Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và chế tạo máy mài dây băng đá nhám
lượt xem 19
download
Máy mài là loại máy nằm trong nhóm máy gia công, cắt gọt kim loại, nó là thiết bị dùng để mài mòn, làm phẳng, bóng... bề mặt phôi cần gia công. Máy mài có vai trò rất quan trọng trong công nghiệp, ngày nay đã được ứng dụng khá rộng rãi và không thể thiếu trong các xưởng cơ khí. Đề tài nghiên cứu và chế tạo máy mài dây băng đá nhám, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và chế tạo máy mài dây băng đá nhám
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO MÁY MÀI DÂY BĂNG ĐÁ NHÁM Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thanh Bình Sinh viên thực hiện : Lê Mạnh Hùng MSSV:1311040124 Trương Minh Phúc MSSV: 1311040212 Lớp: 13DCK02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan các kết quả thực nghiệm, đạt được trong đồ án này do chúng em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan nhất. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án của mình. (nếu có). Sinh viên thực hiện Lê Mạnh Hùng Trương Minh Phúc
- LỜI CẢM ƠN Nhằm tổng hợp kiến thức thu nhận được trong thời gian học ở trường, chúng em những sinh viên của lớp 13DCK02 đã thực hiện đề tài tốt nghiệp, cũng là môn học cuối cùng để đủ điền kiện cho chúng em hoàn thành khóa học ở trường trong bốn năm qua. Đồ án tốt nghiệp là bài kiểm tra cuối cùng về những kiến thức quý Thầy Cô đã truyền dạy cho chúng em, là cơ hội vận dụng các kiến thức đã có vào thực tiễn. Cảm ơn quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy, những kiến thức tiếp thu được sẽ là những hành trang quan trọng với chúng em khi bước ra đời, giúp chúng em tự hoàn thiện và trưởng thành hơn. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy ThS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, luôn bên cạnh giúp đỡ ủng hộ, truyền đạt các kiến thức trong thời gian thực hiện đề tài tốt ngiệp thời gian nhất đối với chúng em. Đồng thời chúng em chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong “Viện Kỹ Thuật Hutech Đại Học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh” đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thành. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong một khoảng thời gian cho phép chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như của bạn bè và những người có quan tâm đến lĩnh vực mà đồ án này đã được trình bày. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Lê Mạnh Hùng Trương Minh Phúc
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH MỤC LỤC CHƯƠNG 1: PHẦN TỔNG QUAN ........................................................................ 10 1.1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu ............................................................................ 10 1.2. Tổng quan về máy mài dây băng đá nhám ........................................................... 12 1.2.1. Nhu cầu của xã hội ............................................................................................ 12 1.2.2. Giới thiệu về thép ống và các phương pháp mài ............................................... 13 1.2.3. Các phương pháp mài ........................................................................................ 14 1.3. Yêu cầu của máy mài dây băng đá nhám ............................................................. 16 1.3.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng....................................................................... 16 1.3.2. Khả năng làm việc ............................................................................................. 16 1.3.3. Độ tin cậy .......................................................................................................... 16 1.3.4. An toàn trong sử dụng ....................................................................................... 16 1.3.5. Tính công nghệ và kinh tế ................................................................................. 16 1.3.6. Yêu cầu của máy ............................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÁY ............................................................................... 19 2.1. Phát thảo ý tưởng .................................................................................................. 19 2.1.1. Phát thảo trên giấy ............................................................................................. 19 2.1.2. Thiết kế trên phần mềm SolidWorks................................................................. 19 2.1.3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động: ............................................................. 24 2.2. Tính toán các cụm chi tiết .................................................................................... 25 2.2.1. Chọn động cơ .................................................................................................... 25 2.2.2. Thiết kế trục chính ............................................................................................. 27 2.2.3. Yêu cầu của trục chính ...................................................................................... 27 2.2.4. Kết cấu trục chính.............................................................................................. 28 2.2.5. Tính toán trục chính .......................................................................................... 29 2.2.6. Tính sơ bộ trục................................................................................................... 29 2.2.7. Tính gần đúng trục ............................................................................................ 30 2.2.8. Tính chính xác trục ............................................................................................ 32 2.2.9. Tính chọn ổ lăn .................................................................................................. 36 2.3. Chọn đường kính đá mài ...................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.......................................... 38 3.1. Công tắc tơ đảo chiều: .......................................................................................... 38 3.1.1. Lợi ích của việc sử dụng công tắc tơ:................................................................ 38 3.1.2. Một số lưu ý khi sử dụng công tắc tơ: ............................................................... 39 CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH ....................................................................... 40 4.1.Một số hình ảnh của máy mài dây băng đá nhám: ................................................ 40 SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 6
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH CHƯƠNG 5: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHI TIẾT MÁY CÓ THỂ GIA CÔNG .... 46 5.1. Mài kim loại ......................................................................................................... 46 5.2. Mài gỗ ................................................................................................................... 48 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI........................ 50 6.1.Kết quả đạt được.................................................................................................... 50 6.2.Những hạn chế và hướng phát triển của đề tài ...................................................... 50 6.2.1 Hạn chế ............................................................................................................... 50 6.2.2 Hướng phát triển của đề tài ................................................................................ 50 6.3.Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy ................................................................... 51 6.3.1. Hướng dẫn sử dụng ........................................................................................... 51 6.4. Các biện pháp an toàn: ......................................................................................... 51 6.4.1. Vấn đề an toàn ................................................................................................... 51 6.4.2. Các biện pháp an toàn ....................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54 SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 7
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH BẢNG THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG ĐỒ ÁN Bảng 2.1: Thông số động cơ Bảng 4.1: Thông số kỹ thuật của máy BẢNG THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG ĐỒ ÁN Hình 1.1: Máy mài 2 đá Hình 1.2: Máy mài cầm tay Hình 1.3: Máy mài nhám vòng Hình 1.4: Ống thép Hình 2.1: Bản vẻ phát thảo Hình 2.2: Trục Hình 2.3: Trục tang 1 Hình 2.4: Trục tang 2 Hình 2.5: Puly lớn Hình 2.6: Đỡ trục Hình 2.7: Puly nhỏ Hình 2.8: Ổ bi đỡ Hình 2.9: Chân máy Hình 2.9.1: Bệ máy Hình 2.9.2: Máy hoàn thiện Hình 2.9.3: Sơ đồ cấu tạo Hình 2.9.4: Biểu đồ mômen và lực tác dụng lên trục. Hình 2.9.5: Đá mài hình trụ - V1 Hình 3.1: Công tắc tơ đảo chiều Hình 4.1: Cắt thép SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 8
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hình 4.2: Hàn các chi tiết Hình 4.3: Hàn bệ máy Hình 4.4: Chân máy Hình 4.5: Lắp ráp thử nghiệm Hình 5.1: Mũi khoan Hình 5.2: Dao tiện thép gió Hình 5.3: Mài ống inox Hình 5.4: Mài ống thép Hình 5.2: Mài các chi tiết dạng thanh trong việc đóng bàn ghế, giường , tủ SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 9
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH CHƯƠNG 1: PHẦN TỔNG QUAN 1.1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu Việc ứng dụng mài là một nguyên công gia công lần cuối đã xuất hiện rất lâu, khi mà những dụng cụ thời tiền sử được sản xuất bằng quá trình mài. Máy mài là loại máy nằm trong nhóm máy gia công, cắt gọt kim loại, nó là thiết bị dùng để mài mòn, làm phẳng, bóng… bề mặt phôi cần gia công. Máy mài có vai trò rất quan trọng trong công nghiệp, ngày nay đã được ứng dụng khá rộng rãi và không thể thiếu trong các xưởng cơ khí. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và của ngành chế tạo máy nói riêng, trong ngành chế tạo máy hiện đại, mài chiếm một tỷ lệ rất lớn, máy mài chiếm 30% tổng số máy cắt kim loại. Đặc biệt là trong công nghệ chỉnh sửa dao tiện,… ngành chế tạo ổ bi, nguyên công mài chiếm khoảng 60% toàn bộ quy trình công nghệ. Một số hình ảnh về máy mài trên thị trường : Hình 1.1: Máy mài 2 đá SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 10
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hình 1.2: Máy mài cầm tay Hình 1.3: Máy mài nhám vòng SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 11
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH 1.2. Tổng quan về máy mài dây băng đá nhám 1.2.1. Nhu cầu của xã hội Trong ngành chế tạo máy, những chi tiết máy yêu cầu có độ cứng , độ chính xác và độ bóng bề mặt cao thường phải qua các nguyên công gia công bán tinh và gia công tinh là nguyên công mài trên máy mài sau khi đã qua các nguyên công gia công thô hoặc nhiệt luyện. Máy mài là máy gia công tinh được dùng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của ngành chế tạo máy. Số lượng của nó nhiều nơi vượt quá 30% tổng số máy cắt kim loại trong phân xưởng cơ khí. Với yêu cầu ngày càng cao về độ chính xác của các chi tiết máy, máy mài dây băng đá nhám được ra đời với vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm cơ khí chế tạo máy. Máy mài dây băng đá nhám này cho năng suất khá cao, đáp ứng các yêu cầu chính xác của việc mài các góc để lắp ghép chữ T với nhau và có khả năng đánh bóng ống đạt cấp độ nhám rất cao, kết cấu đơn giản dễ chế tạo có thể gia công được thép, inox, nhôm, gỗ mỹ nghệ, đá quý... có thể sử dụng trong môi trường ướt và khô. Hạt mài mạnh, bén, cắt tốt, đặt biệt là tự sinh ra góc bén khi 1 tinh thể hạt mài cũ mòn đi. Các hạt mài đồng kích cỡ nên sản phẩm cơ khí sau khi mài rất phẳng, đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra dưới ánh đèn hoặc thiết bị đo độ bóng vì nhu cầu thực tế của đời sống sản xuất nói chung và trong công nghiệp hiện đại nói riêng thì rất cần thiết. SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 12
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH 1.2.2. Giới thiệu về thép ống và các phương pháp mài Hình 1.4: Ống thép Ống thép được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng và công nghiệp: ống dùng dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí, ống làm nồi hơi, ống dùng sản xuất các kết cấu xây dựng như giàn không gian, ống thử siêu âm trong cột bê tông, ống dùng sản xuất các kết cấu cơ khí, sản xuất khung xe đạp, xe máy, cầu thang…. Với tầm quan trọng của việc sản xuất ống thép như vậy nên các máy móc và thiết bị đươc chế tạo ra để chế tạo ra các ống thép phù hợp cho từng lĩnh vực được sử dụng. Để năng xuất ngày càng cao giá thành đầu tư giảm nên các nhà đầu tư đã chế tạo ra các máy chuyên dùng trong lĩnh vực sản xuất ống thép để cho năng suất cao đã được ứng dụng vào trong sản xuất. Trong lĩnh vực gia công các loại máy móc tiên tiến đã được đưa vào sử dụng, nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, lượng nhân công lao động giảm, dẫn tới giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập. Sau khi ống thép đươc sản xuất ra thì sẽ được gia công lại cho phù hợp với từng lĩnh vực được sử dụng, công việc này ở nước ta chủ yếu là mài bỏ lượng dư và đánh bóng. SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 13
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hiện nay phương pháp gia công ống thép chủ yếu là mài, những chi tiết yêu cầu có độ cứng, độ chính xác cao và độ bóng bề mặt cao thường phải qua các nguyên công gia công bán tinh và gia công tinh là nguyên công mài trên máy mài sau khi qua các nguyên công gia công thô và nhiệt luyện. Máy mài là máy gia công được dùng rộng rải trên mọi lĩnh vực của ngành chế tạo máy, số lượng máy nhiều nơi có thể vượt quá 30% trong tổng số máy cắt kim loại. Máy mài bằng để cắt bỏ lượng dư không cần thiết và đánh bóng chi tiết. 1.2.3. Các phương pháp mài a. Mài tròn ngoài: Có hai phương pháp mài tròn ngoài: mài có tâm và mài không tâm Mài tròn ngoài có tâm: + Có tính vạn năng cao + Có thể gá dùng + Nên tiến đá dọc trục + Khi chi tiết ngắn, đường kính lớn, độ cứng vững cao → có thể tiến đá hướng kính Mài tròn ngoài không tâm: + Chuẩn định vị là mặt đang gia công → không mài được chi tiết có rãnh trên bề mặt + Hai phương pháp mài tròn ngoài không tâm Ưu nhược điểm của mài tròn ngoài không tâm: + Ưu điểm: ✓ Dễ tự động hóa quá trình mài → năng suất cao ✓ Độ cứng vững của hệ thống công nghệ cao hơn mài có tâm ✓ Có thể mài các trục dài mà mài có tâm không thực hiện được + Nhược điểm: SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 14
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH ✓ Không mài được trục bậc, chỉ có thể mài trục trơn ✓ Không mài được các bề mặt gián đoạn b. Mài định hình: - Có thể gia công được các bề mặt định hình có đường sinh thẳng, các bề mặt định Mài tròn trong (mài lỗ): +Có khả năng gia công lỗ trụ, lỗ côn, lỗ định hình. Có 2 phương pháp mài tròn trong: mài có tâm và mài không tâm: Mài lỗ có tâm: +Thực hiện trên các máy mài tròn lỗ chuyên dùng, máy mài vạn năng có đầu mài lỗ hoặc trên máy tiện vạn năng có trang bị đồ gá mài lỗ. Mài lỗ không tâm: +Là phương pháp gia công tinh lỗ có năng suất, độ chính xác và độ đồng tâm cao +Chuẩn gia công là mặt ngoài → mặt ngoài của chi tiết phải được gia công tinh hoặc bán tinh trước khi mài lỗ Ưu nhược điểm của mài lỗ không tâm: + Ưu điểm: ✓ Có thể mài được lỗ của chi tiết phức tạp ✓ Mài được lỗ không tiêu chuẩn ✓ Sữa được sai lệch về vị trí tương quan so với các bề mặt khác do nguyên công trước để lại ✓ Có khả năng đạt độ chính xác cao ✓ Mài được các rãnh định hình sau nhiệt luyện ✓ Dễ cơ khí hoá và tự động hoá → năng suất cao + Nhược điểm ✓ Khó cung cấp dung dịch trơn nguội vào vùng cắt, điều kiện thoát phoi và thoát nhiệt khó khăn → đá mòn nhanh ✓ Khi đường kính lỗ nhỏ, đá mài nhỏ → độ cứng vững kém, ảnh hưởng đến độ chính xác và năng suất gia công ✓ Để đảm bảo vận tốc cắt khi mài, lỗ càng nhỏ → tốc độ đá càng lớn, dẫn đến khó khăn cho việc chế tạo máy mài SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 15
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH 1.3. Yêu cầu của máy mài dây băng đá nhám 1.3.1. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng - Máy thiết kế phải có năng suất và hiệu quả tương đối cao, tiết kiệm điện năng, kích thước tương đối nhỏ gọn, chi phí đầu tư thấp và vận hành tương đối dễ dàng... - Để làm được đều này người thiết kế máy cần hoàn thiện về sơ đồ kết cấu của máy đồng thời chọn các thông số thiết kế và các quan hệ về kết cấu hợp lý. 1.3.2. Khả năng làm việc - Máy có thể hoàn thành các chức năng đã định mà vẫn giữ được độ bền, không thay đổi kích thước cũng như hình dạng của máy, ngoài ra vẫn giữ được sự ổn định, có tính bền mòn, chịu được nhiệt và chấn động. - Để máy có đủ khả năng làm việc cần xác định hợp lý hình dạng, kích thước chi tiết máy, chọn vật liệu thích hợp để chế tạo chúng và sử dụng các biện pháp tăng bền như nhiệt luyện. 1.3.3. Độ tin cậy Độ tin cậy là tính chất của máy vừa thực hiện được các chức năng đã đề ra đồng thời vẫn giữ được các chỉ tiêu về sử dụng (như năng suất, công suất, mức độ tiêu thụ năng lượng, độ ổn định, ...) trong suốt quá trình làm việc hoặc trong quá trình công việc đã quy định. Phụ thuộc vào quá trình làm việc không hỏng hóc trong một thời gian quy định hoặc trong quá trình làm việc. 1.3.4. An toàn trong sử dụng Một kết cấu làm viêc an toàn có nghĩa là trong đều kiện sử dụng bình thường thì kết cấu đó không gây tai nạn nguy hiểm cho người sử dụng, cũng như không hư hại cho thiết bị xung quanh. 1.3.5. Tính công nghệ và kinh tế Đây là yếu tố cơ bản đối với máy để thỏa mãn yêu cầu về tính công nghệ và tính kinh tế thì máy thiết kế có hình dạng và kết cấu, vật liệu chế tạo phù hợp với đều SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 16
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH kiện sản suất cụ thể. Đảm bảo khối lượng và kích thước hợp lý nhất, chi phí chế tạo thấp nhất quyết định giá thành sản phẩm. Máy nên thiết kế tối giản các chi tiết, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo nhưng vẫn đảm bảo được đều kiện và quy mô sản xuất thực tế. 1.3.6. Yêu cầu của máy +Yêu cầu -Mài được sử dụng để lắp ghép ăn khớp chính xác với nhau -Có thể mài gốc 150, 300, 450, 600 -Có thể đánh bóng đạt IT 5 +Ưu điểm -Chuyên dụng cho thép nguội. -Chuyên dụng cho Inox. -Chuyên ứng dụng Nhôm, Đồng. -Chuyên dụng cho hợp kim cứng chứa nhiều Niken và Crome: Tay Chơi Golf, trục máy, dụng cụ gia công kim loại. -Có thể sử dụng trong môi trường ướt hoặc khô. -Các hạt mài đồng kích cỡ nên sản phẩm cơ khí sau khi mài rất phẳng, đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra dưới ánh đèn hoặc thiết bị đo bộ bóng. -Hạt mài mảnh, bén cắt tốt, đặt biệt là tự sinh ra góc bén khi 1 tinh thể hạt mài cũ mòn đi. -Độ hạt Thô - Mịn đa dạng: 24, 36, 60, 80, 120, 180, 240, 320, 400, 600, 800, 1000, 1200, 1400,… +Nhược điểm -Khi hoạt động phát ra tiếng ồn -Tuổi bền dây đai thấp khoảng 100 sản phẩm/sợi -Kết cấu lớn, chưa cứng vững SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 17
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH -Mất nhiều thời gian để thay thế đai Cấu tạo của 1 đai nhám gồm 3 phần: a. Hạt mài (Grain): Các hạt phổ biến là: Ceramic, Silicon Carbide, Green Silicon Carbide, Aluminum Oxide, White Alumium Oxide, Garnet, Open Coat… b. Keo dính (Bonding): Các chất hóa học để kết dính hạt mài lên nền vải nhám là các hợp chất sau: Resin Bond, Resin Over Glue Bond, Glue Bond, Zinc Stearate c. Nền vải nhám (Backing): Thông thường sử dụng Giấy Tổng Hợp hoặc Vải Jeans hoặc Vải Twill SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 18
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÁY 2.1. Phát thảo ý tưởng 2.1.1. Phát thảo trên giấy Hình 2.1: Bản vẻ phát thảo 2.1.2. Thiết kế trên phần mềm SolidWorks Hình 2.2: Trục SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 19
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hình 2.3: Trục tang 1 Hình 2.4: Trục tang 2 SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 20
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hình 2.5: Puly lớn Hình 2.6: Đỡ trục SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 21
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Hình 2.7: Puly nhỏ Hình 2.8: Ổ bi đỡ SVTH : LÊ MẠNH HÙNG – TRƯƠNG MINH PHÚC Trang 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 905 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 369 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 459 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 449 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 259 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 476 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 162 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 108 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 47 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 142 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn