intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

200
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam nhằm trình bày tổng quan về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Nghiên cứu thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với việc ký kết và áp dụng cơ chế này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Phƣơng Lan Lớp : Anh 7 Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Ngọc Tiến Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN.................................................................................................... 4 1.1. Thuế và thuế thu nhập ................................................................................ 4 1.1.1. Thuế ...................................................................................................... 4 1.1.2. Thuế thu nhập ....................................................................................... 5 1.1.3. Đánh thuế trùng .................................................................................... 9 1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ......................... 10 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 10 1.2.2. Mục tiêu .............................................................................................. 10 1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định ........................................................... 10 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định .................. 11 1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định.................................................... 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM ......................................... 23 2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ...... 23 2.1.1. Thực trạng ký kết ................................................................................ 23 2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam ............................................................. 26 2.2. Cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam .......... 43 2.2.1. Phạm vi áp dụng Hiệp định ................................................................ 44 2.2.2. Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (và tài sản) .... 48 2.2.3. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ................................ 77 2.2.4. Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định ..................................... 81 2.3. Đánh giá chung về việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ............................................................................................... 82 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 82 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại ............................................................................. 83 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 85 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM ........ 88 3.1. Xu hƣớng gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế giới .................................................................................................................... 88
  3. 3.2. Định hƣớng cải cách hệ thống thuế của Việt Nam ................................. 91 3.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 91 3.2.2. Các quan điểm cải cách hệ thống thuế Việt Nam ............................... 92 3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ......................................................................................... 94 3.3.1. Khuyến nghị đối với việc ký kết........................................................... 94 3.3.2. Khuyến nghị đối với việc áp dụng ....................................................... 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101 PHU LỤC
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với mẫu Hiệp định của Việt Nam................................................................................. 28 Biểu đồ 1 - Phân chia các nƣớc ký kết theo khu vực .............................................. 23 Biểu đồ 2: Số lƣợng các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs) và hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), hàng năm và cộng dồn, từ năm 1999 đến năm 2008...... 89 Biểu đồ 3: Số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết trong năm 2008, phân theo nhóm nƣớc ................................................................................... 89
  5. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao động, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hoá cao. Các quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tƣ quốc tế là sự di chuyển các phƣơng tiện đầu tƣ nhƣ: tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… từ nƣớc này sang nƣớc khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết định đầu tƣ vào những nơi có khả năng thực hiện đƣợc chi phí thấp nhất, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc lợi nhuận cao,... trong đó thuế là một nhân tố quan trọng luôn đƣợc quan tâm. Nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tƣ không chỉ đƣợc qui định bởi chính sách, pháp luật thuế tại quốc gia của họ mà còn đƣợc điều chỉnh bởi chính sách, pháp luật thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tƣ. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý nhà đầu tƣ vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tƣ, dẫn đến việc nộp thuế trùng. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ phân chia quyền lợi về thuế giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nƣớc thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản. Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tƣ ở các quốc gia khác nhau, do đó góp phần xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại giữa hai bên tham gia ký kết. Loại thuế đƣợc áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu, nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với tài sản. Nội dung của hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đƣợc phân chia giữa hai nƣớc nhƣ thế nào hoặc quyền đánh thuế đƣợc dành hoàn toàn cho một trong hai nƣớc (nếu áp dụng biên pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế đƣợc phân định trong hai nƣớc thì căn cứ vào nội luật của nƣớc có quyền đánh thuế để xác định chế độ đánh thuế trên thu nhập đó. 1
  6. Với vai trò quan trọng đó, việc ký kết và triển khai áp dụng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần một cách có hiệu quả thực sự cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay. Để có một cái nhìn rõ nét nhất về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của nó vào thực tế, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này là nhằm đƣa ra cho ngƣời đọc có cái nhìn chính xác nhất về thực trạng ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam và các nƣớc, đồng thời trên cơ sở phân tích mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam cũng nhƣ các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, luận văn làm rõ những cơ chế áp dụng của Hiệp định tại Việt Nam, nhƣ việc phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần và các thủ tục pháp lý trong quá trình áp dụng Hiệp định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết và cơ chế, các quy định của Việt Nam nhằm thực hiện các hiệp định đó. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam năm 2007 do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt, qua đó liên hệ tới một số Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1992 tới nay; ngoài ra khóa luận còn nghiên cứu các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến Hiệp định để thấy rõ đƣợc cơ chế áp dụng của các Hiệp định này tại Việt Nam, đặc biệt là Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng: 2
  7. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Chương 2: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Tác giả xin chân thành cảm ơn: - Thạc sĩ: Đào Ngọc Tiến – Giảng viên, Phó Trƣởng phòng Quản lý khoa học, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội - Chị: Hoàng Thị Thanh Bình – Phó trƣởng Ban Ban Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Thuế Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt bài luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả hy vọng nhận đƣợc các ý kiến góp ý để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện BÙI PHƢƠNG LAN 3
  8. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN 1.1. Thuế và thuế thu nhập 1.1.1. Thuế Nhƣ chúng ta đã biết, thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nƣớc nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. GS.TS Bùi, Xuân Lƣu; TS. Nguyễn, Hữu Khải; Th.S Nguyễn, Xuân Nữ (2003, tr.13) đã kết luận rằng: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nƣớc. Ngƣời đóng thuế đƣợc hƣởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.” Nhƣ vậy, thuế trƣớc hết phải là một phần thu nhập. Thu nhập của mỗi một tổ chức, cá nhân sẽ đƣợc chia ra làm hai phần, một phần để nộp thuế và phần còn lại để tái sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hay tiết kiệm tùy thuộc vào quyết định của tổ chức, cá nhân đó. Thứ hai, thuế là một trong những nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo luật định, việc quy định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc là Quốc hội ban hành thành văn bản pháp quy dƣới dạng luật hoặc các bộ luật. Nộp thuế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Quyền lợi của ngƣời đóng thuế là những lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội do các khoản đầu tƣ từ thuế của ngân sách Nhà nƣớc mang lại, ví dụ nhƣ các hệ thống giao thông, thủy điện, trƣờng học, bệnh viện… Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc theo luật định, phần thu nhập còn lại thuộc sở hữu hợp pháp của họ. Thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc, do đó thuế mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của chính nó. Tuy nhiên, qua thu thuế phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, nếu mức động viên về thuế không hợp lý, chỉ nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc mà bỏ qua đảm bảo tăng trƣởng về kinh tế thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân, bởi vì chính sách thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới giá cả, tới quan hệ cung cầu, tới cơ cấu đầu tƣ và sự phát triển cũng nhƣ suy thoái 4
  9. của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoài ra, thuế còn góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Tùy theo cách phân loại mà chúng ta có các loại thuế khác nhau: thuế trực thu, thuế gián thu, thuế hàng hóa dịch vụ, thuế tài sản, thuế thu nhập. Hiện nay, tại Việt Nam có các sắc thuế sau: - Thuế giá trị gia tăng - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất, nhập khẩu - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế nhà, đất - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế tài nguyên - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thuế môn bài Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xin trình bày tóm tắt về loại thuế thu nhập, gồm hai sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Trong đó lƣu ý tới các nguyên tắc đánh thuế thu nhập. 1.1.2. Thuế thu nhập Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Tại Việt Nam, thuế thu nhập gồm có 2 sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. 1.1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nƣớc phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và thực hiện phân phối thu nhập. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Cùng với công cuộc cải cách thuế năm 1990, Luật thuế lợi tức đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhƣợc điểm và không còn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai 5
  10. đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đƣợc ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Qua lần sửa đổi bổ sung đầu tiên, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 đồng thời bãi bỏ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997. Lần sửa đổi bổ sung thứ hai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất đƣợc Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009, đây cũng chính là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, trong đó quy định về ngƣời nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập đƣợc miễn thuế, căn cứ tính thuế, phƣơng pháp tính thuế và ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản 2, điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định: “Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ sau: - Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú đó; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú; - Doanh nghiệp nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.” Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định: “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi đƣợc; thu khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ, khoản thu nhập từ kinh doanh từ những năm trƣớc bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam” 6
  11. Nhƣ vậy có thể kết luận rằng: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.” 1.1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ lâu ở các nƣớc phát triển, đối tƣợng nộp thuế này là mọi dân cƣ trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập phát sinh ở nƣớc sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Đồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, ngƣời ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799, thuế thu nhập cá nhân đƣợc đƣa vào thực hiện nhƣ một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và đƣợc chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nƣớc tƣ bản phát triển khác cũng áp dụng thuế này nhƣ: ở Nhật Bản năm 1887, Đức năm 1899, Mỹ năm 1903, Pháp năm 1916 và Liên Xô năm 1922. Ở Việt Nam, ngày 27/12/1990, Chủ tịch nƣớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và đã đƣợc ủy ban thƣờng vụ quốc hội thông qua. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, kể từ khi ban hành đến khi chấm dứt hiệu lực đã có 6 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/03/1992, lần thứ 2 vào ngày 01/06/1994, lần thứ ba vào ngày 06/02/1997, lần thứ tƣ vào ngày 30/06/1999, lần thứ năm vào ngày 13/06/2001 và lần thứ sáu là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành năm 2004. Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc đi vào ổn định, có hiệu quả và công bằng; tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009; đồng thời bãi bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11. Theo đó là nghị định số 100/2008/NĐ-CP đƣợc ban hành ngày 08/09/2008 hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và thông tƣ số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hƣớng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 7
  12. Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành quy định về đối tƣợng nộp thuế nhƣ sau: “1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cƣ trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân cƣ trú là ngƣời đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dƣơng lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thƣờng xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thƣờng trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cƣ trú là ngƣời không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.” Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành có quy định rõ về các loại thu nhập chịu thuế (gồm 10 loại). Nhƣ vậy, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của mỗi cá nhân vào ngân sách Nhà nƣớc. 1.1.2.3. Các nguyên tắc đánh thuế thu nhập a) Nguyên tắc nguồn Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc nguồn là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với các hoạt động tạo ra thu nhập, hay nói cách khác chính là cách đánh thuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh tại nƣớc đó. b) Nguyên tắc cƣ trú Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc cƣ trú là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với bản thân đối tƣợng có thu nhập. Theo nguyên tắc này, một đối tƣợng đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú tại một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu nhập tại nƣớc đó. c) Nguyên tắc quốc tịch Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc quốc tịch là cách đánh thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa một nƣớc với đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng mang quốc tịch của nƣớc đó. Theo nguyên tắc này, bất kỳ đối tƣợng nào đƣợc xác định là mang quốc tịch của một nƣớc sẽ bị đánh thuế thu nhập tại nƣớc đó. d) Nguyên tắc kết hợp 8
  13. Đánh thuế thu nhập theo nguyên tắc kết hợp là cách đánh thuế căn cứ vào các mối liên hệ của một nƣớc đối với thu nhập có phát sinh/nguồn phát sinh tại nƣớc đó và đối tƣợng có thu nhập là đối tƣợng cƣ trú và/hoặc là đối tƣợng mang quốc tịch của nƣớc đó. 1.1.3. Đánh thuế trùng Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới, cá nhân/doanh nghiệp đó sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật thuế nƣớc mình (nƣớc cƣ trú/nƣớc mình mang quốc tịch) mà còn cả luật thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (nƣớc nguồn). Trong thƣơng mại quốc tế, việc cùng tồn tại nhiều hệ thống thuế khác nhau giữa các nƣớc dẫn tới việc một khoản thu nhập của một đối tƣợng nộp thuế có thể bị đánh thuế tại hai nƣớc khác nhau. Hệ thống thuế khác nhau kéo theo các nguyên tắc đánh thuế thu nhập khác nhau, hay sự quy định khác nhau trong từng nguyên tắc, việc áp dụng các nguyên tắc này giữa hai hay nhiều quốc gia chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng đánh thuế trùng. Cụ thể, đối tƣợng cƣ trú hay nguồn phát sinh thu nhập đƣợc xác định khác nhau theo quy định của từng nƣớc và trong nhiều trƣờng hợp, một công ty hoặc cá nhân có thể là đối tƣợng cƣ trú của hai hay nhiều nƣớc, do đó việc đánh thuế trùng có thể xảy ra trong nhiều trƣờng hợp nhƣ: - Hai hay nhiều nƣớc đều đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của cùng một đối tƣợng nộp thuế, do đối tƣợng này đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú của các nƣớc này; - Hai hay nhiều nƣớc cùng xác định một khoản thu nhập của một đối tƣợng nộp thuế phát sinh từ nƣớc mình và cùng đánh thuế trên khoản thu nhập đó; - Một công ty hay cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc này nhƣng có thu nhập phát sinh ở nƣớc khác, do đó vừa phải nộp thuế (trên thu nhập toàn cầu) tại nƣớc cƣ trú, vừa phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh tại nƣớc nguồn. Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài ngày càng tăng, sự dịch chuyển của lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác ngày càng nhiều, việc đánh thuế trùng gây ra nhiều vấn đề nhƣ rào cản thƣơng mại (không khuyến khích đầu tƣ xuyên quốc gia), là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế, trốn lậu thuế....của các đối tƣợng liên quan. Để giải quyết vấn đề đánh thuế trùng nêu trên, các nƣớc thƣờng ký kết hiệp định song phƣơng – Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, tài sản; trong đó chủ yếu thỏa thuận 9
  14. việc phân chia quyền đánh thuế của từng nƣớc đối với một số khoản thu nhập/tài sản của các đối tƣợng liên quan. 1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 1.2.1. Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định) là một điều ƣớc quốc tế giữa các nƣớc và/hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền về thuế nhằm tránh đánh thuế trùng đối với thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại qua biên giới trên cơ sở phân chia quyền đánh thuế giữa các bên tham gia ký kết. 1.2.2. Mục tiêu Mục tiêu của Hiệp định về cơ bản là nhằm phân định quyền đánh thuế của mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế trùng và ngăn ngừa việc trốn và/hoặc tránh các loại thuế đánh trên thu nhập và tài sản. Do việc đánh thuế trùng đƣợc xem nhƣ là rào cản thƣơng mại, là trở ngại đối với tự do hóa giao lƣu, hợp tác kinh tế, với mục đích là loại bỏ trở ngại trên, Hiệp định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại, kinh tế giữa các nƣớc ký kết. Ngoài ra, Hiệp định còn có mục tiêu tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, đảm bảo đối xử công bằng về nghĩa vụ thuế cho các đối tƣợng nộp thuế. Để thực hiện mục tiêu này, các Hiệp định thƣờng thỏa thuận một số nguyên tắc, biện pháp để phân chia, xác định thẩm quyền đánh thuế của từng nƣớc ký kết nhƣ: - Xác định quyền đánh thuế của nƣớc nơi phát sinh thu nhập đối với một số khoản thu nhập của đối tƣợng không cƣ trú. - Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tƣợng không cƣ trú của nƣớc nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định của luật trong nƣớc cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định); - Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài vào số thuế phải nộp tại nƣớc cƣ trú; - Ngăn ngừa việc trốn lậu thuế bằng cách trao đổi thông tin giữa các nƣớc ký kết. 1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tải sản giữa Việt Nam với các nƣớc đƣợc áp dụng theo các nguyên tắc sau đây: 10
  15. - Trƣờng hợp có mâu thuẫn giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế trong nƣớc thì sẽ áp dụng theo các quy định tại Hiệp định. - Trƣờng hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế nhƣng luật thuế của Việt Nam chƣa có quy định về thu thuế đó hoặc quy định với mức độ thấp hơn thì áp dụng theo các quy định tại luật thuế của Việt Nam. - Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nƣớc. - Các từ ngữ chƣa đƣợc định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa nhƣ quy định tại luật trong nƣớc theo mục đích thuế tại thời điểm đó (trừ trƣờng hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác). - Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trƣờng hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định. Việc xử lý miễn, giảm thuế theo các quy định của Hiệp định không áp dụng theo cơ chế tự động. Các đối tƣợng muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục quy định tại Mục D – Thông tƣ 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định Hiện nay trên thế giới có hai mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định. Đó là mẫu Hiệp định của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development) và của Liên Hợp Quốc (UNO – The United Nations Organisation; or UN – United Nations). 1.2.4.1. Mẫu Hiệp định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD Quá trình hình thành và phát triển của mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần bắt đầu từ khi Hội đồng của Tổ chức kinh tế Châu Âu (OECC) – nay là OECD – thông qua bản giới thiệu các vấn đề liên quan đến việc đánh thuế hai lần vào ngày 25 tháng 2 năm 1955. Vào thời điểm đó, 70 hiệp định song phƣơng đã đƣợc ký kết giữa các nƣớc là thành viên của OECD ngày nay. Năm 1928, mẫu hiệp định song phƣơng đầu tiên đƣợc soạn thảo, tiếp theo là mẫu hiệp định của Mexico năm 1943 và mẫu Hiệp định của Luân Đôn năm 1946, các quy định tại các điều khoản của những Hiệp định này đều đƣợc soạn thảo dựa trên sự đúc kết từ các hiệp định 11
  16. thƣơng mại song phƣơng giữa các quốc gia và đƣợc sửa đổi, bổ sung trong suốt những thập niên tiếp theo. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự cộng tác của các thành viên Tổ chức kinh tế châu Âu (OECC) sau chiến tranh ngày càng tăng cho ta thấy vai trò quan trọng của các biện pháp tránh đánh thuế hai lần ngày một rõ nét. Một loạt các hiệp định thuế song phƣơng đã đƣợc ký kết giữa các thành viên của OECC, cùng thời gian này, sự phù hợp của các hiệp định trong tất cả các nguyên tắc, định nghĩa, các điều khoản, các phƣơng pháp và sự thống nhất theo cách hiểu thông thƣờng làm cho hiệp định càng trở nên cần thiết. Năm 1956, ủy ban tài chính châu Âu đã soạn thảo một bản dự thảo hiệp định trong đó gồm các quy định có thể giải quyết hiệu quả vấn đề đánh thuế hai lần đang tồn tại giữa các thành viên của OECD và nó có thể đƣợc chấp nhận áp dụng tại tất cả các thành viên này. Từ năm 1958 đến năm 1961, Ủy ban Tài chính của OECD đã soạn thảo 4 bản dự thảo hiệp định tạm thời, trƣớc khi trình bản dự thảo hiệp định cuối cùng với tên gọi “dự thảo Hiệp định đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản”. Ngày 30 tháng 7 năm 1963, Hội đồng OECD đã thông qua một văn bản liên quan đến vấn đề tránh đánh thuế hai lần và kêu gọi chính phủ của các quốc gia thành viên, khi ký kết hoặc sửa đổi các hiệp định song phƣơng giữa họ thì nên tuân theo bản dự thảo hiệp định đó. Khi trình bản dự thảo Hiệp định vào năm 1963, Ủy ban tài chính của OECD đã vạch ra kế hoạch, rằng bản dự thảo Hiệp định đó có thể đƣợc sửa đổi vào bất kỳ một giai đoạn nào sau này. Việc sửa đổi cần phải lấy ý kiến về kinh nghiệm thu đƣợc của các quốc gia thành viên trong quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định song phƣơng, về sự thay đổi trong hệ thống thuế của từng quốc gia đó, về sự gia tăng của các mối quan hệ tài chính quốc tế, và về sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành nghề kinh doanh mới và sự cần thiết của các tổ chức hợp tác kinh doanh trên tầm quốc tế. Với tất cả các lý do này, sau năm 1971 Ủy ban Tài chính OECD đổi tên thành Vụ Tài chính OECD, đảm trách việc sửa đổi bản dự thảo Hiệp định năm 1963 và theo đó là các bình luận (có chức năng giải thích từng điều khoản trong Hiệp định). Kết quả là năm 1977, Mẫu hiệp định và các bình luận mới đƣợc xuất bản. Tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế của OECD nhanh chóng đƣợc triển khai và thực hiện vào những năm 1980. Kết quả là, trong các phiên làm việc thƣờng lệ của mình, sau năm 1977 Vụ tài chính OECD tiếp tục kiểm tra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các vấn đề khác nhau liên quan tới mẫu Hiệp định năm 1977. Công 12
  17. việc này đem lại kết quả với một số lƣợng các bản báo cáo, một vài bản trong số đó giới thiệu những sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận. Năm 1991, nhận thấy việc sửa đổi của Mẫu Hiệp định và các bình luận trở nên cần thiết, Vụ Tài chính OECD thông qua nội dung của một mẫu Hiệp định linh hoạt cung cấp định kỳ mà các thông tin đƣợc cập nhật và sửa đổi một cách thƣờng xuyên hơn mà không phải chờ tới khi có một bản sửa đổi hoàn chỉnh. Vì vậy nó cũng đã đƣợc quyết định cho xuất bản một phiên bản đã đƣợc sửa đổi và cập nhật của mẫu Hiệp định 1977 bằng cách kết hợp nhiều ý kiến phản hồi từ những báo cáo đã đề cập trên đây. Bởi mức độ ảnh hƣởng rộng rãi của Mẫu hiệp định đã vƣợt ra khỏi phạm vi những quốc gia thành viên của OECD, Vụ Tài chính OECD đã quyết định quá trình sửa đổi bổ sung hiệp định có thể đƣợc mở rộng để hƣởng lợi ích từ đầu vào là các quốc gia không phải thành viên, các tổ chức quốc tế hoặc các bên đƣơng sự khác. Các khoản đóng góp từ bên ngoài nhƣ vậy sẽ giúp Vụ tài chính trong nhiệm vụ tiếp tục cập nhật mẫu Hiệp định cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định và các nguyên tắc thuế khóa quốc tế. Đây là nguyên do của việc xuất bản mẫu Hiệp định năm 1992. Không giống nhƣ bản dự thảo Hiệp định năm 1963 và mẫu Hiệp định năm 1977, mẫu sửa đổi không phải là văn bản có giá trị bao hàm cao nhất nhƣng nó là văn bản đầu tiên của quá trình sửa đổi theo hƣớng cập nhật thông tin định kỳ và bằng cách này đảm bảo rằng mẫu Hiệp định sẽ tiếp tục phản ánh đúng cái nhìn của các quốc gia thành viên tại bất cứ thời điểm nào. Qua một trong các lần cập nhật, vào năm 1997, quan điểm của một số các quốc gia không thành viên lần đầu tiên đƣợc đề cập tới trong mẫu Hiệp định. Từ đó tới nay, Mẫu Hiệp định đã đƣợc sửa đổi và cập nhật qua các năm 1999, 2003 và gần đây nhất là năm 2005. 1.2.4.2. Mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc UN Ảnh hƣởng của mẫu Hiệp định OECD đã vƣợt ra khỏi phạm vi các nƣớc thành viên. Nó đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu cơ bản để tham khảo trong quá trình đàm phán giữa các quốc gia thành viên và không thành viên, thậm chí giữa các quốc gia không thành viên với nhau cũng nhƣ đối với các tổ chức quốc tế khác trong phạm vi về đánh thuế hai lần và các vấn đề liên quan. Đặc biệt, nó còn đƣợc dùng làm cơ sở cho việc soạn thảo bản dự thảo gốc và bản sửa đổi của “Mẫu Hiệp định đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển của Liên Hợp Quốc” 13
  18. bằng cách sao chép một phần quan trọng của tất cả các điều khoản và bình luận của mẫu Hiệp định OECD. Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tƣ từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Vấn đề đánh thuế hai lần có ảnh hƣởng tiêu cực tới việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ; việc di chuyển vốn và nhân lực trong quá trình hợp tác, đầu tƣ kinh tế với nƣớc ngoài, do đó việc tránh hay loại bỏ vấn đề đánh thuế hai lần trở thành một thành phần quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ quốc tế. Ngoài ra, mục tiêu chủ yếu của các hiệp định thuế song phƣơng là bảo đảm cho các đối tƣợng nộp thuế tránh đƣợc việc đánh thuế hai lần (dù trực tiếp hay gián tiếp) và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế. Sự cần thiết của việc khuyến khích ký kết các hiệp định thuế song phƣơng giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển đƣợc công nhận bởi Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hợp quốc, tại nghị quyết số 1273 (XLIII) đƣợc thông qua ngày 4 tháng 8 năm 1967 bởi Tổng thƣ ký Liên Hợp quốc “cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt bao gồm các chuyên gia và các nhà quản lý về thuế đƣợc Chính phủ các nƣớc bổ nhiệm, nhƣng hoạt động theo năng lực của riêng mình, từ cả các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển tƣơng ứng với các vùng và các hệ thống thuế khác nhau, với nhiệm vụ tìm hiểu, khai thác bằng nhiều cách để làm cho việc ký kết các Hiệp định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển một cách thuận tiện nhất, bao gồm việc giới thiệu các hƣớng dẫn về tác dụng của các Hiệp định thuế để bảo đảm hoàn toàn cho lợi ích của họ. Chiểu theo nghị định này, năm 1968, Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc đã thành lập “the Ad Hoc Group of Experts on Tax Treaties between Developed and Developing Countries” – tạm dịch là – “Nhóm chuyên gia về Hiệp định thuế giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển”, bao gồm các nhân viên thuế chính thức và các chuyên gia đến từ cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Nhóm chuyên gia này đã hoàn thành bản hƣớng dẫn việc đàm phán các hiệp định song phƣơng giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển trong kỳ họp khóa 7 của Liên Hợp quốc, từ năm 1968 đến năm 1977, với sự tham gia của các thành viên đến từ Achentina, Brazil, Chi lê, Pháp, Đức, Ghana, Ấn độ, Ix-ra-en, Nhật Bản, Hà Lan, Na-uy, Pa-kit-xtang, Philippin, Xri-lan-ka, Xu-đăng, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ, Vƣơng quốc Anh và Bắc Ai-len, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Năm 1979, Nhóm chuyên gia cũng đã hoàn thành việc soạn thảo một bản dự thảo mẫu hiệp định song phƣơng giữa một nƣớc phát triển với một nƣớc đang phát triển dựa trên bản hƣớng dẫn nêu trên. 14
  19. Tại kỳ họp thứ 8 của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Giơ-ne-vơ từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 1979, Nhóm chuyên gia đã trình bản dự thảo mẫu Hiệp định của Liên Hợp Quốc và đƣợc thông qua . Năm 1980, Liên Hợp Quốc xuất bản “Mẫu hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển”. Ngày 28 tháng 4 năm 1980, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc đã đổi tên nhóm chuyên gia thành “Ad Hoc Group of Experts on International Cooperation in Tax Matters” – tạm dịch là – Nhóm chuyên gia về các vấn đề thuế trong hợp tác quốc tế. Trong những năm 90, nhận thấy nhiều thay đổi quan trọng trong môi trƣờng kinh tế và tài chính quốc tế, thêm vào đó là các bản cập nhật và sửa đổi của mẫu Hiệp định OECD vào các năm 1992, 1994, 1995 và 1997, Nhóm chuyên gia về các vấn đề thuế trong hợp tác quốc tế quyết định sửa đổi và cập nhật “Mẫu hiệp định của Liên Hợp Quốc về đánh thuế hai lần giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển” vào năm 1997, tiếp đó là các lần sửa đổi và cập nhật vào năm 1999 và gần đây nhất là bản mẫu Hiệp định năm 2001. 1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cho dù dựa trên các mẫu khác nhau nhƣng thƣờng gồm các nội dung cơ bản sau đây và có thể đƣợc chia thành 7 phần: 1.2.5.1. Phần 1: Phạm vi áp dụng của Hiệp định (Điều 1-2) Trong phần này, Hiệp định có nêu rõ những đối tƣợng nào là đối tƣợng áp dụng của Hiệp định (đối tƣợng cƣ trú của một hoặc của cả hai nƣớc ký kết). Thêm vào đó, Hiệp định còn quy định chi tiết những loại thuế áp dụng trong Hiệp định: “Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một nƣớc ký kết hoặc chính quyền địa phƣơng của nƣớc đó, đánh vào thu nhập và tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó nhƣ thế nào.” – khoản 1, Điều 2, mẫu Hiệp định năm 2007 của Việt Nam. Khoản 3, Điều 2 của Hiệp định cũng nêu rõ các loại thuế hiện hành của cả hai nƣớc ký kết đƣợc áp dụng trong Hiệp định, tại Việt Nam gồm có thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản (nếu có) – đƣợc gọi chung là “thuế Việt Nam” Tại Trung Quốc bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các xí nghiệp nƣớc ngoài, thuế thu nhập địa phƣơng – đƣợc gọi chung là “thuế Trung Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc 15
  20. Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 17/05/1995 tại Bắc Kinh và có hiệu lực từ ngày 18/10/1996) Tại Hàn Quốc bao gồm thuế thu nhập, thuế công ty và thuế cƣ trú – đƣợc gọi chung là “thuế Hàn Quốc” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nƣớc Đại hàn dân quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 20/05/1994 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 11/09/1994) Tại Tây Ban Nha bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế công ty, thuế thu nhập đối với các đối tƣợng không cƣ trú và các loại thuế địa phƣơng thu trên thu nhập – đƣợc gọi chung là “thuế Tây Ban Nha” (theo khoản 3, Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vƣơng quốc Tây Ban Nha về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 07/03/2005 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 22/12/2005) v.v…. Hiệp định cũng sẽ đƣợc áp dụng cho các loại thuế có tính chất tƣơng tự hay về cơ bản giống nhƣ các loại thuế đã quy định tại khoản 3, Điều 2 của Hiệp định đƣợc ban hành sau ngày ký kết Hiệp định để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai nƣớc ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nƣớc để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện Hiệp định. 1.2.5.2. Phần 2: Các định nghĩa (Điều 3-5) Phần này gồm các điều liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong Hiệp định. Trong đó Điều 3 có nhiệm vụ giải thích 9 thuật ngữ: - “Tên nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam” – Ví dụ: “Áo”, “Trung Quốc”, “Hà Lan”, “Singapore”,v.v… - “Việt Nam” - “Nƣớc ký kết” và “ Nƣớc ký kết kia” - “Đối tƣợng” - “Công ty” - “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết” và “Doanh nghiệp của nƣớc ký kết kia” - “Đối tƣợng mang quốc tịch” 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1