intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

41
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu và làm rõ vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, nêu thực trạng, chỉ ra những điểm hạn chế, đưa ra giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------------- Nguyễn Thị Hà ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-LKD HÀ NỘI, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- Nguyễn Thị Hà ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-LKD NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Tiến Vinh HÀ NỘI, 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Vinh đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội. Vốn kiến thức mà em được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu Khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em có thể làm việc sau này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình viết Khóa luận nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo để Khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em kính chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Trân trọng, Nguyễn Thị Hà
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Vinh, các kết quả nghiên cứu không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Hà nôi, ngày 29 tháng 4 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hà
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................... 3 4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu ............................................. 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................. 4 6. Kết cấu của Khóa luận ....................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .................... 5 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của người lao động nước ngoài ............................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm người lao động nước ngoài .................................. 5 1.1.2. Phân loại người lao động nước ngoài ................................... 8 1.1.3. Vai trò của người lao động nước ngoài............................... 12 1.2. Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài ........................ 13 1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài.. 13 1.2.2. Đặc điểm địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài ... 14 1.3. Cơ sở xác định địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài ............................................................................................................. 15 1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản trong đối xử với người lao động nước ngoài....................................................................................... 15 1.3.1.1. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment).......... 15 1.3.1.3. Nguyên tắc tối huệ quốc (The Most - Favoured - Nation Treatment) .................................................................................... 16 1.3.1.2. Nguyên tắc đối xử đặc biệt .............................................. 16 1.3.1.4. Nguyên tắc có đi có lại (Reciprocity) .............................. 17 1.3.2. Điều ước quốc tế, văn bản pháp luật quốc gia .................... 18 1.3.2.1. Điều ước quốc tế.............................................................. 18 1.3.2.2. Các văn bản pháp luật trong nước .................................. 25 1.3.3. Chủ chương và chính sách của Việt Nam đối với người lao động nước ngoài ............................................................................. 27
  6. 1.4. Năng lực chủ thể và giải quyết xung đột pháp luật ................ 28 1.4.1. Năng lực pháp luật dân sự ................................................... 29 1.4.2. Năng lực hành vi dân sự ...................................................... 33 1.4.3. Giải quyết xung đột pháp luật đối với hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài............................................................................ 35 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI ..................................... 39 2.1. Điều kiện để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam..................................................................................................... 39 2.1.1. Điều kiện để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam .......................................................................................... 39 2.1.1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ................................. 39 2.1.1.2. Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.................................................................... 40 2.1.1.3. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài .................................................................................... 40 2.1.1.3. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động năm 2012 .................................... 41 2.1.2. Giấy phép lao động ............................................................... 41 2.1.2.1. Những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động .............................................................................................. 42 2.1.2.2. Điều kiện cấp giấy phép lao động ................................... 44 2.1.2.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động ........................ 46 2.1.2.4. Thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực ........................................................... 51 2.2. Trục xuất người lao động nước ngoài ...................................... 52 2.3. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động nước ngoài ............................................................................................................. 55 2.3.1. Các quyền cơ bản của người lao động nước ngoài ............ 55 2.3.1.1. Quyền làm việc và quyền bình đẳng tại nơi làm việc...... 55 2.3.1.2. Quyền hưởng lương ......................................................... 56 2.3.1.3. Quyền liên quan tới thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi ............................................................................................... 57
  7. 2.3.1.4. Quyền liên quan tới chế độ bảo hiểm .............................. 57 2.3.1.5. Quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh lao động ........................................................ 60 2.3.1.6. Quyền về công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác ...................................................................................................... 61 2.3.1.7. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ........... 62 2.3.1.8. Quyền trong giải quyết tranh chấp lao động .................. 63 2.3.1.9. Các quyền khác của người lao động nước ngoài ............ 65 2.3.2. Các nghĩa vụ cơ bản của người lao động nước ngoài ........ 66 2.3.2.1. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể ...................................................................................................... 66 2.3.2.2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ................... 67 2.3.2.3. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế ....................................................... 67 2.3.2.4. Nộp thuế thu nhập ........................................................... 68 2.2.2.5. Nghĩa vụ trong giải quyết tranh chấp lap động .............. 69 2.3.2.6. Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng .......... 69 2.3.2.7. Các nghĩa vụ khác ........................................................... 70 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 71 3.1. Thực trạng địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................ 71 3.1.1. Hoạt động cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài ................................................................................................ 71 3.1.1.1. Hoạt động cấp giấy phép lao động và tình trạng lao động “chui” ........................................................................................... 71 3.1.1.2. Những điểm mới trong Nghị định số 11/2016/NĐ-CP .... 76 3.1.1.3. Một số vướng mắc trong quy định liên quan tới giấy phép lao động ........................................................................................ 80 3.1.2. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ........................................ 83 3.1.3. Quyền về công đoàn.............................................................. 84
  8. 3.1.4. Các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội để đảm bảo sự hội nhập của người lao động nước ngoài ............................................ 86 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị ....................................................... 88 3.2.1. Giải pháp, kiến nghị chung .................................................. 88 3.2.2. Giải pháp, kiến nghị cụ thể ................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 96
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của các nước. Một trong những tác động của quá trình toàn cầu hóa là sự di chuyển lao động trên quy mô toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Lao động thế giới ILO, số lao động di cư trên toàn thế giới hiện đạt tới khoảng 150 triệu người trên tổng số 244 triệu người di cư quốc tế. Người lao động di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm đến nơi có cơ hội việc làm nhiều hơn và trả công cao hơn, nhờ đó, nguồn lực lao động được sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn. Mở cửa thị trường lao động tạo ra cơ hội và thách thức cho các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một nước đang phát triển, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới khiến cho nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trở nên cấp thiết. Riêng trong giai đoạn 2010 - 2014, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam tăng 34,04% từ con số 56.929 vào năm 2010 lên tới 76.309 vào năm 2014. Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không những mang lại lợi ích cho bản thân họ và gia đình mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì làn sóng di cư lao động cũng đang tạo ra những hệ lụy đáng tiếc, đặc biệt đối với những người ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp, như tình trạng bị xâm phạm về quyền và lợi ích, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khác với sự di chuyển về vốn, công nghệ, hàng hóa và dịch vụ, sự di chuyển lao động là sự di chuyển con người, do đó phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm. Bản thân người lao động ra nước ngoài làm việc quan tâm tới các hệ thống pháp luật mà họ chịu sự điều chỉnh. Họ có thể thân thuộc, hiểu rõ pháp luật nước mình là công dân, nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận với hệ thống pháp luật của nước khác, họ có nhu cầu tìm hiểu pháp luật nói chung và luật lao động nói riêng của nước nơi mà họ đến làm việc để từ đó nắm được quyền, nghĩa vụ, lợi ích và những hạn chế mà pháp luật mang lại 1
  10. khi họ làm việc tại nước đó. Với người sử dụng lao động nước ngoài, họ cũng mong muốn tìm hiểu các quy định pháp lý liên quan tới người lao động nước ngoài để dựa trên đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan của mình. Với nước nhận lao động nước ngoài vào làm việc, họ phải có sự nghiên cứu để đưa ra khung pháp luật, chính sách dành cho người lao động nước ngoài nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người lao động nước ngoài sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, xu thế thời đại và pháp luật quốc tế. Đề tài “Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam” mang tính thiết thực, cung cấp những nội dung cơ bản từ lý luận tới thực tiễn liên quan tới địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này như:. - Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, Trần Thị Hồng Thu, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật - ĐHQGHN, 2011. - Quy chế pháp lý dân sự của công dân nước ngoài ở các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam, Đoàn Năng, Luận án phó tiến sỹ khoa học Luật, Bacu, 1986. - Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài ở nước ta hiện nay, Bùi Quảng Bạ, Luận án phó tiến sỹ khoa học Luật, Hà Nội, 1996. - Địa vi pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam trong tư pháp quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Trần Hưng Bình, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 2002. Bên cạnh đó, phải kể đến cuốn sách Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; bài viết Quyền bình 2
  11. đẳng của người lao động di trú tại Việt Nam đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 12, năm 2011, Viện Nhà nước và Pháp luật của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tiếp cận một cách khái quát, tổng thể về vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài nói chung hay một khía cạnh về địa vị pháp lý của người lao động hoặc người lao động di trú mà chưa có sự nghiên cứu cụ thể nào riêng về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi nghiên cứu sâu về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là người lao động nước ngoài) trong lĩnh vực lao động, không kể đến những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hưởng những quy chế pháp lý đặc biệt. Đề tài được nghiên cứu thông qua việc xem xét, phân tích: Năng lực chủ thể; các quy định liên quan tới điều kiện để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, đặc biệt về chế độ cấp phép lao động; các quyền, nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp và cơ chế thực thi, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó của người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực lao động. 4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và làm rõ vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại 3
  12. Việt Nam. Đồng thời, nêu thực trạng, chỉ ra những điểm hạn chế, đưa ra giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật trong nước. - Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Khóa luận này sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Khóa luận này bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, đặc biệt là bản thân người lao động nước ngoài tại Việt Nam để họ có thể vận dụng bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời, Khóa luận cũng cung cấp một số giải pháp, kiến nghị để góp phần định hướng điều chỉnh các quy định pháp luật. 6. Kết cấu của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam dành cho người lao động nước ngoài. Chương 3: Thực trạng địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam và một số giải pháp, kiến nghị. 4
  13. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của người lao động nước ngoài 1.1.1. Khái niệm người lao động nước ngoài Nhờ hội nhập toàn cầu, người lao động từ nước này sang nước khác làm việc ngày càng trở nên phổ biến, trong đó, có người lao động từ các nước khác sang Việt Nam làm việc. Thế giới gọi họ là những người lao động di trú vì việc làm. Theo Điều 11, Công ước 97 về Lao động di cư của Tổ chức Lao động thế giới - ILO, “lao động di trú vì việc làm - migrant for employment” được hiểu là “một người di cư vào đất nước khác vì mục đích việc làm và người đã được tuyển dụng một cách lâu dài” và công ước này không áp dụng với những người lao động qua lại ở các vùng biên giới, những nghệ sỹ hoặc người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc tại nước khác trong thời gian ngắn, các thủy thủ. Còn theo khoản 1, Điều 2, Công ước quốc tế về quyền lao động của người di trú và các thành viên khác trong gia đình họ của Liên hợp quốc thì “lao động di trú - migrant worker” để chỉ “một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”, quy định này đã cụ thể hóa hơn về khái niệm “người lao động di trú” trong Công ước 97. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng ta có thể hiểu khái niệm này thông qua các đặc điểm sau: Thứ nhất, họ phải là người nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, định nghĩa về người nước ngoài được quy định ở nhiều văn bản. Chẳng hạn: Tại khoản 1, Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”. 5
  14. Tại khoản 2, Điều 3, Nghị định số 138/2006/NĐ-CP1 quy định “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch”. Tại khoản 5, Điều 3, Luật quốc tịch Việt Nam2 quy định “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Như vậy, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch. Công dân nước ngoài và người không có quốc tịch là hai phạm vi khác nhau. Người có quốc tịch nước ngoài (công dân nước ngoài) là người có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam, trường hợp này lại bao gồm người có một quốc tịch nước ngoài và người có hai hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Còn người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Sở dĩ cả người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch đều được xếp vào phạm trù lớn hơn là người nước ngoài vì họ đều có những quyền và nghĩa vụ không gắn với quốc tịch nước sở tại và có những quyền và nghĩa vụ giống nhau trong các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực như dân sự, hôn nhân và gia đình, thừa kế hay lao động do nước sở tại quy định. Thứ hai, họ vào Việt Nam để lao động. Người lao động nước ngoài sẽ được cấp thị thực vào Việt Nam với mục đích lao động, đặc điểm này sẽ phân biệt họ với người nước ngoài khác vào Việt Nam với mục đích khác như để du lịch, người vào dự hội nghị, hội thảo, học tập. Để có thể lao động tại Việt Nam, một người cần phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định của pháp luật về độ tuổi, khả năng lao động, hợp đồng lao động,… Theo quy định của Việt Nam tại khoản 1, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012 thì “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo 1 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014. 6
  15. hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam lao động theo nhiều hình thức. Theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP3, lao động là công dân nước ngoài sẽ vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức bao gồm thực hiện hợp đồng lao động; di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế; nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ; làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; tình nguyện viên; người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài được người sử dụng lao động tuyển dụng để làm việc cho họ theo hợp đồng lao động, họ chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có thể làm việc cho doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật; các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của 3 Nghị định Số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thông qua ngày 03/02/2016, có hiệu lực vào ngày 01/4/2016. 7
  16. pháp luật; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, ta có thể hiểu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (gọi tắt là người lao động nước ngoài) là người không có quốc tịch Việt Nam làm việc tại Việt Nam dưới sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. 1.1.2. Phân loại người lao động nước ngoài Ngoài khung pháp lý chung dành cho tất cả các loại người lao động nước ngoài, cần phải phân loại người lao động nước ngoài để có thể xây dựng cho mỗi loại người lao động nước ngoài một nội dung quy chế pháp lý phù hợp để đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý người lao động nước ngoài đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, tăng cường pháp chế, bảo vệ tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài. Có nhiều cách phân loại người lao động nước ngoài dựa trên nhiều tiêu chí: Căn cứ vào việc có giấy phép lao động hay không, người lao động nước ngoài bao gồm người lao động thuộc diện cấp giấy phép lao động và người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Giấy phép lao động là một công cụ quản lý lao động nước ngoài của nhà nước tiếp nhận lao động. Nhờ đó, quốc gia có thể kiểm soát được số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, thông tin cá nhân, thời gian mà họ làm việc tại nước mình. Căn cứ vào hình thức làm việc, người lao động nước ngoài bao gồm ba nhóm. Nhóm thứ 1 là người lao động vào Việt Nam làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động; Nhóm thứ 2 là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo các hình thức khác như di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; chào bán dịch vụ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam 8
  17. được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, tình nguyện viên; người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam; Nhóm thứ 3 là người lao động vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 30 ngày) gồm thương nhân vào thu mua hàng hóa ngắn ngày; người nước ngoài vào thực tập tại Việt Nam, người nước ngoài vào Việt Nam để công tác, tham dự họp, khảo sát, đầu tư,.... Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định Nhóm 1 thuộc đối tượng phải có giấy phép lao động trước khi xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với nhóm 2 và nhóm 3 thì xác nhận không thuộc diện cấp giấy giấy phép lao động trước khi xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Riêng Nhóm 3 thì quy định rõ không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định hoặc thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định nhưng được miễn giấy phép lao động. Căn cứ vào thời hạn cư trú và mức ổn định của mối quan hệ với Nhà nước Việt Nam, người lao động nước ngoài tại Việt Nam bao gồm người lao động nước ngoài tạm trú và người lao động nước ngoài thường trú. Đa phần người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc là tạm trú (cư trú có thời hạn). Họ chỉ được xem xét cho thường trú (cư trú không có thời hạn) trong những trường hợp sau: Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Ngoài ra, để được thường trú họ phải đáp ứng một số điều kiện khác như có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống; được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 9
  18. quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị; đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.4 Căn cứ vào trình độ chuyên môn, người lao động nước ngoài tại Việt Nam bao gồm người lao động nước ngoài có trình độ, chuyên môn cao và người lao động nước ngoài phổ thông. Các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Séc, Đài Loan sử dụng nhiều lao động phổ thông đến từ các nước kém phát triển, còn các nước đang phát triển như Việt Nam thì lại có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ, chuyên môn cao mà trong nước chưa đáp ứng được. Hiện nay, Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh (Điều 170, Bộ luật Lao động năm 2012). Như vậy, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu Việt Nam phải là những lao động có trình độ chuyên môn nhất định chứ không phải là những lao động phổ thông. Căn cứ vào quốc tịch của người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài tại Việt Nam bao gồm người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động có quốc tịch Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài. Đối với người nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động có quốc tịch Việt Nam thì thông thường quyền và nghĩa vụ của họ xác định Bộ luật Lao động Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam nếu các bên không có thỏa thuận và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Trong trường hợp này, các quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, ví dụ như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Bộ luật Lao động Việt Nam sẽ được áp dụng cho người lao động nước ngoài theo chế độ đối xử quốc gia, tức là người lao động nước ngoài được hưởng 4 Xem Điều 39, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 10
  19. những quyền tương đương với người lao động là công dân nước sở tại được hưởng. Đối với người nước ngoài làm việc cho các hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (tức người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài) đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp ở nước ngoài, theo luật nước ngoài thì thông thường, quyền và nghĩa vụ của những lao động nước ngoài này sẽ được xác định theo pháp luật của quốc gia mà doanh nghiệp đó mang quốc tịch nếu như hai bên không thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng lao động. Trường hợp này, người lao động đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp ở nước ngoài, theo luật nước ngoài. Sau đó, họ đến Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp. Do vậy, các quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, về nguyên tắc, sẽ không được áp dụng cho những đối tượng lao động này. Đồng thời, trong một số lĩnh vực khác liên quan như bảo hiểm xã hội, công đoàn thì họ đương nhiên có quyền tham gia bảo hiểm ở nước ngoài và là thành viên của công đoàn ở quốc gia mà doanh nghiệp nước ngoài đó mang quốc tịch, mặc dù họ đang lao động trên lãnh thổ Việt Nam.5 Căn cứ vào quan hệ quốc tịch, người lao động nước ngoài bao gồm người không có quốc tịch và người có quốc tịch nước ngoài. Người có quốc tịch nước ngoài lại gồm người có một quốc tịch nước ngoài và người có hai hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân là công dân. Có thể nói người có quốc tịch của của quốc gia nào là công dân của quốc gia đó. Nếu một người lao động có nhiều quốc tịch nhưng một trong số đó là quốc tịch Việt Nam thì người này không được coi là người lao động nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định dành cho người lao động không có quốc tịch, vậy nếu họ vào làm việc tại Việt Nam thì có bị coi là lao động bất hợp pháp? Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại khác như căn cứ vào tính hợp pháp (người lao động nước ngoài tại Việt Nam hợp pháp và bất hợp pháp), căn cứ 5 Cao Nhất Linh (2009), “Bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 142, tháng 3, năm 2009. 11
  20. vào quy chế pháp lý (người lao động nước ngoài được hưởng các quy chế pháp lý đặc biệt và không được hưởng quy chế pháp lý đặc việt), dựa vào giới tính (người lao động nước ngoài là nam và nữ). 1.1.3. Vai trò của người lao động nước ngoài Toàn cầu hóa dẫn tới việc mở của thị trường lao động. Không chỉ người lao động nước ngoài tại Việt Nam mà người lao động di cư quốc tế nói chung ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu các nước đang có dân số giảm cho phép lực lượng lao động của mình tăng 3% bằng việc cho thêm 14 triệu lao động nhập cư trong khoảng thời gian từ 2001 - 2025 thì mỗi năm nền kinh tế thế giới sẽ có thêm khoảng 365 tỷ USD.6 Có thể nói người lao động di cư quốc tế là một trong những hạt nhân quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ nhất, nguồn lao động nước ngoài sẽ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng lao động. Việt Nam là một nước đang phát triển, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới đòi hỏi phải sử dụng lao động nước ngoài, đặc biệt, rất cần những nhân lực có trình độ cao như người quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật nhưng trên thực tế nguồn nhân lực trong nước lại không đáp ứng được nhu cầu này mà phải cần đến nguồn lao động ngoài nước. Theo báo cáo của Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, tính đến 9/4/2015, tổng số lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng là 33.738 người. Trong đó, lao động Việt Nam là 27.786 người, lao động nước ngoài 5.952 người (chiếm 17,64%).7 Còn tại Tỉnh Bắc Ninh, năm 2014 tại Bắc Ninh có khoảng 300 doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với gần 5.000 lao động là người nước ngoài đang làm việc trong các khu công nghiệp8.Việc lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc sẽ cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động, dẫn tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 6 “Mặt sáng dòng di cư”, , [Ngày truy cập: 10/5/20016]. 7 “Hà Tĩnh: Gần 34.000 lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng”. , [Ngày truy cập: 10/5/20016]. 8 “Tăng cường quản lý lao động người nước ngoài”, , [Ngày truy cập: 03/5/20016]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2