Khoá luận tốt nghiệp ngành Kế toán: Hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh" nhằm tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, nêu ra các hạn chế còn tồn tại; Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp ngành Kế toán: Hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN BÌNH MẠNH Chuyên ngành: KẾ TOÁN SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp : Kế toán K7- 01 GVHD : ThS Nguyễn Thị Xuân Nghệ An , tháng 12 năm 2023
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp ....................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................. 3 1.1.Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp ......................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.................................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 3 1.1.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 3 1.1.2. Yêu cầu quản lý ........................................................................................... 3 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán ........................................................................................ 4 1.1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu ........... 4 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................... 5 1.2. Phân loại Nguyên vật liệu .............................................................................. 6 1.2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý ........................................ 6 1.2.2. Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên liệu vật liệu......................... 6 1.2.3. Căn cứ theo nguồn nhập .............................................................................. 6 1.3. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho ................................................................... 7 1.4. Đánh giá nguyên liệu vật liệu....................................................................... 11 1.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 11 1.4.2. Nguyên tắc đánh giá .................................................................................. 11 1.4.3. Phương pháp đánh giá ............................................................................... 11 1.5. Kế toán nguyên liệu vật liệu......................................................................... 14 1.5.1. Thủ tục nhập-xuất kho nguyên liệu vật liệu.............................................. 14 1.5.1.1. Thủ tục nhập kho nguyên liệu vật liệu ................................................... 14 SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp 1.5.1.2. Thủ tục xuất kho nguyên liệu vật liệu .................................................... 14 1.5.2. Chứng từ kế toán nguyên liệu vật liệu ...................................................... 14 1.5.3. Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu ......................................................... 15 1.5.3.1. Phương pháp thẻ song song ................................................................... 15 1.5.3.2. Phương pháp sổ số dư ............................................................................ 15 1.5.4. Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu ...................................................... 16 1.5.4.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ................................................................................................................... 16 1.5.4.2. Kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ ......... 18 1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................. 20 1.5.5.1. Khái niệm ............................................................................................... 20 1.5.5.2. Các quy định khi hạch toán ................................................................... 20 1.5.5.3. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 20 1.5.5.4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ........................ 20 1.5.6. Ghi sổ kế toán ............................................................................................ 21 1.5.6.1. Ghi sổ kế toán chi tiết............................................................................. 21 1.5.6.2. Ghi sổ kế toán tổng hợp ......................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN BÌNH MẠNH ...................................................................................................... 22 2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh .................................................................................................................... 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ........................................................... 22 2.1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. ............................................................................... 22 2.1.1.2. Quy mô hoạt động. ................................................................................. 23 2.1.1.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ............................................................... 24 2.1.2. Hệ thống và cơ cấu bộ máy về tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ................................................................................................... 24 SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2.1. Bộ máy của tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh .................................................................. 24 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.................................................. 25 2.1.3. Tình hình chung về công tác kế toán ........................................................ 26 2.1.3.1. Hình thức tổ chức của công tác kế toán ................................................. 26 2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy kế toán ........................................................................... 26 2.1.3.3. Hình thức sổ kế toán............................................................................... 27 2.1.3.4. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho .................................................... 28 2.1.3.5. Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho ............................................ 28 2.1.3.6. Phương thức tính sản phẩm dở dang ...................................................... 28 2.1.3.7. Phương pháp tính giá thành ................................................................... 28 2.1.3.8. Phương pháp tính giá thực tế xuất kho của vật tư, sản phẩm, hàng hóa 29 2.1.3.9. Phương thức bán hàng ............................................................................ 29 2.1.3.10. Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp ............................................... 29 2.1.3.06. Kỳ kế toán của đơn vị .......................................................................... 29 2.1.4.12. Chế độ kế toán doanh nghiệp ............................................................... 29 2.2. Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. ................................................................. 29 2.2.1. Công tác quản lý chung của nguyên vật liệu ............................................ 29 2.2.1.1. Đặc điểm nguyên liệu vật liệu tại công ty.............................................. 29 2.2.1.2. Phân loại nguyên liệu vật liệu ................................................................ 30 2.2.1.3. Đánh giá nguyên liệu vật liệu................................................................. 30 2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu ......................................................... 31 2.2.2.1. Thủ tục nhập kho .................................................................................... 31 2.2.2.2. Thủ tục xuất kho..................................................................................... 36 2.2.2.3. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty ................. 38 2.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ............................................................. 42 2.2.3.1. Tài khoản sử dụng .................................................................................. 43 2.2.3.2. Sổ sách sử dụng ...................................................................................... 43 SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp 2.3. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh ........................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TÂN BÌNH MẠNH .................................................................................... 54 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61 SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Cổ phần QĐ Quyết định XDCB Xây dựng cơ bản DN Doanh nghiệp TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định CTGS Chứng từ ghi sổ CKTM Chiết khấu thương mại SX Sản xuất NVL Nguyên vật liệu NLVL Nguyên liệu vật liệu KH Khấu hao SXKD Sản xuất kinh doanh QLDN Quản lý doanh nghiệp GVHB Giá vốn hàng bán CNV Công nhân viên KLXL Khối lượng xây lắp SP Sản phẩm TNHH TM Trách nhiệm hữu hạn thương mại SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phương pháp ghi thẻ song song ............................................. 14 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phương pháp ghi sổ số dư...................................................... 15 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ................................................................................................................. 16 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ17 Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu .................. 18 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ....................................................... 20 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ................................................... 21 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ........... 23 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty qua các năm 2020-2023 ................... 22 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm 2020-2023 .................... 24 SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hiện nay Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, bên cạnh việc thích ứng và nắm bắt các cơ hội, ưu thế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải không ngừng xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường bằng các sản phẩm không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân doanh nghiệp mà quan trọng là đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường. Cải thiện chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận là bài toán khó của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt vấn đề trên mới có thể hoạt động ổn định, có cơ hội phát triển, đông thời khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để hình thành nên thực thể của sản phẩm.. Để công tác quản lý nguyên vật liệu được hiệu quả thì cần thực hiện tốt công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ toàn bộ theo yêu cầu của thi công, đồng thời thúc đẩy quá trình thi công tiến hành một cách nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh, kế toán nguyên liệu vật liệu đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan về vấn đề kế toán nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, nêu ra các hạn chế còn tồn tại - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh tháng 6 năm 2023. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 1
- Khóa luận tốt nghiệp 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Qua kiến thức mà bản thân em đã được học khi ngồi trên ghế nhà trường, qua sách báo, thu thập tài liệu về kế toán nguyên liệu vật liệu tại công ty. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công nhân viên là những người cung cấp thông tin, những dữ liệu đã cho trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này gắn liền với hoạt động thực tiễn của công ty. - Phương pháp ghi chép: Từ quan sát thực tế, em sẽ ghi chép lại những tài liệu liên quan đến công tác kế toán nguyên liệu vật liệu để thực hiện đề tài. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Là phương pháp được sử dụng trên số liệu đã thống kê được sẽ tiến hành phân tích đánh giá, so sánh, đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu vậy liệu tại công ty. 5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận tốt nghiệp được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty CP Xây dựng và thương mại Tân Bình Mạnh. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 2
- Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm “Nguyên liệu vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất sản phẩm.” Nguyên liệu vật liệu là những đối tượng mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất để tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị của NLVL khi tham gia nhiều chu kỳ sản xuất được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. 1.1.2. Yêu cầu quản lý Bắt nhịp cùng với xu thế chung của đất nước bước sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, trong đó cạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra không ít khó khăn, nhưng cũng không ít động lực để các doanh nghiệp sản xuất tồn tại và phát triển. Để có thể vươn lên khẳng định vị trí của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải có hiệu quả. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp phải quản lý thật tốt các yếu tố đầu vào mà cụ thể là yếu tố nguyên vật liệu. Để công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu đạt hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau: SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 3
- Khóa luận tốt nghiệp - Phải đầy đủ thông tin tổng hợp cả về vật liệu và giá trị, về tình hình nhập- xuất, tồn kho. Tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà có thể cần những thông tin chi tiết hơn. - Phải tổ chức hệ thống kho tàng đảm bảo an toàn cho vật liệu cả về số lượng và chất lượng. Phát hiện và ngăn ngừa những biểu hiện vi phạm làm thất thoát vật liệu. - Quản lý định mức dự trữ vật liệu, tránh tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm, ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nội dung và công tác quản lý vật liệu tại các khâu như sau: + Khâu thu mua: Lập kế hoạch và tìm nguồn mua nguyên vật liệu, đảm bảo theo yêu cầu của sản xuất cả về số lượng và chất lượng với chi phí tối thiểu nhằm đáp ứng kịp thời tránh việc thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất. + Khâu bảo quản: Xây dựng và bố trí hệ thống kho tàng, thiết bị kĩ thuật đầy đủ trên cơ sở phân loại theo tính chất cơ, lý, hóa của từng loại nguyên vật liệu để có biện pháp bảo quản tốt nhất… Nhìn chung các loại nguyên vật liệu rất dễ hỏng dưới tác động của môi trường, khí hậu … và dễ mất mát, hao hụt nên khó khăn cho công tác bảo quản. Chi phí cho việc bảo quản đôi khi rất lớn, do vậy doanh nghiệp nên tính đến hiệu quả của chi phí này có nghĩa là phải tính được tỷ lệ hợp lý giữa giá trị vật liệu với chi phí bảo quản chung. + Khâu dự trữ: Tại khâu này doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ tối đa, mức dự trữ tối thiểu và mức dự trữ trung bình cho doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu đặc điểm của hoạt động sản xuất. + Khâu xuất nguyên vật liệu: Bên cạnh việc đảm bảo xuất đúng, xuất đủ cho các sản phẩm cần xác định được chính xác giá xuất kho thực tế của nguyên vật liệu phục vụ cho công tác tính giá thành một cách chính xác. Đồng thời, doanh nghiệp cần tổ chức tốt việc ghi chép, theo dõi, phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, tính toán phân bổ hợp lý, chính xác cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp, kịp thời cung cấp số liệu chính xác cho công tác tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu và đề ra những biện pháp cần thiết cho việc quản lý ở từng khâu. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán 1.1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính thì hạch toán kế toán nguyên vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tác nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu có chính xác kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường quản lý nguyên SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 4
- Khóa luận tốt nghiệp vật liệu doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ nhập xuất nguyên vật liệu. Mặt khác thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn biết được chất lượng, chủng loại có được đảm bảo hay không, số lượng thừa hay thiếu đối với sản xuất để từ đó người quản lý đề ra các biện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu. Từ đó, chất lượng của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất luôn được đảm bảo. Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệu, từ đó có các biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc xác định giá trị nguyên vật liệu cho sản xuất còn ảnh hưởng trực tiếp đến xác định giá thành sản phẩm, cho nên công tác kế toán nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán giá thành, công tác kế toán nguyên vật liệu có chính xác thì công tác kế toán giá thành mới chính xác, đảm bảo xác định đúng giá trị của sản phẩm tạo ra. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua, nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặt chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất. - Vận dụng các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc tuân thủ nhập xuất, thực hiện đúng các chế độ thanh toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở các sổ sách) thẻ chi tiết về vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp giúp cho việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua, tình trạng dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng nguyên vật liệu phi pháp, lãng phí. Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 5
- Khóa luận tốt nghiệp - Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo chế độ quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán về nguyên vật liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý điều hành phân tích kế toán. 1.2. Phân loại Nguyên vật liệu 1.2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý Vật liệu có thể được chia thành các nhóm sau: - Nguyên vật liệu chính: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm. - Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu ..., ở thể rắn như các loại than đá, than bùn và ở thể khí như gas ... - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sữa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải ... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép, bột trét tường, sơn ... Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được (bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vật liệu khác: bao gồm những loại vật liệu chưa kể ở trên như bao bì, vật đóng gói và các loại vật tư đặc chủng khác. 1.2.2. Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên liệu vật liệu - Nguyên liệu vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm - Nguyên liệu vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp. 1.2.3. Căn cứ theo nguồn nhập Kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác nhau như: - Nguyên vật liệu mua ngoài: Là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của các nhà cung cấp. - Vật liệu tự chế biến: Là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. - Vật liệu thuê ngoài gia công: Là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 6
- Khóa luận tốt nghiệp - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thoả thuận trên hợp đồng liên doanh. - Nguyên vật liệu được cấp: Là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định ... 1.3. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là những tài sản thuộc nguyên liệu vật liệu của doanh nghiệp, vì vậy phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán nguyên liệu vật liệutheo quy định ở điều 23 của Thông tư 200/2014/TT - BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 (1) Nhóm tài khoản nguyên liệu vật liệu được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động nguyên liệu vật liệu của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu vật liệu đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ). (2) Nguyên liệu vật liệu của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm: - Hàng mua đang đi trên đường; - Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; - Sản phẩm dở dang; - Thành phẩm; - Hàng hoá; - Hàng gửi bán; - Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là nguyên liệu vật liệu trên “Bảng cân đối kế toán” mà trình bày là tài sản dài hạn. Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là nguyên liệu vật liệu trên “Bảng cân đối kế toán” mà trình bày là tài sản dài hạn. (3) Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho. (4) Kế toán nguyên liệu vật liệuphải được thực hiện theo quy định của “Chuẩn mực kế toán số 02” “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu và ghi nhận chi phí. (5) Nguyên tắc xác định giá gốc nguyên liệu vật liệu được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 7
- Khóa luận tốt nghiệp (6) Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị nguyên liệu vật liệu như: Thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu vật liệu không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho. (7) Khi mua nguyên liệu vật liệu nếu được nhận kèm thêm hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng hàng hóa, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế. (8) Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của nguyên liệu vật liệu đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch. (9) Khi xác định giá trị nguyên liệu vật liệu cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong 3 phương pháp sau: (9.1) Phương pháp tính theo giá đích danh Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. (9.2) Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại nguyên liệu vật liệu được tính theo giá trị trung bình của từng loại nguyên liệu vật liệu đầu kỳ và giá trị từng loại nguyên liệu vật liệu được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. (9.3) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị nguyên liệu vật liệu được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị nguyên liệu vật liệu còn lại cuối kỳ là giá trị nguyên liệu vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của nguyên liệu vật liệu cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Mỗi phương pháp tính giá trị nguyên liệu vật liệu đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp. SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 8
- Khóa luận tốt nghiệp (10) Đối với nguyên liệu vật liệu mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị nguyên liệu vật liệu đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị nguyên liệu vật liệutương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. (11) Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị nguyên liệu vật liệu không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu vật liệu cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của nguyên liệu vật liệu trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ghi giảm giá gốc nguyên liệu vật liệu cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của nguyên liệu vật liệu lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên liệu vật liệu đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. (12) Kế toán nguyên liệu vật liệu phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, sản phẩm, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. (13) Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán nguyên liệu vật liệuáp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. (13.1) Phương pháp kê khai thường xuyên SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 9
- Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán nguyên liệu vật liệu được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư. Vì vậy, giá trị nguyên liệu vật liệu trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. - Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu nguyên liệu vật liệu trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. - Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp,...) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao,... (13.2) Phương pháp kiểm kê định kỳ - Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng Trị giá hàng Tổng trị giá hàng Trị giá hàng xuất kho = tồn kho + nhập kho - tồn kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ - Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, sản phẩm, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa nhập, xuất kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên TK 611 - Mua hàng. Giá trị của sản phẩm nhập, xuất kho trong kỳ được theo dõi trên TK 632 - Giá vốn hàng bán - Công tác kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của TK 611 - Mua hàng (đối với vật tư, hàng hóa), TK 632 - Giá vốn hàng bán (đối với sản phẩm). Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán nguyên liệu vật liệu chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế nguyên liệu vật liệu cuối kỳ). - Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 10
- Khóa luận tốt nghiệp hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ nguyên liệu vật liệu có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. 1.4. Đánh giá nguyên liệu vật liệu 1.4.1. Khái niệm Đánh giá nguyên liệu, vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên liệu, vật liệu theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hạch toán nguyên vật liệu là phản ánh giá trị nguyên vật liệu theo giá thực tế. 1.4.2. Nguyên tắc đánh giá Theo quy định hiện hành, kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, phải phản ánh theo giá gốc (giá thực tế). Do nguyên liệu, vật liệu có rất nhiều loại, nhiều thứ và thường xuyên biến động, yêu cầu của kế toán là phải phản ánh kịp thời hàng ngày tình hình biến động đó. Vì vậy, để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán ghi chép hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu trên các tài khoản, sổ kế toán theo giá thực tế. 1.4.3. Phương pháp đánh giá a) Đánh giá nguyên liệu, vật liệu theo giá thực tế * Giá thực tế nhập kho hoặc dùng ngay không qua kho Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu nhập kho của hoặc dùng ngay cho sản xuất, kinh doanh được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. (1) Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài. Giá Các khoản Các khoản Giá thực Các chi phí mua thuế không CKTM, tế = + + thu mua - chưa có được hoàn giảm giá NLVL thực tế thuế lại hàng mua SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 11
- Khóa luận tốt nghiệp Các chi phí thu mua thực tế, gồm: + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,...nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến doanh nghiệp. + Công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có). - Các khoản thuế không được hoàn lại, gồm: + Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp; + Thuế nhập khẩu; + Thuế tiêu thụ đặc biệt; + Thuế bảo vệ môi trường. (2) Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến Các chi phí Giá thực tế Giá thực tế NLVL xuất = + gia công chế biến NLVL gia công, chế biến (3) Giá thực tế của NLVL thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế Chi phí vận Số tiền phải trả cho Giá thực tế NLVL xuất thuê chuyển, bốc dỡ về = + + người nhận gia NLVL, ngoài gia công và đến nơi gia công chế biến chế biến công chế biến (4) Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu nhận vốn góp Giá thực tế NLVL nhận vốn góp là giá trị được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giá chấp thuận. (5) Giá thực tế của phế liệu thu hồi. Giá thực tế của phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá ước tính nhập kho hoặc giá có thể bán được. * Giá thực tế xuất kho Để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (vật tư) xuất kho có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau: - Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi nguyên liệu, vật liệu theo từng lô hàng, khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất kho. - Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính theo công thức: SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 12
- Khóa luận tốt nghiệp Giá thực tế Số lượng Đơn giá thực nguyên liệu, vật liệu = nguyên liệu, vật liệu x tế bình quân xuất kho xuất kho Đơn giá thực tế bình quân có thể được tính sau mỗi lần nhập cũng có thể được tính cuối kỳ (bình quân cả kỳ dự trữ). Đơn giá thực Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ tế bìnhquân cả = kỳdự trữ Số lượng thực tế tồn đầu kỳ + Số lượng thực tế nhập trong kỳ - Phương pháp nhập trước, xuất trước Theo phương pháp này, trước hết phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết giá trị nguyên liệu vật liệu nào nhập kho trước thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại (bằng tổng số xuất kho trừ đi số đã xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp sau. Như vậy, giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho thuộc các lần nhập sau cùng. c) Đánh giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá hạch toán * Khái niệm Giá hạch toán là giá tương đối ổn định, được sử dụng thống nhất trong thời gian dài (thường là 1 năm). Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hoặc giá thực tế kỳ trước của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. * Nội dung của phương pháp (1) Hàng ngày, kế toán sử dụng giá thực tế để ghi sổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho hoặc sử dụng ngay và sử dụng giá hạch toán để ghi sổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho. Giá hạch toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được xác định theo công thức: Giá hạch toán nguyên liệu, Số lượng nguyên liệu, vật Đơn giá vật liệu, công cụ, dụng cụ = liệu, công cụ, dụng cụ xuất x hạch xuất kho kho toán (2) Cuối kỳ, điều chỉnh giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho theo giá thực tế để có số liệu ghi vào sổ kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế được tiến hành như sau: + Trước hết xác định hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (ký hiệu là H) theo công thức: SVTH : Nguyễn Thị Thùy Linh 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
72 p | 88 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học Tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên Hóa học ở trường phổ thông phần Học thuyết – Định luật – Khái niệm cơ bản
117 p | 214 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Công ty TNHH vận tải dịch vụ và thương mại Quang Doanh
106 p | 88 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Kihin
69 p | 50 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Điện máy Dương Vương
86 p | 78 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Thương Mại SHB Lighting
94 p | 66 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất thương mại nội thất trường học và văn phòng Anh Đức
90 p | 63 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu ASIA
91 p | 52 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty CP Vinalines Nha Trang
87 p | 83 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ Khí Đình Điền
99 p | 60 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng số 1
76 p | 67 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải
81 p | 54 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần giao nhận, kho vận, ngoại thương Hải Phòng
109 p | 70 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Công ty cổ phần cơ khí và thương mại Hoàng Tùng
107 p | 51 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tiếp vận AVINA – CN Hải Phòng
97 p | 58 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn tại công ty cổ phần Đầu tư Sao Đỏ
81 p | 52 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn