Khóa luận tốt nghiệp: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam
lượt xem 98
download
Khóa luận tốt nghiệp: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người gây thiệt hại (về tài sản, sức khỏe…..) cho bản thân mình là một quyền được áp dụng có tần suất lớn nhất trong các quyền về yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định bởi luật dân sự tại xã hội hiện đại. Tại Nhật, số vụ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ)) chiếm 61% trong tổng số vụ việc tranh chấp dân sự. Con số này nói lên mức độ quan trọng của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái trong đời sống dân sự. Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam Ông John Gillespie giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại học Luật Deakin một trong những trường Đại học Luật danh tiếng của Úc đã nhận định rằng: “Người dân Việt Nam không biết đến quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ bồi thường thiệt hại cho mình do hành vi sai trái của nhà sản xuất nói riêng và quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó nói chung”(1). Ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005) và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Tuy nhiên, vấn đề xác định năng lực chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ luôn luôn đặt ra cho các nhà làm luật, những người thừa hành pháp luật cũng như các nhà nghiên cứu luật pháp những vấn đề nan giải khi tiếp cận. .Xuất phát từ đó tôi chọn đề tài: “Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm khoá luận tốt nghiệp. 1
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn (1) Theo bài: Quyền của cá nhân trong thương mại (dân sự) ở Việt Nam: Phân tích dưới phương pháp so sánh ) đăng trên tạp chí Pháp luật quốc tế Đại học Stanford ( Stanford Journal of International Law) số 30 năm 1994 (30 Stan. J Int’l L. 325) tại các trang 347, 348 và 349 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay trên các diễn đàn nghiên cứu luật pháp ở nước ta đã xuất hiện khá nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu về Trách nhiệm BTTHNHĐ, như “những vấn đề cơ bản về trách nhiệm BTTHNHĐ trong Bộ luật dân sự” của Tiến sỹ Lê Mai Anh… Tuy nhiên, đối với vấn đề về “Năng lực chủ thể của cá nhân trong BTTHNHĐ” theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì còn khá khiêm tốn trong vấn đề nghiên cứu chuyên sâu và có tính khoa học thực tiễn. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm BTTHNHĐ mà cụ thể là “năng lực BTTHNHĐ của cá nhân” mà không đi vào nghiên cứu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng và năng lực BTTHNHĐ của các chủ thể khác. Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh. 5. Kết cấu của khóa luận 2
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Khái quát về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Chương 2: Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG 1.1.Khái niệm và các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng 1.1.1.Khái niệm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Xã hội luôn luôn là tổng hoà của các mối quan hệ đa dạng và phức tạp và cần đến sự điều chỉnh của pháp luật. Chính từ sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội nên yêu cầu pháp luật cũng cần có một cơ chế điều chỉnh đa dạng và phù hợp, xuất phát từ đây mà nhiều quan hệ pháp luật đã ra đời trong đó có quan hệ về nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ này khi chủ thể tham gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết kể cả thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định thì phải gánh chịu về mình những hậu quả bất lợi. Hậu quả bất lợi này thể hiện thông qua việc giải quyết “trách nhiệm dân sự” giữa người có quyền với người có nghĩa vụ và được thực hiện theo nguyên tắc bên có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường. Theo T¹p chÝ d©n chñ vµ ph¸p luËt cña Bé T ph¸p, sè chuyªn ®Ò vÒ Bé luËt d©n sù ViÖt Nam 2005, t¹i phÇn thuËt ng÷ ph¸p luËt d©n sù cã ®a ra kh¸i niÖm vÒ tr¸ch nhiÖm d©n sù nh sau: “Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự 3
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn bị vi phạm. Tr¸ch nhiÖm d©n sù (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình”.[tr. 249] Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, họ phải chịu trách nhiệm dân sự là do chính những hành vi sai trái của mình. Hành vi của các chủ thể có thể là vi phạm hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết) hoặc do hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm dân sự có thể chia thành hai loại đó là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thực tiễn đời sống hàng ngày của chúng ta xảy ra rất nhiều các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của tổ chức. Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại này rất đa dạng, có thể là do tác động của các yếu tự nhiên bên ngoài, tác động bởi hoàn cảnh khách quan hay hành vi của con người…trong đó phần lớn là do các hành vi trái pháp luật của con người mang lại. Trước những hành vi xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ cho nên nhà nước cần đề ra những biện pháp để ngăn chặn và khắc phục hậu quả. Điều 71 Hiến pháp 1992 của nước ta ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…”. Thể chế hoá các quy định về vấn đề này của Hiến pháp BLDS Việt Nam 2005 tại Điều 604 đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều này có nghĩa là một người nào đó gây thiệt 4
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi một người gây thiệt hại cho người khác sẽ làm phát sinh mối quan hệ bồi thường thiệt hại giữa họ và người bị thiệt hại. Quan hệ bồi thường thiệt hại này phát sinh từ hành vi trái pháp luật của một bên chủ thể nhưng giữa các bên không có mối quan hệ hợp đồng hoặc nếu có, thì vi phạm này không phải là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, do đó phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi vi phạm của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết. Như vậy, về cơ bản thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh không phải từ quan hệ hợp đồng nhưng cũng không thể khẳng định một cách cứng nhắc rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh không phải từ hợp đồng. Nếu khẳng định như vậy thì sai lầm, phiến diện và thiếu căn cứ, bởi lẽ ta không thể loại bỏ được khả năng nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh xuất phát từ quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể. Ngoài ra, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn xuất hiện trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ như quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc thực hiện công việc không có uỷ quyền, ngay cả hợp đồng dân sự vô hiệu hay hành vi pháp lý đơn phương cũng có thể trở thành nguyên nhân của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và còn rất nhiều các trường hợp khác nữa. Qua những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết giữa các bên. 5
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn 1.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ… cho công dân một cách bất hợp pháp. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được Nhà nước bảo hộ. Điều 74 Hiến pháp1992 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh…”. Pháp luật quy định những biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm trước những hậu quả mà mình gây ra cho người khác, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, trách nhiệm bồi thường chính là hậu quả bất lợi về tài sản mà người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…của người khác phải gánh chịu. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệt hại cho người khác không thể xác định một cách tuỳ tiện và thiếu căc cứ. Pháp luật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại căn cứ vào các điều kiện nhất định. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là những yếu tố tạo nên cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường. Các điều kiện này phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Trong Bộ luật dân sự 2005 của nước ta không có một quy định nào quy định cụ thể về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, theo Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án 6
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn nhân dân tối cao số 01/2004 NQ/ HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì có bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, (3) có lỗi của người gây thiệt hại, (4) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. *Có thiệt hại xảy ra Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là khôi phục lại, bù đắp lại những tổn thất cho người bị thiệt hại cho nên nếu không có thiệt hại thì vấn đề bồi thường sẽ không được đặt ra kể cả trong trường hợp các điều kiện khác đã đáp ứng đầy đủ. Từ đây có thể thấy thiệt hại là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để quyết định xem có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không. “Thiệt hại” theo luật dân sự Việt Nam là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của tổ chức, cá nhân, tổn thất thực tế ở đây chính là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần hay những chi phí bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Như vậy, xét từ bất kỳ góc độ nào thì hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại cũng đều xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, cho nên, những quy định về bồi thường thiệt hại của pháp luật dân sự đưa ra là hợp lý để kịp thời ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại và buộc những người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường. Người đã gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra là hoàn toàn đích đáng nhưng để có một quyết định giải quyết về mức bồi thường thiệt hại thật chính xác và hợp tình, hợp lý thì người có trách nhiệm giải quyết cần quan tâm đến tính chất của những thiệt hại đã xảy ra. Bởi lẽ, khi có thiệt hại xảy ra thì thiệt hại này có thể dễ dàng tính toán, quy đổi thành 7
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn tiền nếu đó đơn thuần là những thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên thiệt hại xảy ra có thể là về tinh thần, tính mạng, sức khỏe của con người. Bản chất của hai loại thiệt hại nay mang những đặc điểm riêng biệt, do vậy việc phân chia và nghiên cứu rõ hai loại thiệt hại này sẽ giúp cho việc xác định bồi thường thiệt hại tiến hành được chính xác hơn, thuận tiện hơn. Thứ nhất là thiệt hại về vật chất Điều đầu tiên phải khẳng định rằng thiệt hại về vật chất là thiệt hại có thể tính toán, định lượng ra tiền được. Theo thông tư 173 UBTP/TANDTC ngày 23/3/1997 thì thiệt hại về vật chất (tài sản) là sự mất mát, giảm sút về một lợi ích vật chất có thể tính toán được bằng tiền, bao gồm các khoản: Những hư hỏng, mất mát về tài sản, những chi phí bỏ ra để sửa chữa và những thu nhập bị mất do bị thiệt hại. Ghi nhận sự thiệt hại về vật chất (tài sản) BLDS 2005 đã quy định rõ thiệt được bồi thường do tài sản bị xâm phạm. Theo lôgic thì thiệt được bồi thường cũng chính là thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: 1. Tài sản bị mất; 2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Và các thiệt hại trên muốn được bồi thường thì phải thoả mãn một số điều kiện: sự thiệt hại phải chắc chắn, thực tế và chưa được bồi thường. Thiệt hại phải chắc chắn nghĩa là người bị thiệt hại phải đưa ra được những thiệt mà mình phải gánh chịu và những thiệt hại đó có thể tính toán được. Thiệt hại đó phải thực tế tuy nhiên tính thực tế của thiệt hại được biểu hiện không nhất thiết phải là thiệt hại đã xảy ra bởi lẽ một thiệt hại trong tương lai (thiệt hại gián tiếp) cũng được coi là có tính thực tế nếu chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra và có thể ước lượng trước được. Do vậy mà hậu quả tương lai của một thiệt hại thực tế cũng có thể được xem xét để định ra mức 8
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn bồi thường. Đương nhiên một thiệt hại không chắc chắn và chỉ mang tính giả định thì không thể được xem xét để bồi thường. Qua những phân tích trên cho thấy khi tính toán đến thiệt hại nhà làm luật không chỉ tính đến những thiệt hại trực tiếp xảy ra mà còn tính đến cả những thiệt hại gián tiếp. Nhưng khi tính đến những thiệt hại gián tiếp cần phải xem xét thật kỹ mối quan hệ giữa thiệt hại gián tiếp với những thiệt hại trực tiếp đã xảy ra. Liên quan đến việc xác định bồi thường thiệt hại thì việc thiệt hại đã được đền bù chưa cũng là một vấn đề phức tạp để. Hiển nhiên nếu một thiệt hại đã được bồi thường rồi thì người bị thiệt hại không thể khởi kiện để đòi bồi thường một lần nữa. Song trên thực tế để xác định xem một thiệt hại đã được bồi thường chưa không đơn giản chút nào. Vấn đề được đặt ra trong trường hợp bảo hiểm. BLDS Việt Nam quy định về quan hệ bảo hiểm gồm có ba loại gồm có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản. Đối với quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nếu nạn nhân người bị thiệt hại đã được công ty bảo hiểm bồi thường thì không thể kiện người gây ra thiệt hại để đòi bồi thường thêm một lần nữa vì khi công ty bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân là họ đã đại diện cho người gây ra thiệt hại. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản. Khi có thiệt hại xảy ra người đựơc bảo hiểm đã được công ty bảo hiềm bồi thường rồi thì có được tiếp tục yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường nữa không? Và số tiền mà công ty bảo hiểm đã chi trả cho người được bảo hiểm có phải là một khoản bồi thường thiệt hại hay không? Số tiền mà công ty đã chi ra cho người bị thiệt hại thì công ty có quyền đòi người gây ra thiệt hại phải thanh toán cho mình số tiền đó không? Điều này đã được giải quyết theo Điều 577 của BLDS 2005 về chuyển yêu cầu 9
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn hoàn trả: “Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mình đã trả”. Cũng theo quy định của điều luật này thì người được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường thêm khoản chênh lệch mà người bảo hiểm hoặc người gây thiệt hại bồi thường. Thứ hai là thiệt hại về tinh thần Không có một khái niệm nào đựơc đưa ra giải thích thế nào là “thiệt hại về tinh thần” chúng ta chỉ có thể hiểu một cách khái quát thiệt hại tinh thần là sự xâm phạm vào các giá trị tinh thần, tình cảm như là sự mất danh dự, tạo nên những đau thương…Pháp luật dân sự không có một quy định nào cụ thể về vấn đề này, khoản 3 Điều 307 quy định một cách khái quát: “Người gây thiệt hại tính thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại”. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất không thể cân, đo, đong, đếm được, cũng không có một công thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Suy cho đến cùng những bù đắp về tình thần chỉ mang tính chất an ủi, động viên đến người bị thiệt hại mà thôi. Có thể nói đây là một vấn đề khó, cho đến nay về cơ bản các nhà làm luật vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Nói về thiệt hại tính thần có hai quan điểm khác nhau về vấn đề bồi thường: quan điểm thứ nhất cho rằng thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể bù đắp được vì thiệt hại về tinh thần như mất đi người thân, tình cảm bị xúc phạm… những tổn thất này đều vô giá không thể quy đổi ra thành tiền được, quan điểm thứ hai lại cho rằng thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần 10
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn đều phải bồi thường vì những thiệt hại tính cho đến cùng thì cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Ngay cả thiệt hại về vật chất nói là có thể tính ra thành tiền được nhưng mọi sự đền bù cũng chỉ mang tính khắc phục, sửa chữa làm sao có thể để nó trở lại nguyên gốc của trạng thái ban đầu như trước khi chưa bị thiệt hại. Mỗi một quan điểm đều có cách luận giải riêng của mình nhưng giả sử ta cho rằng quan điểm thứ nhất là hợp lý thì chẳng lẽ người bị gây hại phải đương nhiên gánh chịu những tổn thất do người khác gây ra cho mình hay sao? Như vậy phải chăng là quá thiệt thòi cho người bị gây hại, mà người có lỗi thì lại không phải gánh vác một trách nhiệm gì cả. Theo quan điểm hai sẽ hợp lý hơn, dù rằng những thiệt hại về tinh thần tuy là khó có thể tính toán được nhưng xét trên một phương diện nào đó thì việc được đền bù phần nào sẽ an ủi người bị hại và cũng là cơ hội cho người gây ra thiệt hại chuộc lỗi. Mặt khác nếu xem xét một cách khoa học thì bên cạnh sự biểu hiện vô hình của những thiệt hại về tinh thần làm cho mọi tính toán thiệt hại trở nên khó khăn vẫn còn một số căn cứ có thể tính toán được để buộc người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị hại. Đây là những thiệt hại phát sinh từ những tổn thất về tinh thần (ví dụ như thu nhập bị mất vì phải nghỉ việc, chi phí để thay đổi môi trường sống và sinh hoạt). BLDS 2005 cũng đã quy định việc bồi thường thiệt hại tinh thần tại các điều: Điều 609, Điều 610, Điều 611 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân. Đó là những thiệt hại phần nào còn tính toán được còn những thiệt hại thuần tuý về tính thần không thể tính toán được thì sự bù đắp chỉ là tượng trưng, vì vậy cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc cần phải thận trọng để có thể đưa ra một quyết định thật sự thoả đáng. Một điểm cần lưu ý về thiệt hại tinh thần, đây là những thiệt hại gắn liền nhân thân của người bị hại và không thể chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do đó chỉ có người bị thiệt hại mới có quyền hưởng bồi thường. Tuy nhiên đối với người gây ra thiệt hại thì khác, nếu người gây ra thiệt hại chết mà không thực hiện 11
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn được nghĩa vụ về tài sản của mình thì theo quy định của khoản 1 Điều 173 “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. *Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác và không được thực hiện bất cứ một hành vi nào xâm phạm đến các quyền đó. Theo đó Điều 604 của BLDS 2005 có thể được hiểu là: hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín , tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Việc xâm phạm và gây thiệt hại có thể là hành vi trái pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư. Có nghĩa là để coi là hành vi trái pháp luật thì bắt buộc là hành vi đó phải vi phạm một quy định pháp luật cụ thể. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi vi phạm bất cứ quy định của luật nào mà xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì hành vi đó là trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi xâm phạm đến các quyền tài sản hoặc các quyền nhân thân. Khi xâm phạm đến các quyền về tài sản có nghĩa là xâm phạm đến các quyền về sở hữu, các quyền khác về vật còn xâm phạm đến các quyền nhân thân có nhiều biểu hiện khác nhau như xâm phạm đến đời tư, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại phải trái pháp luật, như vậy nếu hành vi có gây ra thiệt hại nhưng không trái pháp luật thì trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra. Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ thể đã gây ra thiệt hại nhưng hành vi gây ra thiệt hại không phải là vi phạm pháp luật mà là 12
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn hành vi hợp pháp nếu hành vi đó được thực hiện theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải làm như vậy. Trong các trường hợp này, trách nhiệm bồi thường không được đặt ra đối với người gây thiệt hại. Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc theo yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn nêu trên thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường. * Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Đây chính là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. Theo Điều 604 của BLDS thì có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ…là nguyên nhân và “thiệt hại” là hậu quả của hành vi đó. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành vi đó bao giờ cũng xuất hiện trước thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp bởi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc của nhiều hành vi trái pháp luật và một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại. Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật là phức tạp. Ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. (Ví dụ A dùng dao đâm B bị thương, trên đường đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây trấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Kết quả giám định pháp y cho thấy B chết không phải là do A đâm vì vết thương của A đâm vẫn có thể cứu chữa được nếu B 13
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn được cấp cứu kịp thời ( không bị xe của C đâm) ). Như vậy, tuy hành vi của A có chứa đựng khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa kịp phát huy thì hành vi trái pháp luật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng đó và tạo ra một quan hệ mới và trong quan hệ này thì hành vi trái pháp luật của C trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng cho B. Trường hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phải xác định rõ xem kết qủa nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi trái pháp luật gây ra. Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biết rằng trái hộ chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quả ngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại. Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. * Người gây thiệt hại có lỗi Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Xét về bản chất lỗi được các ngành luật xác định nhau. Đó là chính là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh được thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có 14
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn lỗi. Như vậy, lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm được BLDS 2005 quy định tại Điều 308 trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 308 khoản 2 cũng chia lỗi thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý được quy định như sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Về mặt khách quan, quy định này đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện cho dù người thực hiện hành vi có thái độ mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra. Do vậy, người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi có lỗi cố ý của mình. Xét về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ là mong muốn có thiệt hại xảy ra, hai là không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tại khoản 2, Điều 308 quy định về khái niệm lỗi vô ý: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra nhưng đã họ không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra 15
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn do đó dù là vô ý thì họ cũng phải chịu trách nhiệm trước hậu quả xảy ra. Việc phân chia thành lỗi vô ý và lỗi cố ý có ý nghĩa như thế nào trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng? Để hiểu rõ vấn đề này ta sẽ đi vào so sánh lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tương quan với lỗi trong trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự lỗi và mức độ lỗi có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh và định khung hình phạt nên bắt buộc phải có sự phân biệt chi tiết các mức độ khác nhau của hình thức lỗi. Nhưng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không như vậy, ngay Điều 604 của BLDS cũng đã quy định rằng: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” . Theo điều luật này thì dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý mà để thiệt hại xảy ra thì đều phải bồi thường và mức bồi thường cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi. Như vậy, dù có sự phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý nhưng ý nghĩa của sự phân chia này thì dường như không tồn tại. Điều này thể hiện rõ trong các quy định của BLDS 2005 về phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ngoại trừ khoản 2 Điều 615 có nhắc đến lỗi cố ý của người dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Và khoản 2 Điều 605 quy định về việc người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại thì việc phân chia lỗi không được thể hiện trong các quy định khác của mục này. Tóm lại vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm bồi 16
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn thường, thậm chí chủ thể còn phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản 3 Điều 623). Khi đi nghiên cứu “lỗi” trong mối quan hệ là một trong bốn điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì một vấn đề quan trọng được đặt ra là việc xác định đúng mức độ lỗi của các bên trong quan hệ này để đưa ra một quyết định bồi thường chính xác và thỏa đáng. Bởi lẽ trong rất nhiều trường hợp việc xác định lỗi là rất phức tạp và gây không ít khó khăn như trong các trường hợp lỗi hỗn hợp hoặc lỗi lại là của người bị thiệt hại. Thứ nhất là trường hợp lỗi hỗn hợp nghĩa là cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. Điều 617 có quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại trong trường hợp người b ị thiệt h ại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”, trong điều luật này có nhắc đến “mức độ” lỗi do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường cả hai bên đều có lỗi thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy nhiên, trong BLDS 2005 của nước ta lại không có quy định về mức độ lỗi, vậy đâu là căn cứ để xác định mức độ lỗi cho từng bên? Việc xác định mức độ lỗi cũng được đặt ra trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, nhưng trong trường hợp này có phần đơn giản hơn vì theo quy định của luật nếu không xác định được mức độ lỗi thì bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Thứ hai là trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Điều 617 của BLDS quy định rất rõ ràng: “Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường” . Nhưng hiểu thế nào về trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, và lỗi ở đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý và việc phân chia ra hai hình thức lỗi có ý nghĩa gì không? Có thể nêu ra một số vấn đề sau khi đi xác định lỗi của người bị thiệt hại: 17
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn Nếu người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn trong việc để thiệt hại xảy thì dù đó là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý mà người gây thiệt hại không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại có lỗi cố ý trong việc để thiệt hại xảy ra thì người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường. Như vậy, vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi không có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường nếu lỗi đó là hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại và đương nhiên người gây thiệt hại không phải bồi thường. Việc pháp luật quy định vấn đề lỗi thuộc về người bị thiệt hại đã loại trừ trách nhiệm của người gây thiệt hại. Do đó, người gây thiệt hại muốn giải thoát trách nhiệm thì phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại (Điều 606 BLDS 2005). Bàn về vấn đề lỗi ta thấy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ đặt ra với chủ thể có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại mà còn đặt ra việc xác định trách nhiệm của người không trực tiếp gây ra thiệt hại để quy trách nhiệm bồi thường cho chính họ. Đó là trường hợp lỗi của người giám hộ, người đỡ đầu, người quản lý và lỗi của pháp nhân trước hành vi trái pháp luật do người của pháp nhân gây ra. 1.1.3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng Theo quy định của pháp luật dân sự thì trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng. Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh do một bên đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Điều cơ bản nhất để hình thành nên loại trách nhiệm này là giữa các bên phải có quan hệ hợp đồng, hợp đồng đó 18
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn phải có hiệu lực và thiệt hại xảy ra phải là do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy có những điểm giống nhau nhất định vì cùng là trách nhiệm dân sự nhưng giữa hai loại trách nhiệm này cũng có những điểm khác nhau căn bản: Về cơ sở phát sinh: trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự hiện diện của một hợp đồng, loại trách nhiệm này phát sinh do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng. Trong khi đó, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ một hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Khi thực hiện trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp (nếu có), còn trong trách nhiệm theo hợp đồng thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể tiên liệu trước khi ký kết hợp đồng. Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên, trong khi đó việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì nghĩa vụ của người gây thiệt hại chưa chắc đã chấm dứt. Trong trách nhiệm dân sự theo hợp đồng trách nhiệm chỉ phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc giữa các bên có thỏa thuận khác, còn trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì ngay cả trong trường hợp không có lỗi thì vần phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005). Một điểm khác nữa giữa hai loại trách nhiệm này là những người gây thiệt hại ngoài hợp đồng đa phần phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ 19
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lª ThÞ HuyÒn các điều kiện mà luật định, còn trong trách nhiệm theo hợp đồng trách nhiệm liên đới chỉ đặt ra nếu có thỏa thuận trước. Khi ta đi so sánh hai loại trách nhiệm này có điểm cần phải lưu ý là không phải giữa hai bên có quan hệ hợp đồng thì mọi thiệt hại gây ra đều đưa đến trách nhiệm theo hợp đồng và ngược lại trách nhiệm ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi giữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ hợp đồng, đặc biệt cần phải phân biệt rõ về thời điểm phát sinh trách nhiệm giữa hai loại trách nhiệm này để xác định rõ đâu là trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và đâu là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: trong bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trách nhiệm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại. Mặt khác, phân định hai loại trách nhiệm này còn có ý nghĩa để xác định chủ thể phải bồi thường. Thông thường trách nhiệm dân sự theo hợp đồng thì người tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể do người đại diện, giám hộ chịu trách nhiệm. 1.2. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1.2.1. Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, cùng các điều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là người phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng. Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhận được đơn kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng trong vấn đề này. Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Tuy nhiên điều kiện để trở thành một chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật thì người đó phải có đầy đủ năng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn FPT thông qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp
88 p | 586 | 141
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: trường hợp nghiên cứu cụ thể ở công ty gang thép Thái Nguyên
93 p | 385 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
101 p | 595 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
56 p | 293 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
90 p | 194 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO
105 p | 207 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập
102 p | 242 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p | 188 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
100 p | 172 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Thành
66 p | 30 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh
72 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Thương mại và Du lịch quốc tế NCH
58 p | 40 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Máy xây dựng T&T
71 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Gia
66 p | 65 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Lê Hoàng
68 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Việt - Hàn trên thị trường Việt Nam
49 p | 22 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn