![](images/graphics/blank.gif)
Khoá luận tốt nghiệp: Nông nghiệp ở Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa 1997-2010
lượt xem 12
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài "Nông nghiệp ở Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa 1997-2010" nghiên cứu với mục đích tìm hiểu tác động của chính sách kinh tế đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bình Dương từ năm 1997 – 2010. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp để nâng cao tác động tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực, những mặt yếu, kém còn tồn tại, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà nói riêng, nước ta nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Nông nghiệp ở Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa 1997-2010
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2010 – 2014 NÔNG NGHIỆP BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (1997 – 2010) Ngành : LỊCH SỬ Chuyên ngành : SƢ PHẠM LỊCH SỬ Giáo viên hƣớng dẫn : TS. BÙI THỊ HUỆ Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ PHỤNG MSSV : 1056020014 Lớp : D10LS01 BÌNH DƢƠNG, THÁNG 5 NĂM 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận do chính tôi thực hiện, không sao chép, lấy bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung của khóa luận có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau: các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, những chủ trƣơng, chính sách của địa phƣơng, các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Sở Nông Nghiệp tỉnh Bình Dƣơng; số liệu thống của Cục Thống Kê tỉnh Bình Dƣơng, sách, báo, tạp chí đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Sinh viên Phan Thị Phụng
- LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, đến hôm nay đề tài “Nông nghiệp ở Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa1997 - 2010” đã được hoàn thành. Để hoàn thành đề tài này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình và tất cả bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Đồng cảm ơn thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện tổng hợp và thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một, đã giúp tôi nghiên cứu các loại tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài. Chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sử, trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Bùi Thị Huệ đã hết mình, nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Tất cả những nội dung mà tôi trình bày trong đề tài này có thể còn chưa đầy đủ về một vấn đề đầy tính phức tạp. Bởi vậy một lần nữa rất mong có được sự đóng góp ý kiến nhận xét của thầy, cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Bình Dƣơng, Ngày…..tháng.….năm 2014 Giảng viên hƣớng dẫn
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Bình Dƣơng, Ngày…..tháng.….năm 2014 Giảng viên phản biện
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 NỘI DUNG .....................................................................................................................6 CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỚC NĂM 1997 .......................................................................................................................6 1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................6 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ......................................................................................9 1.2.1. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm xã hội ..................................................................................................10 1.3. Tình hình kinh tế nông nghiệp ............................................................................15 1.3.1. Cây lƣơng thực...................................................................................................15 1.3.2. Cây công nghiệp .................................................................................................18 1.3.3. Chăn nuôi gia đình ............................................................................................ 22 1.3.4. Chăn nuôi quy mô lớn .......................................................................................23 CHƢƠNG 2 NÔNG NGHIỆP BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA.............................................................................25 2.1. Chủ trƣơng và các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dƣơng (1997 – 2010) .............................................................................................................................. 25 2.1.1. Chính sách kinh tế chung..................................................................................25 2.1.2. Chính sách kinh tế nông nghiệp .......................................................................27 2.1.3. Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp ......................28 2.2. Kết quả phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dƣơng 1997 – 2010 .......................30 2.2.1. Trồng trọt ...........................................................................................................30 2.2.2. Chăn nuôi ...........................................................................................................34 2.2.3. Nông thôn mới....................................................................................................35
- 2.2.4. Đời sống nông dân ............................................................................................. 36 2.2.5. Nhận xét đặc điểm, tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dƣơng 1997 – 2010. ........................................................................................................................... 37 2.3. Giải pháp ...............................................................................................................44 2.3.1. Giải pháp chung .................................................................................................44 2.3.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................................48 KẾT LUẬN ..................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 62 PHỤ LỤC .....................................................................................................................66
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích, sản lƣợng lúa tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1986 – 2000 ............... 16 Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt ..................................................................... 31 Bảng 2.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1997 – 2010......... 33 Bảng 2.3. Diện tích và sản lƣợng lúa tỉnh Bình Dƣơng 1997 – 2010 ........................... 34 Bảng 2.4. Số lƣợng gia súc và gia cầm ở Bình Dƣơng giai đoạn 1997 – 2010 ............ 35 Bảng 2.5. Cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp giai đoạn 1997 – 2010 .................. 38 Bảng 2.6. Một số mặt hàng xuất khẩu ........................................................................... 40
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu, giá trị ngành trồng trọt năm 1997 (%) ......................................... 32 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt năm 2010 (%) .......................................... 32 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp (%) ...................................................... 38
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng bị chi phối bởi các yếu tố địa lý, dân cƣ, tập tục, truyền thống văn hóa. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra triển vọng và thách thức lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng khóa VI và định hƣớng về nông nghiệp của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần VII đã chỉ rỏ: “Phát triển nông nghiệp bền vững theo hƣớng sản xuất với loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu và đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng các khu đô thị, khu công nghiệp tại chỗ và thị trƣờng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc chuyển sang một nền nông nghiệp sạch và phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17; tr. 25]. Mặt khác, những thành tựu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng có đóng góp quan trọng của các chính sách kinh tế nông nghiệp. Chính sách kinh tế nông nghiệp thực sự trở thành cơ sở, nền tảng quan trọng cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm việc làm, góp phần mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của một địa phƣơng, một quốc gia và cả khu vực trong xu thế toàn cầu hóa. Nâng cao tác động tích cực của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng sẽ góp phần thực hiện tốt công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói riêng, thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nói chung. Nghiên cứu sự tác động của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng trong những năm 1997 – 2010. Đặc biệt năm 1997 là năm Bình Dƣơng tái thành lập tỉnh, và đây cũng là giai đoạn cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế 1
- đối ngoại. Đồng thời, thời gian này là giai đoạn tỉnh Bình Dƣơng tiến hành các kỳ Đại hội Đảng Bộ lần thứ VI, VII, VIII. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao sự tác động tích cực và tìm ra những tồn tại, những hạn chế cần khắc phục của chính sách kinh tế này đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dƣơng là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nông nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa 1997 – 2010” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu tác động của chính sách kinh tế đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bình Dƣơng từ năm 1997 – 2010. Từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp để nâng cao tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế những tác động tiêu cực, những mặt yếu, kém còn tồn tại, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà nói riêng, nƣớc ta nói chung. Trình bày, phân tích những tác động của chính sách kinh tế đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bình Dƣơng. Đồng thời đánh giá một cách khách quan những tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế của chính sách kinh tế đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà. 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tìm hiểu về chính sách kinh tế nông nghiệpvà tác động của nó đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bình Dƣơng, bao gồm việc phát triển trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia đình và chăn nuôi trang trại với quy mô lớn. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tìm hiểu giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề xuyên suốt và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều học giả trong nƣớc và trên thế giới. Bàn về chính sách phát triển 2
- kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, các tác phẩm đề cập đến mà chúng ta có thể kể đến đó là các tài liệu do cơ quan chức năng đƣơng thời phát hành, công bố. Các sách chuyên khảo, các bài viết trên báo, tạp chí nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Khi nói về Bình Dƣơng thì không thể không nhắc đến tập tài liệu mang tên “Bình Dương – Đất nước – Con người”. Đây là tập tài liệu mà thƣ viện tỉnh Bình Dƣơng đã sƣu tầm, tuyển chọn, tổng hợp và sắp xếp những bài viết của các học giả, nhà văn, phóng viên báo chí trong ngoài tỉnh đã viết và đƣợc đăng trong các sách, báo, tạp chí địa phƣơng. Ấn phẩm phát hành trong dịp kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển (1698 - 1998). Với những thông tin tổng hợp đƣợc một cách khái quát, các tác giả đã giúp cho bạn đọc gần xa hiểu thêm về quê hƣơng, đất nƣớc và con ngƣời Bình Dƣơng với những nội dung: Địa danh Bình Dƣơng, lịch sử, kinh tế, văn hóa – nghệ thuật, ngƣời Bình Dƣơng, sinh hoạt xã hội. Riêng chƣơng kinh tế (42/219 trang) có 16 trang nói về nông nghiệp dƣới nhiều góc độ khác nhau, nhƣng đều đề cập đến sự phát triển nông nghiệp và vấn đề đầu tƣ nƣớc ngoài vào Bình Dƣơng. Tác phẩm “Bình Dương – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI” đƣợc xuất bản vào năm 2003. Tác phẩm có nội dung phản ánh, lý giải khái quát và tƣơng đối toàn diện về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời đúc rút, tổng kết những bài học thành công và những vấn đề nảy nh của địa phƣơng nhằm cung cấp nguồn thông tin đa chiều, bổ ích và có giá trị tới đông đảo bạn đọc. Sách không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản mà còn giúp bạn đọc làm quen với đất nƣớc, con ngƣời Bình Dƣơng, thấy đựợc bức tranh toàn cảnh trong phát triển kinh tế - xã hội, với đặc điểm nổi bật là kinh tế, trong đó đề cập đến vấn đề nông nghiệp Bình Dƣơng trong những năm qua đang chuyển mình theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa, tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, đƣa tốc độ phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung đến mức cao nhất. Các Niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương năm 1997, 2000, 2005, 2010. Là tập tài liệu quan trọng thống kê những số liệu cơ bản phản ánh động thái và thực trạng 3
- kinh tế - xã hội của cả tỉnh Bình Dƣơng. Trong đó có rất nhiều trang thống kê về lĩnh vực nông nghiệp (khoảng 30 trang). Con số và sự kiện tỉnh Bình Dương bốn năm 1997 – 2000 và năm năm 2001 – 2005, là sách do cục Thống Kê Bình Dƣơng xuất bản. Sách giới thiệu những thành tựu kinh tế, văn hóa, giáo dục... của tỉnh Bình Dƣơng trong các năm. Tóm lại, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, trong những năm gần đây, có khá nhiều sách báo, tƣ liệu viết về Bình Dƣơng và sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhƣng hầu hết đều gắn kết, đan xen những nội dung cơ bản về quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời, với các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội… Những tƣ liệu viết về chính sách kinh tế nông nghiệp và tác động của nó đối với sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp Bình Dƣơng phần lớn đều ở góc độ tổng hợp, thống kê, báo cáo, quy hoạch, chƣa có một tác giả, tác phẩm nào chuyên khảo sát về nông nghiệp Bình Dƣơng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa 1997 – 2010. Tuy nhiên, đáng chú ý là công trình nghiên cứu có liên quan về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của TS. Nguyễn Văn Hiệp với nhan đề “Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương (1945 - 2007)”. Ấn phẩm tập trung giới thiệu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng hơn 60 năm qua (1945 - 2007) và tầm nhìn đến năm 2020 làm tiền đề cho công cuộc xây dựng kinh tế xã hội. Song đóng góp này cũng chỉ giới hạn trong sự phát kinh tế nông nghiệp mà chƣa làm rõ đƣợc tác động của các chính sách phát triển nông nghiệp đối với nông nghiệp Bình Dƣơng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vì vậy, với mong muốn phản ánh đầy đủ và rõ ràng về vấn đề “Tác động của các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp đối với nông nghiệp Bình Dƣơng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ năm 1997 – 2010”, cũng nhƣ phân tích những mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng là động lực thôi thúc tôi tìm hiểu vấn đề này. Đề tài này với tinh thần kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu trƣớc đây về những chuyển biến kinh tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng, đồng thời bƣớc đầu tham gia 4
- tổng kết thực tiễn, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dƣơng trong 13 năm, đƣa ra định hƣớng cho việc nâng cao tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do hạn chế về thời gian, nguồn tƣ liệu tiếp cận và do năng lực hạn chế nghiên cứu của bản thân nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, với những nỗ lực và cố gắng, tôi hi vọng, đề tài sẽ góp phần nào làm rõ đƣợc tác động của các chính sách kinh tế nông nghiệp đối với sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Bình Dƣơng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ năm 1997 – 2010, đƣa ra những định hƣớng, giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính sách kinh tế vào cơ cấu nông nghiệp ở Bình Dƣơng, đồng thời hạn chế những bất cập trong chính sách này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài này nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo của khóa luận là phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc vận dụng để nghiên cứu các chính sách kinh tế nông nghiệp của Bình Dƣơng trong các giai đoạn 1986 - 1997 và 1997 - 2010, nghiên cứu về tình hình phát triển của kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, so sánh mức độ chuyển biến của cơ cấu kinh tế nông nghiệp dƣới tác động của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tƣơng ứng. Phƣơng pháp logíc sử dụng nhằm khái quát, rút ra nhận xét về sự phát triển, đặc thù của kinh tế nông nghiệp Bình Dƣơng và xu hƣớng vận động của kinh tế nông nghiệp Bình Dƣơng trong bối cảnh lịch sử mà khóa luận đề cập. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm bổ sung cho hai phƣơng pháp chính trong quá trình nghiên cứu. 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỚC NĂM 1997 1.1. Điều kiện tự nhiên Bình Dƣơng là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, vốn là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xƣa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một đƣợc thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dƣơng và một phần tỉnh Bình Long. Tỉnh Bình Dƣơng lúc bấy giờ gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã (ngày 30 tháng 8 năm 1957) trong đó các quận là Quận Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Trị Tâm và Củ Chi. Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc (gồm hai tỉnh Bình Long và Phƣớc Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhƣng đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 lại tách ra thành hai tỉnh nhƣ cũ là Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km2 chiếm 0,83% diện tích cả nƣớc và xếp thứ 42/61 tỉnh, thành về diện tích tự nhiên. Bình Dƣơg nằm trên vĩ độ 10052’00’’ đến 11030’00’’ vĩ độ Bắc và trên kinh độ từ 106020’00’’ đến 106057’00” [2; tr. 16], là một tỉnh nằm ở vị trị chuyển tiếp giữa sƣờn phía Nam của dãy Trƣờng Sơn, nối Nam Trƣờng Sơn với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Bình Dƣơng là tỉnh có địa hình ở dạng thoải, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn tổng thể, Bình Dƣơng có nhiều vùng địa hình khác nhau nhƣ vùng địa hình núi thấp có lƣợn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng (chiếm phần lớn diện tích: 55% diện tích của tỉnh), vùng thung lũng bãi bồi... Ngoài ra, tỉnh còn có các ngọn núi thấp là núi Châu Thới thuộc huyện Dĩ An và núi Cậu nằm ở huyện Dầu Tiếng. 6
- Khí hậu ở Bình Dƣơng cũng nhƣ khí hậu của các tỉnh khác ở Nam Bộ, là tỉnh nằm trong vùng cận xích đạo nên khí hậu ở đây nắng nóng, mƣa nhiều và độ ẩm khá cao. Bình Dƣơng cũng là tỉnh chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng nổi bật là sự phân hóa khí hậu thành hai mùa rỏ rệt, là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ khoảng tháng 4, 5 kéo dài đến tháng 10, 11, tập trung tới 85 đến 90% trữ lƣợng mƣa cả năm nên thời tiết thƣờng mát mẻ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô kéo dài từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 với trữ lƣợng mƣa ít do đó nắng nóng và khô hạn gay gắt nhất. Ở Bình Dƣơng tính biến động khí hậu ít hơn so với các tỉnh miền Trung, miền Bắc, điều này thể hiện trong sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm hằng ngày. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26oC - 27oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 4 với giá trị 28,70C, tháng thấp nhất là tháng 12 với 24,7oC [2; tr. 85, 87, 93 ]. Lƣợng nƣớc mƣa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Toàn vùng ít có lụt, hầu nhƣ không có bão nên thời tiết rất thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp: Hồ tiêu, cà phê, khoai sắn và các cây ăn trái lƣu niên [46; tr. 35 - 36]. Địa phận Bình Dƣơng có 3 con sông lớn chảy qua là sông Bé, sông Sài Gòn và sông Đông Nai. Đây là những con sông mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát cùng với những cánh đồng chạy dọc theo sông Đồng Nai, tạo nên những vùng lúa năng xuất cao và những vƣờn cây ăn trái sai trĩu quả (Lái Thiêu). Ngoài ba con sông lớn này, Bình Dƣơng còn có nhiều con rạch và sông, suối nhỏ khác đã tạo nên một mạng lƣới giao thông thủy thuận tiện khiến cho Bình Dƣơng có thể kết nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lƣu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, hệ thống sông này còn là hệ thống cung cấp nƣớc mặt phong phú với trữ lƣợng hàng trăm triệu mét khối phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, là hệ thống lƣới điện có tổng công suất là 275MVA, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân [26; tr. 28]. Do ảnh hƣởng bởi vị trị địa lý nên đất đai Bình Dƣơng rất đa dạng, phong phú về chủng loại: đất xám, đỏ vàng, dốc tụ, phù sa, đất phèn và đất sói mòn trơ sỏi đá. Trong đó, đất xám trên phù sa cổ có diện tích khoảng 142.444 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều 7
- loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất đỏ vàng trên phù sa cổ có khoảng 65.243 ha, đất dốc tụ khoảng 32.848 ha, nằm ở các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, một ít ở Thủ Dầu Một, dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, cây ăn trái chịu đƣợc hạn (mít, điều). Đất phù sa có 15.725 ha nằm rải rác ở nhiều huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An, loại đất này phù hợp với cây lúa và một số cây ăn trái [2; tr. 100]. Về tài nguyên, Bình Dƣơng là một vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, chứa đựng nhiều loại tài nguyên có giá trị quý giá nhƣ: tài nguyên rừng (có 18.257,5 ha chiếm 6,72% diện tích tự nhiên năm 1989) [2; tr. 123], tài nguyên khoáng sản… Rừng ở Bình Dƣơng phát triển mạnh, đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, giáng hƣơng, sao, trắc, lồ ô), nhiều loại thảo mộc có thể làm thuốc: bạch truật, đảng sâm, sâm đất, can thảo, hà thủ ô [1; tr. 14], nhiều loài cây thực phẩm: nấm, măng rừng, củ mài, tàu bay, nhiều loại trái cây (ƣơi, dâu) và nhiều loại động vật: hổ, báo, thỏ, sóc, lợn lòi, nai, hƣơu, tê giác, voi… [21; tr. 214 - 215]. Bên cạnh những giá trị kinh tế mà tài nguyên rừng mang lại, Bình Dƣơng còn chứa đựng tiềm ẩn không ít các loại khoáng sản, đặc biệt là các loại đất cao lanh, sét trắng, sét màu, đá xanh, đá ong. Đây chính là nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, phát triển các làng nghề gốm sứ, sơn mài… Với vị trị địa lý gần nhƣ là trung tâm của khu vực Đông Nam Bộ, Bình Dƣơng là đầu mối giao thông rất quan trọng không chỉ nối liền các vùng trong và ngoài tỉnh mà còn là quốc gia và quốc tế. Gần sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, trên trục giao thông quốc lộ 1A, quốc lộ 51, 22. Trong đó, có hai tuyến đƣờng chiến lƣợc rất quan trọng là quốc lộ 13 và 14. Con đƣờng quốc lộ 13, xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy qua tỉnh lên đến địa phận Bình Phƣớc, nối liền với hai nƣớc bạn Campuchia và Thái Lan. Đƣờng quốc lộ 14 đi từ Tây Ninh qua địa phận Bình Dƣơng (qua Dầu Tiếng) và nối liền với Bình Phƣớc và xuyên suốt cả vùng Tây Nguyên rộng lớn. Giao thông thủy cũng khá phát triển, nối liền với các cảng phía Nam, với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. 8
- Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên đã góp phần quan trọng đến sự chuyển biến kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng mà trƣớc hết, là sự ảnh hƣởng đến loại hình kinh tế. 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Không nằm ngoài nền kinh tế chung của đất nƣớc, kinh tế của Bình Dƣơng cũng xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nƣớc với cƣ dân bản địa là ngƣời Stiêng, Chơro, Mạ, MNông… Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam cũng bắt đầu bƣớc vào giai đọan khủng hoảng, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc rồi đến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã phá vỡ tính thống nhất của đất nƣớc và dân tộc. Chiến tranh, thuế khóa, sƣu dịch nặng nề đã đẩy hàng loạt nông dân vào cảnh phá sản, xiêu tán. Đây chính là lực lƣợng cƣ dân khai phá ra những vùng đất phì nhiêu, trong đó có Bình Dƣơng. Tiếp đến thế kỷ XVII, với những chính sách chiêu mộ dân khai hoang lập ấp của các chúa Nguyễn, đi song song với cƣ dân ngƣời Việt là truyền thống canh tác lúa nƣớc của đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ đã xuất hiện ở vùng đất Bình Dƣơng xƣa. Đó là những cơ sở hình thành nền kinh tế nông nghiệp lúa nƣớc của vùng đất Bình Dƣơng. Nhìn chung, địa hình của Bình Dƣơng đặc trƣng cho vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi cao Nam Trƣờng Sơn và đồng bằng thấp Nam Bộ, có nhiều gò đồi, không có những dải đồng bằng rộng lớn thẳng cánh cò bay nhƣ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Vì thế ở đây hầu nhƣ không có những địa chủ lớn. Ở Bình Dƣơng lúc này có hai loại ruộng chính là sơn điền và thảo điền. Đặc điểm này đã tạo ra nét đặc trƣng riêng cho cơ cấu nông nghiệp của Bình Dƣơng trong các giai đoạn sau, đó là đất dành cho trồng lúa không nhiều, năng xuất lao động không cao, chi phí sản xuất lớn vì thế cây ngô, cây sắn, khoai lang trở thành cây lƣơng thực thay thế cho cây lúa. Mặt khác, với sự ƣu đãi của thiên nhiên, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, đa dạng và phong phú về chủng loại đã tạo điều kiện cho vùng đất này phát triển mô hình kinh tế vƣờn 9
- trồng các loại cây lƣơng thực - thực phẩm, cây ăn trái. Từ đó, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa cũng dần xuất hiện. Bên cạnh, tài nguyên đất, Bình Dƣơng còn có một khối lƣợng đồ sộ nguồn tài nguyên, đó là: đá, đá xanh, cát, cuội, sỏi xây xây dựng, sạn trắng, đất sét trắng, sét màu, đặc biệt nhất là mỏ Cao lanh và rừng gỗ nhiệt đới bạt ngàn [2; tr. 60 - 69]. Đó là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dƣơng sớm hình thành. Một trong những nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng của Bình Dƣơng vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay: Gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, mộc. Những sản phẩm của các nghề thủ công này đã thể hiện đƣợc sự năng động, sáng tạo, chịu khó và phần nào phản ánh đƣợc bộ mặt xã hội đƣơng thời, vì thế mà ngày một nổi tiếng trở thành những sản phẩm hàng hóa trên khắp vùng đất Nam Kỳ. Đến thế kỷ XIX, cùng với việc tiến hành chiến tranh xâm lƣợc và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều đồn điền cao su, cà phê xuất hiện, ngành công nghiệp chế biến và hệ thống giao thông phát triển mạnh, nhƣ các tuyến đƣờng sắt, đƣờng bộ đƣợc xây dựng để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển tài nguyên, hàng hóa giữa các vùng, đặc biệt là chuyển từ khu vực Bình dƣơng về Sài Gòn. Mặc dù, sự ra đời của hệ thống đồn điền cao su, các nhà máy chế biến, các cơ sở nông nghiệp chỉ đáp ứng cho mục đích khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhƣng cũng chính nó đã mang lại cho ngƣời Bình Dƣơng một cái nhìn đa chiều hơn về cách thức làm ăn, phƣơng thức quản lý và rèn luyện tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Hàng loạt các loại giống mới đƣợc đƣa vào gieo trồng thử nghiệm (trà, ca cao, dứa, bông vải, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu…) đã mở đầu cho thời kỳ đa dạng hóa và thay đổi cơ cấu trồng trọt của nƣớc Việt Nam nói chung và cơ cấu trồng trọt truyền thống ở Bình Dƣơng nói riêng. 1.2.2. Đặc điểm xã hội 1.2.2.1. Dân cƣ, dân số Bình Dƣơng vốn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, ít đƣợc khai phá, cƣ dân sở tại là ngƣời dân tộc thiểu số Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, MNông sinh sống. 10
- Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bình Dƣơng bắt đầu xuất hiện lớp cƣ dân mới, họ là những cƣ dân xiêu tán của vùng Ngũ Quảng, do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc (cƣớp đoạt ruộng đất, sƣu cao, thuế nặng, bắt phu, bắt lính…), thiên tai, lũ lụt liên miên, đã đẩy họ đến chỗ khốn cùng, đói chết. Ban đầu, số lƣợng ngƣời Việt di cƣ vào rất ít, lẻ tẻ, rời rạc và tự phát nhƣng càng về sau quá trình di cƣ trở nên quy mô hơn, lớn hơn, đặc biệt là sau sự kiện năm 1618, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Preachey Chettha II. Và tiếp đó, đến năm 1658, khi vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân xin làm phiên thần của chúa Nguyễn và “triều nạp” đã tạo điều kiện thuận lợi cho làn sóng di cƣ của lƣu dân ngƣời Việt vào phƣơng Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau nhiều đợt di dân tự phát tiến vào phƣơng Nam, năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào phƣơng Nam kinh lƣợc, thiết lập cơ cấu hành chính, lập phủ Gia Định “lấy đất lập Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên... lập sổ bộ đinh điền”[23; tr. 12], chuẩn định thuế má, quản lý dân cƣ, thu thuế và xác lập cƣơng vực đất nƣớc. Chúa Nguyễn thấy nơi đây đất đai còn quá rộng, phần lớn chƣa đƣợc khai phá nên đã tiến hành ngay việc “chiêu mộ lƣu dân vô Nam”. Chính những chính sách khẩn hoang này đã mang đến vùng đất Bình Dƣơng xƣa nhiều cƣ dân mới với tổ chức quy mô rất. Bên cạnh làn sóng di cƣ của cƣ dân Việt, còn có nhiều cƣ dân khác, trong số đó không thể không kể đến lớp cƣ dân ngƣời Hoa. Năm 1679, do việc tranh chấp quyền lực giữa các dòng họ - tập đoàn phong kiến Mãn - Minh, có khoảng 3.000 ngƣời Trung Quốc có cầm đầu đã chạy sang Đại Việt xin tỵ nạn. Đƣợc chúa Nguyễn chấp thuận, một bộ phận ngƣời Hoa đã sáp nhập, định cƣ tại vùng đất Bình Dƣơng. Hơn nữa, sau Hòa ƣớc Thiên Tân (1885) giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh đƣợc ký kết, một bộ phận ngƣời Hoa đã đến Bình Dƣơng sinh sống và trở thành cƣ dân nơi đây. Nhƣ vậy, do quá trình Nam tiến diễn ra liên tục, nên số cƣ dân sinh sống ở Bình Dƣơng xƣa đã lên tới 230.000 ngƣời [37; tr. 36]. Ngoài lớp cƣ dân nông nghiệp, 11
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
52 p |
40 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài đinh mật hoặc Đinh thối (Fernandoa brilletii) phân bố tại huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
69 p |
26 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nông thôn trong truyện ngắn của Kim Lân
54 p |
42 |
9
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của BA, NAA và dịch chiết đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya (Cattleya sp.) in vitro
121 p |
60 |
9
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản bơ hass tại Moshav Habonim, Haifa, Israel
50 p |
33 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật phân giải xenlulo được phân lập từ các mẫu đất dưới tán rừng thông đuôi ngựa (Piius massoniana) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
61 p |
33 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) trong giai đoạn vườn ươm
65 p |
21 |
7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh
48 p |
31 |
6
-
Khóa luận tốt nghiệp Nông lâm kết hợp: Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết từ lá Long não (cinnamomum camphora ) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
83 p |
28 |
6
-
Khóa luận tốt nghiệp Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passitflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên
65 p |
32 |
6
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học Kỹ thuật xét nghiệm y học: Khảo sát nồng độ PTH ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Thận Hà Nội năm 2022
78 p |
7 |
5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân lực tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
98 p |
11 |
4
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Phát triển thị trường tương lai nông sản tại Việt Nam
99 p |
4 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
106 p |
6 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát nồng độ CA 19-9, CA 72-4 và CEA ở các bệnh nhân có bệnh lý gan mật tại bệnh viện Bạch Mai năm 2020
68 p |
6 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế
70 p |
6 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu nông sản bằng thư tín dụng LC tại Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt D.E.L.T.A
88 p |
11 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)