intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

74
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận đưa ra những nét khái quát nhất về dịch vụ Logistics, sau đó đi sâu nghiên cứu dịch vụ Logistics dưới góc độ các vấn đề pháp lý, cụ thể là trong các quy định của pháp luật Việt Nam và có tham khảo các quy định của một số nước khác trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ MẠNH HƯNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2013 LKD Hà Nội - 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ MẠNH HƯNG CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2013 LKD NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. Nguyễn Đăng Duy Hà Nội -2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Người cam đoan Vũ Mạnh Hưng
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS.............................................................................7 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS ............................................................................ 7 1.1. Khái niệm logistics ............................................................................................... 7 1.2. Phân loại logistics ................................................................................................. 9 2. DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS .............................................................................................................. 10 2.1. Khái niệm dịch vụ logistics ................................................................................ 10 2.2 Phân loại dịch vụ logistics................................................................................... 12 3. Vai trò của dịch vụ logistics ..................................................................................15 3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp............................................................. 15 3.2. Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối ....................... 16 3.3. Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận ................. 16 3.4. Mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế ................................................... 16 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS.....................................18 1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ......... 18 1.1. Quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics ............................................ 18 1.2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong quan hệ dịch vụ logistics ......... 20 1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ................. 21 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng ................................................................. 21 1. 3. Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics ................................................................................................................ 22 1.3.1. Về giới hạn trách nhiệm .................................................................................. 22 1
  5. 1.3.2. Về các trường hợp miễn trách nhiệm .............................................................. 24 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS ............................................................................................. 25 3.CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ....... 28 4.Các quy định của pháp luật nước ngoài cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ Logistics ......................................................................31 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTIC VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 34 1. THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM ............................ 34 1.1.Thuận lợi trong hoạt động Logistics tại Việt Nam .............................................. 34 1.2.Những mặt yếu kém trong hoạt động Logistics tại Việt Nam ............................ 38 2. ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM ........................................................................ 45 2.1. Đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics của Việt Nam .. 45 2.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics ............................ 48 2.2.2. Tiến hành rà soát, xem xét lại các văn bản pháp luật hiện hành ..................... 50 2.2.3.Pháp luật về dịch vụ Logistics cần viện dẫn, áp dụng các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế chuyên ngành ............................................................................. 50 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dịch vụ Logistics ở Việt Nam ................................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ..............................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................55 2
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt Từ viết tắt Association of Hiệp hội các quốc gia ASEAN Southeast Asian Nations Đông Nam Á Chương trình ưu đãi CEPT thuế quan có hiệu lực chung Cost, Insurance and Tiền hàng , bảo hiểm và CIF Freight cước phí EU European Union Liên minh Châu Âu Vận chuyển hàng FCL Full Container Load nguyên container Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước FDI Investment ngoài Less Than Container Vận chuyển hàng lẻ LCL Load container MTO Make To Order Vận tải đa phương thức Trans-Pacific Strategic Hiệp định đối tác kinh tế TPP Economic Partnership xuyên Thái Bình Dương Agreement United Nation Hội nghị của Liên hiệp UNCTAD Conference on Trade and quốc về thương mại và phát Development triển Vietnam Freight Hiệp hội giao nhận kho VIFFAS Forwarders Association vận Việt Nam World Trade Tổ chức thương mại thế WTO Organization giới 3
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015.............35 Bảng 3.2 Thực trạng các phương pháp đào tạo Logistics tại doanh nghiệp....42 4
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh của các thương nhân được bảo vệ và khuyến khích phát triển. Môi trường kinh doanh này đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo, chuyên môn hóa cũng như thúc đẩy việc hình thành những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới. Trong những ngành nghề kinh doanh mới không thể không nhắc đến dịch vụ Logistics. Logistics ra đời khi nền sản xuất hàng hóa và thương mại đã phát triển đến một mức độ nhất định. Theo đó, một số thương nhân nhận ra rằng việc tự mình thực hiện tất cả các công đoạn từ sản xuất đến vận chuyển lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng có thể không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số thương nhân có điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng hóa đã cung cấp dịch vụ này cho các thương nhân khác để việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi hơn. Sử dụng một số dịch vụ vận chuyển, đóng gói hàng hóa của thương nhân nêu trên cũng giúp cho một số thương nhân chỉ cần tập trung vào việc sản xuất, cải tiến hay duy trì chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình. Dịch vụ Logistics ra đời đã giúp cho việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi không chỉ trong phạm vi một quốc gia đơn lẻ mà còn trên phạm vi khu vực hay toàn thế giới. Trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, kinh doanh dịch vụ Logistics là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế thời gian qua, dịch vụ Logistics đã chứng minh sự nổi trội tạo ra các giá trị lợi ích cho khách hàng trong nhu cầu về vận tải đa phương thức, giao nhận kho vận… Ở Việt Nam, Logistics là một ngành dịch vụ còn khá mới nhưng trong tương lai sẽ có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là các doanh nghiệp Việt Nam đang hoàn toàn lép vế trước các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó phải kế đến một trong những nguyên nhân chính là những thiếu sót, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hoạt động Logistics. 5
  9. Vì vậy, làm rõ nguyên nhân và hướng đến những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Logistics Việt Nam phát triển, tăng sức cạnh tranh là việc làm cần thiết. Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về Logistics ở Việt Nam, khóa luận hệ thống các chế định pháp lý cơ bản điều chỉnh dịch vụ Logistics, đồng thời chỉ ra những bất cập, chưa hoàn thiện của pháp luật về dịch vụ Logistics và đưa ra định hướng, các giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật Logistics góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Khóa luận đưa ra những nét khái quát nhất về dịch vụ Logistics, sau đó đi sâu nghiên cứu dịch vụ Logistics dưới góc độ các vấn đề pháp lý, cụ thể là trong các quy định của pháp luật Việt Nam và có tham khảo các quy định của một số nước khác trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Khi nghiên cứu, tác giả có sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp tổng hợp, phân tích để rút ra kết luận và đi đến đánh giá tổng quát . 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, bảng ký hiệu viết tắt, kết cấu của khóa luận gồm ba chương: Chương 1 Tổng quan về Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics Chương 2 Pháp luật về dịch vụ Logistics Chương 3 Thực trạng ngành dịch vụ Logistics Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ Logistics 6
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1.1. Khái niệm logistics Bước vào thế kỷ XX, nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã giúp việc sản xuất của cải vật chất của xã hội đạt được năng suất cao.Tuy nhiên muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất đồng thời giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thì cần hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do tồn kho, tồn đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông. Hệ thống phân phối vật chất này được gọi là Logistics.[17,20] Thuật ngữ logistics là một thuật ngữ quân sự đã xuất hiện từ vài trăm năm trước. Nó lần đầu tiên được sử dụng trong quân đội và mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận” . Tướng Chauncey B.Baker, tác giả cuốn “Transportation of Troop and Merterial” nhà xuất bản Hudson thành phố Kansas có viết: “Một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu có liên quan đến việc di chuyển và cung cấp lương thực thực phẩm, trang thiết bị cho quân đội và được gọi dưới cái tên “ Logistics ”. Trong suốt thế chiến thứ II, lực lượng quân đội các nước tham chiến đều sử dụng phương thức Logistics rất hiệu quả, đảm bảo hậu cần cho lực lượng chiến đấu. Ngày nay, thuật ngữ Logistics tiếp tục được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài quân đội. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, Logistics được nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, kinh doanh. Thuật ngữ Logistics ngày nay được hiểu với nghĩa quản lý (Management) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ định nghĩa đầy đủ nào về Logistics. Khái niệm Logistics được đưa ra dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm về Logistics: Theo hội đồng quản trị Logistics Mỹ - 1988 : Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và 7
  11. lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng .[30,10] Logistics được Uỷ Ban Quản Lý Logistics của Mỹ định nghĩa như sau: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng .[30,11] Luật Thương Mại Việt Nam 2005 không đưa ra khái niệm “ Logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” tại Điều 233: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc “. Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy cho dù có sự diễn đạt khác nhau về từ ngữ, cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả tác giả đều cho rằng Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích là để giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất trong quá trình vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ quán trình sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời.[17,22] Như vậy chúng ta có thể hiểu Logistics như sau: Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa được đến tay người tiêu dùng. Cho đến nay, Logistics chưa được dịch sang Tiếng Việt nên thuật ngữ này được dùng như một từ mượn tại Việt Nam. Bởi, chưa có quan điểm chung thống nhất và Logistics bao gồm nhiều loại hình dịch vụ và việc liệt kê đầy đủ các dịch vụ Logistics đều chưa thỏa đáng.[17,22] 8
  12. 1.2. Phân loại logistics Logistics là một phạm trù rất rộng , nó bao trùm nhiều lĩnh vực và được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau . 1.2.1 Theo hình thức - Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics ): Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. - Logistics bên thứ 2 (2PL – Second Party Logistics ): Người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động Logistics (như vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán ) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . - Logistics bên thứ 3 (3PL – Third Party Logistics ): Người này thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng. - Logistics bên thứ 4 (4PL – Forth Party Logistics ): là người tích hợp , gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng, vận hành các giải pháp chuỗi Logistics . - Logistics bên thứ 5 (5PL – Fifth Party Logistics ): Đã được nhắc đến trong những năm gần đây. Đây là hình thức phát triển cao hơn của Logistics bên thứ tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. 1.2.2 Theo phạm vi Được phân chia làm 4 loại sau : [29,8] - Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Business Logistics ): Mỗi lĩnh vực kinh doanh, đối tượng hàng hóa cụ thể sẽ có các cách thức bảo quản, vận chuyển, quản lý hàng khác nhau. Do đó, chuỗi Logistics của mỗi đối tượng đó lại có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn : + Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods): Với loại hàng hóa này yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo thời gian giao hàng, thời gian từ khi hàng được sản xuất ra đến khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng. + Logistics ngành ô tô (Aumotive Logistic): Ngành này đòi hỏi sự liên kết phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà máy, bộ phận sản xuất các chi tiết phụ tùng riêng lẻ, đảm bảo thời gian cuối cùng của công đoạn này là thời gian đầu của công đoạn sau, 9
  13. tránh thời gian chờ đợi. Đặc biệt quan trọng là việc dự trữ và phân phối phụ tùng thay thế. + Ngoài ra còn có các loại như: Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics); Logistics ngành dược phẩm (Pharmaceutical Logistics ); Logistics dầu khí (Petroleum Logistics )... - Logistics quân sự (Military Logistics ): Hoạch định, hợp nhất mọi phương diện của sự hỗ trợ cho khả năng tác chiến của quân đội (trong việc khiển trai quân đội hoặc đóng quân) và các thiết kế bị quân sự bảo đảm sẵn sàng , tin cậy và hiệu quả. Nhiều tài liệu nêu hoạt động của đường mòn Hồ Chí Minh như là một điển hình của Logistics trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. - Logistics sự kiện (Event Logistics ): Một mạng gồm các hoạt động, phương tiện và con người cần thiết để tổ chức, lập kế hoạch và triển khai các nguồn lực trên cho một sự kiện diễn ra và kết thúc một cách hiệu quả . - Logistics dịch vụ (Service Logistics ): Cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện/ vốn liếng, nhân lực và vật tư để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho một tác nghiệp dịch vụ hoặc kinh doanh . 1.2.3 Theo lĩnh vực - Logistics đầu vào (Inbound Logistics): là hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn ...) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, chi phí. - Logistics đầu ra (Outbound Logistics) : là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phần đến tay người tiêu dùng một cách tốt đẹp cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. - Logistics ngược (Reverse Logistics): là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.[29, 8 ] 2. DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 2.1. Khái niệm dịch vụ logistics Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật 10
  14. chất được sản xuất ra ngày một nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh trên các phương diện khác như: quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm,... trong đó có cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình ấy, Logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, có tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Theo thời gian Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển để trở thành một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.[21] Khái niệm về dịch vụ Logistics lần đầu tiên được pháp điển hóa trong bộ luật Thương mại 2005: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng , vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Tuy vẫn còn xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ Logistics có thể chia làm hai nhóm : - Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi Logistics gần tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “ hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm Logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ trong lĩnh vực quân sự). Theo quan điểm này, bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Như vậy, dịch vụ Logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ Logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO). - Nhóm định nghĩa có phạm vi rộng: Theo quan điểm này, dịch vụ Logistics gắn liền với cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất 11
  15. , sản xuất ra hàng hóa đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý... với một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính trọn gói cho các nhà sản xuất. Có thể nói đây là công việc có tính chuyên môn hóa cao.[21] 2.2 Phân loại dịch vụ logistics 2.2.1 Theo phân loại của WTO - Dịch vụ Logistics theo lõi (Core Logistics Service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động Logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác. - Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ Logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ Logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ. - Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Logistics Service): gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý. 2.2.2 Theo quy định của Luật Thương Mại Theo Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005, dịch vụ Logistics được quy định cụ thể như sau : - Các dịch vụ Logistics chủ yếu bao gồm : + Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp containẻ. + Dịch vụ kho bãi, lưu trữ hàng hóa bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. 12
  16. + Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa + Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm các hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa, hàng hóa tồn kho, hàng bị trả lại, lỗi mốt và tái phân phối; hoạt động cho thuê và thuê mua container. - Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải bao gồm : + Dịch vụ vận tải hàng hải + Dịch vụ vận tải thủy nội địa + Dịch vụ vận tải hàng không + Dịch vụ vận tải đường sắt. + Dịch vụ vận tải đường bộ . + Dịch vụ vận tải đường ống - Các dịch vụ liên quan khác + Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật. + Dịch vụ bưu chính + Dịch vụ thương mại bán buôn. + Dịch vụ bán lẻ bao gồm hoạt động quản lý hàng kho, thu gom, tập hợp, phân loại, phân phối và giao hàng, + Dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Cách phân loại này phù hợp với Biểu cam kết về dịch vụ vận tải của Việt Nam với WTO nhưng lại chưa thể hiện được những loại hình dịch vụ hiện đại trong điều kiện hiện nay.[18,21] 2.2.3 Theo nội dung dịch vụ - Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược Logistics cho các doanh nghiệp (Designing/Planning): Cung cấp dịch vụ Logistics tiến hành thiết kế kế hoạch cơ cấu lại dây chuyền cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu và phát huy tối đa các lợi thế trong cạnh tranh. Ở đây, các công ty cung cấp dịch vụ Logistics sẽ dựa trên thực trạng tổ chức sản xuất của khác hàng để xây dựng một chuỗi cung ứng phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất hợp lý, đảm bảo giảm tối đa thời gian, chi phí không cần thiết . 13
  17. - Nhóm dịch vụ Logistics đầu vào (Inbound Logistics), bao gồm : + Kitting: quản lý công đoạn lựa chọn, đóng góp và chuyên chở các bộ phận linh kiện chưa qua lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. + Quality control / Quality assurance: Tiền hành kiểm tra chất lượng tại kho và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chuyên chở ngược lại cho nhà sản xuất thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng. + Sequencing : Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói. + Milk runs: Tối ưu hóa dòng vận chuyển hàng hóa bằng cách gom hàng và giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm. Thiết kệ lộ trình phức hợp với nhiều điểm bốc xếp, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm . Mục đích là sử dụng tối đa năng lực chuyên chở của phương tiện và tiết kiệm chi phí vận tải .[29] + VIM (Vendor Inventory Management ): Tiến hành gom hàng từ nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ những mặt hàng hay vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, lưu kho và phân phối tới khách hàng. - Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support), bao gồm : + Sub – Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng nhanh. Công ty Logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơ bản của sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ. + Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiểm soát quá trình lưu kho với các hệ thồng quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảm thiểu chi phí . + Packing/ Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa. - Nhóm dịch vụ Logistics đầu ra (Outbond Logistics/Warehousing and Distribution) : Với hệ thống kho hiện đại và quy mô lớn, các công ty Logistics có thể đảm nhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiê dùng với chi phí thấp. Ngoài ra để phù hợp theo yêu cầu của khách hàng , các công ty này còn cung cấp một số dịch vụ kho đặc biệt như: Contract warehousing (Kho thuê hợp đồng); Dedicated warehousing (Kho chuyên dụng); Multi-user warehousing (Kho công cộng); Bonded warehousing (Kho ngoại quan), Automated warehousing (Kho tự động); Cross-docking warehousing (Kho đa năng). 14
  18. - Nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan tới toàn bộ dòng lưu chuyển của vật tư và hàng hóa , bao gồm : + Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không): Vận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng không. + Dedicated contract carriage (chuyên chở hàng hóa theo hợp đồng chuyên dụng ). + Intermodal service (Vận tải đa phương thức). + Merge – in – Transit : áp dụng cho các công ty nhập bộ phận hoàn chỉnh từ nhiều nhà cung cấp, công ty Logistics sẽ kết hợp đầu tư vào và đầu ra của dây chuyền cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiến hành lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng và giao trực tiếp cho khách hàng . + Customer Service (Dịch vụ khách hàng). - Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket Logistics ): có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch, bao gồm một số dịch vụ : + Return Logistics : quản lý quá trình thu hồi các hàng phế phẩm, tái chế hoặc hủy bỏ giúp khách hàng. + Repair Logistics: tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận. + Revers Logistics: Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng. + Call center: tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp khách hàng - Dịch vụ Logistics hàng đầu (Lead Logistics Provider): thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiết thuê lại dịch vụ của một số công ty Logistics khác, khách hàng chỉ phải giao dịch vói một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất . 3. Vai trò của dịch vụ logistics 3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Logistics giúp giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường [19] 15
  19. 3.2. Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối Gía cả của hàng hóa bằng giá cả sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí vận tải chiếm một phvài ần không nhỏ trong bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF, mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics vậy nên khi dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và phát triển nó sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải, góp phần giảm chi phí lưu thông và các chi phí liên quan khác [19] 3.3. Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh vận tải thuần túy. Trước đây, việc kinh doanh vận tải chỉ bao gồm hoạt động cung cấp hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua. Đến nay, khi kinh tế phát triển với xu hướng toàn cầu hóa, quá trình hình thành sản phẩm có thể trải qua nhiều giai đoạn bởi nhiều quốc gia cùng thực hiện sản xuất, hơn thế nữa xu hướng toàn cầu hóa giữa các nền kinh tế mở giúp sản phẩm có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường. Vậy nên dịch vụ kinh doanh vận tải không chỉ đơn giản dừng lại ở việc vận chuyển sản phẩm từ tay người bán đến tay người mua trong một quốc gia nữa, mà đã phát triển lên một tầm cao mới để phù hợp và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Doanh nghiệp vận tải nay đã cung cấp dịch vụ logistics, từ đó góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. Theo kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao sản phẩm cho khách từ tối thiểu 5 tháng xuống còn 2 tháng. Hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải cao gấp 4 lần sản xuất và gấp 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác. [19] 3.4. Mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế Để đạt được lợi nhuận tối đa qua thời gian, các doanh nghiệp cần không ngừng mở rộng, phát triển quy mô hoạt động sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó , dịch vụ logistics trở thành cây cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu thụ mới trong việc chuyển dịch hàng hóa đúng yêu cầu về thời gian 16
  20. và địa điểm. Sự phát triển của dịch vụ Logistics ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp [19] 3.5. Góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Thực tế cho thấy, một giao dịch trong thương mại quốc tế thường liên quan đến chứng từ, giấy tờ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí liên quan đến các loại chứng từ, giấy tờ này trên thế giới hàng năm là hơn 420 tỷ USD. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia, nó chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế. Ngành dịch vụ logistics xuất hiện đã giảm được nhiều chi phí cho các loại chứng từ, giấy tờ kèm theo này thông qua việc nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ, giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, sự phát triển của logistics điện tử trong tương lai sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ vận tải, thu hẹp những khó khăn, thách thức về mặt đía lý trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa. [19] 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2