intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Dfddgf Dfddgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

121
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp nhằm nêu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư, thực tế tại tỉnh Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

  1. li - ì T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI PORE1GN W i D E UNIVERSITY KHOA LUẬN TÓT NGHIỆP Bálàt MÔI TRƯỜNG Đ Ẩ U Tư TRỰC TIẾP N Ư Ớ C NGOÀI TẠI TỈNH HẢI D Ư Ơ N G : THỰC TRẠNG V À GIẢI PHÁP THU Vlc-N ì Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thúy Lớp Anh 10 Khóa 41C - KTNT Giáo viên hướng dẩn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa H À NỘI-11/2006
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu Ì C H U Ô N G ì TỔNG QUAN VỀ Đ Ầ U T ư TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI V À MÔI : TRƯỜNG Đ Ầ U TƯTRỤC TIẾP NUỒC NGOÀI 4 ì. Khái niệm và đặc điểm FDI 4 1. Khái niệm roi 4 2. Đặc điểm của FDI 5 n. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 6 1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 2. FDI góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội l i in. Khái quát chung về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 15 1. Đựnh nghĩa 16 2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 17 2.1. Môi trường tự nhiên 17 2.2. Môi trường chính trự 17 2.3. Môi trường pháp lý 19 2.4. Môi trường kinh tế 20 2.5. Môi trường văn hoa, xã hội 23 3. Vai trò của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc thu hút và thực hiện các dự án FDI 24 C H Ư Ơ N G l i : Đ Á N H GIÁ MÔI T R U Ô N G Đ Ầ U T Ư TRỤC TIẾP NUỚC NGOÀI TẠI TỈNH H Ả I D Ư Ơ N G 27 ì. Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Hải Dương 27 1. Môi trường tự nhiên 27 2. Môi trường chính trự 28 3. Môi trường pháp lý 30 3.1. Môi trường pháp lý chung cùa Việt Nam 30 3.2. Môi trường pháp lý riêng của Tỉnh Hải Dương 31
  3. 4. Môi trường kinh tế 34 4.1. Mức độ phát triển và tính ổn định của kinh tế tỉnh Hải Dương 35 4.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của kinh tế Tỉnh Hải Dương 39 5. Môi trường văn hoa, xã hội 42 5.1. Truyền thống văn hoa của Tỉnh Hải Dương 42 5.2. Tình hình dân số, lao động của Tỉnh Hải Dương 43 n. Đánh giá chung về môi trường đầu tư trực tiếp nưệc ngoài tại tỉnh H ả i Dương 44 1. Những lợi thế so sánh 44 1.1. Vị trí địa lý thuận lợi 44 1.2. Môi trường chính trị ổn định 45 1.3 Môi trường pháp lý có những cải thiện đáng kể 46 Ì .4. Kinh tế tăng trưởng mạnh 50 1.5. Chi phí thuê lao động thấp 52 2. Những bất lợi thế so sánh 53 2. Ì. Môi trường pháp lý vẫn tồn tại nhiều vưệng mắc 53 2.1.1. Chính sách thu hút FDI của Tỉnh chưa nhất quán 53 2.1.2. Còn quá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện các dự án FDI 54 2.1.3. Giải phóng mặt bằng chậm 56 2.2. Môi trường kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư 57 2.2.1. Cơ sở hạ tầng kinh tế tuy được nâng cấp nhưng chưa đồng bộ... 57 2.2.2. Chi phí đầu vào cao 59 2.3. Nguồn nhân lực yếu và thiếu tay nghề 60 H I . Đánh giá tác động của môi trường đầu tư trực tiếp nưệc ngoài tệi hoạt động F D I tại Hải Dương từ năm 2000 đến nay 61 1. Tinh hình thu hút FDI tại Hải Dương 61 1.1. Nhíp độ roi đăng ký và thực hiện 61 1.2. Cơ cấu ngành của FDI 63 1.3. Đ ố i tác đẩu tư 65 2. Đánh giá tác động của môi trường đầu tư trực tiếp nưệc ngoài tệi hoạt động roi tại Hải Dương 66
  4. 2.1. Những tác động tích cực 67 2.2. Những tác động tiêu cực 69 C H U Ô N G ni. C Á C GIẢI PHÁP N H Ằ M C Ả I THIỆN M Ô I TRUỒNG Đ A U T ư TRỤC TIẾP NUỠC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI D U Ơ N G 72 ì. Định hướng thu hút FDI của Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 72 1. Quan điểm 72 2. Định hướng thu hút FDI 74 3. Mục tiêu 76 n. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đẩu tu trực tiếp nước ngoài của Hải Dương 77 1. Giải pháp về phía nhà nước 78 1.1. ỉ n định kinh tế vĩ m ô 78 1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động FDI 80 1.3. Xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có tỉnh Hải Dương 82 Ì .4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với FDI 83 1.5. Đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam 84 2. Giải pháp về phía Tỉnh Hải Dương 85 2. Ì. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 85 2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi các doanh nghiệp FDI 87 2.3. Cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép, thực hiện dự án FDI 88 2.4. Nhanh chóng giải phóng mặt bằng 91 2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tư 91 2.6. Đào tạo nguồn nhân lực 93 2.7. Các giải pháp khác 95 Kết luận 97 Danh sách tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. LỜI M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào một quốc gia hay một địa phương thường thực hiện đo lường môi trường đầu tư bằng cách đặt ra những câu hỏi như: Thủ tục đầu tư có dễ dàng không? Hệ thống luểt pháp và chính sách ra sao? Cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước, điện thoại, Intemet có đầy đủ không? Tốc độ phát triển kinh tế của địa phương có nhanh và ổn định? Các cơ quan công quyền có tham nhũng sách nhiễu? Người dân địa phương có siêng năng, có trình độ tay nghề và trình độ quản lý?... Giải đáp được tất cả những câu hỏi trên cũng có nghĩa là giải đáp được vấn đề môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương đó như thế nào, và đi đến quyết định có đầu tư hay không. Như vểy môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Hiểu rõ được vai trò đó, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư trục tiếp nước ngoài ( r o i ) . Nhờ vểy, tính đến hết tháng 6/2006, Tỉnh đã thu hút được 108 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đãng ký là 1.042,12 triệu USD, trong đó số vốn đầu tư thực hiện khoảng 484,8 triệu USD '". Nhưng thực sự những con số này vẫn chưa xứng vói tiềm năng thu hút FDI của tỉnh. Là địa phương sẵn có lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý do nằm trong tam giác vàng phát triển kinh tế của phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), Hải Dương có thế mạnh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các dự án FDI hơn các địa phương khác. Nhưng theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì Hải Dương chi xếp thứ 29/64 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút F D I còn kém so vói nhiều tỉnh, thành phố khác. Câu hỏi đặt ra là vì sao? Phải chăng là do môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tỉnh chưa được cải thiện đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đẩu tư? [1J: Sở Kế hoạch và Đẩu tư tỉnh Hải Dương (2006), Báo cáo ước tính tình hình thực hiện cùa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoái trẽn địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2006. Ì
  6. Trong xu thế hiện nay, khi tất cả các tỉnh, thành phố đều "trải thám đỏ" đón các nhà đầu tu nước ngoài thì Hải Dương cần phải thực hiện những giải pháp gì để cải thiện mạnh hơn nữa môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, để thu hút được nhiêu hơn các dự án roi nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2010 thu hút được khoảng 2.750 triệu USD vốn đầu tu đăng ký, góp phần thực hiện mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưọng kinh tế của tỉnh khoảng 1 0 % đến 11%/năm? Đ ể giải quyết vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài " Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp" làm đề tài khoa luận tốt nghiệp với hy vọng trên cơ sọ đánh giá thực trạng môi trường đẩu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đẩu tư trực tiếp nước ngoài của Tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu của khoa luận. - Hệ thống hoa những vấn đề cơ bản liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư trục tiếp nước ngoài. - Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trục tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua, những lợi thế và những điểm bất lợi thế cùng ảnh hưọng của chúng tới việc thu hút FDI. - Dựa trên chủ trương, định hướng thu hút roi của tỉnh, để xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương trong thời gian tới. 3. Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu. - Khoa luận nghiên cứu về các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương, đó là yếu tố tự nhiên, chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoa - xã hội. - Phạm v i nghiên cứu là địa bàn tỉnh Hải Dương, thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 đến tháng 6/2006. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khoa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá, so sánh các chỉ tiêu. Các phương pháp này 2
  7. được sử đụng kế hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, khoa luận t còn tham khảo tư liệu thông tin và kếthừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản phấp luật hiện hành để thu thập thông tin cần thiết. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kế luận, luận văn bao gựm 3 chương: t Chương ì : Tổng quan về đầu tư trục tiếp nước ngoài và môi trường đầu tu trực tiếp nước ngoài Chương n : Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hài Dương Chương i n : Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tinh Hải Dương. Để hoàn thành khoa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, TS. Nguyên Thị Việt Hoa đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua. Đựng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú công tác tại sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương đã cung cấp nguựn tài liệu quý báu phục vụ cho để tài này. Đặc biệt, không thể không kể đế những kiến thức vô giá m à các thầy, các n cô trường Đ ạ i học Ngoại Thương đã truyền đạt cho tôi, làm nền tảng để tôi có thể thực hiện được để tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức bản thân còn hạn chế nên khoa luận không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, tôi xin trân trọng biết ơn và tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thầy, cô và những người quan tâm đế đề tài để n đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội ngày lo tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thúy 3
  8. CHƯƠNGì T Ổ N G Q U A N V Ế Đ Ầ U T ư T R Ự C TIẾP N Ư Ớ C N G O À I V À M Ô I T R Ư Ờ N G Đ Ầ U T ư T R Ự C TIẾP N Ư Ớ C N G O À I ì. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM FDI 1. Khái niệm FDI Theo giáo trình đầu tư nưóc ngoài, Vũ Chí Lộc (1997), NXB Giáo Dục, trang 13 đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa như sau: "Đáu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tu quốc tế chủ yếu mà chủ dầu tư nước ngoài đẩu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại". Nhà đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 1 0 0 % vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Quan điểm về roi của Việt Nam theo quy định tại Khoản Ì Điều 2 Luởt Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đề tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của lu t đẩu tư nước ngoài". Nhà đầu tư nước ngoài ở đây được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luởt Đầu tư năm 2005 quy định như sau: "Đẩu tư trực tiếp là hình thức đầu tu do nhà đẩu tu bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư". Và theo Khoản 12 Điều 3 Luởt Đầu tư năm 2005 thì "đáu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác đề tiến hành hoạt động đầu tứ\ Như vởy ta có thể suy ra: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đưa các t i à sản bằng tiền hoặc các t i sản hợp pháp khác vào Việt Nam để tham gia quản lý à hoặc tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 4
  9. Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyền vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đáu tư sang nước tiếp nhận đẩu tư đề giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhấm mục đích kinh doanh có lãi". 2. Đạc điểm của FDI - roi có sụ tham gia kiểm soát của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong nhũng đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý, điểu hành của nhà đầu tư nước ngoài, thì ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền kiểm soát hoạt động tại các doanh nghiệp roi. Trong hình thức FDI, nhà đẩu tư nước ngoài tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc sẫ dụng vốn của mình. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn đủ lớn để giành quyền tham gia kiểm soát dự án m à họ góp vốn đâu tu. Theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tối thiểu 1 0 % cổ phiếu thường hoặc quyển bỏ phiếu trong các doanh nghiệp FDI để cho nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Ở Việt Nam tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đẩu tư nước ngoài là 3 0 % (theo luật đầu tu nước ngoài được sẫa đổi bổ sung năm 2000). - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn pháp định hay vốn điểu lệ sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thòi lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỷ lệ góp vốn đó. - Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động cùa đối tượng m à nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư. Nếu hoạt động của doanh nghiệp có lãi, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cho mình, ngược lại nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, nhà đầu tư sẽ phải tự chịu thua lỗ. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. 5
  10. - Đi kèm với dự án F D I là 3 yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. - FDI là hình thức kéo dài "chu kỳ tuổi thợ sản xuất", "chu kỳ tuổi thợ kỹ thuật" và "nội bộ hoa di chuyển kỹ thuật". Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chợn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. n. V A I T R Ò C Ủ A FDI Đ Ố I V Ớ I N Ư Ớ C N H Ậ N Đ Ầ U T Ư 1. FDI thúc đẩy tảng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trợng đối vói tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đẩu tư huy động mợi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, t i à nguyên thiên nhiên và công nghệ). Theo đánh giá cùa Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc (UNCTAD), hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, làm tăng thu nhập của người lao động và cải tiến khoa hợc công nghệ tại những nước này. Sau đây là một số tác động của hoạt động FDI đối vói tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đẩu tu. 1.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Thực tế cho thấy tăng truồng kinh tế cao thì nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế cũng tăng cao. Vốn đẩu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư, vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động FDI. Đ ố i vói các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trợng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. 6
  11. Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang và kém phát triển, PaulA.Samuelson ví hoạt động sản xuất và đẩu tu của những nước này như là một vòng đói nghèo luẩn quẩn. Kinh tế kém phát triển dẫn đến tiết kiệm và đẩu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không có đủ vốn cho đẩu tư; không có đủ vốn cho đầu tư sẽ làm cho năng lặc sản xuất của quốc gia đó giảm; năng lặc sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và lại quay trở lại chu kỳ ban đẩu. Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ như trên. Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra "một cú huých lớn" để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lặc để phát triển nền kinh tế tạo ra tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến thu nhập tăng. Đầu tư trặc tiếp nước ngoài có thể xem như là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng đói nghèo trên. So với các nguồn vốn hình thành từ đầu tư gián tiếp hoặc vay thương mại thì vốn đẩu tư trặc tiếp nước ngoài có nhũng lợi thế sau: - Đầu tư trặc tiếp nước ngoài không tạo ra khoản nợ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. - Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dặ án đầu tư tạo ra lợi nhuận và một phần lợi nhuận được các nhà đầu tư sử đụng để tái đẩu tư. - Đầu tư trặc tiếp nước ngoài có sặ ổn định cao và không thuận lợi cho việc rút vốn về nước như các khoản vay thương mại, ngân hàng hoặc đầu tư gián tiếp khác. 1.2. FDI góp phần vào quá hình phát triển công nghệ Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích tiêu dùng dẫn đến kích thích sản xuất và tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đ ố i với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển dặa trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa những thành tặu khoa học - công nghệ của nhân loại). Hoạt động đầu tư trặc nếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối vói quá trình phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng lặc sản xuất và năng suất lao động tại nước 7
  12. tiếp nhận đầu tư thông qua hiệu ứng tích cực. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ. - Đ ố i vói chuyển giao công nghệ: để có công nghệ mới và tiên tiến phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ trong thỉi đại hiện nay khác nhiều so với ba hoặc bốn thập kỷ trước đây. Nhận thức về chuyển giao công nghệ cũng đã thay đổi, việc chuyển giao công nghệ không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc, thiết bị m à chuyển giao liên quan đến việc sử dụng dây chuyển công nghệ, kỹ năng sử dụng công nghệ và phần mềm công nghệ. Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ từ nước có công nghệ hiện đại sang nước tiếp nhận công nghệ được tiến hành theo hai phương thức đó là chuyển giao trực tiếp và chuyển giao gián tiếp. Chuyển giao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu nước có công nghệ chuyển giao. Chuyển giao gián tiếp chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đẩu tư trực tiếp nước ngoài hoặc thông qua hình thức gián tiếp khác. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng trở lên phức tạp nên hoạt động FDI đã trở thành một kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất, vì công nghệ đã được các công ty đa quốc gia chuyển giao phần cứng (máy móc, thiết bị) và phần mềm (quy trình hoạt động của công nghệ) từ nước gốc đến nước tiếp nhận đầu tư. Sau khi chuyển giao, công nghệ trực tiếp được các chuyên gia kỹ thuật lành nghề của nước đi đâu tư đưa vào hoạt động và hướng dẫn sử dụng. Chi phí mua và chuyển giao công nghệ thấp hơn so với hình thức mua công nghệ trực tiếp, do công nghệ là một trong những đối tượng được bảo hộ về quyền sở hữu t í tuệ nên việc sao chép công nghệ khó có thể thực hiện. Như vậy, một dây r chuyền công nghệ hoặc một quy trình sản xuất nếu mua trực tiếp sẽ đắt hơn rất nhiều lần khi nó được chuyển giao giữa các công ty, từ công ty mẹ sang công ty con. Đây chính là ưu điểm lớn nhất về chuyển giao công nghệ trong hoạt động FDI so với các hình thức chuyển giao cõng nghệ khác. Chuyển giao công nghệ thông qua roi 8
  13. đã làm cho khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư được thu hẹp. Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua roi được thực hiện thông qua: chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài. Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ (ở nước đi đầu tư) vào chi nhánh công ty con (nước tiếp nhận đầu tư). Chuyển giao công nghệ bên ngoài được thực hiện giữa các công ty khác nhau như: liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hợp đồng li-xăng, hỗ trợ công nghệ...Việc chuyển giao công nghệ bên trong và bên ngoài tối nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào một số nhân tố: bản chất công nghệ; chiến lược của người bán (người chuyển giao); khả năng của người mua (người được chuyển giao) và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. - Đ ố i với hoốt động phổ biến công nghệ: hoốt động FDI đã tốo ta hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đâu tư thông qua: + Cốnh tranh với các doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ của doanh nghiêp trong nước, góp phẩn vào việc sản xuất có hiệu quả. + Nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các chi nhánh hoặc doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư để phổ biến công nghệ. + D i chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nước đầu tư sang doanh nghiệp nước nhận đầu tư góp phần chuyển giao công nghệ. + Tốo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp nước nhận đầu tư với các công ty đa quốc gia có trình độ công nghệ cao trong quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ. - Đ ố i với phát minh công nghệ: thông thường hoốt động nghiên cứu và phát triển thường được tiến hành ở nước đi đầu tư (nước phát triển). Tuy vậy, các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư, nghiên cứu những cóng nghệ không đòi hỏi trình độ kỹ thuật, cõng nghệ hiện đối tối các nước tiếp nhận đầu tư nhằm tranh thủ lao động rẻ, thòi gian ứng dụng nhanh. 9
  14. 1.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhăn lực Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng truồng kinh tế của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vển đề được nhiều nước quan tâm. FDI tác động đến vấn đê lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động ở đây được hiểu là vấn để giải quyết việc làm cho người lao động. Còn đối với chất lượng lao động, roi đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. - Trực tiếp đào tạo lao động: dưới sức ép tuyển lao động địa phương và chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động địa phương, các chi nhánh công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Đ ể lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo họ. Ngoài ra, trong các chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có chiến lược đào tạo lao động địa phương thay thế lao động nước ngoài. Đào tạo lao động của doanh nghiệp FDI không chỉ dừng lại đối với những người trục tiếp sản xuất m à còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho các đối tượng làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp. Phương thức đào tạo của các doanh nghiệp FDI rất đa dạng, có thể tiến hành đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khoa học do các chuyên gia của công ty tiến hành hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước (đào tạo cơ bản, đào tạo nghề) để tiến hành đào tạo. Ví dụ, công ty Dầu lửa Shell của Anh (UK) với doanh thu là 600 triệu USD/năm đã bỏ ra 1,2 triệu USD dành cho đào tạo nghề và 2,5 triệu USD dành cho đào tạo cơ bản tại Nigeria .121 - Gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước tiếp nhận đầu tu là một trong những tiêu chí quan trọng để các công ty đa quốc gia tiến hành hoạt động đầu tư ỏ những nước này. Bởi vì, các nhà đầu tư luôn mong muốn đầu tư tại những quốc gia m à [2]: Ths. Nguyền Văn Tuấn (2005), Đẩu tư trục tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, N X B T u pháp H à nội. 10
  15. người lao động có trình độ chuyên môn cao và không muốn mất nhiều chi phí đào tạo lao động địa phương. Với chính sách thu hút FDI của các nước trên thế giới hiện nay, Chính phủ nước tiếp nhận đầu tu phải có kế hoạch hay tiến hành phát triển nguồn nhân lực để thu hút được nhiều vốn FDI. Một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan đã có kinh nghiệm thu hút FDI thông qua đào tạo lao động có trình độ chuyên môn cao. 2. FDI góp phọn giải quyết các ván đề kinh tế, xã hội 2.1. FDI góp phấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư Ca cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phọn kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức các cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đâu tư sẽ thúc đọy nền kinh tế phát triển. Hoạt động FDI đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đâu tư. Qua nghiên cứu ở các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đối với ngành sản xuất nông nghiệp tỷ lệ đầu tư tương đối thấp hoặc nếu có đâu tư thì đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Ví dụ, ở châu Mỹ La Tinh và châu Á các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) đã có vai trò quan trọng trong việc thành lập một số nhà máy sản xuất công nghiệp có quy m ô lớn trong lĩnh vực: dệt may, thuộc da, đồ uống, điện tử... F D I làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành của nước tiếp nhận đầu tư cụ thể như sau: - Thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư: chuyển đổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ. li
  16. - Thay đổi cơ cấu bên trong một ngành sản xuất: ví dụ ngành công nghiệp, nông nghiệp hoặc dịch vụ thông qua quá trình chuyển đổi từ năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động nhiều sang sản xuất có năng suất cao, công nghệ hiện đại, sử dụng lao động ít. - Thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất, ví dụ ngành sản xuất xe ôtô hoặc máy tính... thông qua quá trình chuyển đổi từ việc áp dụng công nghệ lạc hậu, giá trị hàng hoa và dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp sang ngành sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, giá trị hàng hoa có hàm lượng khoa hớc công nghệ cao. 2.2. FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu Hoạt động FDI góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng nâng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể như sau: - Thứ nhất, vè xây dựng năng lực xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay các chi nhánh công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu theo hai mức độ công nghệ: + Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ đơn giản sẽ giúp nâng cao năng lực xuất khẩu về số lượng và chất lượng xuất khẩu. Đây là quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động thủ công và chủ yếu sản xuất những mặt hàng truyền thống. Qua thời gian, những doanh nghiệp F D I đã hoàn thiện về mặt công nghệ, đa dạng hoa sản phẩm, liên kết với nhiều doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. + Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ trang bình và cao. Các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty xuyên quốc gia thường là những tập đoàn kinh doanh lớn, áp dụng trình độ khoa hớc công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất. Những công ty này tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu có thể thông qua ba dạng sau: • Xây dựng nhà máy lắp ráp để xuất khẩu, phổ biến ở các khu chế xuất cùa các nước đang phát triển. Lĩnh vực chủ yếu là xuất khẩu những sản phẩm điện tử, 12
  17. ôtô, xe máy... Một số nước có nhiều hoạt động này nhất đó là các nước Đông Nam Á nhu: Malaysia, Singapore, Phillipines và Thái Lan và một số nước ở châu M ỹ La Tinh như: Mexico, Chile • Xây dựng những ngành công nghiệp xuất khẩu mới cho các nước tiếp nhận đầu tư. Một số nước Châu M ỹ La Tinh đã được các công ty xuyên quốc gia (TNCs) xây dựng các nhà máy chế tạo ôtô để xuất khẩu như: Mexico, Brazin. • Tham gia vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Mức độ tham gia vào hoạt động này không giống với hai hoạt động trước. Hoạt động này đòi hụi phải sử dụng trình độ công nghệ cao, trình độ lao động lành nghề, vốn lớn. Lĩnh vục khai thác sản phẩm để xuất khẩu chủ yếu là khai thác mò, dầu khí, nguồn khí tự nhiên và diễn ra chủ yếu ở các nước châu Mỹ La Tinh như Argentina, Mexico, Venezuela. - Thứ hai, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư chù yếu thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các TNCs. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế xuất khẩu hơn so vói doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư về thị trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ thống công ty mẹ và cõng ty con của các TNCs có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu thông qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng tập đoàn TNCs cũng sẽ làm giảm chi phí giao dịch. 2.3. FDlgóp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động - Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động FDI đã góp phần tạo việc làm cho người lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này thông qua việc trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương hoặc gián tiếp thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hoa và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Ví dụ, hãng sản xuất xe hơi Nissan của Nhật Bản đặt nhà máy sản xuất xe ôtô tại Sunderland, miền Bắc nước Anh trong 10 năm đã tuyển dụng 4.350 lao động. Một số doanh nghiệp sản xuất vệ tinh cung cấp hàng hoa và dịch vụ cho hãng xe hoi Nissan cũng trong thời gian đó đã tuyển dụng 20.000 lao động . Hay tại Việt Nam m [3]: Ths. Nguyễn Vãn Tuân (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ỏ Việt Nam, N X B T ư pháp H à nội. 13
  18. tính đến hết tháng 11/2005, khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho khoảng 86,5 vạn lao động góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn nạn thất nghiệp trong xã hội. - Về vấn để nâng cao thu nhập: ở những nước phát triển người lao động làm việc cho các chi nhánh công ty nước ngoài được trả lương cao hơn so vói doanh nghiệp trong nước. Tại các nước đang phát triển thì mức lương trung bình cỷa các doanh nghiệp FDI cao hơn so vói các doanh nghiệp địa phương khoảng 30%. Nguyên nhân trả lương cao tại các doanh nghiệp FDI là so sản lượng sản xuất cùa các doanh nghiệp F D I thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước; lao động được tuyển dụng thường là lao động có trình độ cao và có tình kỷ luật cao; những công ty FDI thường là những công ty có tiềm lực phát triển. Ngoài ra, điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khoe, y tế đối vói người lao động tại các nước tiếp nhận đầu tư tốt hơn so với các doanh nghiệp địa phương. 2.4. FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Theo đánh giá cỷa các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới thì tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn luôn tỷ lệ thuận với tốc độ huy hoại môi trường. Nguyên nhân cỷa tình trạng này chỷ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ và nhận thức cỷa người quản lý và người lao động đối vói vần đề bảo vệ môi trường còn yếu, nhấ là chưa có hẹ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này chỷ yếu xảy ra đối với doanh nghiệp cỷa các nước đang và kém phát triển. Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đâu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và cóhệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mình, các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vần đề xử lý môi trường, tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất. Do vậy, dưới sức ép cỷa nước tiếp nhận đâu tư, nhà đầu tu nước ngoài bắt buộc trong quá trình sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường do nước tiếp nhận đầu tư đặt ra. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nghiên tại nước tiếp nhận đầu tư. 14
  19. Việc áp dụng những công nghệ sạch, tiên tiến có lợi cho môi trường đã tạo nên những ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và gây sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước phải có biện pháp xử lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh từ phía Chính phủ. Nhiệm vụ của các nước tiếp nhển đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển là phải tối thiểu hoa ảnh hường của tốc độ tăng trưởng kinh tế đối vói môi trường và tối đa hoa tác động có lợi của tăng trường kinh tế đối với môi trường 2.5. FDI góp phẩn vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế Quan hệ đầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỷ xvin. Thời kỳ này được coi là quá trình hội nhểp "nông" trong lĩnh vực đầu tư, có nghĩa là các nước quan hệ đầu tư với nhau trên cơ sở tự nguyện, có lợi ích và chưa đặt ra cho nhau các nghĩa vụ phải thực hiện. Hiện nay, quan điểm về hội nhểp kinh tế quốc tế trong phạm vi giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới biểu hiện tư do hoa trong bốn rinh vực: thương mại hàng hoa, sở hữu trí tuệ, đẩu tư và thương mại dịch vụ Như vểy, đầu tư cũng là một trong bốn lĩnh vực được các quốc gia xem xét tự do hoa. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đi đẩu tu và quốc gia tiếp nhển đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều "sâu". Những cam kết về tự do hoa đầu tu nước ngoài được coi như là những quan điểm hội nhểp kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cùng với xu thế hội nhểp kinh tế khu vực và thế giới diên ra theo chiều sâu rộng, các nước trên thế giới đã có nhiều hình thức áp đặt các cam kết nhằm tự do hoa lĩnh vực đầu tư. m. K H Á I Q U Á T CHUNG V Ế M Ô I T R Ư Ờ N G Đ Ầ U T Ư T R Ự C T I Ế P N Ư Ớ C N G O À I Như trên đã phân tích, FDI có rất nhiều tác động tích cực tới nước nhển đầu tư, giúp các nước này đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhiều vấn để kinh tế xã hội. Hiểu rõ được tác động đó, các nước đang phát triển như Việt Nam tìm mọi cách để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn roi và một trong những giải pháp quan trọng đó là cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đ ể cải thiện môi trường đầu tu này cẩn phải cải thiện từng bước các yếu tố cấu thành lên nó. Vểy môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Nhũng yếu tố nào cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài? 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2