intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam

Chia sẻ: Dfg Dfg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

78
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất. Thực trạng mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI — E ca oa — O K H Ó A L U Ậ N T Ố T N G H I Ệ P Đế tài: M Ộ T S Ố GIAI P H Á P TÂNG CƯỜNG M Ố I Q U A N H Ệ GIỮA CỒNG N G H I Ệ P P H Ụ T R Ợ VÀ S Ả N XUẤT DỆT M A Y T A I VIÊT N A M Sinh viên thực hiện Mai Thúy Dung Lớp Anh 4 Khóa 45A Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thu Hương Ị THƯ ViỄl IM -C46 :c i Hà Nội, tháng 5 năm 2010 ả
  2. MỤC LỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TệT DANH MỤC BẢNG HÌNH L Ờ I NÓI ĐẦU Ì CHƯƠNG ì: C ơ SỞ LÝ TH UYẾT VÈ MÓI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT 6 ì. KHÁI QUÁT VÈ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ 6 Ì. Công nghiệp phụ trợ là gì 6 2. Vai trò của công nghiệp phụ trợ đối với nền kinh tế 10 l i . KH ÁI QUÁT VÈ MÓI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT 12 Ì. Khái niệm về hợp tác và thiếu họp tác 12 2. Những trở ngại trong việc xây dựng mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất 13 2.1. Trờ ngại về động cơ 13 2.2. Trở ngại về chia sẻ thông tin 13 2.3.Trờ ngại về hành vi 14 3. Những đòn bẩy cơ bản để tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sàn xuất 15 3.1. Thống nhất về mục tiêu và động cơ 15 3.2. Cải thiện độ chính xác của thông tin 15 3.3. Xây dựng mối quan hệ đối tác và tin cậy chiến lược 16 n i . TÀM QUAN TRỌNG CỦA MÓI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH 26 Ì. Một sổ giả thuyết của mô hình 26 2. Xây dựng mô hình hồi quy 27 3. Kiếm định giả thuyết và sai lầm của mô hình 29 i
  3. 3.1. Kiểm định nguyên vật liệu có ảnh hường đến giá trị sản xuất công nghiệp của ngành hay không? 29 3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi 29 3.3. Kiêm định tự tương quan 31 4. Kết luận về mô hình 32 KÉT LUẬN CHƯƠNG ì 33 CHƯƠNG l i : THỰC TRẠNG M Ố I QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 34 ì. TỒNG QUAN VÈ VỊ TRÍ NGÀNH DỆT MAY TRONG NÊN KINH TÉ 34 Ì. Cấu trúc theo chiều dọc của ngành dệt may 34 2. Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế 35 l i . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH DỆT MAY 36 Ì. Công nghiệp phụ trợ (Khu vực thượng nguồn) 36 1.1. Sợi bông 36 1.2. Sản phẩm dệt 39 Ì .3. Nhuộm, in và hoàn tất 42 2. Sản xuất dệt may (Khu vực hạ nguồn) 44 n i . THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỌ VÀ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH DỆT MAY 48 Ì. Tương quan về cơ sờ vật chất, thiết bị 48 2. Thực trạng cungứng nguyên phụ liệu 50 2. Ì. Những tồn tại trong hoạt động cungứng nguyên phụ liệu 50 2.2. Những cải thiện trong hoạt động cungứng nguyên phụ liệu 55 2.3. Mô hình hợp nhất theo ngành dọc thay cho sụ liên kết giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất trong ngành Dệt May 56 KÉT LUẬN CHƯƠNG l i 60 CHƯƠNG IU: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG M Ố I QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 61 li
  4. ì. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐÓI VỚI NGÀNH DỆT MAY 61 Ì. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 61 1.1. Quan diêm phát tri én 61 Ì .2. Mục tiêu phát triển 62 1.3. Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch 63 2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đối với ngành dệt may. .65 2.1. Định hướng phát triển chung ngành công nghiệp phụ trợ đối với ngành dệt may 65 2.2. Định hướng phát triển cụ thể ngành công nghiệp phụ trợ đối với ngành dệt may 66 l i . ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 70 Ì. Nhóm giải pháp vi mô đối với ngành dệt may 70 1.1. Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tường lẫn nhau 70 Ì .2. Cải thiện quá trình chia sẻ thông tin 71 N 1.3. Chuyên dịch mô hình hợp nhát theo ngành dọc sang mô hình hợp i tác ngành dọc 73 1.4. Cải thiện năng lực sản xuất của khu vực thượng nguồn 74 1.5. Khu vục thượng nguồn cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ gia công sang FOB 76 2. Nhóm giải pháp vĩ mô đối với các cơ quan chức năng 76 2. ì. Đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam 76 2.2. Đối với các cơ quan chức năng khác 77 KÉT LUÂN CHƯƠNG IU 80 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC ì 86 iii
  5. C Á C KÝ H I Ệ U V I Ế T T ệ T Ký hiệu viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Tên của một loại kiêm Breusch - Pagan BPG định trong mô hình hồi Godírey quy Văn phòng phát triển Bureau of Supporting BSID công nghiệp phụ trợ Industries Development Thái Lan y Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước FDI Investment ngoài Industrial Production Giá trị sản xuất công IPV Value nghiệp Materials/ Accessories Nhập khâu nguyên vật MAI Import liệu Bộ Kinh Te, Thương Ministry of Economy, METI Mại và Công Nghiệp Trade and Industry Nhật Bản v Bộ Công Nghiệp và Ministry of International MUI Thương Mại Quốc Te Trade and Industry Nhật Ban POS Point of Sales Diêm bán hàng Société Franẹaise de Công ty Tư vấn Phát SOFRECO Réalisation d'Etudes et Triển Nông Nghiệp - de Conseil Cộng Hòa Pháp Trung Tâm Thông Tin Trade and Business TBIC Kinh Doanh và Thương Iníòrmation Center Mại The Vietnam National Tổng công ty Dệt May Vinatex Textile and Garment Việt Nam Group iv
  6. D A N H M Ụ C BẢNG H Ì N H Bảng Ì: Tương quan công nghệ ngành dệt may năm 2008 (Đơn vị: %) 48 Bảng 2: So sánh năng lực sản xuất năm 2008 - 2009 49 Bảng 3: Mục tiêu của ngành dệt may 62 Bảng 4: Mục tiêu sản xuất dệt thoi 69 Hình Ì: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp 12 Hình 3: Ảnh hưởng của sự tương thuộc lên mối quan hệ giữa các khâu 21 Hình 4: Quy trình phát triển mối quan hệ hợp tác 23 Hình 5: Hàm hồi quy giữa hai biến Y và X 27 Hình 6: Đồ thị các giá trị của biến phụ thuộc Y 28 Hình 7: Hàm hồi quy giữa hai biến ej và Ỳ, 2 30 Hình 8: Hồi quy tuyến tính trong kiếm định BG 32 Hình 9: Giá trị sản xuất công nghiệp sản phẩm dệt giai đoạn 1996 - 2007 (Đơn vị: tỷ đồng) 40 Hình 10: Giá trị sản xuât công nghiệp của Sản phàm hàng may mặc giai đoạn từ 1996 - 2007 (Đơn vị: tỷ đồng) 44 Hình 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 1998 - 2009 46 Hình 12: Cơ câu xuât khâu theo mặt hàng 2009 47 Hình 13: Nhập khẩu bông theo tháng giai đoạn 2007 - 2009 50 Hình 14: Nhập khẩu xơ theo tháng giai đoạn 2007 - 2009 51 Hình 15: Nhập khẩu sợi theo tháng giai đoạn 2007 - 2009 52 Hình 16: Nhập khẩu vải theo tháng giai đoạn 2007 - 2009 52 Hình 17: Giá trị nhập khẩu phụ liệu của ngành Dệt May giai đoạn từ 2000 - 11 tháng đầu năm 2009 (Đơn vị: triệu USD) 55 V
  7. L Ờ I NÓI ĐẦU ì. TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI Ở Việt Nam, dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những un thế về nguồn nhân công dồi dào cộng với những chính sách ưu đãi hợp lý của nhà nước, ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, tham gia vào nhóm những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên Ì tỷ USD của Việt Nam, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trờ thành một trong chín nước xuất khâu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khâu hàng dệt may trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu xét trong chuỗi giá trị toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang tự đặt mình vào vị trí đáy của hoạt động tạo ra giá trị khi sản xuất gia công , khâu sản xuất có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất chiếm khoảng 5 - 1 10%, lại chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 70 - 80% trong hoạt động của ngành. Thực tế này đang đẩy ngành dệt may phải đối mặt với những nguy cơ giảm sút tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp. Một trong những nguyên nhân sâu xa cho nghịch lý này là do sự kém phát triên của công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ "lỏng lẻo" giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất trong ngành dệt may, làm cho các doanh nghiệp sản xuất không thể chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, do đó không thể phát triển được sản xuất hàng FOB . 2 ' Sàn xuất gia công: là quá trinh tạo thêm giá trị thặng dư cho sàn p ẩ nhưng không làm thay đồi đặc tính hm vật lý hoặc hóa học cơ bàn cùa sàn phàm 2 Sàn xuất FOB: d a h nghiệp trực tiếp t a gia vào tất cà các khâu, từ nhập khẩu nguyên liệu, thiết kế mẫu on hm cho đến tiêu thụ thành p ẩ và chỉ xong trách nhiệm khi hàng được giao lẽn tàu. hm Ì
  8. Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành dệt may đối với sự phát triên của nền kinh tế nói chung, Bộ Công Thương đã phê duyệt và ban hành Quyêt định số 42/2008/QĐ-BCT về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, phát triển hoạt động sản xuất được gắn chặt với việc phát triên khu vực công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là tiền đề cho những văn bản pháp luật khác về định hướng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất dệt may, như Quyết định số 29/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch Phát triển Cây Bóng Vải Việt Nam đèn năm 2015, định hướng đèn năm 2020; Quyết định số 43/2008/QĐ-BCT về Phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khâu đèn năm 2015. Với tất cả những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài "Một so giải pháp tăng cường moi quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2010. Trong đó, ngoài những đánh giá mang tính chất định lượng, khóa luận còn lượng hóa mối quan hệ giữa hai khu vực thông qua mô hình hồi quy tuyến tính nhằm đưa lại một công cụ hiệu quả không chi đối với ngành mà còn đôi với các định hướng phát triển của chính phủ đối với ngành. l i . MỤC TIÊU VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u 1. Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng lý thuyết về xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa còng nghiệp phụ trợ và sản xuất, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất trong ngành dệt may. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất, phân tích thực trạng hoạt động của từng khâu 2
  9. trong ngành, đánh giá mức độ của mối quan hệ hiện tại giữa hai khu vực, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa hai khu vực này trong ngành dệt may Việt Nam. HI. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM V I NGHIÊN c ứ u 1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may. 2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu là Việt Nam. Thòi gian nghiên cứu tập trung trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2009. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may sẽ được nghiên cứu dưới góc độ nhu cầu về nguyên phụ liệu và khả năng cungứng nguyên phụ liệu. 3. Những giả định nghiên cứu Những giả định sau đây chủ yếu được áp dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính: - Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là mối quan hệ tuyến tính. - Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may được giả thuyết phản ánh được hiệu quả hoạt động của ngành. - Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, đến nay vẫn phải nhập khẩu hơn 70% nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của khu vực sản xuất. Vì thế, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu ngành dệt may được giả thuyết có tính đại diện cho mối quan hệ giữa hai khu vực. - Do ý tưởng thiết kế vẫn là khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam, nên mô hình giả thuyết giá trị sản xuất của ngành Dệt May chỉ 3
  10. bao gồm giá trị do công đoạn gia công tạo ra. Do đó, mô hình không xét đến tác động của khâu ý tưởng thiết kế vào hiệu quả hoạt động của ngành. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp so sánh cũng được sử dụng nêu bật những ưu điểm của mô hình hợp tác ngành dọc dựa trên mối quan hệ giữa hai khu vực phụ trợ và sản xuất trong ngành so với mô hình hợp nhất hóa theo ngành dọc. V. NGUỒN SÒ LIỆU Nguồn số liệu thứ cấp trong các năm, chủ yếu từ 2000 đến nay được thu thập từ: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Bộ Công Thương, Tổng Cục Thống Kê và các Quyết định định hướng phát triên ngành. VI. CÁC HƯỚNG M Ở RỘNG NGHIÊN c ứ u TIẾP TH EO Bên cạnh yếu tố cung cầu nguyên phụ liệu, việc đánh giá hiệu quả mối quan hệ giữa hai khu vực phụ trợ và sản xuât trong ngành dệt may có thê được mờ rộng xem xét những khía cạnh khác như về mức độ tồn kho, mức độ và hiệu quả hợp tác thông tin... Bản thân mô hình hồi quy được xây dựng cũng có thê được mờ rộng bằng cách đưa thêm các biến khác và có liên quan đến hiệu quả hoạt động của ngành vào mô hình và kiểm nghiệm tính đúng đắn của mô hình mới. VU. KÉT CẤU ĐÈ TÀI Ngoài Mục lục, Các ký hiệu viết tắt, Danh mục các bảng biếu số liệu, Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết 4
  11. cấu thành ba chương như sau: Chương Ì: Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuât dệt may tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất dệt may tại Việt Nam. 5
  12. C H Ư Ơ N G ĩ: C ơ SỞ LÝ T H U Y Ế T VÈ M Ó I Q U A N H Ệ G I Ữ A C Ô N G N G H I Ệ P PHỤ T R Ợ VÀ SẢN X U Ấ T . ì. KHÁI QUÁT VÈ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ 1. Công nghiệp phụ trợ là gì "Công nghiệp phụ trợ" (supporting industry) là một khái niệm xuât phát từ Nhật Bản, được sử dụng trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản trước khi được sử dụng một cách chính thức. Cùng với việc chuyển dịch chuỗi giá trị sang các nước châu Á, với sức ảnh hường của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản, công nghiệp phụ trợ được các nước đang phát triển tiếp nhận trong xây dựng và điều chinh các chiến lược về công nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm "công nghiệp phụ trợ" vẫn đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cách tiếp cận khái niệm công nghiệp phụ trợ theo những đặc thù cơ bản được chia ra thành hai quan diêm trái ngược nhau: - Quan điếm của các lý thuyết kinh tế phát triến về công nghiệp thượng nguồn và hạ nguôn cho răng: Công nghiệp phụ trợ có đặc tính thâm dụng vốn, có độ phủ rộng phục vụ và chia sẻ với nhiều ngành sản xuất. Trong khi các ngành sản xuất ra sản phàm cuối cùng có thế cần nhiều nhân lực phổ thông, thì các thiết bị, linh kiện, sản phẩm hỗ trợ được sản xuất với sự đầu tư tốn kém về máy móc và nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công nghiệp phụ trợ là những ngành thâm dụng vốn, đòi hòi cao về chất lượng lao động. Mặt khác, công nghiệp phụ trợ có độ phủ rộng, sản phẩm có thể sử dụng chung cho nhiều ngành, do đó phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật. Cả hai đặc tính này khiến công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển kém tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển thường 6
  13. không đủ nguồn lực về vốn cũng như về lao động kỹ thuật cao đê có thê phát huy vai trò của công nghiệp phụ trợ khi tham gia chuỗi giá trị. - Trong khi đó, những quan điểm về công nghiệp phụ trợ gắn với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có một cách hiểu khác về công nghiệp phụ trợ. Bộ Công Nghiệp và Thương Mại Quốc tế Nhật Bản ( M i n , sau đó đổi thành METI vào năm 2001), trong báo cáo năm 1985, đã khẳng định vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp phụ trợ, thông qua việc sản xuất linh kiện để tạo lập hạ tầng công nghiệp vững mạnh tại các quôc gia Đông Nam Á trong trung và dài hạn. Trong tập sách "Biến động kinh tê Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam" (2006), Trần Văn Thọ cũng chia sẻ quan điểm tương tự khi gắn khái niệm "công nghiệp phụ trợ" với toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính và những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Theo đó, sản phàm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, những ngành sản xuất thâm dụng vòn như quan diêm trên sẽ không được tính là công nghiệp phụ trợ. Trong các văn bản cấp quốc gia, khái niệm công nghiệp phụ trợ lại được nhìn nhận theo ngành: - Định nghĩa chính thức của quốc gia về công nghiệp phụ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: Cóng nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tắ cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vắn... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ó tô, điện và điện tử). Cũng theo cách này, Phòng Năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi "Các ngành công nghiệp phụ trợ: công nghiệp của tương lai", đã định nghĩa công nghiệp phụ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được 7
  14. lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries). Tuy khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra rất tổng quát nhưng cơ quan này, trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Do đó, công nghiệp phụ trợ theo quan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than, luyện kim, thiết bị nhiệt, hàn, đúc... - Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID): Cóng nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cáp linh kiện, phụ kiện, mảy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiêm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhân mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng). - Hội đồng đầu tư Thái Lan phân loại các ngành công nghiệp sản xuất thành phàm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc, cán và các gia công nhiệt. Nếu tiếp cận theo chuỗi giá trị, từ góc độ doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ được hiểu gồm ba dạng doanh nghiệp: - Các nhà cungứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài (import) - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ờ thị trường trong nước (íoreign supplier) - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ờ nội địa (dosmetic suppliers) Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong các định nghĩa khái niệm "công nghiệp phụ trợ" ở trên đều gắn nó với các ngành cơ khí, máy móc, điện và điện tử, do đó chưa bao quát được hết độ rộng của khái niệm "công nghiệp phụ trợ" trong các ngành công nghiệp. Trong những nghiên cứu về công nghiệp phụ trợ, Trung Tâm Thông Tin Kinh Doanh và Thương Mại (TBIC), 8
  15. Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa tổng quát cho tất cả các ngành công 3 nghiệp: "Công nghiệp phụ trợ (supporting industry) là ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phàm cuối cùng nhất định." Tuy từng loại sản phẩm cụ thế cần sản xuất, những sản phàm trung gian có thế bao gồm nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận chi tiết lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác, thuốc nhuộm,.. .Những sản phẩm trung gian là một loại yếu tố "đầu vào" của quá trình sản xuất công nghiệp. Do tính phức tạp của mối liên hệ sản xuất giữa các ngành công nghiệp, việc xác định loại hình công nghiệp phụ trợ của một ngành nào đó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi ngành công nghiệp đều phát triển theo chuỗi giá trị riêng biệt, song đều có một điểm chung là được hình thành từ sự liên kết giữa 2 khu vực: khu vực thượng nguồn (upstream) và khu vực hạ nguồn (downstream). Trong đó, khu vực thượng nguồn thường được gọi là công nghiệp phụ trợ, làm nền tảng cơ sờ đế phát triển khu vực hạ nguồn. Ngược lại, khu vực hạ nguồn là ngành công nghiệp chính, chi có thế phát triến khi khu vực thượng nguồn phát triển, và khi khu vực hạ nguồn đã phát triển sẽ tạo "động lực" thúc đẩy phát triển khu vực thượng nguồn. Mặc dù khái niệm công nghiệp phụ trợ có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy vào sự lựa chọn cách tiếp cận như thế nào. Trong giới hạn nghiên cứu của bài luận văn, do công nghiệp phụ trợ được đặt trong mối quan hệ với sản xuất, nên tác giả lựa chọn cách tiếp cận khái niệm công nghiệp phụ trợ theo quan điểm của TBIC với việc phân chia hai khu vực: thượng nguồn và hạ nguồn. 5 Trung Tâm Thông Tin Kinh Doanh và Thương Mại 2008, Công nghiệp phụ trợ ngành Dệt Thực trạng và nhưng khuyến nghị, pp. 3 9
  16. 2. Vai trò của công nghiệp phụ trợ đối vói nền kinh tế Thứ nhất, công nghiệp phụ trợ là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm của khu vực hạ nguồn. Trong tống giá trị tạo ra của sản phẩm cuối cùng, các sản phàm trung gian đóng góp phần giá trị lớn nhất (từ 80 - 90% đối với các ngành cơ khí, máy móc và hơn 70% đối với ngành dệt may), phần giá trị còn lại là từ khâu sản xuất, lắp ráp. Xét trong mối quan hệ giữa ngành sản xuất và công nghiệp phụ trợ, nhà sản xuất thường chỉ đảm nhiệm những khâu trọng yêu nhất rồi sử dụng nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, chi tiết... của các doanh nghiệp vệ tinh trong khu vực thượng nguồn để lắp ráp, hoàn thiện thành phàm và nắm giữ hệ thống phân phối. Nói cách khác, nếu thiếu đi một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh, nhà sản xuất sẽ bị phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Điều này sẽ góp phần làm tăng chi phí vận chuyên quốc tế và gia tăng thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc một chu trình sản xuất, do đó giảm sức cạnh trạnh đối với những đối thủ mà có khả năng tiếp cận nhanh chóng nguồn cung nguyên liệu. Thứ hai, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, giảm xuất khâu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoa theo hướng vừa mờ rộng (broadening) vừa chuyên sâu (deepening). Thứ ba, phát huy ảnh hưởng của tác động "lan toa" trong phát triển hệ thống công nghiệp. Hệ thống này có thế liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tạo thành các cụm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Do vậy, sự phát triển của một ngành công nghiệp trong hệ thống đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành này cũng phát triển theo sao cho đápứng được yêu cầu của thời kì mới. 10
  17. Thứ tư, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút lao động dư thừa, đặc biệt là trong những ngành sử dụng nhiêu lao động thủ công, giản đơn như dệt may, chế biến nông sản... Thứ năm, mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Đối với những quốc gia có ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển, người sản xuất không thể mở rộng sản xuất do họ không có lợi thế về chi phí. Nhưng khi người sản xuất duy trì quy mô sản xuất nhỏ, thì các nhà cung cấp nguyên vật liệu lại không có động cơ đế đầu tư hoặc mở rộng sản xuất ở những khu vực đó do họ không the giảm bớt các chi phí sản xuất với các đơn hàng nhỏ. Như vậy, có thể thấy công nghiệp phụ trợ phải phát triên mới thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong những ngành sử dụng nhiêu máy móc hiện đại. Tỷ lệ của chi phí công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triên sẽ làm cho môi trường đâu tư kém hâp dẫn.Tuy nhiên, cũng không phải công nghiệp phụ trợ phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiêu trường hợp FDI đi trước và kéo theo các công ty khác (kê cả công ty trong và ngoài nước) đâu tư phát triên công nghiệp phụ trợ, do đó có sự quan hệ tương hỗ 2 chiều giữa FDI và công nghiệp phụ trợ. Thứ sáu, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp, góp phần đẩy mạnh thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Theo quan niệm của M. Porter 1990, khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp là khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Khả năng này được hình thành bởi 4 yếu tố, bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện cầu, (3) các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành. Cả 4 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành "mô hình kim cương Porter" nhằm để chi khả năng chịu "va li
  18. đập" của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt. Trong đó, mối quan hệ 2 chiều giữa các yếu tố được thể hiện qua mô hình sau: Hình 1: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp 4 Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ neành Điều kiện các yếu tố sản xuất Các ngành côna nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan l i . KHÁI QUÁT VÈ M Ố I QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ SẢN XUẤT 1. Khái niệm về hợp tác và thiếu hợp tác Trong giới hạn nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét khái niệm về hợp tác và thiếu hợp tác trong mối quan hệ giữa khu vực thượng nguồn và hạ nguồn . 5 Sự hợp tác giữa hai khu vực này đòi hỏi mỗi khâu phải xem xét những ảnh hưởng trong hoạt động của nó đối với các khâu khác. Việc thiếu hợp tác xuất hiện khi các khâu có mâu thuẫn về mục tiêu, định hướng hoặc do thông tin được lưu chuyển giữa các khâu bị gián đoạn hoặc bị bóp méo. Thông thường, mỗi khâu chì tập trung tối đa hóa mục tiêu của bản thân từng khâu mà không xem xét ảnh hưởng lên những khâu khác trong ngành, do đó những mục tiêu chung cùa ngành không thể được tối ưu hóa. Còn thông tin bị bóp méo khi thông tin được truyền đi trong chuỗi là thông tin không hoàn hào, không đầy đủ. Sự sai lệch thông tin này càng được 4 Trung Tâm Thông Tin Kinh D a h và Thương Mại 2008, Cóng nghiệp phụ trợ ngành Dệt May Việt Nam - on Thực trạng và những khuyến nghị, pp. 7 5 H y là mối q a hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sàn xuất. Khu vực thượng nguồn và hạ nguồn phù hợp với a un cách hiểu ve Công nghiệp phụ trợ và sản xuất trong phạm vi bài khóa luận. 12
  19. khuếch đại khi chuỗi sản xuất ra một lượng lớn các chủng loại mặt hàng khác nhau. Việc gia tăng chủng loại sản phẩm khiến cho việc điều phôi thông tin trao đôi giữa các khâu với nhau trờ nên khó khăn hơn rất nhiều. 2. Những trở ngại trong việc xây dựng mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và sản xuất 2.1. Trở ngại về động cơ Trở ngại vê động cơ là những trường hợp mà các khâu hoặc các chủ thê khác nhau trong cùng Ì hệ thống có những động cơ khác nhau, dẫn đèn những hoạt động làm tăng sự biến động trong hoạt động của toàn bộ hệ thống và giảm lợi nhuận của hệ thống. Những động cơ mà chi quan tâm đến ảnh hường cục bộ của một hoạt động sẽ dẫn đen những quyết định không làm tối đa hóa lợi nhuận của cả hệ thống. Ví dụ khi các doanh nghiệp cungứng nguyên phụ liệu cho ngành may quyết định không tham gia vào các trung tâm nguyên phụ liệu tập trung mà chỉ tiến hành mua bán ờ các chợ đầu mối lâu năm, nhằm giảm bớt những chi phí giao dịch trong ngắn hạn, quyết định này lại làm gia tăng chi phí trước giao dịch (tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu) cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may. 2.2. Trở ngại về chia sẻ thông tin Nêu xét một hệ thống sàn xuất như một dòng chảy vật chất thì vật chất sẽ được chảy từ nhà cungứng nguyên liệu đến người sản xuất và cuối cùng là khách hàng, hay dòng chảy sẽ được chảy từ khu vực thượng nguồn đến khu vực hạ nguồn theo như cách tiếp cận của bài khóa luận. Thông thường các khâu trong cùng một hệ thống sẽ lên kế hoạch sản xuất dựa vào việc dự đoán dựa trên số lượng đơn hàng trong quá khứ, bất kỳ sự giao động nào trong số lượng đơn hàng từ khu vực sản xuất cũng góp phần làm thay đổi kế hoạch sản xuất của khu vực phụ trợ. Mỗi khâu, xét trong cùng một hệ thống sản xuất, có vai trò đápứng các đon hàng được đặt bởi khâu "hạ nguồn" trước đó. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2