Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. Xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng cây con xuất vườn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ NẾT NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY MĂNG TÂY XANH (Asparagus Officinalis. L) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khoá : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ NẾT NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY MĂNG TÂY XANH (Asparagus Officinalis. L) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 - NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khoá : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa được công bố trên tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày.…tháng.…năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan (Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học) ThS. Nguyễn Văn Mạn Đinh Thị Nết XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng cây Măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, là nội dung tôi chọn để nghiên cứu tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương trình đại học chuyên ngành nông lâm kết hợp tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Mạn đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ công nhân viên của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng đông bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận,nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đinh Thị Nết
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm Hvn: Chiều cao vút ngọn Doo: Đường kính cổ rễ CT: Công thức STT: Số thứ tự H vn : Là chiều cao vút ngọn trung bình D oo : Là đường kính gốc trung bình cm: Xentimet TB: Trung bình
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trên 100g măng tây ............................................ 7 Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu măng tây tươi của các nước (Tấn) ................ 11 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2011 ..................... 12 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo ............................. 24 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo ............................. 26 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây tại vườn ươm qua các lần đo ..................................................... 28 Bảng 4.4. Kết quả ra chồi mới qua các công thức bón phân .......................... 31 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo .................. 32 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo ........ 34 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm qua các lần đo ................................ 36 Bảng 4.8. Kết quả chồi mới ra qua các công thức che sáng ........................... 38 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng Măng tây sử dụng các loại phân bón 40 Bảng 4.10. Kết quả đánh giá chất lượng cây Măng tây khi che sáng ............. 40 Bảng 4.11. Tỉ lệ xuất vườn khi sử dụng các loại phân khác nhau .................. 41 Bảng 4.12. Tỉ lệ xuất vườn khi che sáng ......................................................... 41
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại phân bón .................... 19 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của công thức che bóng .......... 21 Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo.................................................................................. 25 Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo ......................................................................... 27 Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm .................................................................. 29 Hình 4.4. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức bón phân ........................... 31 Hỉnh 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao qua các lần đo ............................................................................................... 33 Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng đường kính qua các lần đo ........................................................................................ 35 Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của ánh sáng đến động thái ra lá qua các lần đo ......37 Hình 4.8. Biểu đồ ra chồi mới qua các công thức che sáng ............................ 39
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẨN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4 2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật ............................................................... 4 2.1.2. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây măng tây ..................................... 6 2.1.3. Phân loại .................................................................................................. 9 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 10 2.2.1. Tình hình sản suất và nghiên cứu trên thế giới ..................................... 10 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 13 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
- vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 3.4.1. Vật liệu, dụng cụ ................................................................................... 18 3.4.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây con Măng tây giai đoạn vườn ươm .................................................... 19 3.4.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm ........................................................................ 21 3.4.4. Đóng bầu, xếp bầu, cấy hạt vào bầu và chăm sóc cây con ................... 21 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng của cây măng tây giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 24 4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây măng tây giai đoạn vườn ươm ........................................................................ 24 4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng đường kính của cây măng tây giai đoạn vườn ươm .................................................................. 26 4.1.3. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây Măng tây.....28 4.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm ........................................................................................................ 32 4.2.1. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm .................................................................................. 32 4.2.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm .................................................................................. 34 4.2.3. Ảnh hưởng của độ che sáng đến động thái ra lá của cây Măng tây giai đoạn vườn ươm ............................................................................................... 36 4.3. Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn39 4.3.1. Đánh giá chất lượng cây Măng tây ....................................................... 39 4.3.2. Tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn ............................................................... 41
- viii 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cây măng tây trong giai đoạn vườn ươm ............................................................................................... 42 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng, là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình người Việt Nam. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng, chất lượng rau xanh lại càng cao. Rau xanh là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Rau còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến thuốc, thực phẩm chức năng... Sản xuất rau phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác theo Vũ Văn Thông (2016) [8]. Theo sự phát triển của đời sống xã hội, nhiều nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 2300 – 2500 calo năng lương để sống và hoạt động. Để có năng lượng này, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 – 300g (tức là vào khoảng 7,5 – 9kg/người mỗi tháng). Còn nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle từ năm 1942 đã tính khoảng 360g/ngày (tức là khoảng 10,8kg/tháng cho mỗi người). Theo số liệu thống kê thì hiện nay tính bình quân chung cả nước chúng ta mới sản xuất được 4 – 4,5kg/người/tháng theo Nguyễn Văn Thắng và cs (1996) [9]. Ở Việt Nam do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên rau màu được trồng quanh năm. Tuy nhiên sản suất rau hiện nay chủ yếu là nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình chưa chú trọng phát triển các loại rau chất lượng cao. Phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Ở từng địa phương nhiều hộ trồng rau chạy theo lợi nhuận đã sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, các chất hóa
- 2 học độc hại, nước tưới bị ô nhiễm nên không đảm bảo được về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, hiện nay sản phẩm rau quả sản xuất ra chủ yếu bán nguyên liệu thô không qua chế biến nên thời gian bảo quản không được dài và chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau sạch cho chế biến không đáng kể. Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và ngoài nước do sản xuất chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. Măng tây có thể trồng trên hầu hết tất cả các loại đất, đặc biệt là trên loại đất có tầng canh tác sâu và thành phần cơ giới nhẹ như thịt pha cát và thịt mịn, Sajid và cộng sự (2006). Thompson và Kelly (1959) đã chứng minh rằng măng thích hợp hơn trên đất có độ pH trung tính và kiềm nhẹ. Trong số các loại rau, măng tây là loại rau có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế rất cao, măng tây có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau và được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, măng tây đã được gây trồng ở các tỉnh phía Nam và đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm. Ngoài ra, măng tây còn là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh tật như tốt cho hệ hô hấp, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tốt cho đường tiết niệu và đường ruột,… Măng tây là loại rau có tính thích ứng rộng với điều kiện, khí hậu, đất đai cũng như mọi điều kiện canh tác. Măng tây ít bị sâu bệnh không cần có những yêu cầu kĩ thuật đặc biệt như những cây trồng khác. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu những nghiên cứu về sinh trưởng của măng tây, đặc biệt là trong giai đoạn vườn ươm, để từ đó có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng cây măng tây xanh (Asparagus Officinalis. L) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của măng tây trong mô hình vườn ươm tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là cần thiết.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Đánh giá chất lượng cây Măng tây và tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn - Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng cây con xuất vườn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp tôi hiểu biết về ảnh hưởng của phân bón, chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây Măng tây xanh giai đoạn vườn ươm. - Ứng dụng những kiến thức đã học về cây trồng nông nghiệp vào trong thực tiễn. - Biết được giá trị kinh tế và dinh dưỡng của Măng tây. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Thông qua nghiên cứu đề tài đề xuất được các giải pháp về phân bón, chế độ che bóng cho cây măng tây giai đoạn vườn ươm.
- 4 PHẨN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo Mai Thị Phương Anh (2001) [1], Mấy năm gần đây, cùng với mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thị trường rau ngày càng được phong phú, người ta đòi hỏi chất lượng rau xanh ngày càng cao không chỉ ở các nhà hàng, các bữa tiệc mà ngay cả trong bữa ăn của các gia đình. Các loại rau như súp lơ, cải bao, măng tây,… ngày càng hấp dẫn với những đặc tính riêng của nó. Trong các loại rau, măng tây là một loại cây trồng lâu năm đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 250C – 330C như ở nước ta, được trồng với các mục đích: lấy chồi Măng non làm rau xanh, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, lấy cành lá trang trí hoa cắt cành; lấy gốc măng, rễ, thân, lá làm dược liệu, mỹ phẩm, trà/chè, nước giải khát tăng lực; lấy phế liệu làm thức ăn gia súc, phân bón cây trồng,…Khi trưởng thành, cây Măng tây sẽ phát triển các cành lá trải rộng 1-1,50 mét, và có thể cao tới 1,5 - 2 mét. Theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7], Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ 6-8 năm, thậm chí 10-15-20 năm (cây có thể sống thọ đến 25-30 năm, chịu hạn rất tốt nên bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng nếu không bị hư hỏng vẫn có thể tự phục hồi lại khi mùa mưa tới). Sản lượng măng thu hoạch được sẽ tăng dần từ 15-20-25-30 tấn/ha/năm từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 lên 30-35-40-45-50 tấn/ha/năm từ năm thứ 5 đến năm thứ 10-15. Từ năm thứ 15 trở đi, tuỳ theo đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để trồng cây mới. 2.1.1. Phân loại và đặc điểm thực vật Ngành: Magnoliophita Lớp: Liliospida
- 5 Bộ: Asparagales Họ: Asparagaceae Chi: Asparagus Loài: Asparagus officinalis L. Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ thuộc bộ Asparagales hiện nay đã từng được xếp vào bộ Loa kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được xếp vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây), dẫn theo Phạm Thị Ngọc (2013) [4]. Theo Mai Thị Phương Anh (2001) [1] một loài măng tây (có thể là Asparagus officinalis altilis nhưng có khả năng nhiều hơn là A.martimus) đã được trồng trong vườn rau của người La Mã. Từ các loài măng tây hoang dại chỉ có A. officinalis là loài trồng trọt cho rau xanh. Loài A. Springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm Fusarium spp. nhưng không lai được với A. Officinalis. Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh. Cây cao khoảng 1,3 - 3,8 m, có thể sống từ 15 - 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều dẫn theo Mai Thị Phương Anh, (2001) [1]. Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhụy hoa cái không hoàn chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của nhị đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa măng tây được sinh ra trên các cành mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục. Theo Nguyễn Thị Sao (2008) [5]., Các cây hoa đực thường cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng lại kém hơn. Quả
- 6 măng tây thuộc loại quả mọng, đường kính trung bình 8 -9mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt, khi chín quả có màu đỏ. Hạt có màu đen, vỏ rất cứng đường kính trung bình 1 - 3mm, 40 - 60 hạt . Theo Lê Hồng Triều (2009) [12], Nhờ được các nhà khoa học kỹ thuật tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, trên đất trồng cây Măng tây bao giờ cũng có 80-90% số cây là cây nam chủ yếu cung cấp Măng và 10- 20% số cây là cây nữ vừa cung cấp Măng (to hơn nhưng ít hơn cây nam), vừa cung cấp hoa và trái lấy hạt. Các cây nam trông khoẻ mạnh hơn, thông thường cho sản lượng Măng thu hoạch nhiều hơn cây nữ 20-25%. 2.1.2. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây măng tây 2.1.2.1. Giá trị kinh tế Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau theo FAO, USDA (2005) [3]. Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan Lê Hồng Triều (2009). Công ty Việt Hoa Mỹ (2013) [19] cho biết, măng tây xanh được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Mỗi ngày, Việt Hoa Mỹ thực hiện xuất khẩu từ 500kg - 1 tấn măng tây sang 20 nước khác nhau. Đơn vị này cũng trồng 50ha măng tây ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. "Nhu cầu thị trường nước ngoài rất lớn, có khi đặt hàng chục tấn/tuần nhưng công ty chưa đáp ứng được vì măng tây khó trồng, công chăm sóc lớn, diện tích trên cả nước lại chưa lớn nên chưa đủ nguồn cung".
- 7 2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng Rau Măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể ăn tươi như rau sống, hoặc hấp/luộc/trụn sơ 2-4 phút với nước sôi + một ít muối + 1 ít giấm (để vẫn giữ được độ giòn và màu xanh), tẩm bơ/sữa tươi/rượu mùi, rồi hấp/luộc/chiên/xào/nấu/nướng với dầu hào/dầu mè/dầu olive và các loại tôm, cua, thịt, cá; làm lẩu, nấu canh, làm gỏi, dưa chua, kim chi, làm nhân bánh, yaourt, nước ép, xay sinh tố với bơ đậu phọng + sữa,… đều rất ngon và rất bổ dưỡng dẫn theo dẫn theo Lư Cẩm và cs (2008) [2]. Măng tây thuộc nhóm cây lưu niên, có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,4% ,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,…[1]. Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trên 100g măng tây Hàm lượng Hàm lượng Thành phần Thành phần (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) Năng lượng 20 kcal Riboflavin (vit. B 2) 0,141 mg (12%) Cacbon-hyđrat 3,88 g Niaxin (vit. B 3) 0,978 mg (7%) Đường 1,88 g Pantothenic acid (B 5) 0,274 mg (5%) Chất xơ thực phẩm 2,1 g Vitamin B 6 0,091 mg (7%) Chất béo 0,12 g Folate (vit. B 9) 52 mg (13%) Protein 2,20 g Choline 16 mg (3%) Vitamin A equiv. 38 mg (5%) Vitamin C 5,6 mg (7%) Thiamin (vit. B 1) 0,143 mg 12%) Magiê 14 mg (4%) Vitamin E 1,1 mg (7%) Mangan 0,2 mg (10%) Vitamin K 41,6 mg (40%) Photpho 52 mg (7%) Canxi 24 mg (2%) Kali 202 mg (4%) Sắt 2,14 mg (16%) Kẽm 0,54 mg (6%) Nguồn: FAO, USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng
- 8 Kết quả bảng cho thấy: trong 100g măng tây hàm lượng dinh dưỡng gồm nhiều loại vitammin và các khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin K có tỷ lệ cao nhất đạt 41,6 mg chiếm 40%. Vai trò chính của vitamin K được biết đến là hỗ trợ quá trình đông máu, phát triển của xương, tác dụng trên mạch máu, ngăn ngừa loãng xương, xơ vữa động mạch, phòng và điều trị xuất huyết. Ngoài ra trong 100g măng tây còn có hàm lượng sắt đạt 2,14mg chiếm 16%, vitamin C đạt 7% và nhiều hàm lượng dinh dưỡng khác có tác dụng giúp cơ thể phòng tránh và tăng cường sức khỏe hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư... * Các dược tính của cây măng tây Từ 2.000 năm trước, người Hy Lạp, người Ai Cập và La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây làm thuốc lợi tiểu, trị táo bón, chống lão hóa da, phòng ngừa bệnh tim mạch, suy gan, thận, tăng cường sức khoẻ tình dục. Vua Louis XIV của Pháp đã từng đem Măng tây về trồng trong cung điện nhà vua để phục vụ cho mình và giới quý tộc. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Descinq Raciness làm thuốc lợi tiểu, người Đức có Kommission E trị nhiễm trùng đường tiểu, sạn thận, người Ấn Độ có Shatawari làm thuốc tăng cường sinh lực, kích thích tình dục,… Cây Măng tây rất giàu dinh dưỡng. Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol; có
- 9 lượng Magnesium và Potassium cao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Măng tây còn có Beta-Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Và đặc biệt hơn, Măng tây còn có khả năng giúp tăng cường rất tốt sức khoẻ tình dục vợ chồng (thiên nhiên đã chủ ý tạo hình “ngọn giáo khoẻ mạnh” cho chồi non rau Măng tây xanh). Ngoài ra, Măng tây còn có dược chất Synthetase chứa nhiều tinh thể Nitơ rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, giúp hạn chế các khuyết tật khi cấu tạo tế bào máu và hệ thần kinh ở thai nhi. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (US National Cancer Institute), Măng tây cũng có nhiều Folate và Glutathione là chất chống ung thư và chống lão hóa rất hữu hiệu dẫn theo Lư Cẩm và cs (2008) [2]. 2.1.3. Phân loại 2.1.3.1. Măng tây xanh Là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây xanh để lấy măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),... Ở nước ngoài, măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; ngoài ra còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên Thế giới. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh, và ngày càng tăng lên rất nhiều. Hiện nay, cây măng tây xanh được sự khuyến khích của các Hợp Tác Xã và của Trung tâm Khuyến nông TPHCM nên được trồng thành công ở nhiều nơi của Việt Nam và giờ đây cây măng tây xanh đã
- 10 trở về được với giá trị thật của nó đang và sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Việt Nam trong tương lai dẫn theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.1.3.2. Măng tây trắng Măng tây trắng có chất lượng cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá bán của măng tây trắng gấp đôi măng tây xanh. Ngoài ra, măng tây trắng cũng cho năng suất thu hoạch cao hơn so với măng tây xanh nên được các nhà sản xuất ưu ái đầu tư. Măng tây trắng có đặc điểm mềm, giòn, hương vị dịu hơn các giống măng tây xanh, vì trong cấu trúc của măng tây trắng kém gỗ hơn. Sản phẩm măng tây trắng được ưa chuộng hơn cả đặc biệt là thị trường Châu Âu. Tuy nhiên kĩ thuật trồng măng tây trắng vì thế lại khó hơn nhiều so với măng tây xanh, nên ởViệt Nam hiện nay việc trồng măng tây trắng còn hạn chế. Nhưng trong tương lai với những lợi ích to lớn mà loại cây này mang lại thì chúng tôi tin rằng việc phát triển nó là một điều dễ dàng dân theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.1.3.3. Măng tây tím Măng tây tím là một dạng khác của măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím mềm hơn măng tây xanh và măng tây trắng; toàn bộ đọt có thể ăn từ gốc cho đến ngọn. Măng tây tím ngọt ngào, đọt dày hơn so với măng tây xanh và măng tây trắng. Măng tây tím thường có nhiều vào tháng mười và giữa tháng mười hai dẫn theo Lê Duy Thành & cs (2014) [7]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình sản suất và nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình sản suất Về xuất khẩu măng tây tươi trên thế giới có 8 nước xuất khẩu với sản lượng lớn, cụ thể như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 486 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)
127 p | 294 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Nhật Bản
107 p | 185 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam
100 p | 253 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
90 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Đánh giá hiệu quả trồng cây dược liệu Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại Hợp tác xã Đông Nam dược xã Hà Vị - Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn
69 p | 50 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
52 p | 91 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài đinh mật hoặc Đinh thối (Fernandoa brilletii) phân bố tại huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
69 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
52 p | 38 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Đinh mật (Fernandoa brilletii) tại xã Văn lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên
73 p | 40 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật phân giải xenlulo được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông đuôi ngựa (Piius massoniana) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
61 p | 25 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài Nghiến gân ba (Burretiodendron hsienmu) phân bố tại huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
61 p | 23 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm
65 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết từ lá Long não (cinnamomum camphora ) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
83 p | 24 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinense) tại xã Tân Dương, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
52 p | 24 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn