intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hoạt động của các thư viện thôn làng ngoại thành Hà Nội

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện này nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin trên địa bàn ngoại thành Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hoạt động của các thư viện thôn làng ngoại thành Hà Nội

  1. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN NGUYỄN THỊ THU NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN THÔN LÀNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA : QH – 2006 - X HỆ : CHÍNH QUY HÀ NỘI - 2010 Nguyễn Thị Thu 1 K51-Thông tin –Thƣ viện
  2. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Nghĩa, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, cô trong và ngoài khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình chỉ bảo dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các ông, bà, các cô, các bác, các anh chị đang công tác tại Ủy ban Nhân dân các xã và thư viện các thôn Bình Vọng (Văn Bình, Thường Tín), thôn Giang Cao (Bát Tràng, Gia Lâm), thôn Yên Xá (Tân Triều, Thanh Trì) đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế tại đây. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè – những người luôn bên em, động viên và khuyến khích để em có thể hoàn thành khóa luận và có được kết quả như ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Thu 2 K51-Thông tin –Thƣ viện
  3. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự giúp đỡ của những người tôi đã cảm ơn. Mọi kết quả nghiên cứu trong công trình đều chính xác, không có trong bất cứ một công trình nào khác. Sinh viên Nguyễn Thị Thu Nguyễn Thị Thu 3 K51-Thông tin –Thƣ viện
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 BCHTƯ Ban Chấp hành Trung Ương 2 CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa NDT 3 Người dùng tin UBND 4 Ủy ban Nhân dân 5 TP. Thành phố Nguyễn Thị Thu 4 K51-Thông tin –Thƣ viện
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................3 Tình hình nghiên cứu của đề tài.........................................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài ...................................................................4 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận ........................................5 Bố cục của khóa luận.. .......................................................................................5 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN THÔN, LÀNG 1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội ......6 1.2. Khái quát về thư viện thôn, làng…. ............................................................10 1.3. Vai trò của thư viện thôn, làng trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ......17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ THƢ VIỆN THÔN, LÀNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 2.1. Công tác nghiệp vụ ..................................................................................26 2.1.1. Thu thập và bổ sung vốn tài liệu… ...............................................26 2.1.2. Xử lý và sắp xếp tài liệu trong thư viện… ....................................28 2.1.3. Bảo quản vốn tài liệu….................................................................30 2.2. Công tác phục vụ người dùng tin… ........................................................30 2.2.1. Hình thức phục vụ người dùng tin. ...............................................30 2.2.2. Công tác tuyên truyền và giới thiệu tài liệu… ..............................33 2.2.3. Hiệu quả của công tác phục vụ người dùng tin. ............................34 2.3. Nhận xét về hoạt động của một số thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội......................................................................................................................36 Nguyễn Thị Thu 5 K51-Thông tin –Thƣ viện
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN THÔN, LÀNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 3.1. Tăng cường nguồn thông tin… ...................................................................43 3.2. Tạo điều kiện để thư viện thôn, làng được công nhận là thư viện cơ sở ....44 3.3. Tăng cường kinh phí cho các thư viện thôn, làng.. ....................................45 3.4. Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin – thư viện. ...........................................45 3.5. Tăng cường cơ sở vật chất ..........................................................................47 3.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện và đào tạo người dùng tin ......47 3.7. Định hướng và phát triển văn hóa đọc trong nhân dân...............................49 3.8.Mở rộng mô hình thư viện thôn, làng ..........................................................49 KẾT LUẬN .......................................................................................................50 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Thu 6 K51-Thông tin –Thƣ viện
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hoá cơ sở để thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, từ nhiều năm nay, luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Năm 1996, Nghị quyết IV của BCHTƯ Đảng khóa VIII “Về vấn đề văn hóa Việt Nam trong những năm trước mắt” đã chỉ rõ rằng “công tác văn hóa phải được xã hội hóa”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định “Cần phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị, tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc…”. Trong những năm gần đây, nhiều phong trào xây dựng văn hóa nông thôn đã được phát động như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”,…Những phong trào này đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống văn hóa của người dân nông thôn. Đáp ứng nhu cầu thông tin của dân cư, đặc biệt là dân cư sống ở các vùng nông thôn, đang là một nhiệm vụ thiết yếu đặt ra đối với mạng lưới các thư viện công cộng. Các thư viê ̣n cầ n thực hiê ̣n tố t 3 chức năng cơ bản , đó là thông tin, văn hóa và giáo du ̣c với hai mu ̣c tiêu chủ yế u là ta ̣o sự tiế p câ ̣n tố i ưu tới vố n tài liê ̣u và cung cấ p thông tin cho người đo ̣c . Trong những năm qua, ngành Văn hoá Thông tin đã chỉ đạo các đơn vị phát phát huy tính sáng tạo chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện cơ sở, Nguyễn Thị Thu 7 K51-Thông tin –Thƣ viện
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn nhằm khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia và phát triển thư viện. Trước tình hình mới, một nhiệm vụ đặt ra cho các thư viện cả nước nói chung và các thư viện các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng là phải đẩy mạnh phong trào đọc sách báo ở cơ sở, bằng cách đưa thông tin khoa học, văn hóa xã hội đến với mỗi người dân. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người người dùng tin tại thư viện trung tâm huyện, thực hiện chủ trương “đưa văn hóa về cơ sở” của Đảng và Nhà nước, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội đã chỉ đạo các thư viện huyện phải chú trọng công tác xây dựng thư viện thôn, làng nhằm phát triển phong trào đọc sách báo trong từng địa phương ngoại thành Hà Nội. Trên tinh thần, đó trong những năm qua, Thư viện Hà Nội luôn phấn đấu khắc phục khó khăn, phát huy vị trí, vai trò và chức năng của một thư viện thành phố, đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các thư viện thôn, làng. Thư viện Hà Nội luôn xác định xây dựng và phát triển thư viện thôn, làng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài trong sự nghiệp phát triển thư viện. Thực tế cho thấy, những thành tích đáng khích lệ của những thư viện thôn, làng trong những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương trên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của mô hình thư viện thôn, làng, đến nay vẫn còn một số tồn tại như kinh phí xây dựng vốn sách báo, trang thiết bị thư viện, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ phụ trách và còn nhiều vấn đề khác cần phải nghiên cứu, để đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình thư viện thôn, làng ngày càng hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn hiện đại hóa - công nghiệp hóa kinh tế Thủ đô. Nguyễn Thị Thu 8 K51-Thông tin –Thƣ viện
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Từ nhận thức trên và với mong muốn vận dụng kiến thức được tiếp thu trong nhà trường vào thực tế, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hoạt động của các thư viện thôn làng ngoại thành Hà Nội”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện này nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại một số thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội - Khảo sát thực trạng hoạt động của một số thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Hiện nay, tài liệu viết về mô hình thư viện thôn, làng không nhiều. Trên các diễn đàn, Tập san thư viện có một số ít bài viết đề tài này [7, 8], tuy nhiên trong các bài viêt trên, các tác giả mới chỉ đề cập một cách chung nhất về mô hình thư viện thôn, làng, mà không khảo sát một mô hình cụ thể nào, cũng như không chỉ rõ những tồn tại của mô hình thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội. Có thể nói cho tới nay vấn đề “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội” mà tác giả khóa luận thực hiện, không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đây. Ở đây, trong khóa luận này, tác giả tiến hành phân tích cụ thể, rõ ràng hơn về đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin tại các thư Nguyễn Thị Thu 9 K51-Thông tin –Thƣ viện
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội cũng như đưa ra những nhận xét về hoạt động của một số thư viện tại đây. Trên cơ sở đó, khóa luận cũng đề xuất các giải pháp và phân tích kỹ hơn tính hữu ích của các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện thôn, làng, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại các vùng ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mới của đề tài. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội Do điều kiện thời gian có hạn, địa bàn nông thôn ngoại thành Hà Nội lại quá rộng, nên tác giả đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động của 3 thư viện thôn làng tại 3 huyện ngoại thành Hà Nội từ năm 2005 đến nay, đó là 3 thư viện sau: - Thư viện thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội - Thư viện thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội - Thư viện thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội Trong 3 mô hình đó, có 2 thư viện (Thư viện thôn Bình Vọng và Thư viện thôn Giang Cao)có thể nói là thành công trong việc tổ chức hoạt động, đáp ứng khá tốt nhu cầu của người dùng tin. Tác giả cũng hy vọng kinh nghiệm của 2 mô hình thư viện này sẽ được nhân rộng và áp dụng trong các địa phương khác của Thủ đô. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, thông qua phiếu điều tra,) Nguyễn Thị Thu 10 K51-Thông tin –Thƣ viện
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh 6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận - Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm rõ vai trò của mô hình thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội trong việc nâng cao đời sống văn hóa cơ sở trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai. - Về mặt thực tiễn: Khóa luận đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tại các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, đồng thời đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm tăng cường hoạt động thông tin, đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại các thư viện này. Những nghiên cứu này chắc chắn sẽ có ích khi triển khai hoạt động “xã hội hóa” hoạt động thư viện. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận chia làm 3 chương chính: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về mô hình thư viện thôn, làng - Chương 2: Thực trạng hoạt động của một số thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện thôn, làng ngoại thành Hà Nội Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Viết Nghĩa cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thư viện tại thư viện thôn Bình Vọng, thư viện thôn Giang Cao, thư viện thôn Yên Xá. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả khóa luận rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa Thông tin Nguyễn Thị Thu 11 K51-Thông tin –Thƣ viện
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Thư viện, các cán bộ thư viện thôn Văn Bình, thư viện thôn Giang Cao, thư viện thôn Yên Xá để khóa luận hoàn thiện hơn. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN THÔN, LÀNG 1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Hà Nội Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 29 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã và 580 đơn vị hành chính cấp xã gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn. Hà Nội có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha với dân số là 6.448.837 người (năm 2009). Mật độ dân số Hà Nội hiện nay không đồng đều giữa các quận nội đô và khu vực ngoại thành. Tính chung toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km², nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị, (chiếm 41,1%) và 3.816.750 cư dân nông thôn, (chiếm 58,1%). Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành không chỉ thể hiện ở mức độ thu nhập tính trên đầu người mà còn thể hiện qua mức sống, điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục, mức độ hưởng thụ văn hóa,... Về mặt kinh tế, giai đoạn từ năm 2007 – 2009, mặc dù có sự tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế diễn ra trên toàn thế giới Nguyễn Thị Thu 12 K51-Thông tin –Thƣ viện
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn nói chung và Việt Nam nói riêng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, cụ thể: Tăng trưởng GDP bình quân của thành phố giai đoạn từ 2007 - 2009 tăng 9,92 % (GDP năm 2009 tăng 6,7% so với năm 2008). Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2009 ngành dịch vụ đóng góp 52,3% trong GDP; công nghiệp - xây dựng 41,4% nông nghiệp giảm chỉ còn 6.3% (năm 2008 là 6,5%). Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 3 năm 2007-2009 đạt 17,2% . Năm 2008, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số bình quân của cả nước là 13,4 triệu đồng. Về phát triển kinh tế ngoại thành, Thành phố đã thực hiện nhiều dự án, mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới ở các vùng nông thôn ngoại thành. Thành phố cũng đã vận động và hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất và đã thu được kết quả tốt. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có tiến bộ. Các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Hà Nội (rau an toàn, hoa, lợn hướng lạc) tiếp tục được khuyến khích phát triển thông qua hỗ trợ đầu tư của Thành phố cho hạ tầng phục vụ sản xuất. Thành phố đã hỗ trợ về giống, quy trình sản xuất, hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Thành phố cũng đã quy hoạch và triển khai xây dựng vùng chăn nuôi thủy Nguyễn Thị Thu 13 K51-Thông tin –Thƣ viện
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn sản tập trung và nuôi trồng một số giống thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao (tại Ứng Hòa, Mỹ Đức), đẩy mạnh quy hoạch và triển khai xây dựng các vùng trồng rau an toàn toàn tập trung tại các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Trì. Nhờ những hỗ trợ của Thành phố, không ít mô hình phát triển kinh tế như mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, mô hình hợp tác xã nông, lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề đã thành công và đang được nhân rộng, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thực hiện “Đề án xây dựng thí điểm nông thôn mới”, ngành ngành nông nghiệp đã có nhiều đóng góp tích cực, sản xuất nông nghiệp Hà Nội trong những năm qua đạt kết quả khá cả về sản lượng và giá trị. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 131 triệu đồng/ha. Chính sự phát triển ổn định, khá vững chắc của nông nghiệp đã góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, tạo đà thúc đẩy kinh tế ngoại thành, cải thiện một bước đáng kể đời sống của bà con nông dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn gặp không ít khó khăn hạn chế sự phát triển kinh tế, như đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp do xu hướng đô thị hóa, thời tiết không thuận lợi, nguy cơ bùng phát dịch ở cây trồng, vật nuôi ở mức cao, nhiều nơi người dân có mức sống thấp. Về chính trị, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả nước. Hà Nội là nơi có truyền thống nghìn năm văn hiến và lừng lẫy chiến công đánh giặc, nơi định đô của các vương triều phong kiến tự chủ Việt Nam. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Là trái tim đất nước, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ Nguyễn Thị Thu 14 K51-Thông tin –Thƣ viện
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ở Hà Nội. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây. Hà Nội vinh dự được đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" và đang khẩn trương, hào hứng hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Về văn hoá, các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà Nội và cụ thể hơn là tại khu vực nội thành Hà Nội. Không những thế, đây còn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới. Về khoa học, giáo dục và đào tạo, Hà Nội là nơi tập trung 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước, với hơn 330 nghìn học sinh - sinh viên. Hà Nội tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại. Các thế hệ trí thức với nhiều danh nhân lỗi lạc đã bồi đắp trở lại cho Hà Nội ngày càng thực sự tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Về khoa học, với hơn một trăm viện nghiên cứu trong đó có hai trung tâm nghiên cứu lớn là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nhiều viện nghiên cứu ở các các bộ, các ngành. Hàng năm, Hà Nội tổ chức một số lượng lớn hội thảo, hội nghị với các tổ chức quốc tế song phương và đa phương. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, đang tồn tại một sự khác biệt rất lớn giữa vùng nông thôn ngoại thành và nội đô thành phố Hà Nội. Sự chênh lệch về thu nhập, về mức sống, điều kiện chăm sóc y tế, hưởng thụ văn hóa đang Nguyễn Thị Thu 15 K51-Thông tin –Thƣ viện
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn ngày càng trở nên rõ rệt. Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 30-40 km, nhưng nhiều vùng chưa có đường ô tô, không có nước sạch, đời sống vật chất của dân cư còn rất khó khăn, điều kiện hưởng thụ văn hóa tinh thần lại càng khó khăn hơn. Qua những phân tích trên có thể thấy một nhu cầu cấp thiết là phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho khu vực ngoại thành, không chỉ để thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn ngoại thành và nội thành. Mô hình thư viện thôn, làng chính là một trong các giải pháp để giải quyết nhiệm vụ nặng nề trên. 1.2. Giới thiệu khái quát về mô hình thƣ viện thôn, làng Năm 1924, N.C.Crúp - xcai - a, nhà thư viện học người Nga đã viết “Thư viện là phương thức đưa sách báo đến với quần chúng tiết kiệm nhất và hợp lý nhất. Thư viện là hình thức sử dụng sách, báo tập thế”. Năm 1970, trong đề nghị tiêu chuẩn hóa quốc tế về lĩnh vực thống kê thư viện, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về thư viện “Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe, nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các loại tài liệu đó nhằm phục vụ mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Theo đó, có thể coi khái niệm về thư viện thôn, làng là những cơ sở văn hóa hạt nhân trọng yếu, là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa, tinh thần của dân cư địa phương, hay nói cách khác, thư viện thôn, làng là những kho sách dùng chung, phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu trong thôn, trong làng, hay một nhóm người cụ thể theo quy định riêng của thư viện. Như chúng ta đã biết, hệ thống thư viện công cộng đứng đầu là thư viện Quốc gia với một mạng lưới các thư viện công cộng các cấp tỉnh, thành Nguyễn Thị Thu 16 K51-Thông tin –Thƣ viện
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn phố, quận, huyện. Và như vậy, thư viện thôn, làng cùng với tủ sách cơ sở nên được xem là cấp cuối cùng trong hệ thống thư viện công cộng. So với mô hình điểm bưu điện văn hóa xã, mô hình tủ sách pháp luật, mô hình tủ sách thanh niên, mô hình tủ sách - câu lạc bộ, mô hình tủ sách trường học thì mô hình thư viện thôn, làng có nhiều ưu điểm hơn. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 740 thư viện thôn làng và tủ sách cơ sở (năm 2010). Đã có nhiều thư viện thôn, làng hoạt động rất tốt và sách báo đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người dân ở các vùng làng quê Hà Nội như các thư viện Bình Vọng (Thường Tín), Giang Cao (Gia Lâm), ...Các thư viện này đã trở thành các điểm sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh đối với nhân dân địa phương. Tiêu chí đánh giá thư viện cơ sở Thông tư 56/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin, ban hành ngày 16/9/2003 “Hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện” quy định rõ tiêu chí đánh giá thư viện cơ sở về trang thiết bị chuyên dùng, cụ thể: - Vốn sách báo của thư viện cơ sở: + Đối với vùng đồng bằng: 1500 bản sách và 10 loại báo, tạp chí. + Đối với vùng miền núi: 100 bản sách và 5 loại báo, tạp chí Thư viện cấp cơ sở phải có trụ sở ở vị trí thuận lợi cho người sử dụng thư viện, ngoài diện tích kho sách và nơi làm việc của nhân viên, thư viện phải có ít nhất 15 chỗ ngồi đối với vùng đồng bằng và 10 chỗ ngồi đối với vùng miền núi... Nếu so sánh với tiêu chí đánh giá như trên thì có thể thấy ngay rằng nhiều thư viện thôn, làng hoàn toàn có đủ điều kiện trở thành thư viện cơ sở. Sự hình thành thư viện thôn làng Nguyễn Thị Thu 17 K51-Thông tin –Thƣ viện
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Phần lớn các thư viện thôn, làng ban đầu được hình thành do sự đề xuất, khởi xướng của những người cao tuổi trong địa phương. Cùng với sự quan tâm của những cá nhân, tổ chức và của ban lãnh đạo các cấp, các thư viện thôn, làng được hình thành và từng bước phát triển. Có những thư viện tiền thân là tủ sách của thôn, được sự đóng góp của cộng đồng dân cư và phát triển thành thư viện với đầy đủ chức năng của một thư viện cơ sở. Gắn với sự hình thành và phát triển của thư viện thôn làng luôn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học… Thƣ viện thôn Bình Vọng Thôn Bình Vọng thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội. Thư viện thôn Bình Vọng là thư viện thôn đầu tiên được thành lập trong xã. Đầu năm 1999, cụ Dương Văn Phi, một giáo viên về hưu, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi của thôn, đã đề xuất thành lập thư viện thôn. Đề xuất của cụ Phi được lãnh đạo thôn, xã và bà con nhân dân rất đồng tình ủng hộ. Năm 1999, thư viện thôn Bình Vọng được thành lập. Điều độc đáo ở đây không chỉ về ý tưởng mà còn về cách thức xây dựng thư viện. Người dùng tin của thư viện cũng đồng thời là thủ thư, các bác cán bộ về hưu là những người say mê sách nhất và đồng thời cũng là những người nhiệt tình nhất trong việc xây dựng và quản lý thư viện. Hiện nay, bác Lương Văn Tăng, cũng là một cán bộ hưu trí, là độc giả trung thành của thư viện, đồng thời là chủ nhiệm của thư viện. Khẩu hiệu mà thư viện Thôn Bình Vọng luôn đề cao hàng đầu là chính là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở dân”. Thƣ viện thôn Giang Cao Thôn Giang Cao thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Tiền thân của thư viện thôn Giang Cao là tủ sách của thôn với khoảng hơn Nguyễn Thị Thu 18 K51-Thông tin –Thƣ viện
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn 200 cuốn sách. Năm 1999, ông Nguyễn Huy Truy là một người cao tuổi trong thôn đề xuất thành lập thư viện thôn. Đến tháng 7/1999 thư viện thôn Giang Cao được thành lập và hoạt động khá hiệu quả cho tới nay. Thƣ viện thôn Yên Xá Thôn Yên Xá thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Thư viện thôn Yên Xá do Hội Người cao tuổi của thôn thành lập năm 2005. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện thôn làng Căn cứ vào Pháp lệnh Thư viện được chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 11/1/2001 thì chức năng và nhiệm vụ của thư viện được chỉ ra như sau: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ là giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều 1- Pháp lệnh Thư viện), xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu trong học sinh, sinh viên. Với chức năng chủ yếu là luân chuyển sách, báo, thông qua nội dung sách báo thư viện thôn, làng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dân trí, tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân trong thôn, xây dựng nếp sống văn minh cho cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, thư viện còn có các hoạt động như tuyên truyền và giới thiệu sách, triển lãm sách nhân các ngày kỷ niệm, những hoạt động này đã tác động tích cực tới việc giáo dục tư tưởng và truyền thống cách mạng cho người dân, đồng thời chống lại mọi tàn dư của văn hóa tiêu cực xâm nhập. Nguyễn Thị Thu 19 K51-Thông tin –Thƣ viện
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Bằng cách giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, hay nghề thủ công, thư viện thôn, làng đã góp phần thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, làm thay đổi kinh tế nông thôn. Một nhiệm vụ mà các thư viện thôn, làng thực hiện rất hiệu quả trong thời gian qua là xây dựng nếp sống văn hóa cho nhân dân, giúp họ bài trừ các tàn tích lạc hậu, hủ tục, mê tín dị đoan. Thư viện thôn làng còn là nơi bà con trong thôn đến giao lưu sau những giờ lao động vất vả, điều này làm tăng thêm tình đoàn kết xóm làng. Nhờ có hoạt động đọc sách báo trong thư viện, mà nhiều thanh thiếu niên trong thôn tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy,…Đây chính là một điểm sáng mà thư viện thôn làng đã làm được Đối tượng phục vụ của thư viện Các thư viện thôn, làng phục vụ đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong địa phương, từ trẻ em, thanh niên, người trung niên, người cao tuổi của làng và các địa phương lân cận. Thư viện Bình Vọng, ngoài đối tượng người dùng tin của địa phương mình còn mở rộng phục vụ đối tượng người dùng tin địa phương khác, mặc dù đối tượng này đến thư viện vẫn còn ít. Điều đặc biệt ở các thư viện này là đội ngũ cộng tác viên, họ vừa là người cán bộ thư viện vừa là người độc giả. Cán bộ thư viện Tại mỗi thư viện đều có người phụ trách, quản lý sách báo và trông coi giữ gìn. Chủ yếu là lực lượng cựu chiến binh, cán bộ hưu trí và các cán bộ kiêm nhiệm công tác khác của địa phương. Với đội ngũ này, họ có điều kiện về thời gian, kinh nghiệm hoạt động xã hội và vốn hiểu biết về các lĩnh vực công tác. Khi tự nguyện tham gia công tác thư viện, họ rất quan tâm đến việc đưa sách báo đến tay người dân. Bằng uy tín và mối quan hệ rộng rãi của mình, họ đứng ra mượn sách báo, vận động các đối tượng nhân dân, các Nguyễn Thị Thu 20 K51-Thông tin –Thƣ viện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1