Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Cỏ rươi lá bắc (Murdannia bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong)
lượt xem 12
download
MỤc tiêu của đề tài là mô tả được đặc điểm thực vật của cây Cỏ rươi lá bắc; chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây Cỏ rươi lá bắc; xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Cỏ rươi lá bắc (Murdannia bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ====== ====== ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ RƯƠI LÁ BẮC (Murdannia Bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ====== ====== ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ RƯƠI LÁ BẮC (Murdannia Bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. VŨ ĐỨC LỢI Hà Nội – 2021
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền, Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thầy không những cung cấp cho em kiến thức học thuật, mà còn giúp em có thêm nhiều kỹ năng cần thiết để bước sang trang mới sau cánh cửa đại học. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền, Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm của Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em và cung cấp đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Trường đại học Y Dược và thầy cô ở các đơn vị liên kết đào tạo với Trường đại học Y Dược đã nhiệt tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Do kiến thức của em còn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều nên bài báo cáo của em không thể tránh được những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu này đã được hỗ trợ kinh phí để thực hiện từ đề tài KHCN cấp Nhà nước mã số: ĐTĐLCN-27/21 do PGS.TS. Vũ Đức Lợi làm chủ trì đề tài. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những người đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo điều kiện giúp con có thể hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Đỗ Thị Thanh Hương
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên tiếng anh Tên tiếng việt 1 H Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ 1 1 H-NMR Resonance Spectroscopy hạt nhân proton 13 13 C Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ 2 C-NMR Resonance Spectroscopy hạt nhân cacbon-13 3 (ppm) (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học 4 ALT Alanine transaminase 5 AST Aspartate transaminase Distortionless Enhancement 6 DEPT Phổ DEPT by Polarization Transfer 7 D-GalN D-galactosamin N 8 DPPH 2,2′-diphenyl-1- picrylhydrazyl Half Maximal Effective Nồng độ cho 50% tác dụng 9 EC50 Concentration tối đa Electrospray Ionization- Khối phổ đo bằng phương 10 ESI-MS Mass Spectrometry pháp ion hóa phun điện tử Phổ hồng ngoại biến đổi 11 FTIR Fourier transfer infrared Fourier Gas chromatography–mass 12 GC-MS Sắc ký khí- Khối phổ spectrometry Half Maximal Inhibitory Nồng độ ức chế tối đa 13 IC50 Concentration một nửa 14 IR Infrared Tia hồng ngoại 15 TNFα Tumor necrosis factor Yếu tố hoại tử u Ultra Performance Liquid Sắc ký lỏng siêu hiệu năng 16 UPLC Chromatography
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân bố các loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam 4 Số liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của CR1 và chất Bảng 3.1 28 tham khảo Số liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của CR2 và chất Bảng 3.2 30 tham khảo Số liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của CR3 và chất Bảng 3.3 31 tham khảo
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tên hình Trang Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Murdannia ở Hình 1.1 6 Việt Nam Hình 1.2 Hoa của một số loài thuộc chi Murdannia 7 Trà Rumput Beijing Tea – Thành phần chính: Hình 1.3 14 Murdannia bracteata Hình 3.1 Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng 19 Hình 3.2 Đặc điểm cơ quan sinh sản của Murdannia bracteata 20 Hình 3.3 Đặc điểm vi phẫu thân 22 Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu lá 23 Hình 3.5 Đặc điểm bột dược liệu lá 24 Hình 3.6 Đặc điểm bột dược liệu thân 25 Hình 3.7 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Cỏ rươi lá bắc 26 Hình 3.8 Sơ đồ phân lập 3 chất từ phân đoạn ethyl acetat 27 Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của hợp chất CR1 29 Hình 3.10 Cấu trúc hóa học của hợp chất CR2 31 Hình 3.11 Cấu trúc hóa học của hợp chất CR3 33
- Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chi Murdannia ..................................................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Murdannia ................................................. 3 1.1.2. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Murdannia ........... 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia .................................................. 5 1.2. Tổng quan về loài Murdannia bracteata ................................................... 7 1.2.1. Đặc điểm hình thái loài Murdannia bracteata ............................... 8 1.2.2. Đặc điểm phân bố loài Murdannia bracteata ................................. 8 1.2.3. Thành phần hóa học của loài Murdannia bracteata ....................... 8 1.2.4. Tác dụng sinh học của Murdannia bracteata ............................... 10 1.2.5. Công dụng của Murdannia bracteata theo y học cổ truyền ......... 14 1.2.6. Sản phẩm có thành phần Murdannia bracteata trên thị trường ... 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................... 15 2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị .................................................................. 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 2.2.1. Phương pháp mô tả về đặc điểm thực vật ..................................... 17 2.2.2. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất ............................. 17 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất ..................................... 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 19 3.1. Kết quả mô tả đặc điểm thực vật của cây Cỏ rươi lá bắc ........................ 19 3.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 19 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu .......................................................................... 21
- 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu ................................................................. 24 3.2. Kết quả chiết xuất, phân lập một số hợp chất .......................................... 26 3.3. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được............................ 28 3.3.1. Hợp chất CR1: Acid 2-hydroxyl-3-phenylpropanoic ................... 28 3.3.2. Hợp chất CR2: Acid 3-amino butanoic ........................................ 30 3.3.3. Hợp chất CR3: Acid (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic 3′-O- β-D-glucopyranosid................................................................................. 31 3.4. Bàn luận.................................................................................................... 34 3.4.1. Hợp chất 1: Acid 2-hydroxyl-3-phenylpropanoic ........................ 34 3.4.2. Hợp chất 2: Acid 3-amino butanoic .............................................. 34 3.4.3. Hợp chất 3: Acid (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic 3′-O-β- D-glucopyranosid .................................................................................... 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 37
- ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và sự đa dạng về địa hình, Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú với tiềm năng lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật,…) nói chung. Theo thống kê, nước ta có trên 12000 loài thực vật bậc cao, trong số đó có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc.Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh và phòng bệnh, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian tùy vào từng địa phương. Ngày nay, mọi người dân ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe từ những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên vì vậy nhu cầu về thuốc có nguồn gốc dược liệu ngày càng tăng. Đây là cơ sở cho các nhà khoa học dược và các tập đoàn dược phẩm dược nghiên cứu chú trọng vào sàng lọc từ tự nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học. Việt Nam là một đất nước được biết đến với: “rừng vàng, biển bạc”- giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì xu hướng phát triển các sản phẩm từ tự nhiên là một hướng đi đúng đắn. Mỗi cây thuốc có chứa đặc điểm thực vật và thành phần các chất có hoạt tính khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu sâu hơn về từng loại cây sẽ mang lại ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Cây Cỏ rươi lá bắc thuộc chi Murdannia, một trong những chi lớn nhất của họ Thài lài (Commelinaceae). Một số nghiên cứu trên thế giới ghi nhận loài cây này chứa các nhóm chất như: flavonoid, saponin, steroid, acid béo,…có tác dụng kháng khuẩn [23], chống viêm [22], bảo vệ gan [25], hỗ trợ điều trị ung thư gan và tiểu đường [19]. Ở Trung Quốc và Malaysia, người dân sử dụng cây Cỏ rươi lá bắc để chữa bệnh tiêu hóa, cảm lạnh, tiểu đường, ung thư,… Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian cây này dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu cụ thể về thành phần 1
- hóa học và tác dụng sinh học của cây Cỏ rươi lá bắc ở Việt Nam còn rất hạn chế. Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc ứng dụng Cỏ rươi lá bắc trong điều trị bệnh, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Cỏ rươi lá bắc (Murdannia bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong)” với những mục tiêu sau: - Mô tả được đặc điểm thực vật của cây Cỏ rươi lá bắc. - Chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây Cỏ rươi lá bắc. - Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Murdannia 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Murdannia Theo hệ thống phân loại thực vật có hoa APG IV (Hệ thống phân loại thực vật hạt kín - Angiosperm Phylogeny Group) [8], vị trí phân loại của chi Murdannia như sau: Giới Thực vật (Plantae) Thực vật hạt kín (Angiospermae) Thực vật một lá mầm (Monocots) Bộ Thài Lài (Commelinales) Họ Thài Lài (Commelinaceae) Chi Murdannia 1.1.2. Số lượng loài và sự phân bố các loài thuộc chi Murdannia 1.1.2.1. Trên thế giới Chi Murdannia gồm khoảng 60 loài được phân bố rộng khắp thế giới, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm thuộc Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là Châu Á với hơn 50% số lượng loài [10,26]. Trong đó phát hiện ở Châu Phi có 11 loài [11], Ấn Độ có 29 loài [18], Trung và Nam Mỹ có 6 loài [10]. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới được thực hiện nhiều nhất ở Ấn Độ [18]. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Chi Murdannia ở Việt Nam có 15 loài, được GS.TS. Phạm Hoàng Hộ mô tả trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” và được phân bố ở một số nơi như Bảng 1.1 [1,2]. Năm 2004, World Checklist of Selected Plant Families có ghi nhận thêm 01 loài là Murdannia graminea. Các loài được sử dụng làm thuốc 3
- là: M. bracteata, M. divergens, M. edulis, M. medica, M. nudiflora, M. simplex, M. triquetra [1]. Bảng 1.1. Phân bố các loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam Loài Phân bố Các tỉnh phía Bắc (Ninh Bình, Murdannia bracteata J.K.Morton ex Nam Định,…) đến Thừa Thiên – D.Y. Hong Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Murdannia divergens (C.B.Clarke) Từ Lâm Đồng đến các tỉnh Nam Bộ. Bruckner Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Murdannia edulis (Stokes) Faden Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh. Murdannia gigantea (Vahl.) Hoang nguyên 1 – 1500m. Bruckner Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Murdannia japonica (Thurnb.) Faden Đồng Nai. Murdannia keisak (Hassk.) Handel- Hoàng Liên Sơn, Phú Yên, Khánh Mazz Hòa. Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Lâm Murdannia medica (Lour.) D.Y.Hong Đồng, Đồng Nai. Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Murdannia nudiflora (L.) Brenan Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh. Murdannia semiteres (Dalz.) Phan Rang Santapau Murdannia simplex (Vahl.) Brenan Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Murdannia spectabilis (Kurz) Faden Từ Huế đến Đà Lạt, Đồng Nai. Murdannia spirata (L.) Bruckner Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế. Murdannia triquetra (Wall.) Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Bruckner Minh. Thảo nguyên trên vùng cát: Huế, Đà Murdannia vaginata (L.) Bruckner Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, Phú Quốc. Murdannia vescicolor (Dalz.) Ruộng, dựa lộ, bình nguyên. Bruckner 4
- 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Murdannia Chi Murdannia, họ Thài lài (Commelinaceae): Cây thân thảo mọc đứng hoặc mọc bò. Rễ thường phình lên ở giữa. Lá mọc cách hoặc mọc vòng ở gốc. Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc nách lá, có cuống rõ. Hoa lưỡng tính được bao bọc trong các lá bắc. Ở mỗi lá bắc có 2 – 5 xim hoa. Hoa thường có vòi nhụy lệch về 1 phía so với trục hoa. Cánh hoa rời, màu tím, xanh dương, hồng, vàng hoặc hơi trắng, hình tròn hoặc hình trứng. Nhị sinh sản 3 đối diện các lá đài, nhị lép 3 đối diện các cánh hoa. Quả hình trứng, hình nang hoặc hình cầu, mở thành 3 ô. Mỗi ô có 1 hoặc 2 hạt, rốn hạt tròn. Dưới đây là hình ảnh một số loài Murdannia tìm thấy ở Việt Nam 5
- Hình 1.1: Đặc điểm thực vật một số loài thuộc chi Murdannia ở Việt Nam 6
- Các loài thuộc chi Murdannia có đặc điểm thực vật tương đối giống nhau. Vì vậy, khi phân tích cần chọn cây có cơ bản đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là hoa- bộ phận ít bị thay đổi bởi điều kiện tự nhiên và khá đặc trưng cho loài. Hoa của các loài có thể khác nhau về màu sắc, hình dạng tràng hoa, kích thước nhị, nhụy hoa (Hình 1.2). Hình 1.2: Hoa của một số loài thuộc chi Murdannia 1.2. Tổng quan về loài Murdannia bracteata - Tên khoa học: Murdannia bracteata J.K.Morton ex D.Y.Hong, họ Thài lài (Commelinaceae). - Tên tiếng Việt: Cỏ rươi lá bắc, Trai lá hoa, Bao tử. 7
- 1.2.1. Đặc điểm hình thái loài Murdannia bracteata Cây thân thảo, sống lâu năm. Rễ sợi, dài. Thân hình trụ, có khía dọc, màu xanh đậm; lông phủ dày đặc, màu trắng. Lá đơn, mọc so le; bẹ lá dài 0,7 – 1,3 cm; màu xanh nhạt, gốc lá có màu trắng, ôm lấy thân, mặt ngoài phủ lông dày đặc, màu trắng; phiến lá nguyên, hình dải dài, hình mác hoặc hình elip thuôn, phiến thon hẹp, đầu nhọn, gân lá chạy thẳng song song từ gốc, gân giữa rõ [3]. Cụm hoa mọc ở nách lá hay tận cùng của ngọn. Mỗi hoa có một lá bắc riêng hình bầu dục. Hoa đều, lưỡng tính; cuống hình trụ dài, màu xanh, nhẵn; đài 3, rời, hình lòng thuyền, màu xanh nhạt, có lông ngắn thưa ở mặt ngoài; tràng 3, rời, màu tím; nhị 6 cái xếp thành 2 vòng, 3 nhị vòng ngoài bất thụ có chỉ nhị hình sợi, màu tím, mang bao phấn bất thụ có 3 thùy, 3 nhị hữu thụ có kích thước khác nhau, chỉ nhị mập, mang các lông dài màu tím tập trung ở phần chân của chỉ nhị, bao phấn 2 ô, hình bầu dục, màu trắng; bầu nhụy hình elip thuôn, màu xanh, bầu 3 lá noãn liền nhau tạo thành 3 ô; vòi nhụy hình sợi dài 0,6 cm, màu tím nhạt. Mùa hoa tháng 5 – tháng 11 [1, 3, 24]. 1.2.2. Đặc điểm phân bố loài Murdannia bracteata Cây Cỏ rươi lá bắc phân bố ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á bao gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam [12, 24]. Ở nước ta, loài này được tìm thấy ở những nơi đất ẩm ven đường, bờ kênh rạch, ven rừng, trên nương rẫy các tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng [1]. 1.2.3. Thành phần hóa học của loài Murdannia bracteata Năm 2006, Wang Guei Jane cùng các cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc 4 hợp chất từ Murdannia bracteata [22]: (1) bracteanolide A (2) bracteanolide B 8
- (3) acid (+)-(R)-p-hydroxyphenyllactic (4) isovitexin Năm 2009, Yam Mun Fei và cộng sự xác định được tổng hàm lượng phenolic của M. bracteata là khoảng 10% bằng xét nghiệm Folin-Ciocalteu [25]. Năm 2014, Ooi Kheng Leong cùng các cộng sự đã sử dụng 2 phương pháp GC-MS và UPLC để phân lập một số hợp chất từ dịch chiết hexan của M. bracteata. GC-MS cho thấy sự có mặt của 15 hợp chất bay hơi: (5) phytol (6) acid octadecanoic, butyl ester (7) tetracosan (8) 2,2-dimethyl-3-(3,7,16,20-tetramethyl-heneicosa-3,7,11,15,19- pentaenyl)-oxiran (9) tetrapentacontan (10) α-tocopherol (11) (3,5α)-cholest-7-en-3-ol (12) (3)-ergost-5-en-3-ol (13) stigmasterol (14) hexacontan (15) (3,5α)-ergost-7-en-3-ol (16) 9,19-cyclocholestan-3-ol, 14-methyl, ( 3,5α) (17) sitosterol (18) (3)-stigmasta-5,24(28)-dien-3-ol (19) 9,19-cyclo-25,26-epoxyergostan-3-ol, 4,4,14-trimethyl-, acetat 9
- Các hợp chất không bay hơi được xác định bằng UPLC, kết quả thu được là: có 2 dẫn xuất của apigenin (20) và acid caffeic (21) [19]. Năm 2016, Ch’ng Yung Sing và cộng sự đã cho thấy M. bracteata có chứa hàm lượng lớn các hợp chất saccharid hay đường thông qua phổ IR [9]. Năm 2019, Shyur Lie Fen cùng các cộng sự xác định được tất cả 7 hợp chất monogalatosyldiacylglycerol có trong phân đoạn dịch chiết giàu galactolipid của M.bracteata. Trong đó, 1,2-di-O-α-linolenoyl-3-O-β- galactopyranosyl-sn-glycerol (dLGG) (22) là thành phần chính (78,9%). Các gốc acyl cấu tạo nên 6 galactolipid còn lại là: (23) α-stearidonoyl / α-stearidonoyl (24) α-linolenoyl / α-stearidonoyl (25) α-linoleoyl / α-linolenoyl (26) palmitoyl / α-linolenoyl (27) oleoyl / α-linolenoyl (28) palmitoyl / α-linoleoyl Vị trí của 2 gốc acyl trong các hợp chất 24, 25, 26, 27, 28 chưa được xác định (R1, R2 có thể hoán vị cho nhau) [21]. Cùng trong năm đó, nghiên cứu của Lê Phương Thảo đã phân lập được 2 hợp chất từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat của lá cây M. bracteata bằng phương pháp sắc ký cột: Apigenin (29) và Quercetin (30) [3]. 1.2.4. Tác dụng sinh học của Murdannia bracteata 1.2.4.1. Tác dụng kháng Helicobacter pylori Năm 2005, Wang Yuan Chuen cùng cộng sự đã thử nghiệm và sàng lọc tác dụng kháng Helicobacter pylori của dịch chiết 50 loài thảo dược Đài Loan. Dung môi chiết được sử dụng là ethanol 95%. Thử nghiệm thực hiện 10
- trên 10 chủng Hp. Trong đó, dịch chiết của M.bracteata cho hoạt tính kháng Hp trung bình với khả năng ức chế 8/10 chủng thử nghiệm [23]. 1.2.4.2. Tác dụng chống viêm Khi các đại thực bào được hoạt hóa, việc sản sinh quá mức nitric oxid (NO) thông qua NO synthase cảm ứng (iNOS) là một trong những yếu tố gây viêm. Năm 2006, Wang Guei Jane cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phân lập các hoạt chất và thử tác dụng trên iNOS ở các đại thực bào được hoạt hóa bởi lipopolysaccharid (LPS) để chứng tỏ tác dụng chống viêm của M.bracteata. Cụ thể, các thành phần hóa học được phân lập từ lá của M.bracteata: bracteanolid A (1), bracteanolid B (2) và isovitexin (4) ức chế sự sản sinh nitric oxid (NO), hạn chế các tổn thương viêm khác nhau ở mô khi đại thực bào sản xuất quá nhiều NO. Tác dụng điều hòa hoạt động iNOS là chọn lọc, vì nó không ảnh hưởng đến quá trình giãn mạch do giải phóng NO nội mạc khi bị kích thích bởi acetylcholin. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khoa học cho việc sử dụng M.bracteata với tác dụng chống viêm trong y học cổ truyền. Ngoài ra, hoạt tính ức chế chọn lọc iNOS của bracteanolid A có tiềm năng để phát triển thành thuốc ức chế chọn lọc iNOS phục vụ điều trị trong tương lai [22, 27]. 1.2.4.3. Tác dụng chống oxy hóa Dựa trên công dụng y học cổ truyền ở Malaysia, loài M. bracteata được dùng trong điều trị các bệnh viêm, ung thư ở gan và thận. Nhóm nghiên cứu của Mun Fei Yam và cộng sự (2010) đã công bố dịch chiết ethanol lá của loài này có tác dụng chống oxy hóa dựa trên hoạt tính thu dọn gốc 2,2′-diphenyl- 1-picrylhydrazyl (DPPH), ức chế lipid peroxidase và chống oxy hóa tương đương chế phẩm trolox [25]. 1.2.4.4. Tác dụng giãn mạch 11
- Năm 2016, Ch’ng Yung Sing và cộng sự đã sàng lọc tác dụng giãn mạch của 6 loài thảo dược Malaysia, trong đó có M.bracteata. Dược liệu được chiết bằng 3 loại dung môi: nước, ethanol 50% và ethanol 95%, thử tác dụng trên động mạch chủ chuột đã tách ra và cắt thành các vòng. Qua phân tích phổ FTIR, các nhà khoa học cho rằng hàm lượng flavonoid ảnh hưởng đến hoạt tính giãn mạch của dược liệu. M.bracteata có tác dụng giãn mạch nhưng không quá mạnh [9]. 1.2.4.5. Tác dụng bảo vệ gan Một trong những nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan là do CCl4 dẫn đến sự gia tăng của các enzym ALT và AST, được giải phóng từ gan vào máu. Năm 2009, Yam Mun Fei và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết methanol toàn cây M.bracteata. Kết quả cho thấy lá M.bracteata có tác dụng bảo vệ gan chống lại tổn thương gan do CCl4 gây ra theo liều phụ thuộc bằng cách ức chế sự tăng enzym gan AST và ALT. Các quan sát mô bệnh học cũng cho thấy khả năng bảo vệ gan của M.bracteata. Hoạt tính bảo vệ gan của loài này được cho là do hàm lượng phenol cao và nghiên cứu cho ta thấy tổng hàm lượng phenolic của lá M.bracteata là khoảng 10% [25]. Năm 2019, trong nghiên cứu của Shyur Lie Fen cùng các cộng sự, phân đoạn chiết giàu galactolipid (GLE) của M bracteata và dLGG (22)– hoạt chất phân lập từ phân đoạn này của M.bracteata được đánh giá có tác dụng điều trị tổn thương gan. GLE và dLGG làm giảm đáng kể sự tăng hoạt độ AST, ALT huyết thanh ở chuột bị gây tổn thương gan bằng LPS và D-galactosamin N (LPS/D-GalN), do đó có hiệu quả trong điều trị tổn thương gan và viêm gan cấp do LPS/D-GalN. Ngoài ra, dLGG còn có tác dụng bảo vệ gan nếu dùng với liều 1 hoặc 10 mg/kg trước khi tiêm LPS/D-GalN cho chuột. Các kết quả 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 369 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 459 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 449 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 259 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 476 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 162 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
92 p | 158 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 108 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 47 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu kênh phân phối xuất bản phẩm của nhà xuất bản lao động năm 2010 – 2011
7 p | 157 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 142 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn