cầm tấm bằng Đại học trên tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm. Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”. Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện nay của sinh viên. Do đó, đề tài “Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp” có ý nghĩa không chỉ cho bản thân sinh viên, cho nhà trường mà còn cho toàn xã hội. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 3
  10. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về định hướng việc làm của sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp của các trường đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Thực trạng định hướng việc làm của sinh viên.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.  Phân tích sự khác biệt trong cách định hướng chọn việc làm của sinh viên 1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước: Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng cách thực hiện nghiên cứu định tính: Tham khảo các dữ liệu thứ cấp, trao đổi và thảo luận với một số sinh viên đang học tại trường Đại học Tây Đô để thiết lập vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và mô hình nghiên cứu từ đó hình thành bản câu hỏi nghiên cứu. Bước 2: Nghiên cứu chính thức: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi đã thiết kế ở bước 1; sau đó mã hóa và làm sạch dữ liệu sơ cấp; tiến hành xử lý dữ liệu bằng công cụ hỗ trợ SPSS 18.0; phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ tiến hành khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm ba, năm cuối khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh của các trường Đại học vì đây là đối tượng mang tính đại diện cao, liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 4
  11. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 3 trường đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tây Đô và Trường Đại học Tại chức Cần Thơ. 1.5. Ý nghĩa đề tài  Đối với sinh viên Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là một vấn đề cấp thiết. Vì đây là nỗi lo chung của sinh viên sau khi tốt nghiệp và là nỗi lo riêng cho bản thân tôi. Qua đề tài này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề việc làm của mình trong tương lai. Từ đó có thể có những bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Đồng thời giúp giải tỏa được một phần những lo lắng, vướng mắc cho sinh viên khi bước ra ngoài môi trường thực tế chứ không bị bó hẹp trong phạm vi nhà trường. Bên cạnh đó, đề tài còn giúp sinh viên nhận thức rõ ngành học của mình và điều quan trọng là ổn định tâm lý và có định hướng đúng đắn, rõ ràng hơn cho nghề nghiệp trong tương lai.  Đối với nhà trường Thông qua đề tài này phản ánh một số định hướng, mong muốn, nguyện vọng về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó hiểu được một số khó khăn, lo lắng của sinh viên. Qua đó giúp cho nhà trường có một số hướng về giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp nhằm giải quyết phần nào những mong muốn của sinh viên để giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình tìm việc làm. 1.6. Bố cục nghiên cứu Nghiên cứu bao gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 5
  12. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Chương 6: Kết luận và kiến nghị Tóm lại, chương này là chương khái quát chung về vấn đề nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành các phần tiếp theo: Bối cảnh nghiên cứu. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 6
  13. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Chương này nêu lên thực trạng chung về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn cả nước. Những vướng mắc mà sinh viên gặp phải trong quá trình tìm việc làm. 2.1. Tình hình việc làm của sinh viên Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2010-2011 thì cả nước có 163 trường đại học. Trong đó có 113 trường đại học công lập, 50 trường đại học tư thục. Số sinh viên cả nước ước tính là 1.435.887. Sinh viên hệ chính quy là 970.644 sinh viên; hệ cử tuyển là 7.448 sinh viên; hệ vừa học vừa làm: 457.795 sinh viên. Số sinh viên tốt nghiệp là 187.379 sinh viên. Sinh viên ra trường thì nhiều nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm cũng ngày càng tăng. Theo khảo sát có khoảng 26,2% cử nhân đại học ra trường nhưng không có việc làm. Bên cạnh đó, 70,8% cử nhân ra trường lại làm những công việc trái ngành nghề được đào tạo, chỉ có khoảng 19% cử nhân làm đúng ngành nghề được đào tạo. Điều đó cho thấy việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục đại học hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý do đó mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao. Sinh viên ngày nay đang thiếu đi nhiều kỹ năng và có lối sống nhanh, thực dụng. Cả nước có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp. Qua khảo sát tại những hội chợ việc làm trong một vài năm gần đây, các đơn vị tuyển dụng cũng chỉ chọn cho mình 5-10 sinh viên trong khoảng 1.000 sinh viên ứng tuyển. Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và Nghề nghiệp, Viện Giáo dục Việt Nam thì giáo dục đại học ở nước ta phát triển quá nhanh. Chưa đầy 20 năm, nước ta đã có đến 400 trường đại học. Số lượng bùng nổ, nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với số lượng. Bên cạnh đó việc GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 7
  14. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp phân bố ngành học và địa bàn đào tạo cũng bất hợp lý. Có đến quá nửa các trường đại học, cao đẳng tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, sinh viên theo học những ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng… lại tăng đột biến. Còn các ngành khoa học khác thì lại thiếu số lượng theo học do đó dẫn đến sự thiếu cân bằng trong cung – cầu nguồn nhân lực. Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM[1]. Hình 2.1: Nhu cầu nhân lực ngành – nghề giai đoạn 2012-2015 Dựa vào biểu đồ ta thấy, nhu cầu nguồn nhân lực thuộc các khối ngành sản xuất, kỹ thuật hiện đang thiếu hụt rất lớn. Cụ thể, các ngành Dệt – May – Giày da – Thủ công mỹ nghệ có nhu cầu nguồn nhân lực đến 28% trong tổng số tổng nhu cầu nguồn nhân lực của cả nước. Tiếp theo là ngành Công nghệ thông tin – Điện – Điện tử - Viễn thông 12%,…. nhưng trên thực tế sinh viên chọn học các khối [1] Khảo sát về nhu cầu nhân lực củaTrung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2010-2011. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 8
  15. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế lại rất đông. Phải chăng các bạn sinh viên đã chọn sai ngành – sai nghề? Từ đó cho thấy một nghịch lý, một sự mất cân đối trong cung-cầu nguồn lao động trong nền kinh tế Việt Nam. 2.2. Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên Vấn đề định hướng cho sinh viên ngày nay cũng là một việc làm quan trọng. Không có định hướng rõ ràng và đúng đắn, nhiều sinh viên có thể sẽ bị lạc hướng. Từ đó số sinh viên đó sẽ không cố gắng, phấn đấu cho lĩnh vực mình đang theo đuổi. Nhưng trên thực tế, định hướng nghề nghiệp hiện nay lại theo xu thế của thời đại, không ai thích học những ngành nghề nông nghiệp, họ đổ xô vào kinh tế hay quản trị kinh doanh. Họ cũng chẳng chú tâm vào những ngành nghề sản xuất. Hầu hết các điều tra xã hội học đối với sinh viên về nội dung “Có hay không có định hướng ngành học trước khi bước vào cổng trường ĐH?” đều cho ra kết quả: sinh viên của chúng ta cơ bản định hướng ngành học theo năng lực, nghĩa là lựa chọn ngành học theo điểm học tập gắn với điểm đầu vào. Hay nói cách khác, sinh viên cho rằng quan trọng trước tiên là phải vào được một trường ĐH để có tấm bằng ĐH. Theo TS. Trịnh Văn Tùng, Giảng viên chính trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), một thực tế hiện nay là sinh viên chưa được hướng nghiệp một cách bài bản mà chỉ hướng đến những ngành học vừa sức để đỗ và lấy được bằng ĐH. Vì vậy, khi ra trường dù được trang bị một ít kiến thức, sinh viên vẫn khó xác định cho bản thân nên làm nghề gì để thực sự phát huy được hiệu quả. Thế là cả “làm thầy” và “làm thợ” đều dở dang. Cũng từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùng và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN cũng đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 9
  16. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp không có nhiều thông tin về hệ thống nghề” gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình. Ông Nguyễn Ngọc Anh – Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển cho biết, có khoảng 99% sinh viên được nhận vào làm việc tại Trung tâm đều phải qua đào tạo lại. Các em thiếu rất nhiều thứ, từ ngoại ngữ đến các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Một trong những nguyên nhân sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc là do các em chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nếu thực sự có ý thức lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, niềm yêu thích, say mê sẽ giúp các em chủ động trang bị những kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Theo khảo sát trên 10.000 sinh viên từ năm 2009-2012, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm chỉ có GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 10
  17. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.[2] Theo thống kê của Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam thì khoảng 50% sinh viên ra trường không có việc làm và chỉ có 30% trong số đã tìm được việc làm đúng ngành nghề đã được đào tạo. Riêng theo nhận định của thầy Nguyễn Đức Hiền, chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, Đại học Dân lập Duy Tân thì số sinh viên ra trường được làm đúng chuyên ngành đào tạo chỉ khoảng trên dưới 50%. Còn tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì trên 70% số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Trường Đại học Dân lập Cửu Long cũng cho biết đến nay có khoảng 70% sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng ngành nghề. Còn theo ông Lê Quang Minh, Đại học Cần Thơ thì số sinh viên ra trường làm việc đúng ngành nghề của các trường Đại học là rất ảm đạm. Một phần là trường chưa có thông tin thực để điều phối, liên kết đào tạo cho hợp lý. Một điểm yếu khác mà các chuyên gia cho biết, các SV hiện nay thường mắc phải đó là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng. Vì vậy đề tài này hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên xác định rõ hơn định hướng nghề nghệp của mình trong tương lai và cố gắng hạn chế những vướng mắc mà các bạn đang gặp phải. Tóm lại, chương này phản ánh thực trạng chung của sinh viên đối với vấn đề việc làm và các ý kiến từ các chuyên gia, các trường về những hạn chế của sinh viên sau khi ra trường. Qua đó đã nêu lên được sự cấp thiết của đề tài. [2] Khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 11
  18. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần chính: Phần đầu giới thiệu về các khái niệm, mô hình ra quyết định và một số lý thuyết về các yếu tố tác động đến định hướng việc làm. Phần tiếp theo, căn cứ trên cơ sở các lý thuyết đã phân tích tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. 3.1. Các khái niệm có liên quan 3.1.1. Việc làm Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “Việc làm là gì”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm. Theo Điều 13, Bộ luật Lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:  Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.  Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.  Ba là, làm các công việc cho hộ gia đ2nh mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 12
  19. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó). Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý. Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm. Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công” [tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là mang tính chất công việc “được giao”. Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho. Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội [tr.19], khái niệm việc làm được hiểu là: “Trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của thị trường”. Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý,….) tạo ra/có thu nhập. Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh”. Từ các quan điểm trên tác giả thống nhất với khái niệm: Việc làm là hoạt động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập (được trả công bằng tiền, hiện vật, trao đổi công; tự làm để tạo thu nhập, tạo lợi ích cho gia đình không hưởng tiền công/lương). GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 13
  20. [KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP] Định hướng việc làm của SV sau khi tốt nghiệp Phân loại việc làm Có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm nhưng cơ bản là đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động. Những hoạt động của người lao động thể hiện hình thức, tính chất, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hướng của việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động lao động là người lao động và chủ thể tạo việc làm trong nền kinh tế. Người có việc làm, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình”. Theo Tổng cục Thống kê: “Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ trong thời gian sắp xếp lại sản xuất do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng…”. Người có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việc làm. Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người làm việc có số giờ nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại. Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ; hoặc ít hơn số giờ theo chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại. Theo hoạt động của mỗi cá thể người lao động việc làm có thể chia thành: việc làm chính, việc làm phụ.  Việc làm chính: là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác.  Việc làm phụ: là việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. GVHD: ThS. Võ Minh Sang SVTH: Võ Tấn Đạt Trang 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2