intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

217
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nhằm trình bày về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại. Đưa ra thực trạng hoạt động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Sinh viên thực hiện : Trịnh Thúy Lan Lớp : A1 Khóa : K42A - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : Cô giáo Lê Thị Thanh Hà Nội, Tháng 11/ 2007
  2. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT APEC Diễn đàn hợp tác Châu á - Thái Bình Dương CKH Có kỳ hạn KKH Không kỳ hạn KHTH Kế hoạch tổng hợp LNH Liên ngân hàng CBCNV Cán bộ công nhân viên NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPQĐ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NHTW Ngân hàng trung ương TMCP Thương mại cổ phần TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TK Tiết kiệm TSC Công ty chứng khoán Thăng Long TTQT Thanh toán quốc tế WTO Tổ chức thương mại thế giới
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ TÊN BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ TRANG I/ BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2004-2006 của VPBank 34 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 9/2007 42 Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm 51 Bảng 4: Diễn biến nguồn vốn huy động theo đối tượng 55 Bảng 5: Hoạt động nhận tiền gửi phân theo kỳ hạn 58 Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 59 Bảng 7: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền VND và ngoại tệ giai đoạn 61 2003 – 9/2007 Bảng 8: Vốn VND huy động từ 3 thị trường trong giai đoạn 2003 – 9/2007 63 Bảng 9: Diễn biến nguồn vốn – sử dụng vốn của NHTMCPQĐ giai đoạn 67 2003 – 9/2007 II/ BIỂU ĐỒ BiÓu ®å 1: DiÔn biÕn tæng vèn huy ®éng giai ®o¹n 2003-9/2007 33 BiÓu ®å 2: Tæng nguån vèn huy ®éng giai ®o¹n 2003 – 9/2007 43 BiÓu ®å 3: Tæng d- nî giai ®o¹n 2003 – 9/2007 45 BiÓu ®å 4: Tèc ®é t¨ng tr-ëng tæng nguån vèn huy ®éng 52 BiÓu ®å 5: Vèn huy ®éng theo ®èi t-îng 55 BiÓu ®å 6: Nguån vèn huy ®éng tiÒn göi tiÕt kiÖm giai ®o¹n 2003 – 9/2007 60 BiÓu ®å 7: DiÔn biÕn tæng vèn huy ®éng theo lo¹i tiÒn tÖ giai ®o¹n 2003 – 62 9/2007
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI... 4 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................................... 4 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................... 4 1.1. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................... 5 1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................. 7 1.2.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................................................. 7 1.2.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ...................................... 8 1.2.3. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN .......................................... 9 1.2.4. HOẠT ĐỘNG KHÁC ..................................................... 10 2. NGUỒN VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................... 11 2.1. KHÁI NIỆM NGUỒN VỐN................................................. 11 2.2. CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH NÊN NGUỒN VỐN CỦA NHTM ............................................................................. 11 2.2.1. VỐN CHỦ SỞ HỮU ........................................................ 11 2.2.2. VỐN HUY ĐỘNG ........................................................... 13 2.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI NHTM ............................................................................. 16 II. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................................................... 18 1. KHÁI NIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ........................... 18 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan Lớp A1-K42-KTNT
  5. 2. CÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ................ 19 2.1. HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC TIỀN GỬI ............ 19 2.2. HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC ĐI VAY ............... 22 2.3. HUY ĐỘNG VỐN BẰNG CÁC HÌNH THỨC KHÁC ........ 25 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ................................................................................ 26 3.1. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN ................................................. 26 3.1.1. NHÂN TỐ THUẬN ......................................................... 26 3.1.2. NHÂN TỐ NGHỊCH ....................................................... 27 3.2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN ....................................................... 28 3.2.1. CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ... 28 3.2.2. UY TÍN CỦA NGÂN HÀNG ........................................... 30 3.2.3. NHÂN SỰ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................... 30 3.2.4. MẠNG LƢỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ........... 31 4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ........................................................................................ 32 5. KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG ..... 33 5.1. NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) ............................................................. 33 5.2. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) ...................................................................... 35 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .................................. 38 I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.................. 38 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................ 38 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan Lớp A1-K42-KTNT
  6. NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................................ 38 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................. 41 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN ................. 43 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................................................................................... 44 2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ........................................ 44 2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ................................................... 46 2.3. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ............................................ 48 2.4. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC .................................................. 50 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA ............ 51 1. CHIẾN LƢỢC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA ....................................... 51 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA .............. 53 2.1. TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ..................................... 53 2.2. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƢỢNG57 2.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO KỲ HẠN ........................... 60 2.4. CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO LOẠI TIỀN TỆ ................. 64 2.5. THỜI HẠN CỦA NGUỒN VỐN ......................................... 69 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .................................................................................... 71 3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................ 71 3.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ......................... 74 3.2.1. HẠN CHẾ ...................................................................... 74 3.2.2. NGUYÊN NHÂN ............................................................ 76 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................... 74 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan Lớp A1-K42-KTNT
  7. I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................................................................................. 74 1. NHỮNG THUẬN LỢI .................................................................. 74 2. NHỮNG KHÓ KHĂN .................................................................. 75 II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................................................................................................77 1. ĐỊNH HƢỚNG CHUNG .............................................................. 77 2. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN . 79 III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................................................ 80 1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........ 80 1.1. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐỐI TƢỢNG GỬI TIỀN ....................................................................80 1.2. SỬ DỤNG LINH HOẠT LÃI SUẤT CŨNG NHƢ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TĂNG CƢỜNG QUY MÔ, ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÁC NGUỒN VỐN. ........................................ 83 1.3. TIẾN HÀNH MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI GIAO DỊCH .................................................................... 84 1.4. CỦNG CỐ NÂNG CAO UY TÍN, TẠO LÒNG TIN VỚI KHÁCH HÀNG ............................................................... 84 1.4.1. CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ HOÀN THIỆN HƠN ............................................................................. 85 1.4.2. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TIẾP CẬN VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ................................... 85 1.4.3. NGÂN HÀNG CẦN ĐƢA RA CÁC CHƢƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO HẤP DẪN VÀ XÂY DỰNG & NÂNG CAO THƢƠNG HIỆU NGÂN HÀNG .................................... 87 1.4.4. XÂY DỰNG BIỂU PHÍ THÍCH HỢP ............................. 88 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan Lớp A1-K42-KTNT
  8. 1.5. TĂNG CƢỜNG ĐÀO TẠO, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ .............................................................88 1.5.1. CẢI TIẾN QUY TRÌNH KẾ TOÁN .................................. 88 1.5.2. ĐÀO TẠO, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ .............................................................. 89 1.6. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ............................................................................. 90 1.7. NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ...................................................................... 90 2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ ............................................. 91 2.1. ỔN ĐỊNH MÔI TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MÔ ....................... 92 2.2. TẠO LẬP MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ ỔN ĐỊNH VÀ ĐỒNG BỘ ................................................................................... 93 2.3. YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI ....................................... 94 3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC .................... 94 3.1. VỀ CHẾ ĐỘ VĂN BẢN PHÁP QUY, CHÍNH SÁCH HOẠT ĐỘNG ............................................................................. 95 3.2. CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ............................................................................. 96 3.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KHÁCH HÀNG ... 96 KẾT LUẬN .......................................................................................... 96 Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan Lớp A1-K42-KTNT
  9. Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Sau nhiều nỗ lực phi thƣờng, cuối cùng, con tầu kinh tế Việt Nam cũng đã cập bến Tổ chức Thƣơng mại Thế giới bằng việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại lớn nhất hành tinh vào đầu năm 2007. Cũng nhƣ nhiều ngành dịch vụ khác, dịch vụ NHTM, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, sẽ phải chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi áp lực hội nhập. Do đó, để có thể cạnh tranh và hội nhập trong xu thế này, trƣớc hết các NHTM phải sở hữu một lƣợng vốn lớn. Vốn là yếu tố quan trọng, là một trong những nhu cầu hàng đầu cho việc đầu tƣ, xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng. Với tƣ cách là cầu nối giữa cung cầu tiền tệ, vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng đối với các NHTM. Quy mô cơ cấu của nguồn vốn quyết định hầu hết các mặt hoạt động của một NHTM, quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Là một Ngân hàng với tuổi đời hoạt động còn trẻ nhƣng Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trên mọi mặt, đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhận thức đƣợc vai trò then chốt của huy động vốn trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ rất tiềm năng, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đƣa ra những chính sách, chiến lƣợc huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trƣớc sự hội nhập quốc tế, cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng TMCP Quân đội cần phải nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế và không ngừng mở rộng quy mô huy động vốn, nâng cao khả năng huy động vốn mang lại tính hiệu quả cao trong công Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 1 Lớp A1-K42-KTNT
  10. Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội tác huy động vốn, vƣơn lên một tầm cao mới cho phát triển trong tƣơng lai, quyết tâm trở thành một trong những Ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM Nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội Cụ thể, nghiên cứu khái quát về hoạt động huy động vốn tại các NHTM, đi sâu vào phân tích, so sánh, đánh giá những thành công, hạn chế trong công tác hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội. Rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp thống kê, phƣơng pháp khái quát, đối chiếu, so sánh, logic… Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 2 Lớp A1-K42-KTNT
  11. Nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Trong khóa luận, ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng I: Lý luận chung về nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chƣơng III: Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Cô Lê Thị Thanh ngƣời đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận này. Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 3 Lớp A1-K42-KTNT
  12. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Lý luận chung về nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại 1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho toàn xã hội. Tiền từ ngân hàng đƣợc đẩy vào những nơi đang thiếu vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng trƣởng kinh tế cho đất nƣớc. Ngƣời ta có thể đƣa ra các khái niệm về NHTM theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Luật Ngân hàng Pháp năm 1941 nêu: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thƣờng xuyên nhận của công chúng dƣới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Còn theo Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1950: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tƣ”. Đây là những khái niệm căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động. Luật Ngân hàng Đan Mạch 1930 lại đƣa ra khái niệm căn cứ vào sự kết hợp mục đích, tính chất và đối tƣợng hoạt động: “Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thƣơng mại và các giá trị địa ốc, các phƣơng tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…” Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 4 Lớp A1-K42-KTNT
  13. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ngân hàng nhƣng nhìn chung chúng ta có thể tiếp cận nó theo các loại hình dịch vụ cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Peter S. Rose). Cũng theo cách tiếp cận này, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 của Việt Nam ghi: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm: Ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tƣ, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác”, “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 1.1. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại  Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu khác NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế nhƣ: vốn tạm thời đƣợc giải phóng ra từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, rồi tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống NHTM và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 5 Lớp A1-K42-KTNT
  14. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM  Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trƣờng, NHTM hoạt động một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình thực sự là một công cụ để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NHTM ngày càng phát huy đƣợc vai trò công cụ đòn bẩy của nó trong việc thực thi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo những mục tiêu đã hoạch định. Chính hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống đã góp phần mở rộng khối lƣợng tiền cung ứng trong lƣu thông. Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trƣờng, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.  Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường Hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan nhƣ: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị. Muốn tồn tại và phát triển đƣợc, các doanh nghiệp luôn luôn phải vận động và đƣa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng trên mọi phƣơng diện: không những thoả mãn nhu cầu về phƣơng diện giá cả, khối lƣợng, chủng loại hàng hóa, chất lƣợng mà còn thỏa mãn cả trên phƣơng diện thời gian, địa điểm. Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trƣờng, đòi hỏi một khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ, nhiều khi vƣợt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Để giải quyết những khó khăn này, các doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ của mình. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trƣờng. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 6 Lớp A1-K42-KTNT
  15. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong điều kiện canh tranh gay gắt.  Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong bối cảnh thế giới hiện nay, cùng với xu hƣớng hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng giao lƣu buôn bán, hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính của mỗi nƣớc cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Với các nghiệp vụ kinh doanh nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thƣơng không ngừng đƣợc mở rộng. Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng nƣớc ngoài, hệ thống ngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nƣớc phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. Tóm lại: NHTM đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống tài chính, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển vốn trên thị trƣờng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện kích thích đầu tƣ phát triển nền kinh tế. 1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 7 Lớp A1-K42-KTNT
  16. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM hàng, có thể bao gồm: cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và một số hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.  Cho vay: NHTM đƣợc cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dƣới các hình thức sau:  Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.  Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.  Bảo lãnh: NHTM đƣợc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với ngƣời nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.  Chiết khấu: NHTM đƣợc chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.  Cho thuê tài chính: NHTM đƣợc hoạt động cho thuê tài chính nhƣng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 1.2.2. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động đầu tiên khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Vốn ban đầu của ngân hàng mới chỉ đủ để ngân hàng tồn tại về mặt pháp lý, không đủ để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 8 Lớp A1-K42-KTNT
  17. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM Do đó, ngân hàng phải đi vay vốn để cho vay. Nguồn vốn ngân hàng đi vay lớn hơn rất nhiều so với vốn tự có của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng nhiều sản phẩm, công cụ để huy động vốn. Khi thực hiện hoạt động huy động vốn thì ngân hàng phải trả chi phí cho việc sử dụng của mình thông qua việc trả lãi cho khách hàng. NHTM đƣợc huy động vốn dƣới các hình thức sau:  Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.  Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Đây là những công cụ mà ngân hàng sử dụng theo từng đợt huy động riêng, nhằm mục đích huy động đƣợc một khối lƣợng vốn lớn trong một thời gian ngắn.  Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài. Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nƣớc. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc. 1.2.3. Hoạt động thanh toán Ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán hộ khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán mà khách hàng mở ở ngân hàng. Ngoài việc giúp ngân hàng huy động vốn, thu phí, hoạt động thanh toán còn là thƣớc đo về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng nào thực hiện tốt hoạt động thanh toán thì sẽ thu hút đƣợc khách hàng và tạo sự tin tƣởng cho họ khi sử dụng dịch vụ này của ngân hàng. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm: Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 9 Lớp A1-K42-KTNT
  18. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM khách hàng, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho ngân hàng thực hiện việc thanh toán một cách nhanh chóng và chính xác. Thông qua mạng thanh toán điện tử nội bộ và thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động thanh toán đã không bị giới hạn về mặt không gian cũng nhƣ thời gian. 1.2.4. Hoạt động khác Ngoài những hoạt động cơ bản trên, ngày nay, một NHTM hiện đại còn thực hiện rất nhiều hoạt động khác nữa. Hoạt động nổi bật nhất có lẽ là các dịch vụ ngân hàng. Theo thống kê, hiện nay có khoảng hơn 3000 dịch vụ ngân hàng, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: thanh toán, cất giữ tài sản có giá trị cho khách hàng, dịch vụ thẻ…Các dịch vụ của ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng và việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trở thành một mục tiêu mà bất cứ một ngân hàng nào cũng theo đuổi. Dịch vụ ngân hàng tạo ra sự khác biệt cho một ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh, giúp ngân hàng trong việc thu hút thêm khách hàng. NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trƣờng tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận uỷ thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn tài chính, bảo quản vật quý giá. Ngoài ra đối với những NHTM hiện đại, họ còn thực hiện các hoạt động liên quan đến các tài sản ngoại bảng nhƣ: nghiệp vụ quyền chọn, hợp đồng tƣơng lai…Ngân hàng ngày nay cũng đóng vai trò nhƣ một nhà đầu tƣ, ngân hàng tham gia vào thị trƣờng bất động sản, vào thị trƣờng chứng khoán, góp vốn thành lập các công ty, các quỹ đầu tƣ. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 10 Lớp A1-K42-KTNT
  19. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM 2. Nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn huy động đối với ngân hàng thƣơng mại 2.1. Khái niệm nguồn vốn Nguồn vốn trong NHTM đƣợc định nghĩa là toàn bộ tài sản bên Nợ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động là chủ yếu và quan trọng bởi nguồn này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thông thƣờng kết cấu nguồn vốn của các NHTM là nhƣ nhau nhƣng xét về số lƣợng mỗi thành phần thì không ngân hàng nào giống nhau. Sự khác biệt đó xuất phát từ cách thức, mục tiêu huy động vốn của mỗi ngân hàng. Thông qua kết cấu nguồn vốn của mỗi ngân hàng, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc rất nhiều điều về sự hoạt động cũng nhƣ khả năng quản trị ngân hàng của ban lãnh đạo. 2.2. Các nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM 2.2.1. Vốn chủ sở hữu Bất kì một ngân hàng nào bắt đầu hoạt động (đƣợc pháp luật cho phép) đều phải có một lƣợng vốn nhất định, gọi là vốn chủ sở hữu hay vốn tự có. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn vốn này tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn nhƣng đƣợc coi là đệm chống rủi ro, bảo đảm an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngân hàng. Đồng thời quy mô nguồn vốn cho thấy thực lực của ngân hàng, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trƣờng. Vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần sau:  Nguồn vốn hình thành ban đầu Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 11 Lớp A1-K42-KTNT
  20. Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại NHTM  Nguồn vốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngân hàng đƣợc hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định.  Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn do ngân sách Nhà nƣớc cấp (vốn của Nhà nƣớc).  Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp của các bên liên doanh. Còn vốn của ngân hàng tƣ nhân lại chính là vốn thuộc sở hữu tƣ nhân.  Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng nhƣ sức mạnh của ngân hàng trên thị trƣờng càng lớn. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phƣơng thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.  Nguồn từ lợi nhuận: Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận (thu nhập ròng lớn hơn không) thì lãnh đạo ngân hàng thƣờng có xu hƣớng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tƣ. Việc này có ý nghĩa tích cực với mọi ngân hàng vì nó góp phần tạo thêm sự an tâm với các khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng tích lũy tiền để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng đẹp hơn.  Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị của ngân hàng, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu do ngân hàng Nhà nƣớc quy định. Đặc điểm của hình thức huy động này là không Sinh viên thực hiện: Trịnh Thúy Lan 12 Lớp A1-K42-KTNT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0