Khoá luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
lượt xem 16
download
Khoá luận "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho xã Hua La trên quan điểm phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÂM HỌC ---------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HUA LA, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA NGÀNH: LÂM SINH MÃ SỐ: 7620205 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh ThS. Trần Thị Quyên Người thực hiện : Quàng Văn Hoàng Mã sinh viên : 1653010465 Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội - 2020
- LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, được sự cho phép của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa lâm học và Bộ môn Khoa học đất, tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng & đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La”. Trong quá trình thực hiện khóa luận ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; các thầy cô trong bộ môn Khoa học Đất và Trung tâm NCLN&BĐKH- khoa Lâm học - trường Đại học Lâm nghiệp; đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Với tất cả tình cảm chân thành của mình, nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những sự động viên giúp đỡ đó. Trong quá trình thực hiện, tuy bản thân có nhiều cố gắng, song do thời gian thực hiện và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, bươc đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận không thế tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các ý kiến bỏ xung, đóng góp của các thầy cô và các bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. ! Xuân Mai, tháng 6 năm 2020 Sinh viên thực hiện Quàng Văn Hoàng i
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Phần I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 2 1.1. Một số khái niệm liên quan quản lý rừng, đất lâm nghiệp ............................ 2 1.1.1. Khái niệm về rừng ....................................................................................... 2 1.1.2. Khái niệm bảo vệ rừng ................................................................................ 2 1.1.3. Khái niệm quản lý rừng bền vững............................................................... 3 1.2. Tổng quan về quản lý rừng trên thế giới và Việt Nam .................................. 4 1.2.1. Thế giới ....................................................................................................... 4 1.2.2. Việt Nam ..................................................................................................... 8 1.2.3. Nhận xét, đánh giá chung .......................................................................... 14 Phần II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 16 2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ................................................ 16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 16 2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu ................................................................... 16 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 16 2.2.1. Mục tiêu chung:......................................................................................... 16 2.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16 2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 16 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 16 2.4.1. Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu ....... 16 2.4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực...... 17 2.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hua La, tỉnh Sơn La ....................................................... 17 ii
- 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17 Phần III KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ... 19 KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................... 19 3.1. Điều kiện địa lý tự nhiên .............................................................................. 19 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 19 3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 19 3.2. Khí hậu – thủy văn ....................................................................................... 19 3.2.1. Khí hậu ...................................................................................................... 19 3.2.2. Thủy văn.................................................................................................... 20 3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 20 3.3.1. Tình hình dân số, lao động ........................................................................ 20 3.3.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm qua ................................... 20 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 22 4.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Hua La, tỉnh Sơn La ........................ 22 4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ở Hua La............................................ 22 4.1.2. Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu ......... 23 4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, tỉnh Sơn La .................................................................................................... 24 4.2.1. Hệ thống tổ chức quản lí rừng và đất lâm nghiệp ở xã Hua La ................ 24 4.2.2. Các hoạt động quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hua La, tỉnh Sơn La ............................................................................................ 26 4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn tồn tại và hạn chế của công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp; đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hua La ............................................................... 30 4.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 30 4.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 31 4.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hua La................................................................................................ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng đất ở khu vực nghiên cứu tính đến 31/12/2019 ................ 22 Bảng 4.2. Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu ... 23 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Rừng tại bản Mòng xã Hua La ............................................................ 27 Hình 4.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng rừng tại Hua La ................................ 27 Hình 4.3. Một số vi phạm phá rừng trồng cây nông nghiệp tại Hua La ............. 28 Hình 4.4. Cán bộ Kiểm lâm hướng dẫn nông dân trồng rừng bản Co Phụng ..... 30 Hình 4.5. Họp tuyên truyền về Bảo vệ rừng tại bản Tong .................................. 30 iv
- ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Hua La nằm ở phía Tây Nam của thành phố Sơn La cách trung tâm thành thành phố Sơn La 5km xã tiếp giáp với 3 xã và 1 phường là: Chiềng Ban, Chiềng Cọ, Mường Chanh và phường Chiềng cơi . Xã Hua La có diện tích tự nhiên là 4.171 ha gồm 1652 hộ toàn xã có 7444 nhân khẩu mật độ chiếm 149 người/1 km gồm có 5 dân tộc là: Kinh, Thái, Mông, Mường, Tày cùng chung sống tại 15 bản, 80% dân số làm nông nghiệp, 20% là buôn bán kinh doanh dịch vụ. Thực hiện Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác Bảo vệ rừng, trong những năm qua Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND xã đã chỉ đạo thực hiện 10 nhiệm vụ trong việc phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những khó khăn do điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội nên trách nhiệm của UBND xã với 10 nhiệm vụ được giao đôi lúc chưa được hoàn thành. Để có cơ sở đánh giá những kết quả về công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, đề tài khóa luận: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng & đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La” được đề xuất thực hiện. 1
- Phần I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan quản lý rừng, đất lâm nghiệp 1.1.1. Khái niệm về rừng Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp (năm 2017) khái niệm như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Như vậy, theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải từ 0,1 trở lên. 1.1.2. Khái niệm bảo vệ rừng Đến nay, chưa có một khái niệm đầy đủ nào về bảo vệ rừng, theo quan điểm của chúng tôi bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, bảo vệ rừng bao gồm những hoạt động sau: Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển 2
- lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. 1.1.3. Khái niệm quản lý rừng bền vững Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX thế giới đã quan tâm đến "phát triển bền vững". Khái niệm "phát triển bền vững" hay "khả năng bền vững" được đưa ra trong "chiến lược bảo tồn thế giới" nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp môi trường toàn cầu. Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau; một số khái niệm được đưa ra như sau: Theo Helsinki (1995): “ Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”. Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế ITTO (2004): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” Theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Luật Lâm nghiệp (năm 2017) khái niệm như sau: Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng 3
- cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Theo định nghĩa này thì quản lý rừng bền vững bao gồm việc bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng sản phẩm của rừng một cách hợp lý, khai thác sử dụng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho tương lai, tạo sinh kế cho nhân dân, bảo vệ môi trường, góp phàn giữ vững quốc phòng an ninh. Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngược lại phát triển rừng cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời, quản lý rừng bền vững là một mục tiêu nằm trong chiến lược "phát triển bền vững" toàn cầu. Nhưng trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu khía cạnh bảo vệ và phát triển rừng. 1.2. Tổng quan về quản lý rừng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thế giới 1.2.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và diễn biến rừng Diện tích rừng thế gới từ đầu thế kỷ XX có khoảng 6,0 tỷ ha, đến năm 1958 diện tích rừng trên thế giới giảm xuống còn khoảng 4,4 tỷ ha, chiếm 33% diện tích đất liền, đến năm 1973 diện tích rừng còn 3,8 tỷ ha và đến năm 1995 diện tích rừng thế gới giảm mạnh nhất chỉ còn 2,3 tỷ ha, tốc độ mất rừng hàng năm vào khoảng 20 triệu ha. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở trên 56 nước nhiệt đới, với tốc độ phá rừng đó, đến năm 2000 thế giới đã mất đi khoảng 225 triệu ha rừng. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 diện tích rừng toàn thế giới tiếp tục mất đi 230 triệu ha, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ. Trong khi đó toàn thế gới mới chỉ hình thành được 80 triệu ha rừng mới trồng. Tại Brazil từ năm 2000 đến 2004, nước này đã phá khoảng 4,0 triệu ha rừng, Indonesia tỷ lệ rừng bị triệt hạ tăng từ 2011 đến 2012 đã biến mất gần 2,0 triệu ha rừng mưa nhiệt đới. Sự mất mát rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở Malaysia, Paraguay, Bolivia, Sambia và Angola; 32% diện tích rừng bị giảm trên toàn thế giới chủ yếu là rừng nhiệt đới; Diện tích 4
- rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2012, theo nghiên cứu này, đã có 498.000 ha rừng bị biến mất, trong khi diện tích trồng mới rừng là 258.500 ha. Những nguyên nhân mất rừng là do áp lực gia tăng dân số, do khai phá làm đất trồng trọt, chặt phá rừng lấy gỗ, củi, do cháy rừng.. và từ đó làm cho đất đai bị sói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá diễn ra ngày càng mạnh, hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề mặt, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm; hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới đang bị rút ngắn, đồng thời gây ra hàng loạt những hậu quả như lũ lụt, hạn hán và sụt lở. Hàng 100 triệu người đang phải đối mặt với các thảm họa do mất rừng gây ra. Ngoài ra thế giới cũng đang đối mặt với những thách thức khác bao gồm đa dạng sinh học trở nên nghèo nàn, năng suất rừng thấp hơn, khả năng thực hiện chức năng phòng hộ và đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội kém hơn. Để quản lý lâu dài, bền vững tài nguyên rừng thì theo (FAO), một trong những biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc gia trên cơ sở cùng có lợi và trước những tình trạng rừng vấn bị suy giảm, nhiều quốc gia trên thế giới đã có sự lỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và đã có nhiều chuyển biến tích cực như: chuyển từ mục đích sản xuất chỉ mang lại lợi ích kinh tế trước mắt sang sử dụng rừng bền vững, kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Thế giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng đình chỉ khai thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường và đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững.., từ đó diện tích rừng thế giới bên cạnh suy giảm cũng từng bước được khôi phục dần, theo đánh giá mới gần đây về tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) 2010: diện tích rừng thế giới có khoảng gần 4 tỷ ha, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh, tăng lên khoảng trên 800 triệu ha so với năm 1991. Bản phúc trình của (FAO) được chính thức công bố tại trụ sở chính của Liên hợp quốc tại New York đúng vào lúc khởi đầu “Năm quốc tế bảo vệ 5
- rừng” năm 2011, đã nhận định một số nước thực hiện tốt việc bảo vệ, phát triển rừng như: Trung Quốc đã tăng diện tích rừng ở nước này lên 3,0 triệu ha mỗi năm, từ trước tới giờ, chưa có một quốc gia nào làm được; Việt Nam, một nước nhỏ có mật độ dân số đông, đã áp dụng việc cải cách rừng một cách thông minh và toàn diện; Ấn Độ cũng đã đạt được sự tăng trưởng khiêm tốn về diện tích rừng; Philippines cũng có chuyển biến tích cực đã áp dụng công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính phủ giao quyền sử dung đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng và giao quyền cho nhóm quản lý. 1.2.1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng Các nghiên cứu về Chương trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương (gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO/SIDA với một số nghiên cứu chuyên đề tại nhiều nước khác nhau đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ quản lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mô tả và phân tích các loại hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Các vấn đề về tài liệu hoá, đào tạo đã được triển khai từ những năm 1985. Những trọng tâm về vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu những cây hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính (thể chế) không cho phép người dân tiếp cận tới lợi ích từ quản lý nó thì các dự án không bao giờ thực hiện được. Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích hợp giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình thông qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai hình thức chủ yếu, điển hình, đó là Rừng cộng quản (viết tắt tiếng Anh là JFM) và Rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM). Sự thay đổi có tính chất chiến lược của Ấn Độ về quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung là xuất phát từ chiến lược của Chính phủ đó là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như là chất đốt, thức ăn gia súc, 6
- gỗ làm nhà... và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài nguyên. Luật đất đai đã tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ dân có truyền thống, tập tục riêng biệt. Tại Bangladesh, lâm nghiệp Cộng đồng được phát triển như là một hợp phần của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đã đòi hỏi đến việc thay đổi chính sách cũng như luật pháp trong ngành lâm nghiệp, trọng tâm là quản lý rừng có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các giải pháp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu cầu, đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành công cho hình thức quản lý đó. Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự công bằng về xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương, các loài nhất định. Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng tại Indonesia. Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của ICIMOD đã làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công của Nepal, đặc biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu từ 3 vùng đại diện : 7
- Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu chuyên đề này đã đề xuất cho phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình cần hoàn thiện trong quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả hơn tại Nepal. Tại SriLanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có sự tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự tham gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hoàn thiện nên thử nghiệm đã không thành công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính sách và luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc thực hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng. Tại Thailan, các nghiên cứu của trường Đại học Kasetsat, và Đại học Chulalongkorn, đã làm rõ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Vụ Lâm nghiệp Hoàng Gia Thái về vai trò của rừng và đất rừng đối với thôn bản và cộng đồng dân cư sống gần rừng. Các hình thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý cấp cộng đồng về tài nguyên rừng đã tỏ ra rất hiệu quả, đặc biệt đối với rừng ngập mặn ven biển và những nơi xa xôi, hẻo lánh có các dân tộc ít người sinh sống. 1.2.2. Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình quản lý và diễn biến rừng Việt Nam trải dài trên vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 3/4 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đang dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, ngập nước ngọt.. Từ năm 1945 diện tích rừng nước ta có khoảng 14,3 triệu ha, với độ che phủ rừng khoảng 43% so với diện tích đất tự nhiên và sau 30 năm chiến tranh thì diện tích rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh, đến năm 1976 chỉ còn 11,169 triệu ha, tỷ lệ độ che phủ 33,8%. Đến năm 1980 rừng còn lại 10,608 triệu ha, độ che phủ chiếm 32,4% diện tích cả nước, trong đó 10% là rừng nguyên sinh 8
- và đến giai đoạn năm 1990 - 1993 diện tích rừng Việt nam bị tàn phá mạnh nhất, chỉ còn 9,175 triêu ha, độ che phủ còn 27,8%. Ở nhiều tỉnh rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,8%, Sơn La 11,9% và Lào Cai 5,4%. Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm vào khoảng 100.000 ha/năm. Sự suy giảm về diện tích rừng, độ che phủ rừng đã dần dần biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Hệ lụy của việc mất rừng, suy thoái rừng đối với Việt Nam được xem là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu do mất rừng, tài nguyên nước này một cạn kiệt ở các sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy, dẫn đến lũ lụt, khô hạn, làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm; đất đai bị xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa; suy giảm tính đa dạng sinh học, số lượng loài động thực vật bị tuyệt chủng; môi trường không khí bị ô nhiễm làm tăng lượng CO 2, tăng nhiệt độ không khí; nước biển dâng.. theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới Tây Thái bình dương tại Việt Nam cho thấy, từ năm 1989 - 2011, bình quân mỗi năm, có khoảng 567 người chết và mất tích do thiên tai, tổng thiệt hại về tài sản khoảng 1,3% GDP hàng năm. Theo các chuyên gia về môi trường, Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, do tác động của suy giảm tài nguyên rừng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động diện tích và chất lượng rừng ở Việt nam là: Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp, đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng; do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư, di cư và phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên rừng để sinh tồn; bên cạnh đó, việc di dân từ vùng đồng bằng lên các vùng cao đã góp phần vào tỷ lệ tăng dân số và tạo áp lực lên những diện tích rừng hiện có; do chưa có 9
- biện pháp quản lý và khai thác rừng hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương; hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật; quá trình giao đất, giao rừng cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, quyền sử dụng rừng chưa rõ ràng; do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội như: xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện, hệ thống đường giao thông, bố trí tái định cư, xây dựng các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản; do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản; do chiến tranh đã làm cho diện tích rừng, tài nguyên rừng nước ta thu hẹp và suy giảm. Trước những thực trạng trên Nhà nước đã có những đổi mới trong công tác quản lý rừng kịp thời giảm bớt những áp lực vào rừng. Ngày 12/8/1991 tại kỳ họp Quốc hội khoá VIII đã chính thức thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đất đai lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993 nhằm giao đất, giao rừng cho các chủ quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài và được sửa đổi bổ sung năm 2003, đến nay được thay thế bằng luật đất đai năm 2013. Đến năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; năm 1992 chính phủ phê duyệt chương trình 327/CP nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc được bắt đầu từ năm 1992 đến 1998; đến ngày 03/12/2004 Quốc hội tiếp tục ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005, năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và tiếp theo đó Chính phủ cùng các bộ ngành tiếp tục ban hành nhiều Nghị định, Thông tư, các chính sách quy định về quản lý bảo vệ và phát triển rừng như: triển khai nhiều chương trình dự án phát triển rừng, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng 10
- được phê duyệt tại Quyết định 661/TTg ngày 29/ 07/1998 của Thủ tường chính phủ với mục tiêu năm 2010 cả nước có được khoảng 14,3 triệu ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ lên 43%; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006, Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 147/QĐ- TTg ngày 10/ 9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" gian đoạn 2011-2020... Ngoài ra Chính phủ và các địa phương cũng đã tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, dần dần xoá bỏ tình trạng độc canh cây lương thực hàng năm kém hiệu quả, phá rừng làm nương rẫy, chuyển sang trồng một số loại cây lâu năm mang tính hiệu quả, bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhiều chương trình dự án đã phát huy hiệu quả, diện tích rừng toàn quốc đã thay đổi và phát triển qua các năm. Tính đến thời điểm năm 2005, sau 15 năm diện tích rừng toàn quốc mới tăng lên được 12,306 triệu ha (nâng độ che phủ lên 36,7%), tăng lên so với năm 11
- 1990 là 3,131 triệu ha. Rừng được phân theo 3 chức năng sử dụng đó là: rừng đặc dụng 1,9 triệu ha, rừng phòng hộ 6,2 triệu ha và rừng sản xuất 4,2 triệu ha. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng tình trạng mất rừng vẫn tiếp diễn phức tạp tại nhiều nơi, từ vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, Tây Bắc bộ.. Năm 2010, tại quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của Bộ NN và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, tổng diện tích rừng toàn quốc là 13.3 triệu ha, tăng so với năm 2005 là 0,7 triệu ha, nâng độ che phủ rừng lên 39,5%. Diện tích rừng đặc dụng đạt 2,0 triệu ha, rừng phòng hộ 4,8 triệu ha, rừng sản xuất 6,3 triệu ha. Đến năm 2013, tại quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ NN và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, tổng diện tích rừng toàn quốc là 13.9 triệu ha, tăng so với năm 2010 là 0,6 triệu ha, nâng độ che phủ rừng lên 41,0%. Diện tích rừng đặc dụng đạt 2,0 triệu ha, rừng phòng hộ 4,6 triệu ha, rừng sản xuất 7,0 triệu ha. Đến năm 2018, tại Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 19/3/2019 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc là 14.491.295 ha, tăng hơn so với năm 2013 là 0,5 triệu ha, tăng về độ che phủ từ 41 - 41,65%. Riêng tỉnh sơn là là 43,51% với 619.830 ha rừng. Đến năm 2019, tại Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 14/4/2020 về việc công bộ hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 là 14.609.220 ha, độ che phủ là 41,89%, tăng so với 2018 là 0,24%. Riêng Sơn La là 634.542 ha, tỷ lệ che phủ là 44,5% tăng so với 2018 là 1% và 15.000 ha. Thông qua những số liệu trên chúng ta thấy diện tích rừng nước ta đã có những thay đổi theo hướng tích cực, diện tích rừng của toàn quốc từng bước được nâng lên. Tuy nhiên bên canh đó thì diện tích rừng và nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng bị huỷ hoại, thu hẹp diện tích, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng. 1.2.2.2. Một số công trình nghiên cứu quản lý rừng ở Việt Nam 12
- - Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý, báo vệ rừng tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả tìm hiểu về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sử dụng, các chính sách liên quan đến hình thức quản lý, bảo vệ rừng này. Trong 5 mô hình quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng, có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra quy định quản lý, sử dụng lâm sản cũng như hoạt động bảo vệ, phát triển rừng. - Theo Quách Đại Ninh (2003), đánh giá tác động của chính sách giao đất lâm nghiệp đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua nghiên cứu một số hộ gia đình có đất lâm nghiệp và không có đất lâm nghiệp trong địa bàn Bắc An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tác giả kết luận chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của người dân vào rừng. Sau khi nhân đất, các hộ gia đình yên tâm sản xuất và sử dụng đất một cách hợp lý, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra được một số mô hình sản xuất mà người dân ưa thích đồng thời với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu để hộ gia đình tham khảo và phát triển sản xuất [15]. - Nghiên cứu của Bảo Huy (2005) đã thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm Quản lý rừng cộng đồng và Cơ chế hưởng lợi, đề xuất những vấn đề về thể chế hóa ở tỉnh Dăk Nông, nghiên cứu này đã đưa ra được mô hình phù hợp cho nhóm hộ và cộng đồng thôn bản trong quản lý, bảo vệ rừng. - Năm 1997, các tác giả Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tổng kết các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Công trình này đã được đánh giá hiệu quả và có khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng. - Quản lý rừng có sự tham gia ở Việt Nam, tác giả Lý Văn Trọng (1995) đã tổng kết quản lý rừng có sự tham gia của người dân đem lại hiệu quả tốt. - Trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã, Nguyễn Bá Ngãi năm (2000) đã nghiên cứu về cơ sở khoa học thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông 13
- lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng, trình tự và phương pháp quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam. Võ Đại Hải (2013) trong nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã cho thấy: Diện tích rừng do UBND các xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo, có trữ lượng thấp, đất chưa có rừng trạng thái Ia, Ib, Ic. Biện pháp quản lý chủ yếu được ban bảo vệ và phát triển rừng thực hiện là công tác tuyên truyền vận động người dân, đóng biển cấm phá rừng....phối hợp với các ban, ngành của các xã tiến hành kiểm tra, truy quét và ngăn chặn các vụ vi phạm, xâm lấn, phá rừng, khai thác gỗ trái phép....Các hoạt động phát triển hầu như không có vì vậy chất lượng rừng không được cải thiện. Nguyễn Minh Thanh, Ngô Văn Long (2017) đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lí nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cho thấy: công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng và đã thực hiện đầy đủ 7 nội dung theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngỳ 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên còn một số điểm tồn tại, đặc biệt là công tác quy hoạch, giao đất và giải quyết xử lý vi phạm trong lĩnh vực xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực. 1.2.3. Nhận xét, đánh giá chung Điểm qua các mô hình, các chính sách và các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Trên thế giới: về đánh giá các mô hình, các chính sách quản lý rừng đã có nhiều mô hình quản lý ở nhiều nước khác nhau và nhìn chung mỗi nước đều có mô hình quản lý phù hợp, đem lại hiệu quả; các công trình nghiên cứu khoa học thì được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau và đều tập trung, chú trọng tới các chính sách quản lý bảo vệ, phát triển rừng theo hướng cộng đồng, 14
- có sự tham gia của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong tổ chức quản lý rừng, đặc biệt chú trọng về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều mang tính chất vĩ mô, chưa đưa ra được nhiều giải pháp cụ thể, đa dạng, để có thể áp dụng được với điều kiện thực của tế từng vùng, từng địa phương khác nhau, trong quản rừng và đất lâm nghiệp. Ở Việt Nam: việc nghiên cứu xây dựng các chính sách, các công trình nghiên cứu khoa học và tổ chưc quản lý bảo vệ rừng được Nhà nước đặc biệt quan tâm, rất nhiều chủ trương chính sách, các công trình nghiên cứu, các Dự án được phê duyệt và triển khai. Các văn bản pháp luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta. Trong thời gian qua, giao đất giao rừng được coi là một trong những hình thức có tính hiệu quả, bền vững trong quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam, các mô hình quản lý bảo vệ rừng được thực hiện theo hướng dựa và cộng đồng. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mô hình nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, quản lý rừng dựa vào cộng đồng và có sự tham gia, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân tiến tới quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững; còn đối với những nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng là rất ít hoặc nếu có thì mới chỉ thực hiện trên diện rộng, thiếu những nghiên cứu cụ thể cho từng vùng, từng địa phương. Hua La là một xã thuộc thành phố Sơn La thực hiện công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp đạt được một số kết quả, nhưng trên thực tế hiện nay thì đang gặp không ít những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, cần có các biện pháp hiệu quả hơn để khắc phục và cho đến nay chưa có một công trình đánh giá nào có hệ thống và toàn diện về các kết quả quản lý Nhà nước về quản lý rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Xuất phát từ yêu cầu đó đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La” đặt ra là rất cần thiết. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
13 p | 2490 | 691
-
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỊÊC VIẾT CHUYÊN ĐỀ, KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
4 p | 561 | 151
-
Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
131 p | 638 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Androgen và vai trò của Androgen đối với bệnh lý suy sinh dục ở Nam giới
63 p | 260 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
127 p | 303 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp
90 p | 227 | 36
-
Quy định về việc làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp - CĐSP Quảng Trị
10 p | 605 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sinh học: Ảnh hưởng của vi khuẩn lam cố định Nitơ lên sự nảy mầm của giống đậu tương ĐT 96
45 p | 167 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tính an toàn - hợp lý của việc chỉ định kháng sinh trong điều trị ngoại trú nhiễm khuẩn hô hấp trên tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
114 p | 29 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p | 52 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
39 p | 52 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Quận 8, từ tháng 2/2020 đến 12/2020
80 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuần loài tại xã Phùng Minh - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa
68 p | 50 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm sinh: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây Sa mộc tại vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
52 p | 42 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
68 p | 36 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn