Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Khóa luận được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ thực trạng hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế và tác động tới môi trường; Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về hoạt động trên trong việc thực thi và quản lý vấn đề nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐỨC TRUNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2012-L Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội – 2016 1
- LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những giúp đỡ, hỗ trợ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian 4 năm từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đến nay, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, dìu dắt của các thầy, các cô, sự giúp đỡ của các ban ngành, các bộ môn tạo điều kiện trong quá trình học tập của chúng em. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã và đang làm công tác giảng dạy với tâm huyết, với lòng yêu nghề và sự tận tụy trong việc truyền đạt kiến thức đến các thế hệ sinh viên, sự kính trọng và lời cảm ơn chân thành. Được sự phân công của Bộ môn Luật Kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài “Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam”. Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô, đội ngũ cán bộ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Bá Diến đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. 2
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng với vốn kiến thức khiêm tốn và kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy, bài khóa luận không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô cũng như bạn đọc để khóa luận tốt nghiệp có thể hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Đức Trung 3
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp, với đề tài: “Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các tài liệu trong khóa luận được thu thập từ các nguồn thực tế, công bố trên sổ sách, báo cáo, bài viết, được trích dẫn trung thực, có chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website,… Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Đức Trung 4
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 4 MỤC LỤC ........................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT......................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 8 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: ............................................... 8 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 9 3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 10 5. Cấu trúc bài khoá luận: ......................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 12 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM .............................................................. 12 1. Một số khái niệm .................................................................................... 12 1.1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường: ....................................... 12 1.2. Nhập khẩu phế liệu: ........................................................................... 14 2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu và pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu ......................................................................................... 17 2.1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu.......................................... 17 2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu .. 20 3. Cơ sở pháp lý của hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam ............ 21 3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam .................................................................................................... 21 3.2. Hệ thống các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu mà Việt Nam tham gia. ................................................................ 23 5
- CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU .................................................................. 24 1. Pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam ................. 24 1.1. Các loại phế liệu được nhập khẩu ...................................................... 24 1.2. Chủ thể nhập khẩu phế liệu:............................................................... 32 1.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam ....................................................................... 36 1.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu........................... 42 2. Việc thực thi Công ước Basel tại Việt Nam ........................................... 50 3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ở một số quốc gia trên thế giới.......................................................................... 52 3.1. Trung Quốc ........................................................................................ 52 3.2. Nhật Bản............................................................................................. 54 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............. 57 1. Thực trạng áp dụng pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu ...... 57 2. Bất cập trong pháp luật về BVMT đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam.................................................................................................... 60 2.1. Chồng chéo, phi thực tế trong quy định của pháp luật ...................... 60 2.2. Thiếu quy định pháp luật ................................................................... 62 2.3. Bất cập trong phương án xử lý hàng hoá vi phạm ............................. 62 2.4. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ..................................... 63 2.5. Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe ........................................................ 63 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................. 64 3.1. Giải pháp về mặt pháp lý ................................................................... 64 3.2. Tăng cường công tác quản lý ............................................................. 66 3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ..................................... 67 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70 6
- DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 BLHS Bộ luật Hình sự Tổng cục kiểm dịch – thanh tra và giám 3 AQSIQ sát chất lượng Trung Quốc 4 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 5 WTO Tổ chức thương mại thế giới 7
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, lấy ngành công nghiệp làm nền tảng. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đối với nền kinh tế nước nhà, sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tác động tiêu cực tới môi trường. Nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm nguồn nguyên liệu sản xuất đồng thời giảm thiểu dần những tác động xấu đến môi trường sống và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản xuất trong nước. Chính sách này đã xuất hiện trong quy định pháp luật của một số nước trên thế giới và mang lại những hiệu quả đáng kể như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,… Tại Việt Nam, chủ trương nhập khẩu phế liệu đã được Nhà nước đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất và quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nhằm tạo ra hành lang pháp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước phát triển sản xuất, vừa xây dựng nên khuôn khổ pháp luật nhằm mục đích quản lý một cách chặt chẽ hoạt động này. Tuy nhiên, sau 10 năm được đưa vào thực hiện, bên cạnh những điểm tích cực mà chính sách này mang lại từ nguồn nguyên vật liệu tái chế thì đã bộc lộ khá nhiều lỗ hổng trong công tác kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu. Làm sao để cân bằng được giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường? Đó là bài toán cần tìm lời giải đáp từ các cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở những vấn đề phát sinh trong quy định về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực trạng của hoạt động này, qua đó 8
- vạch ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý là vô cùng cần thiết để đảm bảo thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững chung của thế giới. Đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam” nhằm giải quyết những vấn đề trên. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng: Trong phạm vi của một đề tài khoá luận, nội dung bài nghiên cứu hướng tới một số đối tượng chủ yếu sau đây: - Các chủ thể trong hoạt động nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Các loại phế liệu và điều kiện nhập khẩu phế liệu ở nước ta; 2.2. Phạm vi: - Phạm vi về nội dung: Bài khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như thực tiễn công tác quản lý vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đưa ra những định hướng nhằm khắc phục những yếu kém trong việc thực thi và quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu, đồng thời đề xuất những giải pháp trong việc xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện những quy định trong lĩnh vực này. Hoạt động nhập khẩu phế liệu có mối liên hệ và sự tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Trong phạm vi của một bài khoá luận, tôi sẽ tập trung đề cập tới những vấn đề liên quan đến pháp luật về nhập khẩu phế liệu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phạm vi về không gian: Bài khoá luận được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu quy định về hoạt động nhập khẩu phế liệu trong phạm vi cả nước, có tham khảo các quy định pháp luật của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới. 9
- - Phạm vi về thời gian: Bài viết tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu phế liệu kể từ khi pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực này. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới các mục tiêu sau: - Đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ thực trạng hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế và tác động tới môi trường; - Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về hoạt động trên trong việc thực thi và quản lý vấn đề nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam; - Đề xuất biện pháp khắc phục những điểm hạn chế và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong qúa trình nghiên cứu, bài khoá luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành luật học nói riêng như: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Các thông tin liên quan đến công tác quản lý môi trường làng nghề được thu thập từ các kênh thông tin khác nhau, kết hợp những số liệu thực tế được tổng hợp. Trên cơ sở đó, các thông tin được phân tích, đánh giá để đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và kiến nghị những giải pháp hữu hiệu nhất. - Phương pháp so sánh: Bên cạnh việc phân tích, tổng hợp, việc đánh giá thông tin còn dựa vào quá trình so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng tương đồng để từ đó có được những nhận xét tổng quan nhất. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận, tôi đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn 10
- đề nghiên cứu trong đề tài này; thông qua đó đưa ra những căn cứ cụ thể, chính xác để giải quyết vấn đề đặt ra. 5. Cấu trúc bài khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài khoá luận gồm 03 chương chính: Chương I: Những vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam Chương II: Pháp luật về BVMT trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam Chương III: Thực trạng áp dụng về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 11
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM 1. Một số khái niệm 1.1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường: 1.1.1. Môi trường: Môi trường là một khái niệm rất rộng và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Khái niệm “môi trường” được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm môi trường: Theo nghĩa rộng, môi trường có thể hiểu là tất các các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng…, và các quan hệ xã hội. Nhà bác học Albert Einstein đã định nghĩa rằng: “Môi trường là những gì ngoài tôi”. Như vậy, môi trường là toàn bộ các vật thể hữu sinh và vô sinh cũng như sự tương tác giữa chúng. Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người” (UNEP-Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980). Trong Báo cáo toàn cầu năm 2000 đã đưa ra khái niệm môi trường như sau: “Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài 12
- người. Con người cần đến sự hỗ trợ của môi trường xung quanh để sống,…, mối quan hệ giữa loài người và môi trường chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt cá thể con người và môi trường bị xoá nhoà đi”1. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm môi trường được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Đó là mối quan hệ giữa con người và các điều kiện tác động tới sự sống của con người, gồm những yếu tố, hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên và điều kiện vật chất nhân tạo bao quanh con người. Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. “Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo. Trong đó, các yếu tố tự nhiên chủ yếu như không khí, đất, nước, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới sự xuất hiện, tồn tại của con người và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng cũng có thể chịu sự tác động nhất định của con người. Môi trường còn được cấu thành bởi các yếu tố vật chất nhân tạo. Những yếu tố này được hình thành trong quá trình con người khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên để thoả mãn các nhu cầu của mình. Đây là quá trình con người biến đổi, cải tạo thiên nhiên để tạo ra cảnh quan, điều kiện sống mới.”2 Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của bài khoá luận này, chúng ta sẽ nhìn nhận khái niệm môi trường theo nghĩa hẹp, trong khuôn khổ của lĩnh vực khoa học pháp lý. 1.1.2. Bảo vệ môi trường: 1,2 Ths. Trần Quang Huy: Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội - 2003 13
- Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Bảo vệ môi trường là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một các hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu,...), nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ ít có hoặc không có phế liệu… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, bảo vệ môi trường còn tạo ra điều kiện tinh thần, văn hoá khiến cho đời sống con người được thoải mái”. Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.” Như vậy, bảo vệ môi trường là tổng hợp của nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, nhằm gìn giữ “hệ thống các yếu tố vật tự nhiên và nhân tạo tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. 1.2. Nhập khẩu phế liệu: 1.2.1. Khái niệm phế liệu, chất thải, chất thải nguy hại: Phế liệu: Dưới góc độ ngữ nghĩa, phế liệu được hiểu là những nguyên liệu bị bỏ đi, không dùng đến nữa sau quá trình sử dụng. Theo cách hiểu này, phế liệu chỉ phát sinh trong quá trình sản xuất của con người. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Phế liệu là vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến”. Theo cách hiểu này, tất cả những vật chất phát sinh sau quá trình sử dụng nguyên liệu bị chủ sở hữu bỏ đi đều trở thành phế liệu. Định nghĩa này đã không đưa ra tiêu chí để phân biệt phế liệu với chất thải – là “rác và các vật bỏ 14
- đi sau một quá trình sử dụng”. Phế liệu theo cách hiểu này là một dạng chất thải.3 Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa phế liệu như sau: “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.” Như vậy, khái niệm phế liệu trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã đưa ra những tiêu chí rõ ràng hơn để một vật chất trở thành phế liệu. Theo đó, phế liệu sẽ có các tiêu chí sau: Thứ nhất, đó là vật liệu, sản phẩm, tức là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất. Thứ hai, chúng bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Điều này có nghĩa là vật chất hoặc sản phẩm đó đã không còn giá trị và bị từ chối sử dụng trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Thứ ba, những vật liệu, sản phẩm nói trên chỉ trở thành phế liệu khi nó được thu hồi, phân loại, lựa chọn dùng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Chất thải: Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.” Theo đó, có thể thấy một vật chất để trở thành chất thải thì phải đáp ứng các tiêu chí sau: Thứ nhất, chất thải phải là vật chất. Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn ghi nhận một cách cụ thể như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Như vậy, những yếu tố phi vật chất không thể là chất thải. Thứ hai, 3 Ths Luật học Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội – Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu, Tạp chí KHPL số 38/2007. 15
- những vật chất đó phải được thải ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác, nghĩa là mọi vật chất được thải ra trong các hoạt động của chủ sở hữu đều được coi là chất thải. Để thấy được mối quan hệ giữa phế liệu và chất thải, thông qua những khái niệm nêu trên, ta có thể thấy: Các yếu tố để trở thành chất thải bao gồm vật chất được thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt,… trong đó có các vật liệu, sản phẩm bị loại bỏ mà được thu hồi dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. Bên cạnh đó, khái niệm chất thải không đề cập tới giá trị sử dụng của vật chất sau khi bị loại bỏ: hoặc là xử lý, tiêu huỷ hoặc là tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất,… Như vậy, nội hàm của khái niệm chất thải bao quát hơn khái niệm phế liệu và phế liệu là một trong các dạng của chất thải. Việc phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa phế liệu, chất thải và chất thải nguy hại có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Chất thải nguy hại: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác” (Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014). Như vậy, thông qua định nghĩa trên, vật chất được xác định là chất thải nguy hại thì bên cạnh vật chất đó có mang các đặc tính của chất thải mà trong thành phần phải chứa các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho con người và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: các chất độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. 1.2.2. Khái niệm nhập khẩu phế liệu: 16
- - Nhập khẩu: Theo khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. - Nhập khẩu phế liệu: Từ định nghĩa “phế liệu” và “nhập khẩu” nói trên có thể hiểu nhập khẩu phế liệu như sau: Nhập khẩu phế liệu là việc phế liệu được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu Từ những quan điểm về nhập khẩu phế liệu và bảo vệ môi trường đã phân tích ở trên, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu có thể hiểu như sau: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ môi trường tránh khỏi các tác động tiêu cực do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra. 2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu và pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu 2.1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập ngày càng được phát triển, mở rộng trong khi đó các nguồn tài nguyên nói chung là các loại nguyên liệu nói riêng có số lượng hạn chế và phân bổ không đồng đều giữa các quốc gia. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một trong những hình thức kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích. Bên 17
- cạnh những lợi ích đối với nền kinh tế thì lợi ích xã hội từ hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng vô cùng quan trọng và đáng quan tâm. Chính vì những ý nghĩa thiết thực đó mà nhiều loại phế liệu từ lâu đã được pháp luật nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam cho phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. 2.1.1. Ý nghĩa đối với môi trường Trái đất là hành tinh giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dồi dào ấy đang dần bị cạn kiệt trước sự khai thác một cách bừa bãi, vô tội vạ của con người. Ông Martin, người đứng đầu Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) phát biểu rằng: “Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó”.4 Khái niệm “tiêu tốn” trong câu phát biểu của ông Martin nói lên rằng con người không chỉ đang sử dụng mà còn sử dụng một cách lãng phí các tài nguyên thiên nhiên. Bởi lẽ đó, rừng bị khai thác thành đồi trọc gây lũ lụt, sói mòn, các quặng kim loại dần dần biến mất, không có khả năng tái tạo,... Trước tình hình đó, việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ chúng. Bên cạnh những phương pháp khai thác một cách hợp lý hay sử dụng các nguồn năng lượng vô tận như: gió, ánh sáng, nước biển,… thì việc sử dụng một cách triệt để những nguồn tài nguyên đã khai thác, tránh dư thừa, lãng phí là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Hoạt động trao đổi phế liệu sản xuất, sinh hoạt giữa các quốc gia thông qua hình thức xuất khẩu và nhập khẩu chính là cách thức tận dụng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động đưa những phế liệu vào làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất mới còn làm giảm một khối lượng lớn chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ra môi trường tự nhiên, góp phần làm nhẹ đi gánh nặng của môi trường. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường 4 Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng – Vietbao.vn 18
- được các quốc gia khuyến khích thực hiện, tương tự như hoạt động tái chế, tái sử dụng những đồ dùng đã bỏ đi. 2.1.2. Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa quốc gia này với quốc gia khác không còn khó khăn nữa nhờ sự phát triển của hệ thống mạng lưới giao thông quốc tế thuận tiện. Ngoài những hàng hoá là những thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được xuất nhập khẩu như trước đây, ngày nay các nước đã nhận thức được nguồn lợi kinh tế từ các loại phế liệu, mang bán cho các quốc gia đang thiếu thốn nguồn nguyên liệu. Điều này vừa tránh được việc bỏ đi lãng phí một lượng lớn nguyên liệu thừa, vừa giảm ô nhiễm môi trường đồng thời thu lại được một nguồn doanh thu không nhỏ. Chính bởi lẽ đó, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày nay, việc tận dụng phế liệu trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Là một đất nước với nền công nghiệp còn non trẻ, nền kinh tế đang trên đà phát triển để hội nhập quốc tế, quá trình sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn nguyên liệu. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất tại nước ta lựa chọn giải pháp nhập khẩu phế liệu – những sản phẩm đã được thải loại từ quá trình sản xuất, sinh hoạt để tái chế thành nguồn nguyên liệu mới với hai lý do cơ bản: Một là nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp; Hai là giá thành phế liệu rẻ hơn rất nhiều so với nguyên liệu nguyên chất. Ví dụ: Hạt nhựa nguyên chất được nhập khẩu với giá thị trường dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng được bán với giá chỉ từ 19
- 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg.5 Trái ngược với tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu tại Việt Nam thì một số quốc gia khác lại đang cố gắng tìm giải pháp xử lý, tiêu huỷ nguồn phế liệu dư thừa. Thay vì tốn kém thêm chi phí để làm điều đó, xuất khẩu ra nước ngoài chính là biện pháp tối ưu. Tình trạng kẻ thiếu người thừa đã ngày càng làm cho thị trường xuất, nhập khẩu phế liệu trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan. Thứ nhất, pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu là cơ sở pháp lý quy định cơ cấu tổ chức cũng như quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Toàn bộ các cơ quan quản lý nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương. Việc quy định như vậy tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong công tác và thuận tiện cho hoạt động giám sát, kiểm tra. Thứ hai, hệ thống các quy phạm pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu là các chuẩn mực ứng xử, quy định những khung giới hạn pháp lý đối với các hành vi của cá nhân, pháp nhân hữu quan. Mọi hành vi vi phạm của các chủ thể đều được xác định một cách chi tiết và có chế tài điều chỉnh phù hợp. Thứ ba, những quy định này là cơ sở pháp lý cho xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, 5 Nhập khẩu rác thải “núp bóng” nhập phế liệu - http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/7332802-.html 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
117 p | 444 | 110
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp – Thực tiễn tư vấn tại Công ty TNHH tư vấn AZLAW
52 p | 218 | 64
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 111 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Quỳnh Hằng SP
58 p | 85 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
65 p | 81 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH
53 p | 60 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Diesel Sông Công
57 p | 47 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013
96 p | 76 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định về sa thải người lao động trái pháp luật và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
65 p | 74 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 56 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
77 p | 102 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần Khảo sát Dịch vụ Thương mại Thiên Bảo
60 p | 49 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay
93 p | 82 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về giao kết và thực hiện Hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam
113 p | 48 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
70 p | 55 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường
45 p | 44 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
64 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
79 p | 54 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn