Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa<br />
<br />
Phần I: Đặt vấn đề<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã hòa nhập vào sự phát triển chung của nền<br />
kinh tế thế giới, điều đó được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên<br />
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi<br />
trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh<br />
tranh diễn ra ngày càng mạnh hơn không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà<br />
còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong một sân chơi chung, mọi<br />
doanh nghiệp đều bình đẳng như nhau. Vì vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nỗ<br />
lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững.<br />
Hiện nay thị trường bia là thị trường đang rất hấp dẫn và ngày càng có nhiều<br />
doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Vì thế sự cạnh tranh ở đây rất khốc liệt về<br />
mọi mặt từ chất lượng đến giá cả sản phẩm. Nhu cầu về sản phẩm bia của người tiêu<br />
dùng ngày càng tăng nhưng cũng khắc khe hơn. Xét tổng quan thị trường bia Việt<br />
Nam, công ty bia Huế là một trong 4 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bia lớn nhất<br />
trên cả nước. Thị trường bia tuy rất có tiềm năng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức<br />
cho công ty trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm này.Do đó, để có thể thành<br />
công trên thị trường công ty cần phải tìm ra những hạn chế và những điểm mạnh của<br />
mình để cải thiện và phát huy.<br />
Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường mỗi một doanh<br />
nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp đó phải hoạt động kinh doanh<br />
có hiệu quả. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải thường xuyên được tiến hành phân<br />
tích tình hình sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh<br />
trong trạng thái thực của nó. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh giúp doanh doanh<br />
nghiệp phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, nhìn nhận đúng đắn về những mặt<br />
mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu<br />
và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu của phương án hoạt động kinh doanh là cơ sở để<br />
ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý và biện pháp quan trọng để phòng<br />
ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy việc tiến hành phân tích một<br />
<br />
SVTH: Lê Duy Tiến<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa<br />
<br />
cách toàn diện mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần<br />
thiết và có vị trí hết sức quan trọng.<br />
Công ty Bia Huế là một trong 4 công ty sản xuất bia lớn nhất trên cả nước, nguồn<br />
cung lao động và nguyên vật liệu của công ty rất lớn, số lượng sản phẩm sản xuất ra<br />
hàng năm của công ty rất lớn. Vì thế việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và tiết<br />
kiệm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại công ty Bia Huế<br />
tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty<br />
TNHH Bia Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br />
2.1 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Tình hình hoạt động chung của công ty Bia Huế trong những năm<br />
gần đây như thế nào?<br />
Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải và sự cạnh tranh của các đối<br />
thủ trên thị trường như thế nào?<br />
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng ở công ty Bia Huda?<br />
Những giải pháp nào cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh của<br />
công ty?<br />
2.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh;<br />
- Phân thích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm<br />
2009 – 2011;<br />
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công<br />
ty;<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của<br />
công ty bia Huế.<br />
<br />
SVTH: Lê Duy Tiến<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Phạm vi không gian: công ty TNHH Bia Huế tại thị trường Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2009- 2011 và đề xuất giải<br />
pháp đến năm 2015.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Phương pháp thu thập số liệu<br />
-<br />
<br />
Số liệu sơ cấp: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng<br />
thống kê lao động của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm 2009-2011 thu thập<br />
được từ phòng bán hàng, nhân sự, phòng kế toán của công ty TNHH Bia Huế.<br />
<br />
-<br />
<br />
Số liệu thứ cấp: Từ internet( huda.com.vn, sabeco.com.vn…), các khóa luận<br />
đại học và cao học, các tài liệu tham khảo.<br />
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng như cơ sở phương pháp luận<br />
xuyên suốt đề tài để xem xét các hiện tượng kinh tế xã hội trong mối quan hệ<br />
tác động lẫn nhau.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu để tổng hợp thông tin số liệu cần thiết<br />
cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như<br />
các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
4.3 Phương pháp phân tích<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp phân tích kinh tế để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế cùng nội<br />
dung, tính chất để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp chỉ số nhân tố.<br />
<br />
-<br />
<br />
Một số phương pháp khác…<br />
<br />
SVTH: Lê Duy Tiến<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa<br />
<br />
Phần II:Nội dung đề tài<br />
Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
Doanh nghiệp<br />
1.1 Lý luận cơ bản về doanh nghiệp<br />
1.1.1 Các khái niệm liên quan<br />
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp<br />
<br />
- Theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005<br />
của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế<br />
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy<br />
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”.<br />
- Ngoài ra còn có định nghĩa khác về doanh nghiệp:<br />
“Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài<br />
chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu<br />
thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên cơ sở tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng thông qua đó<br />
tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu, đồng kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội kinh<br />
doanh”.<br />
Doanh ngiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: Tư cách<br />
pháp nhân của doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh<br />
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do nhà nước khẳng định và xác định. Việc xác<br />
định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt<br />
nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có<br />
trách nhiệm với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với<br />
xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc<br />
thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể.<br />
Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống( nền kinh tế quốc dân) gắn<br />
liền với địa phương nơi nó tồn tại.<br />
Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí<br />
và bản lĩnh của người sáng lập( tư nhân, tập thể hay nhà nước); quá trình phát triển<br />
thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hay bị doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc<br />
<br />
SVTH: Lê Duy Tiến<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa<br />
<br />
sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo<br />
ra nó.<br />
Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa<br />
phương nhất định, sự phát triển cũng như sự suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa<br />
phương đó.<br />
<br />
1.1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn( 2 thành viên trở lên)<br />
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân<br />
được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai<br />
thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty<br />
là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.<br />
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành<br />
viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các<br />
nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.<br />
Như vậy công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó :<br />
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá<br />
năm mươi;<br />
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của<br />
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;<br />
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các<br />
Điều 43,44 và 45 của Luật doanh nghiệp 2005;<br />
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư các pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy<br />
chứng nhận đăng ký kinh doanh;<br />
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phần.<br />
<br />
1.1.1.3 Vai trò của Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân<br />
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo<br />
ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp<br />
đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy<br />
động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục<br />
SVTH: Lê Duy Tiến<br />
<br />
5<br />
<br />