Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
“Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự<br />
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng gặp nhiều khó khăn”[2].<br />
Đây là một trong những mục tiêu và yêu cầu của chương trình hành động của Chính phủ<br />
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về<br />
<br />
uế<br />
<br />
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.<br />
<br />
H<br />
<br />
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra thì việc<br />
phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động tín<br />
<br />
tế<br />
<br />
dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br />
Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đáp ứng nhu cầu<br />
<br />
h<br />
<br />
vốn cho một khu vực sản xuất rộng lớn của đất nước, ngành sản xuất truyền thống của<br />
<br />
in<br />
<br />
Việt Nam tạo nguồn xuất khẩu lúa gạo, nông phẩm ra thị trường thế giới.<br />
<br />
K<br />
<br />
Phát triển tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là chủ trương được ưu tiên thực hiện<br />
từ lâu nhưng quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả đồng vốn tín dụng<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
chưa cao, còn khoảng cách xa giữa nhà nông – người cần vốn với Ngân hàng – đơn vị cung<br />
vốn. Xuất phát từ thực tế đó và để góp phần đáp ứng tính kịp thời đối với sự phát triển kinh<br />
tế - xã hội của đất nước ngày 12/4/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP<br />
<br />
ại<br />
<br />
(Nghị định 41) quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Qua một thời gian thực hiện Nghị định 41 với những nội dung, chính sách mới đã tháo gỡ<br />
một số khó khăn để đồng vốn đến được tay người cần, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nghị<br />
định 41 đã và đang góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời<br />
sống vật chất, tinh thần dân cư khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có được thành quả này<br />
phải kể đến sự đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT), trong đó có NHNo&PTNT chi<br />
nhánh huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế (NHNo&PTNT A Lưới).<br />
<br />
SVTH: Lê Quốc Lớp K43B.TCNH<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
A Lưới là một huyện biên giới miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
với 1 thị trấn và 20 đơn vị hành chính là các xã thuộc khu vực nông thôn. Nông nghiệp<br />
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tổng giá trị sản xuất (phi lương) của<br />
toàn huyện là 647 tỷ đồng năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 345 tỷ<br />
đồng chiếm 53,30%, công nghiệp xây dựng – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn<br />
nông thôn đạt 128,95 tỷ đồng chiến 19,93%, như vậy, tổng giá trị sản xuất khu vực nông<br />
<br />
uế<br />
<br />
nghiệp, nông thôn chiếm 73,23% tổng giá trị sản xuất của huyện. Diện tích đất canh tác<br />
nông, lâm nghiệp là khoảng 8.470 ha[13]. Những thực tế trên cho thấy kinh tế nông nghiệp,<br />
<br />
H<br />
<br />
nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tình hình kinh tế chung của huyện A Lưới. Do đó,<br />
<br />
tế<br />
<br />
cần có những quan tâm đặc biệt đến tín dụng nông nghiệp, nông thôn.<br />
Nhận thức được vấn đề đó, trên cơ sở lý luận học tập tại trường Đại học Kinh tế -<br />
<br />
h<br />
<br />
Đại học Huế và thực tiễn hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41<br />
<br />
in<br />
<br />
của Chính phủ tại đơn vị thực tập. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghị định 41/2010/NĐCP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn áp<br />
<br />
K<br />
<br />
dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế”, để làm<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu chính của khóa luận: Nghiên cứu này được triển khai nhằm khái quát<br />
<br />
ại<br />
<br />
những vấn đề pháp lý cơ bản xung quanh Nghị định 41 và đánh giá thực tiễn áp dụng<br />
Nghị định này tại NHNo&PTNT A Lưới.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể :<br />
<br />
Xác định được những điểm mới, điểm tiến bộ của Nghị định 41 so với các quy<br />
định cũ (so sánh với Quyết định 67/1999/QĐ-TTg);<br />
Đánh giá hiệu quả áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn tại địa phương;<br />
Nhận diện được những khó khăn khi áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn;<br />
Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả áp dụng Nghị<br />
định 41 vào thực tiễn.<br />
<br />
SVTH: Lê Quốc Lớp K43B.TCNH<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị<br />
định số 41/2010/NĐ-CP và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện A Lưới.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 3 năm từ 2010 đến 2012.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Về mặt không gian: Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện A Lưới – Tỉnh T.T Huế.<br />
<br />
H<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quan<br />
<br />
tế<br />
<br />
đến đề tài bằng cách đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, internet, sách báo,<br />
các tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ tại đơn vị thực tập.<br />
<br />
h<br />
<br />
- Phương pháp phân tích: dựa vào số liệu thứ cấp từ phía ngân hàng cung cấp, tiến<br />
<br />
nông thôn tại Ngân hàng.<br />
<br />
in<br />
<br />
hành tính toán các chỉ tiêu, so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng cho vay nông nghiệp,<br />
<br />
K<br />
<br />
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra những kết luận cần thiết.<br />
- Phương pháp quan sát: Thông qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cán bộ tại<br />
đơn vị trong quá trình thực tập như quá trình tư vấn cho vay, thẩm định, giải ngân, thu<br />
nợ của cán bộ tín dụng; quá trình cung cấp thông tin, nhận tiền vay, trả nợ vay của<br />
<br />
ại<br />
<br />
khách hàng,…<br />
<br />
Đ<br />
<br />
6. Nội dung của đề tài<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia ra thành 3 chương:<br />
<br />
Chương I: Tổng quan về Nghị định 41 và tín dụng nông nghiệp, nông thôn.<br />
Chương II: Thực tiễn áp dụng Nghị định 41 tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện A Lưới.<br />
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Nghị định 41 vào thực tiễn.<br />
<br />
SVTH: Lê Quốc Lớp K43B.TCNH<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ NGHỊ ĐỊNH 41 VÀ TÍN DỤNG<br />
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN<br />
1.1 Tín dụng nông nghiệp, nông thôn<br />
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Bản chất của tín dụng hàng hóa là<br />
vay mượn và có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển<br />
<br />
uế<br />
<br />
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Trong<br />
<br />
thương mại, tín dụng Nhà nước, tín dụng tiêu dùng.<br />
<br />
H<br />
<br />
nền kinh tế hàng hóa có nhiều loại hình tín dụng như: Tín dụng Ngân hàng, tín dụng<br />
<br />
tế<br />
<br />
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc<br />
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho<br />
<br />
h<br />
<br />
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ<br />
<br />
in<br />
<br />
cấp tín dụng khác[10].<br />
<br />
K<br />
<br />
Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các<br />
lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản.<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị<br />
trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã[1].<br />
Thuật ngữ “Tín dụng nông nghiệp, nông thôn” dùng để chỉ quan hệ chuyển<br />
<br />
ại<br />
<br />
nhượng quyền sử dụng vốn từ đơn vị cấp tín dụng cho khách hàng là tổ chức, hộ gia đình,<br />
<br />
Đ<br />
<br />
cá nhân thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn trong một thời gian nhất định theo thỏa<br />
thuận với nguyên tắc có hoàn trả.<br />
Nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát<br />
triển của toàn bộ nền kinh tế nước ta. Đảng, Nhà nước đã rất chú trọng đến việc phát triển<br />
tín dụng nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín<br />
dụng trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nâng cao năng lực của các định chế tài<br />
chình, nhất là các định chế tài chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
SVTH: Lê Quốc Lớp K43B.TCNH<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Trong thời gian qua, nhiều văn bản chỉ đạo đã ra đời như Nghị định 14/CP ngày<br />
02/03/1993 của Chính phủ về chính sách cho vay hộ sản xuất để phát triển nông, lâm,<br />
ngư, diêm nghiệp; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của thủ tướng Chính<br />
phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông<br />
thôn; gần đây là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính<br />
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay đổi, bổ sung cho Quyết định<br />
<br />
tín dụng nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
H<br />
<br />
1.2. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41<br />
<br />
uế<br />
<br />
số 67/1999/QĐ-TTg. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý, tạo tính linh hoạt cho hoạt động<br />
<br />
tế<br />
<br />
Nghị định 41 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông<br />
thôn bao gồm một một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến<br />
<br />
h<br />
<br />
khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng<br />
<br />
in<br />
<br />
cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.<br />
<br />
K<br />
<br />
Tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo nghị định 41 là quan hệ tín dụng thể hiện<br />
việc tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với khách hàng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân<br />
sống ở nông thôn. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn sau đây được hiểu là tín dụng phục<br />
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
ại<br />
<br />
Khác với các văn bản trước đó, Nghị định 41 có nhiều điểm mới trong quy định<br />
<br />
Đ<br />
<br />
về tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là so với Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg<br />
(Quyết định 67).<br />
Sau hơn 10 năm thực hiện, Quyết định số 67 ngày 30/03/1999 của Thủ tướng<br />
Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và<br />
nông thôn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, qua một quá trình triển<br />
khai bộc lộ một vài bất cập, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành Nghị định<br />
để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
<br />
SVTH: Lê Quốc Lớp K43B.TCNH<br />
<br />
5<br />
<br />