intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

212
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam trình bày gồm 3 chương, Chương 1: Trình bày tổng quan về nghề môi giới chứng khoán, Chương 2: Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam hiện nay, Chương 3: Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Nguyên Dung Lớp : Anh 3 Khoá : K41A - KTNT Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, tháng 11 năm 2006
  2. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Khi thị trƣờng chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động ngày 20 tháng 7 năm 2000 thì đã có một nghề mới đƣợc xuất hiện, đó là nghề môi giới chứng khoán. Có thể nói một trong những đặc trƣng của TTCK là hoạt động theo nguyên tắc trung gian, theo nguyên tắc này các giao dịch trên TTCK bắt buộc phải đƣợc thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán và nhân viên môi giới. Môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động nghiệp vụ đặc trƣng và cơ bản trong thị trƣờng chứng khoán. Khác với nghề môi giới trong các lĩnh vực khác, môi giới chứng khoán là một loại hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề cao, đòi hỏi phải có kỹ năng, nghiệp vụ, đạo đức, đồng thời đòi hỏi một môi trƣờng hỗ trợ tƣơng đối phức tạp. Cùng với sự ra đời cách đây chƣa lâu của TTCK Việt Nam, nghề môi giới chứng khoán cũng đã hình thành và đang trên đà phát triển. Đây là kết quả của nỗ lực nhằm rút ngắn khoảng thời gian cần thiết để tạo lập kênh huy động vốn trung và dài hạn cho công cuộc tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Thị trƣờng tài chính phát triển ở trình độ cao là tiền đề để nghề môi giới chứng khoán có thể đảm nhận tốt chức năng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính. Tuy nhiên, khi trƣờng thị trƣờng tài chính còn phát triển ở mức độ thấp, sự xuất hiện và phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán sẽ có tác động ngƣợc lại, trở thành một nhân tố thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trƣờng chứng khoán nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung. Chính vì thế, nghề môi giới chứng khoán cần đƣợc nhận thức một cách đầy đủ từ mọi khía cạnh pháp lý, đạo đức, cá nhân và cộng đồng, tích cực và tiêu cực… để từ đó có thể hoạch định một chƣơng trình xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán nhƣ một bộ phận quan trọng của chiến lƣợc phát triển tổng thể ngành chứng khoán. 1
  3. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu nghề môi giới chứng khoán cũng nhƣ phân tích thực trạng nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam, đề tài “Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn, nhằm góp phần củng cố và thúc đẩy nghề môi giới chứng khoán nói riêng và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung phát triển ổn định hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận: - Làm rõ bản chất của nghề môi giới chứng khoán qua việc phân tích chức năng, bản chất, đặc trƣng và các loại môi giới chứng khoán cũng nhƣ mâu thuẫn nội tại của nó trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, từ đó phân tích vai trò của nghề môi giới chứng khoán trong nền kinh tế nói chung và trên thị trƣờng chứng khoán nói riêng. - Xem xét cơ cấu tổ chức và vận hành của các công ty môi giới chứng khoán; các kỹ năng cần thiết của ngƣời môi giới chứng khoán và những chuẩn mực nghề nghiệp của họ với tƣ cách là những cá nhân hành nghề, đặt trong xu hƣớng phát triển của thế giới hiện đại. - Đánh giá thực trạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và nghề môi giới chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động. - Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu nghề môi giới chứng khoán nói chung, đồng thời nghiên cứu thực trạng nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam nhằm tìm ra một hƣớng phát triển cho nghề môi giới chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2
  4. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Khoá luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh để rút ra đƣợc các đánh giá, nhận xét tổng quát và đƣa ra các nhận định, kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển nghề môi giới chứng khoán Việt Nam. 5. Bố cục khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận đƣợc bố cục thành ba chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về nghề môi giới chứng khoán Chƣơng 2.Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 3. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam Do những hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Những khuyến nghị đƣa ra chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời đọc. Vì vậy, ngƣời viết rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình. 3
  5. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN I. VÀI NÉT VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1. Khái quát về thị trƣờng chứng khoán 1.1. Khái niệm và chức năng của thị trƣờng chứng khoán 1.1.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển nhƣ hiện nay, TTCK đã trở thành một yếu tố căn bản, không thể thiếu đƣợc của một nền kinh tế hiện đại. TTCK đã và đang trở thành một định chế tài chính quan trọng nhất đối với những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Về định nghĩa TTCK thì từ trƣớc tới nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TTCK. Theo tiếng Latin, TTCK có nghĩa là BURSA hay còn gọi là “sở giao dịch chứng khoán”, nghĩa đen là ví đựng tiền, là một tổ chức hoạt động có điều khiển. Theo chữ Hán, TTCK là giao dịch sở, sở có nghĩa là nơi chốn, còn giao dịch có nghĩa là mua bán, đổi chác. Từ điển Longman Dictionary of Business English, năm 1985, định nghĩa TTCK nhƣ sau: “An organized market where securites are bought and sold under fixed rules1”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “TTCK là một thị trƣờng có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán đƣợc mua và bán theo những nguyên tắc nhất định”. Cũng theo The America Heritage Dictionary of the English Languahe, Dell, 1971, trong tiếng Anh, thì securites có nghĩa là written evidence of ownership, có nghĩa tiếng Việt là “chứng từ sở hữu bằng văn bản”2 Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày thì TTCK đã thoát ly định nghĩa ban đầu và có thêm nhiều nội dung mới. “TTCK là một thị trƣờng mà ở 1 Longman Dictionary os Business English, 1985 2 The American Heritage Dictionary of the English Language, Dell, 1971, T.633 4
  6. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam nơi đó ngƣời ta mua bán chuyển nhƣợng, trao đối chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời”3. Nghị định 48/CP – NĐ ngày 11/7/1998, khoản 19 điều 2, quy định: “ Thị trƣờng giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các CK đƣợc mua bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán”4 1.1.2 Chức năng chủ yếu của TTCK TTCK có các chức năng chủ yếu sau: Thứ nhất, TTCK là một kênh huy động vốn đầu tƣ hiệu quả cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tƣ mua chứng khoán của các tổ chức phát hành, điều đó có nghĩa là số tiền nhàn rỗi của họ đƣợc huy động và sử dụng để đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất cũng nhƣ kinh doanh dịch vụ, điều này giúp phần quan trọng trong việc phát triển đầu tƣ cho cở sở hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất kinh tế xã hội góp phần phát triển nền kinh tế. Thứ hai, TTCK cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng thông qua TTCK, các nhà đầu tƣ có thể lựa chọn một loại hình chứng khoán phù hợp để đầu tƣ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ và thu lợi nhuận. Thứ ba, TTCK tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tƣ có thể chuyển cổ phiếu họ đang sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán một cách dễ dàng. TTCK càng hoạt động hiệu quả càng nâng cao đƣợc tính thanh khoản của các loại chứng khoán và thu hút càng nhiều nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng. Thứ tƣ, TTCK là thƣớc đo đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp đƣợc phản ánh một cách tổng hợp và chính xác trên TTCK. Điều này tạo môi trƣờng cạnh tranh giữa các doanh 3 GS. NGƢT Đinh Xuân Trình và PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, “Giáo trình thị trƣờng chứng khoán” của Trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng, NXB Giáo Dục, T.8 4 Nghị định số 48/ 1998/ NĐ - CP ngày 11/ 7/ 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán 5
  7. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam nghiệp, là động lực cho doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp vì vậy phải luôn nỗ lực, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Thứ năm, TTCK giúp cho chính phủ thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy rằng TTCK với tính nhạy cảm vốn có, thì những động thái trên TTCK phản ánh các biến động của nền kinh tế, qua đó chính phủ có thể đƣa ra các quyết định nhanh chóng và hợp lý. Thông qua TTCK thì chính phủ có thể mua bán các loại trái phiếu, điều chỉnh cán cân ngân sách, điều tiết lƣợng cung tiền và quản lý lạm phát. 1.2 Các chủ thể tham gia TTCK 1.2.1 Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện việc huy động vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán bằng cách phát hành và bán các CK trên thị trƣờng sơ cấp, nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ… “Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện việc phát hành chứng khoán ra công chúng”.5 Nhà phát hành là ngƣời cung cấp chứng khoán - hàng hoá của TTCK. Nhà phát hành chứng khoán có thể là chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các công ty cổ phần. Trong đó nhà phát hành ở Việt Nam chủ yếu là chính phủ và các công ty cổ phần. Chính phủ và chính quyền địa phƣơng là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phƣơng. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ các trái phiếu, chứng chỉ thụ hƣởng… phục vụ cho hoạt động của họ. 1.2.2 Nhà đầu tƣ Đầu tƣ chứng khoán chỉ là việc bỏ vốn, tiền tệ ra mua chứng khoán để kiếm lời, việc kiếm lời trong đầu tƣ chứng khoán có thể là do thu nhập 5 Luật chứng khoán 22 tháng 6 năm 2006, điểu6 khoản 13 6
  8. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam từ cổ tức, trái tức, nhƣng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. Nhà đầu tƣ chứng khoán là những ngƣời có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tƣ vào TTCK bằng cách thực sự mua các CK đang đƣợc phát hành trên TTCK nhằm hƣởng lãi và lợi nhuận. Có thể chia nhà đầu tƣ chứng khoán thành hai loại đó là:  Nhà đầu tƣ cá nhân: nhà đầu tƣ cá nhân chính là công chúng, là khối lƣợng công chúng đông đảo có thể cung cấp một lƣợng tiền tệ rất lớn, từ những nguồn thu nhập thƣờng xuyên của mình. Đầu tƣ từ công chúng là một nguồn cung cấp rất quan trọng và có xu hƣớng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trƣởng GDP của mỗi quốc gia.  Các tổ chức đầu tƣ: các quỹ hƣu bổng, quỹ tƣơng hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thƣơng mại, các công ty đầu tƣ quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ cứu trợ…Đây là những nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính dồi dào, có kinh nghiệm và có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Ở Việt Nam, “nhà đầu tƣ là tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ trên TTCk”6 1.2.3 Các trung gian chứng khoán Trung gian là đƣa đƣờng dẫn lối để hai bên có thể gặp nhau. Nhà trung gian chứng khoán có thể với tƣ cách là: nhà trung gian cá nhân hay các tổ chức trung gian (pháp nhân) nhƣ các công ty chứng khoán. Vai trò chủ yếu của nhà trung gian chứng khoán là: kinh doanh, môi giới và bảo lãnh chứng khoán. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ sự thực hiện tốt vai trò của các trung gian chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh 6 Luật chứng khoán ngày 22 rháng 6 năm 2006, điều 6 khoản 10 7
  9. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam doanh chứng khoán, tuy nhiên trong giao dịch để đảm bảo tính trung thực, công bằng và uy tín của ngành, hai hoạt động này đƣợc lƣu ý tổ chức và giám sát tách bạch. 1.2.4 Ngƣời quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của TTCK Là ngƣời có nghĩa vụ đảm bảo cho TTCK hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua bán chứng khoán trên thị trƣờng diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho những ngƣời đầu tƣ. Vai trò quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của TTCK thuộc về nhà nƣớc. Để thực hiện vai trò này, phải hình thành một cơ quan quản lý giám sát và điều chỉnh thị trƣờng – cơ quan đó gọi là hội đồng chứng khoán quốc gia (mà ở nƣớc ta gọi là Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia). Thành viên của cơ quan này thƣờng là những quan chức của: Bộ tài chính, ngân hàng trung ƣơng, Bộ thƣơng mại, Bộ tƣ pháp và đại diện của sở giao dịch chứng khoán. II. NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1. Nghề môi giới chứng khoán là gì? 1.1 Thế nào là môi giới chứng khoán Có thể nói, hoạt động MGCK là hạt nhân của TTCK, hoạt động MGCK phát triển sẽ tạo đà phát triển cho TTCK. Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc chủ đạo đối với hoạt động của TTCK là chỉ dựa vào các hoạt động giao dịch đƣợc cấp phép giữa những ngƣời trung gian làm nghề MGCK. Luật Chứng Khoán Việt Nam 2006 định nghĩa MGCK nhƣ sau: “Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng” 7 MGCK là một hoạt động kinh doanh CK trong đó một công ty CK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở 7 Luật chứng khoán ngày 22 tháng 6 năm 2006, điều 6 khoản 20 8
  10. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam giao dịch chứng khoán hay thị trƣờng OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.[ 8] Với cách tiếp cận nhƣ vậy, ngƣời môi giới chứng khoán, hiểu theo nghĩa rộng, là những ngƣời trung gian mua bán CK cho khách hàng để hƣởng hoa hồng; trung gian mua bán CK bằng vốn của mình; và là ngƣời bảo lãnh phát hành cho những tổ chức phát hành CK. Đó có thể là các tổ chức tài chính quốc doanh, hoặc tổ chức tài chính thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân với hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Ở Việt Nam, khái niệm MGCK còn khá mới mẻ, nhiều ngƣời vẫn coi môi giới chứng khoán nhƣ một loại trung gian, hay một loại “cò” nhƣ là cò nhà, cò đất, cò xe... mà không hiểu bản chất của Môi giới chứng khoán là một tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhất định. Để trở thành một nhà MGCK giỏi, có tiếng tăm và có nhiều khách hàng chỉ có thể làm đƣợc nếu nhƣ khách hàng của nhà môi giới đó thu đƣợc nhiều lợi nhuận. ở các TTCK có tổ chức, các nhà MGCK không hoạt động với tƣ cách cá nhân độc lập. Mỗi cá nhân ngƣời MGCK dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng thƣờng đại diện cho công ty chứng khoán. Vì vậy, các công ty chứng khoán phải chọn ngƣời môi giới có phẩm chất đạo đức, có kiến thức chuyên môn về TTCK nói chung và về MGCK nói riêng.[ 9] Có thể nói việc hình thành và phát triển nghề môi giới chứng khoán là một tất yếu khi TTCK phát triển ở trình độ cao, khi sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng về số lƣợng và phong phú về chủng loại. Khi đó nhà đầu tƣ sẽ ngày càng cần hơn những ngƣời môi giới có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết, những ý tƣởng đầu tƣ mới mẻ, những lời khuyên mang tính chiến lƣợc và giúp cho họ đầu tƣ theo hƣớng có hiệu quả nhất. Từ yêu cầu thực tế đó, đòi hỏi hoạt động môi giới chứng khoán phải phát 8 PTS. Đinh Xuân Hạ, “Quản lý và các nghiệp vụ giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán”, NXB Thống kê, Hà Nội 1999, T. 328 9 Bùi Nguyên Hoàn, “Thị trƣờng chứng khoán và các công ty cổ phần”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2001, T. 101 9
  11. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam triển ở trình độ cao, mang tính chuyên nghiệp, nói cách khác là trở thành nghề môi giới chứng khoán. Nhƣ vậy, có thể hiểu nghề môi giới chứng khoán là hoạt động nghiệp vụ trong sự tƣơng tác giữa công ty môi giới, nơi cung cấp phƣơng tiện vật chất, tổ chức và pháp lý, và nhân viên môi giới, ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề môi giới chứng khoán Nghề môi giới chứng khoán xuất hiện trƣớc đây khá lâu, lâu hơn nghề tƣ vấn tài chính độc lập chuyên về hoạt động bảo hiểm rất nhiều. Ngay từ trƣớc năm 1773 năm mà TTCK đƣợc hình thành, những ngƣời môi giới đã tiến hành giao dịch cổ phiếu của các công ty tại các quán cafê của Anh. Khi nhu cầu tài chính tăng lên, việc giao dịch các tài sản tài chính thƣờng diễn ra trong các phòng trà trƣớc khi Sở giao dịch chứng khoán London đƣợc thành lập. Tài sản tài chính ở đây chủ yếu là các cổ phiếu. Các công ty thu hút vốn đầu tƣ bằng cách phát hành cổ phiếu và bán ở Sở giao dịch chứng khoán. Trong khi đó, các nhà đầu tƣ chứng khoán thì kiếm tiền bằng cách bán cổ phiếu ở mức giá cao hơn mức họ mua vào. Ban đầu, Sở giao dịch chứng khoán London vận hành dựa vào hai đối tƣợng là các nhà môi giới (stockbroker) và những ngƣời chạy việc (jobber). Những ngƣời chạy việc chạy quanh sàn giao dịch để mua và bán cổ phiếu cho các nhà môi giới. Họ kiếm tiền bằng khoản chênh lệch giữa mức mà nhà môi giới đồng ý bỏ ra để mua cổ phiếu với mức mà họ mua vào. Trong khi các nhà môi giới kiếm tiền bằng khoản phí hoa hồng họ đƣợc trả khi tiến hành giao dịch mua bán cổ phiếu cho các nhà đầu tƣ. Hệ thống vận hành nói trên của Sở giao dịch chứng khoán London không thay đổi suốt từ những năm 1800 cho đến những năm 1980. Nhu cầu sở hữu cổ phiếu của công chúng bắt đầu tăng lên. Các con số thống kê cho thấy nếu những năm 1960, 30 tổ chức tài chính nắm giữ hầu hết các cổ phiếu giao dịch trên thị trƣờng thì đến năm 1981 họ chỉ còn chiếm 58% lƣợng cổ phiếu. Mà nhƣ thế nghĩa là Sở giao dịch chứng khoán London 10
  12. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam phải giải quyết một khối lƣợng lớn các giao dịch. Thực tế nhƣ vậy đòi hỏi Sở giao dịch chứng khoán London phải thay đổi lại cách thức hoạt động. Những ngƣời chạy việc-jobber- đƣợc phép mua và bán chứng khoán nhƣ các nhà môi giới trong khi vẫn có thể tiếp tục làm việc cho các nhà môi giới. Nhờ thế mà có thể giải quyết đƣợc số lƣợng giao dịch ngày càng tăng. Nghề môi giới chứng khoán phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và ở mỗi quốc gia, quá trình phát triển nghề môi giới lại có sự khác biệt. Ở Mỹ, vào ngày 17/05/1792 tại New York, một nhóm gồm 24 ngƣời đã ký một hiệp định thoả thuận chỉ bán chứng khoán cho ngƣời trong nhóm và đƣa ra mức hoa hồng cố định là 1 USD. Đến năm 1863, các thành viên trong nhóm này – Uỷ ban giao dịch chứng khoán New York- chuyển hoạt động đến nơi mà ngày nay chính là Sở giao dịch chứng khoán New York. Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, Wall Street trở nên nhộn nhịp hơn với các hoạt động mua bán chứng khoán. Chứng khoán đƣợc mua đi bán lại bởi những ngƣời không phải là thành viên trong Uỷ ban, và diễn ra ngay trên đƣờng phố vì rất ít ngƣời có đủ khả năng tài chính để mở văn phòng. Những ngƣời này đƣợc gọi là các “nhà môi giới đá lát đƣờng”- Curbstone stockbrokers. Nghề môi giới chứng khoán ở Mỹ cũng bắt đầu phát triển mạnh kể từ đó. Thị trƣờng mua bán mà những ngƣời môi giới này tạo nên gọi là “thị trƣờng lề đƣờng” – Curb Market (cũng giống nhƣ chợ trời, chợ vỉa hè). Đầu những năm 1900, thị trƣờng “lề đƣờng” phát triển lớn mạnh và các nhà môi giới đã mở đƣợc văn phòng ở các khu phố lớn. Do việc giao dịch diễn ra ngay trên hè phố, mỗi lần nhƣ vậy, những ngƣời môi giới lại phải hét thật to để ngƣời ở bên kia đƣờng nghe thấy. Cách liên lạc này quả thật rất bất tiện vì rất dễ nhầm lẫn với những tiếng la hét khác trên đƣờng phố. Vì vậy, hệ thống giao dịch bằng cách ra dấu hiệu tay đã đƣợc chính các nhà môi giới này phát minh và sử dụng rộng rãi. Dần dần, cách ra dấu 11
  13. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam hiệu bằng tay đã trở thành dấu hiệu trong giao dịch giữa những ngƣời môi giới. Đầu những năm 1920, “thị trƣờng lề đƣờng” chuyển địa điểm tới nơi mà ngày nay là số 86 Trinity Place, chấm dứt kiểu thị trƣờng giao dịch ngoài hè phố. Nhiều năm sau đó, năm 1952, dựa trên cơ sở thị trƣờng vốn có, Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX) đã chính thức đƣợc thành lập. Nghề môi giới càng có điều kiện phát triển mạnh hơn. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán ở một loạt các nƣớc trên thế giới, nghề môi giới cũng ngày càng phát triển và không ngừng hoàn thiện. Nghề môi giới chứng khoán từ chỗ diễn ra trên các đƣờng phố, rồi tiến vào sàn giao dịch, ngày nay đã phát triển lên thành môi giới chứng khoán trực tuyến. Nhà đầu tƣ với máy tính kết nối internet có thể giao dịch chứng khoán qua mạng, vừa cập nhật thông tin vừa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí. Ngƣợc lại, với vai trò là nhịp cầu kết nối ngƣời mua và ngƣời bán, tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh các giao dịch, các thƣơng vụ có thể nói nghề môi giới sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trƣờng chứng khoán. 2. Phân loại môi giới chứng khoán 2.1 Phân loại theo loại dịch vụ cung cấp Có hai loại môi giới nếu đánh giá theo tiêu chí dịch vụ cung cấp: 10 2.1.1 . Môi giới toàn phần ( Full - service) Là những ngƣời MGCK có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng nhƣ: đại diện cho khách hàng để thƣơng lƣợng mua hoặc bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán của khách hàng... Họ cung cấp một dải dịch vụ hoàn hảo, từ việc đƣa ra những kết quả nghiên cứu, phân tích, cho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đƣa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng. Tóm lại, với tƣ cách là một cố vấn 10 TS. Trần Thị Thái Hà, “Một số vấn đề về hình thành và phát triển nghề MGCK”, (UBCKNN 2000), T. 35 12
  14. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam tài chính, ngƣời MG dịch vụ đầy đủ có thể phục vụ ngƣời đầu tƣ với nhiều ý tƣởng tốt và sản phẩm tốt, giúp nhà đầu tƣ giải quyết các vấn đề của mình. 2.1.2. Môi giới giảm giá (Discount - service) Là những ngƣời môi giới chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, tùy theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Hoạt động chủ yếu của họ là giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán. Những ngƣời môi giới chứng khoán này thích hợp với các nhà đầu tƣ tự mình đƣa ra các quyết định mua bán mà không muốn lời khuyên hay kết quả nghiên cứu đầu tƣ của nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, với loại hình MGCK này, nhà đầu tƣ dễ gặp rủi ro hơn so với loại hình MGCK toàn phần, nhƣng chắc chắn mức phí hoa hồng môi giới sẽ thấp hơn môi giới chứng khoán toàn phần. 2.2 Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán Theo hoạt động của nhà môi giới ta phân thành bốn loại môi giới chứng khoán nhƣ sau:11 2.2.1 Các nhà môi giới đƣợc ủy nhiệm hay thừa hành (Commission House Brokers) hay ngƣời môi giới tại sàn giao dịch Hầu hết họ là nhân viên của một công ty chứng khoán - Thành viên chính của SGDCK. Theo hình thức này, công ty tính cho khách hàng của mình tỷ lệ hoa hồng trên các dịch vụ của chính công ty. Hoạt động của họ là thực hiện các lệnh cho khách hàng của công ty chứng khoán của SGDCK nên họ đƣợc gọi là nhà môi giới ủy nhiệm hay nhà môi giới trên sàn giao dịch. Họ làm việc hƣởng lƣơng của các công ty và đƣợc bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay khách hàng của công ty trên sàn giao dịch (vì thế họ cũng đƣợc gọi theo một tên chung khác là “môi giới trên sàn – floor brocker). Một CTCK thuê ngƣời để làm chủ một chỗ ngồi của công ty tại sở GDCK. 2.2.2 Nhà môi giới độc lập (hay nhà môi giới hai đôla- $2 dollar broker) 11 GS Lê Văn Tƣ , “ Thị trƣờng chứng khoán” , 2004, NXB Thống Kê. TR. 177 13
  15. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Nhà môi giới 2 đôla là một thành viên của SGDCK, nhƣng là một nhà môi giới chứng khoán độc lập, không thuộc về một công ty nào. Nhà môi giới 2 đôla có thể sở hữu hoặc thuê chỗ cho mình, thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kỳ một công ty môi giới nào thuê mình. Trong trƣờng hợp một nhà MGCK của một công ty CK không có khả năng thực hiện các lệnh giao dịch của mình, hoặc vắng mặt trong phòng giao dịch, ngƣời này có thể chuyển một số lệnh cho nhà môi giới độc lập. Công ty CK sẽ trả cho nhà môi giới độc lập một khoản phí trên các dịch vụ của anh ta. Trƣớc đây, khoản phí trả cho nhà môi giới độc lập là 2 đôla cho 100 cổ phiếu mua bán hộ công ty CK (điều này giải thích tại sao lại có tên gọi là nhà môi giới 2 đôla). Tuy nhiên, hiện nay, khoản phí của các nhà môi giới độc lập thƣờng lớn hơn 2 đôla. Ngƣời môi giới 2 đôla thực hiện lệnh mua bán của những ngƣời môi giới ủy nhiệm khi những ngƣời này quá bận rộn, không thể thực hiện hết tất cả các lệnh nhận đƣợc từ công ty của họ. Ngƣời môi giới 2 đôla hoạt động cho bất cứ công ty nào, bất cứ loại CK gì và sẽ đƣợc ăn hoa hồng. 2.2.3 Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký (Registered Floor Trader) Một số ngƣời mua chỗ trên SGDCK chỉ nhằm mục đích mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ. Những ngƣời đó đƣợc gọi là “nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký”, không thuộc về một công ty môi giới nào. Tuy nhiên, do sự gia tăng các nguyên tắc và các quy định nên hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều. Ngày nay, các nhà giao dịch chứng khoán này hoặc hỗ trợ cho các nhà môi giới chuyên môn với tƣ cách là những ngƣời tạo lập thị trƣờng hoặc hoạt động nhƣ là “nhà môi giới 2 đôla”. Ngƣời giao dịch có đăng ký thực hiện lệnh mua bán với tài khoản của chính họ và tự gánh chịu mọi rủi ro. Họ ít khi thực hiện lệnh của hàng, nhƣng nếu nhận lệnh của khách hàng thì phải ƣu tiên cho khách hàng trƣớc. 2.2.4 Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn hay các chuyên gia (Specialist) 14
  16. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Mỗi chứng khoán niêm yết tại SGDCK chỉ đƣợc buôn bán trên một vị trí nhất định trong phòng giao dịch, vị trí này đƣợc gọi là “quầy”. Trong mỗi “quầy” có một số nhà môi giới đƣợc gọi là những nhà môi giới chuyên môn. Họ chịu trách nhiệm mua bán một loại chứng khoán nhất định, đã đƣợc Hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán phân công. Những ngƣời tụ tập chung quanh các vị trí giao dịch của chuyên gia đƣợc gọi quen là nhóm giao dịch (trading crowd). Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu: là thực hiện các lệnh giao dịch và tạo thị trƣờng. Thông thƣờng, các nhà môi giới chuyên môn thực hiện các lệnh giao dịch theo giá hạn mức. Khi đó, họ đóng vai trò là một nhà MGCK và nhận đƣợc các khoản phí môi giới thông thƣờng, hoặc tiền hoa hồng trên các dịch vụ mà họ cung cấp. Một chức năng khác mà nhà MGCK chuyên môn thực hiện là hỗ trợ việc duy trì một thị trƣờng ổn định đối với loại cổ phiếu mà anh ta đƣợc phân công bằng cách mua bán cổ phiếu với tƣ cách một nhà giao dịch để thu hẹp chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ngƣời môi giới và các công ty chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong quá trình kết nối cung cầu chứng khoán. Họ góp phần đẩy nhanh quá trình lƣu thông và phân phối chứng khoán, qua đó giúp cho các dòng chảy của nguồn vốn trên thị trƣờng đƣợc liên tục. 3. Đặc trƣng của nghề môi giới chứng khoán Đặc trƣng của nghề môi giới chứng khoán là những xung đột, tranh chấp lợi ích không thể tránh khỏi trong lĩnh vực này. ở đây khái niệm tranh chấp lợi ích không bao hàm hành vi của ngƣời môi giới hoặc khách hàng cố tình vi phạm pháp luật để kiếm lời một cách bất chính. Tranh chấp hay xung đột lợi ích có thể xảy ra trong những trƣờng hợp nhƣ việc ngƣời môi giới không sẵn sàng thông báo với khách hàng của mình về những diễn biến xấu của khoản đầu tƣ do chính anh ta khuyến nghị với khách hàng,và 15
  17. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam khi khách hàng bị thiệt hại thì việc bắt lỗi và xử lý ngƣời môi giới là rất khó. Hoặc có những trƣờng hợp khách hàng do không thực sự hiểu biết về trách nhiệm và khả năng của ngƣời môi giới, nên đã kỳ vọng một cách không hợp lý về những gì mà nhà môi giới có thể mang lại cho mình, và đã khiếu nại khi thực tế xảy ra trái với những gì họ mong muốn. Ngƣời môi giới sống bằng tiền hoa hồng hay là khoản chênh lệch giá trong việc mua hoặc bán những lợi ích tài chính. Nhƣ thế, những lợi ích tài chính của riêng họ có thể xung đột với nhu cầu và mục tiêu của khách hàng. Với tƣ cách là ngƣời đại diện hay ngƣời đƣợc ủy quyền của khách hàng, ngƣời môi giới luôn luôn phải dẹp đi xung đột này để phục vụ cho lợi ích cao nhất của khách hàng là cái phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Các công ty môi giới có thể gây áp lực lớn buộc nhân viên môi giới của mình phải bán đƣợc những sản phẩm nhất định hoặc đạt đƣợc mức tổng sản lƣợng nhất định. áp lực nhƣ vậy có thể thấy dƣới nhiều hình thức, từ việc cấp văn phòng riêng cho tới việc tiếp tục thuê nhân viên đó. Giải pháp cho những xung đột nhƣ vậy nói chung chỉ đơn giản là đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Các công ty chứng khoán cũng có thể tăng hoa hồng để khuyến khích ngƣời môi giới thực hiện nhiều giao dịch và nói chung mức hoa hồng càng cao, và đƣợc tạo ra càng thƣờng xuyên thì càng tốt về mặt kinh tế đối với ngƣời môi giới và cũng kích thích tăng nguồn thu cho công ty. Song các công ty chứng khoán hay là những ngƣời môi giới chứng khoán cũng phải luôn luôn vì lợi ích của khách hàng, khách hàng phải đƣợc bán những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân, với khối lƣợng thích hợp và việc bán hàng việc bán hàng phải diễn ra một cách hợp lý và trung thực trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Và nếu nhƣ tƣ cách đại diện đƣợc tạo lập với sự tín nhiệm và trên cơ sở hợp lý, thì một khách hàng công bằng hầu nhƣ không thể trách cứ ngƣời môi giới hay công ty môi giới của họ nếu nhƣ những khuyến nghị họ đƣa ra không phải bao giờ cũng mang lại những kết quả mỹ mãn. 16
  18. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Tóm lại, nếu các cố vấn tài chính và những khách hàng của họ ý thức đƣợc đầy đủ hơn, thì họ sẽ hành động thận trọng và tránh đƣợc những tranh chấp, hay ít nhất cũng giảm thiểu đƣợc những thiệt hại và chi phí để giải quyết tranh chấp. 4. Chức năng của nghề môi giới chứng khoán Với tƣ cách là một hoạt động nghiệp vụ trong sự tƣơng tác giữa công ty môi giới – nơi cung cấp phƣơng tiện vật chất, tổ chức và pháp lý, và nhân viên bán hàng – ngƣời trực tiếp tiếp thị và giao dịch với khách hàng, nghề môi giới chứng khoán có hai chức năng chính sau đây: 12 4.1 Cung cấp thông tin và tƣ vấn cho khách hàng Công ty môi giới chứng khoán thông qua các nhân viên bán hàng cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và những khuyến nghị đầu tƣ. Việc nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua bộ phận nghiên cứu trong công ty chứng khoán nghiên cứu các lĩnh vực chủ yếu nhƣ: diễn biến tổng thể của thị trƣờng, động thái của từng khu vực riêng biệt trong thị trƣờng đó, hay hoạt động của từng công ty trong khu vực. Những thông tin này các nhà nghiên cứu cung cấp cho các nhà môi giới hàng tuần, kèm theo đó là những khuyến nghị cụ thể về từng loại chứng khoán cần mua và cần bán. Nhà môi giới sẽ sử dụng những thông tin này để cung cấp cho khách hàng của mình theo những yêu cầu cụ thể. Các nhà môi giới hàng ngày tiếp cận với một mạng thông tin điện tử cung cấp các thông tin tài chính liên tục và đƣợc cập nhật về lãi suất, kinh tế, thông tin thị trƣờng, và cũng đƣợc tiếp cận với tất cả các tin tức mới nhất từ khắp nơi trên thế giới liên quan tới cổ phiếu của khách hàng. Nhờ nguồn thông tin đƣợc thu thập và sử lý công phu này, ngƣời môi giới có đủ tri thức để trở thành nhà tƣ vấn tài chính riêng của khách hàng. Ngoài việc đề xuất với khách hàng những chứng khoán và dịch vụ đơn thuần, ngƣời môi giới cũng có thể giới thiệu với khách hàng những cổ 12 TS Trần Thị Thái Hà, “Nghề môi giới chứng khoán”, (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001) TR. 25 17
  19. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam phiếu, trái phiếu mới phát hành, các chứng chỉ quỹ đầu tƣ và những công cụ đầu tƣ khác, và quan trọng hơn là đề xuất một cách thức kết hợp các chứng khoán đơn lẻ trong một tổng thể (danh mục đầu tƣ) để giảm thiểu rủi ro và tăng tối đa lợi nhuận. Ngƣời môi giới cho nhà đầu tƣ biết lúc nào thì họ nên mua, lúc nào thì nên bán và đồng thời cung cấp cho họ những thông tin kinh tế tài chính trên thị trƣờng. Ngƣời môi giới khi đƣa ra các lời khuyên cho khách hàng của họ, sẽ dựa trên các yếu tố nhƣ hệ số giá, thu nhập, các dự đoán về thu nhập và giá, tình trạng chung của nhóm ngành của cổ phiếu và trạng thái tổng thể của thị trƣờng. Ngƣời môi giới không chỉ là ngƣời đƣa ra các khuyến nghị về tài chính cho khách hàng mà đôi khi còn là một ngƣời bạn tin cẩn, có thể lắng nghe tất cả câu hỏi liên quan tới tình trạng tài chính của khách hàng, và trong một chừng mực có thể, đƣa ra giải pháp thích đàng giúp khách hàng tháo gỡ những khó khăn. Do đó tìm đƣợc một nhà môi giới giỏi hành nghề và thật tâm huyết là mong muốn của bất cứ nhà đầu tƣ chứng khoán nào. 4.2 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu và lợi ích của họ. Ngƣời môi giới nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng và thực hiện giao dịch cho họ. Quá trình này bao gồm một loạt công việc, từ hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tại công ty, tiến hành giao dịch, xác nhận giao dịch, thanh toán và chuyển kết quả giao dịch cho khách hàng. Không chỉ có vậy, sau khi giao dịch đã đƣợc thực hiện, ngƣời môi giới còn phải tiếp tục chăm sóc tài khoản của khách hàng, tiếp tục đƣa ra những khuyến cáo và cung cấp thông tin, theo dõi để nắm bắt những thay đổi trong đời sống, công việc mà có thể dẫn tới những thay đổi trong tình trạng tài chính và thái độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, từ đó đề xuất những giải pháp hay chiến lƣợc mới thích hợp. 18
  20. Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam Công ty môi giới là nơi đảm bảo những điều kiện vật chất- bao gồm địa điểm, hệ thống máy móc thiết bị nối mạng với Sở giao dịch- nhân lực (đội ngũ nhân viên tác nghiệp), và pháp lý để cho quá trình này đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; đồng thời khi xảy ra tranh chấp thì có thể xử lý đƣợc một cách thỏa đáng. Để làm đƣợc chức năng này, công ty đƣợc tổ chức theo những phòng ban chức năng phù hợp, với những quy trình hoạt động chặt chẽ, khoa học. 5. Vai trò của nghề môi giới chứng khoán 5.1 Phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng Công ty môi giới chứng khoán và các nhân viên bán hàng của họ, khi thực hiện vai trò làm trung gian giữa ngƣời mua (nhà đầu tƣ) và ngƣời bán (nhà phát hành) có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ánh với ngƣời cung ứng hàng hóa và dịch vụ, cung cấp những ý tƣởng thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Kết quả của quá trình đó là đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, phát triển cơ cấu khách hàng, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tƣ và tăng trƣởng. Một ví dụ về sự thành công là công ty Merrill Lynch, trong thập niên 60, 70 trong khi hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán mới chỉ là buôn bán cổ phiếu và trái phiếu thì Merrill Lynch đã tìm kiếm những dịch vụ mà khách hàng cần. Qua đó đã phát triển và tạo ra Tài khoản quản lý tiền mặt (CMA) và Tài khoản tiếp cận vốn tự có. Nhờ vậy mà công ty này đã vƣợt lên hẳn các đối thủ cạnh tranh vào thời kỳ đó. 5.2 Giảm chi phí giao dịch Trên TTCK với đặc trƣng là một thị trƣờng của những sản phẩm và dịch vụ bậc cao, để thẩm định chất lƣợng, giá cả của hàng hóa, ngƣời ta cần một khoản chi phí khổng lồ để phục vụ cho việc thu thập và xử lý thông tin, đào tạo kỹ năng phân tích và tiến hành quy trình giao dịch trên một thị trƣờng đấu giá tập trung. Những chi phí đó chỉ có các công ty chứng khoán 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2