intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn tại thành phố Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát, phân tích để đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn từ đó đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững rau an toàn của thành phố Ninh Bình trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn tại thành phố Ninh Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– NGUYỄN DUY TÙNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– NGUYỄN DUY TÙNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47- KTNN- N01 Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương Thái Nguyên 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng của sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng nói chung với Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa kiến thức đã học, kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của nghành kinh tế nông nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo và hướng dẫn chúng em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình tới các lãnh đạo, chuyên viên tại phòng Trồng trọt, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Ninh Bình đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết cũng như tham gia góp ý để em thực hiện nghiên cứu đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này. Trong quá trình học tập và làm báo cáo, em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Duy Tùng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Năng suất và sản lượng RAT ở thành phố Ninh Bình.................... 30 qua các năm ..................................................................................................... 30 Bảng 4.2 Diện tích, năng xuất , sản lượng phân bổ rau tại các phường trên địa bàn thành phố Ninh Bình ................................................................................ 31 Bảng 4.3. Thị trường tiêu thụ rau an toàn tại thành phố tính % theo ............ 32 sản lượng ......................................................................................................... 32 Bảng 4.4 Chênh lệch giá RAT và RTT tại thành phố Ninh Bình ................... 33 Bảng 4.5 Tổng diện tích, sản lượng và năng suất của các hộ điều tra ............ 39 Bảng 4.6 Đặc điểm các hộ trồng rau trên địa bàn ........................................... 40 Bảng 4.7 Chi phí sản xuất rau của hộ trên một sào......................................... 41 Bảng 4.8 Bảng chi phí giá tiền giống/sào ....................................................... 42 Bảng 4.9 Chi phí và thu nhập của người nông dân/sào .................................. 42 Bảng. 4.10 Hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất rau trên địa bàn ................. 43 Bảng4.11 Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn và không an toàn .. 48
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 4.1 Cơ cấu cây trồng thành phố Ninh Bình năm 2019 ...................... 26 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích Rau ở thành phố Ninh Bình qua các năm ....... 29 Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị rau an toàn tại thành phố Ninh Bình ........................ 36
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT RAT: rau an toàn RTT: rau thông thường HTX: hợp tác xã NN & PTNT : nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐVT: đơn vị tính DV: dich vụ LĐ : lao động BVTV : bảo vệ thực vật
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.1 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2 1.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.1.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị............................................................................ 4 2.1.2. Phân tích chuỗi giá trị ............................................................................. 5 2.1.3. Ý nghĩa của phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển bền vững sản phẩm .................................................................................................. 6 2.1.4.Vai trò của phân tích chuỗi giá trị ............................................................ 7 2.1.5. Khái niệm về rau an toàn ...................................................................... 10 2.1.6. Quy trình trồng trọt rau an toàn ............................................................ 10 2.1.7. Tiêu chuẩn Rau An Toàn ...................................................................... 11 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13 2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới ......................................... 13 2.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn tại Việt Nam ........................................ 14 2.2.3 Kết luận .................................................................................................. 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 18
  8. vi 3.3. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................. 18 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 18 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 18 3.5.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 20 3.5.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Ninh Bình ................. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Thành phố Ninh Bình ............................. 26 4.2. Kết quả thực tập ...................................................................................... 28 4.2.1. Thực trạng chuỗi giá trị rau an toàn của Thành phố Ninh Bình .......... 28 4.2.1.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ Rau an toàn tại thành phố .................. 32 4.2.2 Thực trạng chuỗi au an toàn thành phố Ninh Bình thông qua điều tra .. 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 52
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân đang được đặt ra ngày càng cao. Trong đó nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng, nhất là trong các thành phố. Thành phố Ninh Bình được xem là vùng sản xuất chuyên canh rau màu và hoa các loại, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Người nông dân thành phố năng động, sáng tạo, biết cách ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên đã góp phần tăng năng suất, giá trị trên từng ha canh tác. Bên cạnh đó, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, giá trị GRDP năm 2018 đạt 36,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,72% so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt khoảng 48,5 triệu đồng, tăng 9,9 triệu đồng so với năm 2015. Quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã gắn liền với việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững. Tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhiều sản phẩm có lợi thế, gắn kết thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế bền vững dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ, nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn: mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo hướng VietGAP; mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; mô hình sản xuất đảm bảo an toàn sinh học; mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học... Tuy nhiên việc sản xuất rau an toàn hiện nay tại thành phố Ninh Bình vẫn còn tồn tại một số những khó khăn nhất định như thực hiện quy hoạch diện tích trồng rau an toàn trên toàn thành phố. Nâng cao sản lượng rau an
  10. 2 toàn lên gấp đôi hiện nay nhằm cung cấp đặt khoảng 70% như cầu rau sạch của thành phố, sự liên hệ giữa các mấu chốt trong chuỗi hệ thống giá trị từ người nông dân cho đến thương lái , nhà bán sỉ-nhà bán lẻ-siêu thị .... từ công tác thu hoạch , đóng gói , bảo quản, nhãn hiệu và vận chuyển đến việc tăng cường sự nhận biết sản phẩm rau an toàn và sử dụng trong người tiêu dùng vẫn còn yếu kém . Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu chuỗi giá trị ran an toàn. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths.Nguyễn Thị Hiền Thương em đã tiến hành nghiêm cứu đề tài Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn tại thành phố Ninh Bình. 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Khảo sát, phân tích để đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn từ đó đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững rau an toàn của thành phố Ninh Bình trong những năm tiếp theo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị và giá trị gia tăng của từng tác nhân tham gia rau an toàn của tỉnh trong những năm 2018 - Xác định những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức của các khâu trong chuỗi giá trị rau an toàn - Đề xuất những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị rau an toàn từ năm 2019 - Chương trình hành động nhằm nâng cấp chuỗi giá trị rau an toàn từ năm 2019
  11. 3 1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn tại một thành phố, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và thu nhập về rau an toàn - Ý nghĩa thực tiễn: Giải pháp về chính sách để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, một địa phương mà rau có vị trí quan trọng trong sinh kế cũng như trong đời sống kinh tế xã hội. Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này được chính quyền địa phương tham khảo, vận dụng vào địa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại.(Kaplins Rapheal 1999, Kaplinsky & Morris 2001) đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sửdụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi. [7] Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là: một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng v.v... Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người ản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985).
  13. 5 Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là: một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ...) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (phương pháp tiếp cận toàn cầu). Lợi ích to lớn của việc phân tích chuỗi giá trị là nhận định được bản chất và phạm vi của các rào cản đối với việc tham gia vào chuỗi. Kết quả là có thể giải thích được các đầu mối phân phối trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như sự phát triển của các mối quan hệ này qua thời gian (Kaplinsky and Morris 2001). 2.1.2. Phân tích chuỗi giá trị Giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từđó có các giả pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững . [7] Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị luôn có hai nội dung. Thứ nhất, liên quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trịgia tăng lớn hơn trong tương lai. Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị trường! Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗtrợ để nâng cấp chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị có một loạt các phương pháp khác nhau. Chúng được nhóm vào ba bước cơ bản. Phương pháp quan trọng nhất và cốt lõi của bất kỳ phân tích nào là lập bản đồ chuỗi giá trị. Xây dựng trên một bản đồ chuỗi giá trị, các phân tích bổ sung có thể trở nên cần thiết tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin.Sau đây là ba bước chính. Với mỗi bước này, các nguyên tắc và bí quyết quyết sản xuất cơ bản sẽ được trình bày:
  14. 6 Bước 1: Lập bản đồ chuỗi giá trị Bước 2: Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị Bước 3: Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị 2.1.3. Ý nghĩa của phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển bền vững sản phẩm Phương pháp tiếp cận CGT có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển bền vững sản phẩm/ ngành hàng, nhất là sản phẩm nông nghiệp bởi vì: Phân tích CGT được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một tổ chức, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của tổ chức, của ngành hàng như thế nào. Phân tích CGT là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng... có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT Phân tích CGT có vai trò trung tâm trong việc xác định phân phối lợi ích – chi phí của những người tham gia trong chuỗi, từđó khuyến khích sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô. Giúp hình thành và phát triển các liên kết sản xuất dọc (hợp tác giữa các tác nhân tham gia chuỗi) và liên kết ngang (giữa từng khâu trong chuỗi) là cơ sở chính để sản phẩm tiếp cận thị trường một cách bền vững.
  15. 7 Giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu vào đến đầu ra và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng cao giá trịgia tăng của ngành hàng (giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt). Giúp quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn và tổ chức hậu cần (logistics) hiệu quả. Giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng. Giúp cho việc nâng cấp chuỗi giá trị kịp thời, hiệu quả từ việc nâng cao trách nhiệm từng tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi. Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm. Michael Porter (1985), Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính. Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001). Đối với Việt Nam, kể từ năm 2000 các nghiên cứu về phân tích chuỗi giá trị nói chung được chú ý, một số nghiên cứu sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản đã sử dụng tiếp cận chuỗi giá trịđể phân tích, ví dụ như các báo cáo nghiên cứu rau và rau an toàn ở An Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, bưởi ởVĩnh Long, thanh long ở Bình Thuận, trái bơở DakLak, nho ở Ninh Thuận, 2.1.4. Vai trò của phân tích chuỗi giá trị Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tảđể xem xét các tương tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những lợi thế khác nhau ở chỗ, nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên cơ sở các hàng hóa có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác nhau và hiểu được các quy trình kinh tế thường chỉ được nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu (thường bỏ qua sự khác biệt mang tính địa phương của các quy trình) hoặc ở tầm quốc gia/địa phương (thường hạ thấp các lực lượng rộng lớn hơn tạo nên thay đổi về kinh
  16. 8 tế xã hội và lập chính sách). Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân tích chuỗi giá trị, mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị như được áp dụng trong nông nghiệp cũng rất đáng lưu ý . Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là: Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ hóa mang tính hệ thống những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các sản phẩm) cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước ( Kaplinsky và Morris 2001). Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trong việc xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia rong chuỗi, bao gồm: Phân tích chênh lệch giá và lợi nhận trong chuỗi, xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi, những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất. Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị nhằm mục đích nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi.Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây. Cuối cùng phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản lý trong chuỗi giá trị.Quản trị trong chuỗi giá trị nhằm nói đến cơ cấu của mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Sau đây sẽ là hình minh hoạ phương pháp sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của phương pháp chuỗi giá trị có được từ đánh giá các mối liên kết trong và giữa những bên tham gia thông qua lăng kính của các vấn đề về quản trị, nâng cấp và lưu ý về phân phối. Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết này trong một mạng lưới,
  17. 9 có thể đưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn, và hơn thế nữa, hiểu hơn về tác động ngược lại của chúng trong toàn chuỗi Nông dân/Nhà SX Quản trị Nâng cấp Vấn đề về phân phối Chế biến/ Thương lái Quá trình Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Thương lái Xuất khẩu Quản trị Thương lái nước ngoài Nâng cấp Vấn đề về phân phối Nhà phân phối nước ngoài Nhà bán lẻ nước ngoài Sơ đồ.Phân tích chuỗi giá trị ( Nguồn Rich 2004 )
  18. 10 2.1.5. Khái niệm về rau an toàn Khái niệm của Bộ NN & PTNT Trong chương trình phát triển Rau An Toàn, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thôn đã thống nhất đưa ra khái niệm về rau an toàn như sau: Những sản phẩm rau tươi ( bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng nhơ đặc tính của nó. Hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường .., thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “ rau an toàn ” 2.1.6. Quy trình trồng trọt rau an toàn 2.1.5.1. Yêu cầu về đất trồng Đất phải không chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung,bệnh viện, nghĩa trang, có nghĩa là các chất độc hại cho người và cho môi trường.Sau một vụ sản xuất, đất phải được phơi 2-3 ngày sau đó phải được xới tơi để trồng tiếp. 2.1.5.2. Yêu cầu về phân bón Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoại mục, tuyệt đối không được dung các loại phân hữu cơ còn tươi. Số lượng phân phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt với rau ăn lá kết thúc phân bón trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày. 2.1.5.3. Nước tưới Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông hồ lớn không bị ô nhiễm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ các khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, tù đọng. 2.1.5.4. Phòng trừ sâu bệnh Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, ít độc hại cho người và môi trường:
  19. 11 Giống: Chọn giống tốt, các cây giống phải xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm. Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để hạn chế các điều kiện và các nguồn phát sinh các loại dịch trên rau. Chú ý thực hiện các chế độ luân canh Lúa – Rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm bớt các loại sâu tơ và các loại sâu hại khác. Một số loại rau cần phải trang bị nhà lưới chống sự xâm nhập của sâu bệnh - Dùng thuốc: Dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. 2.1.7. Tiêu chuẩn Rau An Toàn Tiêu chuẩn VietGAP đã được Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008 và đã phát huy tác dụng, nhưng để biết được cụ thể VietGAP Quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP *Chọn đất trồng - Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau - Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại. *Nguồn nước tưới - Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý. *Giống - Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch bệnh. *Phân bón - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau và phân vi sinh *Phòng trừ sâu bệnh. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management)
  20. 12 - Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý. - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: + Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau. + Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người. + Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc). *Sử dụng một số biện pháp khác - Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn. - Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. *Thu hoạch - Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. - Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. * Sơ chế và kiểm tra Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. * Vận chuyển Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn. *Bảo quản và sử dụng Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2