intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định lượng thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ vàng ở Thanh Hóa

Chia sẻ: Dc Bac | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:55

652
lượt xem
150
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khí hậu Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây thuốc. Cho tới nay có khoảng 12000 loài thực vật được phát hiện, trong đó các loài được sử dụng làm thuốc chiếm khoảng 26-30%. Từ các chất có hoạt sinh học có nguồn gốc thiên nhiên, người ta tìm cách biến đổi cấu trúc hóa học của chúng thành các chất có hoạt tính sinh học mới cao hơn, ưu việt hơn những loại thuốc sản xuất hoàn toàn bằng con đường tổng hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu các hợp chất tự nhiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích và định lượng thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ vàng ở Thanh Hóa

  1. Khoá luận tốt nghiệp  Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Phân tích và định lượng thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ vàng ở Thanh Hóa  1 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  2. Khoá luận tốt nghiệp  Lời cảm ơn Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Th ị Hường đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Hoá h ọc - khoa Khoa h ọc t ự nhiên - trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn trung tâm giáo dục và phát triển sắc ký Việt Nam (EDC Vi ệt Nam) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.  2 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  3. Khoá luận tốt nghiệp  MỤC LỤC Trang Phần A: Mở đầu. 5 I. Lý do chọn đề tài 5 II. Mục đích nghiên cứu 6 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7 V. Giả thuyết khoa học 7 VI. Phương pháp nghiên cứu 7 VII. Tính mới mẻ của đề tài 7 Phần B: Nội dung 9 Chương I: Tổng quan 9 1.Sơ lược về thực vật, thành phần hoá học và ứng dụng của tinh dầu họ Gừng 9 1.1. Phân loại khoa học 10 1.2. Hệ thống phân loại 10 1.3. Sơ lược về các cây thuộc họ Gừng ở nước ta 10 2.Vài nét chung về thực vật và thành phần thân rễ cây nghệ vàng 20 2.1. Vài nét chung về thực vật cây nghệ vàng 20 2.2. Thành phần hoá học thân rễ cây nghệ vàng 21 3.Vài nét chung về tinh dầu 22 3.1. Phân loại tinh dầu 22 3.2. Trạng thái thiên nhiên và phân bố 23 3.3. Tính chất vật lý của tinh dầu 23  3 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  4. Khoá luận tốt nghiệp  3.4. Thành phần hóa học của tinh dầu 24 4.Một số nét cơ bản về lý thuyết sắc ký và phương pháp khôí phổ 25 4.1. Lý thuyết cơ bản về sắc ký 25 4.2. Lý thuyết sắc kí phân giải cao 27 4.3. Một số nét cơ bản về phương pháp phổ khối lượng 29 5.Xác định thành phần tinh dầu theo phương pháp dược điển Việt Nam 34 5.1. Phương pháp thu hái và bảo quản mẫu 34 5.2. Định lượng tinh dầu 34 6.Phương pháp xác định thành phần hoá học của tinh dầu 35 6.1. Phân tích trên máy sắc ký PACKARD – 428 35 6.2. Phương pháp sắc ký khí khối phổ ký liên hợp 36 Chương II. Thực nghiệm 37 1.Lấy mẫu 37 1.1. Địa điểm và điều kiện lấy mẫu 37 1.2. Cách bảo quản và chưng cất 37 2.Chưng cất tinh dầu 38 3.Chiết và bảo quản tinh dầu 38 4. Nghiên cứu thành phần hoá học tinh dầu bằng phương pháp sắc ký phân giải cao GC – MS 39 Chương III: Kết quả và thảo luận 40 I. Kết quả chưng cất tinh dầu thân rễ nghệ vàng 40  4 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  5. Khoá luận tốt nghiệp  II. Thành phần hoá học của tinh dầu thân rễ nghệ vàng 43 Phần C: Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 58 Phụ lục  5 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  6. Khoá luận tốt nghiệp  Phần A: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Khí hậu Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát tri ển c ủa các lo ại cây thuốc. Cho tới nay có khoảng 12000 loài thực vật được phát hiện, trong đó các loài được sử dụng làm thuốc chiếm khoảng 26-30%. Từ các ch ất có hoạt sinh học có nguồn gốc thiên nhiên, người ta tìm cách biến đổi cấu trúc hóa học của chúng thành các chất có hoạt tính sinh h ọc m ới cao h ơn, ưu vi ệt hơn những loại thuốc sản xuất hoàn toàn bằng con đường tổng h ợp. Vì v ậy, việc nghiên cứu các hợp chất tự nhiên rất quan trọng trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Cây nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa Linn, thuộc h ọ G ừng (Zingiberaceae) là một trong các loài cây cỏ có nhiều tác dụng. Không ch ỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình mà nó còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong dân gian, nghệ đã được tin dùng như phương thuốc hữu hiêụ để trị tụ huyết, máu cam, làm cao dán nh ọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành vết sẹo, trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt… Trong Đông y, thân rễ nghệ gọi là kh ương hoàng, rễ con gọi là uất kim thường dùng trị phong hàn, chậm có kinh, băng huyết, trị đau bao tử do thiếu axit, trị loét dạ dày…Gần đây, các nhà khoa h ọc còn phát hiện ra nghệ có thể làm giảm tỉ lệ mắc ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều ch ất ngh ệ. Tác dụng chống khối u có được nhờ đặc tính chống oxi hóa của curcumin trong nghệ. Do đó nghiên cứu loài cây này là rất cần thiết cho ngành công nghi ệp dược. Ngoài ra, màu vàng của nghệ là chất màu thiên nhiên được D ược đi ển công nhận với mã số E100 để nhuộm màu thực phẩm, dược phẩm thay th ế những chất màu tổng hợp.  6 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  7. Khoá luận tốt nghiệp  Trên thế giới cây nghệ vàng đã được nghiên cứu từ lâu. Ở nước ta, cây nghệ vàng cũng đã được nghiên cứu nhưng các nghiên cứu chủ y ếu tập trung vào việc nghiên cứu hoạt chất curcumin trong thân rễ nghệ vàng. Tinh d ầu nghệ cũng đã được nghiên cứu về thành phần hóa học. Tuy nhiên qua tham khảo các tài liệu thì ở Thanh Hóa chưa có nghiên cứu nào về tinh dầu ngh ệ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Phân tích và định lượng thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ vàng ở Thanh Hóa" nhằm phân tích thành phần hóa học tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng và so sánh thành ph ần hóa học tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng ở các vùng miền, các mùa trong năm để góp phần vào việc nghiên cứu và khai thác có hiệu quả cây nghệ vàng phục vụ cho ngành công nghiệp dược phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân. II. Mục đích nghiên cứu 1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về tinh dầu. 2. Tìm hiểu các phương pháp xác định thành phần tinh dầu trong cây ngh ệ vàng. 3. Xác định thành phần tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng trong địa bàn các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa. 4. So sánh hàm lượng, thành phần tinh dầu trong thân rễ ngh ệ vàng ở các đ ịa phương và tìm ra nguyên nhân, giải pháp để tăng hàm lượng tinh dầu của thân rễ cây nghệ vàng. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu: khái niệm, tính ch ất v ật lý, tính ch ất hóa học và thành phần hóa học của tinh dầu. 2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tinh dầu thân rễ cây ngh ệ vàng: đ ặc đi ểm và sự phân bố của cây nghệ vàng, thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng ở các vùng khác nhau. 3. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp xác định thành ph ần hóa h ọc của tinh dầu.  7 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  8. Khoá luận tốt nghiệp  4. Xác định thành phần tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng ở các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn ở tỉnh Thanh Hóa. So sánh hàm lượng và thành phần tinh dầu trong thân rễ cây nghệ vàng ở các địa phương và tìm ra nguyên nhân gi ải pháp để tăng hàm lượng tinh dầu của thân rễ cây nghệ vàng. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 1. Khách thể nghiên cứu: Tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng. 2. Đối tượng nghiên cứu: Thành phần tinh dầu thân rễ cây nghệ vàng ở các huyện Thọ Xuân, Tri ệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa. V. Giả thuyết khoa học Thành phần hóa học của tinh dầu ở các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa giống nhau nhưng tỉ lệ % tinh dầu trong thân r ễ cây ngh ệ vàng thì khác nhau. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu này để nghiên cứu tài li ệu v ề cây nghệ vàng, sơ lược về tinh dầu, các phương pháp xác định thành ph ần tinh dầu… nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài. 2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Sử dụng phương pháp này, tôi thu thập ý kiến khoa h ọc c ủa các gi ảng viên của trường đại học Hồng Đức, các ý kiến trên các trang webside hóa học để bổ trợ thêm cho đề tài nghiên cứu. 3. Phương pháp toán học Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thực nghiệm, tăng độ tin c ậy của các kết quả nghiên cứu. 4. Phương pháp sắc ký phổ  8 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  9. Khoá luận tốt nghiệp  Tôi sử dụng phương pháp này nhằm phân tích mẫu thực nghi ệm thu được tìm ra được thành phần hóa học của tinh dầu nh ằm giải quyết nhi ệm v ụ c ủa đề tài. VII. Tính mới mẻ của đề tài So sánh hàm lượng thành phần tinh dầu trong thân rễ cây nghệ vàng ở các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn ở tỉnh Thanh Hóa và tìm ra nguyên nhân giải pháp để tăng hàm lượng tinh dầu của thân rễ cây nghệ vàng.  9 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  10. Khoá luận tốt nghiệp  Phần B: NỘI DUNG Chương I. TỔNG QUAN 1. Sơ lược về thực vật, thành phần hoá học và ứng dụng của tinh d ầu họ Gừng (Zingiberaceae) Họ Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberaceae), là một họ của thảo mộc sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ thuộc loài thực vật một lá mầm. Họ Gừng theo các định nghĩa khác nhau bao gồm 46 - 52 chi và khoảng trên 1.000 loài. Theo dữ liệu của vườn quốc gia Kew mà APG III trích dẫn, họ này chỉ chứa 49 chi. Họ này phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yêú ở Nam và Đông Nam châu Á. Chi điển hình là Zingiber. Ở Việt Nam hiện biết khoảng 24 chi với hơn 115 loài khác nhau, trong đó nhi ều loài có giá trị. Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Hiện nay có nhiều loài được nhập từ nước ngoài về để phục vụ ngành hoa kiểng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân. Các loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá có các bẹ dài ôm lấy nhau làm thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có ph ần ph ụ gọi là lưỡi bẹ (ligule). Thân lá thường có mùi th ơm. Ở nhiều loài thân khí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân gi ả ra ngoài mang ở phần cuối 1 cụm hoa (chi Alpinia), nhưng có loài c ụm hoa n ằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất. Hoa không đều, đài hình ống, màu lục, tràng hình ống, phía trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên. Ch ỉ có m ột nh ị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn nứt phía trong. Một cánh môi hình bản lớn, màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và bi ến đ ổi thành, n ằm đ ối di ện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành hai nhị lép (vô sinh) nh ỏ n ằm 2 bên bao phấn (nhiều khi giảm chỉ còn lại những vảy nh ỏ, hoặc mất h ẳn).  10 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  11. Khoá luận tốt nghiệp  Bầu dưới có 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Vòi nhụy chui qua khe h ở gi ữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Quả nang, đôi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ. Mô của các loại cây trong họ này tiết ra tinh dầu có mùi đặc trưng. 1.1. Phân loại khoa học Giới (regnum): Plantae (không phân Angiosperms hạng): (không phân hạng) Monocots (không phân hạng) Commelinids Bộ (ordo): Zingiberales Họ (familia): Zingiberaceae 1.2. Hệ thống phân loại Gồm các phân họ sau: - Phân họ Siphonochiloideae: 1 chi Siphonochilus. - Phân họ Tamijioideae: 1 chi Tamijia. - Phân họ Alpinioideae: 20 chi, trong đó đáng chú ý là chi Alpinia- riềng, chi Amomum -đậu khấu và chi Elettaria - (tiểu) đậu khấu. - Phân họ Zingiberoideae: 30 chi, trong đó đáng chú ý là chi Curcuma - nghệ và chi Zingiber - gừng. 1.3.Sơ lược về các cây thuộc họ Gừng ở nước ta 1.3.1.Cây gừng vàng - Mô tả: Gừng vàng còn có tên là khương, tên khoa học là Zingiber oficinale Rosc, tên nước ngoài: Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp). Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo. Thông th ường, cây cao 0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ t ơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm).  11 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  12. Khoá luận tốt nghiệp  Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, ch ỉ có bẹ mà không có cu ống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài kho ảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím. - Nơi sống và thu hái: Chi Zingiber ở châu Á có khoảng 45 loài, Việt Nam có 11 loài. Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhi ệt đ ới và c ận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Qu ốc, Ấn Đ ộ, Nh ật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo. Cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng thường có hoa năm thứ 2. Ch ưa th ấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau 1 năm nếu không thu hoạch s ẽ có hi ện t ượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng m ạnh c ủa cây trùng với mùa hè-thu nóng và ẩm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng nh ững đo ạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nh ất vào mùa xuân. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Thân rễ (Rhizoma Zingiberis) thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can kh ương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít  12 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  13. Khoá luận tốt nghiệp  nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính). - Thành phần hóa học: Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các h ợp ch ất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β- farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành ph ần ch ủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β- phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. - Tác dụng: Gừng vàng đã được các thầy thuốc ph ương Đông dùng làm thuốc từ hơn 2.000 năm nay. Trong Đông y, cây gừng cho các vị thuốc sau: + Sinh khương: Gừng sống, vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng tán hàn gi ải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho. Sinh kh ương đ ược x ếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. + Tiên khương: Gừng tươi. + Khương bì: Vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù. + Ổi khương: Gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín (hoặc nướng chín), có tác dụng ấm bụng, trừ hàn. + Can khương: Thân rễ phơi sấy khô của cây gừng vàng, khai thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung (ấm cơ th ể) trừ hàn, hồi dương, thông mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu; được xếp vào nhóm thuốc trừ hàn. + Bào khương: Can khương thái phiến, đem sao cho phồng rộp rồi phun nước cho nguội.  13 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  14. Khoá luận tốt nghiệp  + Thán khương: Còn gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Đây là can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là đốt tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu... 1.3.2. Cây gừng gió - Mô tả: Gừng gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ ch ịu. Lá mọc xếp l ớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, h ơi nh ạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, ph ủ đ ầy v ẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nh ạt. Qu ả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6. - Nơi sống và thu hái:  14 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  15. Khoá luận tốt nghiệp  Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, ch ịu đất ẩm ướt - mát, bìa r ừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp. Bộ phận dùng: thân rễ. - Thành phần hoá học: Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. - Tính vị và tác dụng: Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, gi ảm đau, tr ị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. 1.3.3. Cây địa liền - Mô tả: Cây địa liền còn có tên là Sơn nại (TQ) – Tam mai – Sa kh ương – Faux galanga (Pháp) – Galanga ResurrectionilyRhizome (Anh). Tên khoa học l à Kaempferia galanga L. Cây địa liền là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, quanh năm xanh tốt. Thân rễ nhỏ hình trứng. Lá khá rộng, độ 2 hoặc 3 chiếc, mọc sát mặt đất, nên có tên là địa liền, phiền lá hình trứng tròn, đ ầu h ơi nh ọn, m ặt trên xanh lục, nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa tự mọc ở gi ữa, không cu ống, gồm 8-10 hoa màu trắng có những điểm tím nằm ở giữa. Mùa hoa tháng 8 - 9.  15 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  16. Khoá luận tốt nghiệp  - Nơi sống và thu hái: Vùng đồi núi ta có nhiều địa liền mọc hoang (Phú Th ọ, Yên Bái, Tuyên Quang...) Có trồng nhiều ở Thái Bình, Nam Hà. Thu hái vào mùa đông (tháng 11-2). Khi thân lá bắt đầu khô héo, đào lấy củ, rửa sạch đất cát, c ắt b ỏ r ễ con, thái vát thành phiến mỏng 2-3 mm, rồi ph ơi nắng hoặc s ấy nh ẹ đ ến th ật khô. Tuyệt đối không được sấy than, củ sẽ bị đen, kém thơm. - Thành phần hoá học: Trong địa liền có tinh dầu thơm, trong đó thành phần chủ yếu là borneol, metyl p.coumaric, acid etyl este, cinnamic acid etyl, cineol, cinnamic aldehyd - Bộ phận dùng: Thân rễ (thường vẫn gọi là củ) của cây địa liền (Rhizoma Kaempferiae) thái mỏng, phơi hay sấy khô. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), và dược điển Trung Quốc (1963), (1997). -Tính vị và tác dụng: Theo Đông y, địa liền vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ấm dạ dày, giúp tiêu hoá, trừ lạnh, trừ thấp, trừ mùi ô uế. Dùng chữa các chứng bệnh đau bụng, tức ngực do lạnh, đau răng. Dùng ngoài da ngâm rượu xoa bóp, chữa tê thấp đau nhức. 1.3.4. Cây riềng - Mô tả:  16 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  17. Khoá luận tốt nghiệp  Cây riềng có tên khoa học là: Alpinia officinarum Hance - họ Gừng (Zingiberaceae). Còn có tên khác là tiểu lương khương, cao lương khương (TQ), Galanga (Pháp), Galanga, Chinese ginger (Anh), Lesser Galanga rhizome (Anh). Riềng là một loại thảo, sống lâu năm mọc thẳng, cao 0,8-1,5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc không đều, hơi hình trụ, đường kính 1,2-2 m, mầu đỏ nâu, có phủ nhiều vảy. Lá không cuống, có bẹ, phi ến lá hình mác dài 20-40cm, rộng 1,5-2,5 cm. Hoa màu trắng, thành chùm ở ngọn. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Mùa hoa quả: tháng 5-11. - Nơi sống và thu hái: Cây riềng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta l ấy “c ủ” làm gia vị và thuốc. Trồng bằng các đoạn thân rễ vào mùa xuân. Mi ền Nam Trung Quốc có nhiều riềng (Quảng Đông, Quảng Tây). Có thể thu hoạch “củ” riềng quanh năm, nhưng vào thời gian thu đông thì hơn. Đào những đoạn củ già (ở những cây đã trồng trên 2 năm) rửa sạch, cắt bỏ rễ con, c ắt thành nh ững đoạn 5-6cm, phơi khô. Cũng có thể đồ qua bằng hơi nước rồi mới phơi, sấy cho khô tránh mọt. - Thành phần hoá học: Trong “củ” riềng có 0,5-1% tinh dầu, trong đó ch ủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, còn có ch ất d ầu, v ị cay là galangol, một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể: galangin C 15H10O5, alpinin C17H12O4, kaempferit C16H12O6. - Tính vị và tác dụng : Theo Đông y, riềng vị cay, tính ấm vào các kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ôn trung (ấm phần giữa bụng giúp tiêu hoá), tr ừ hàn gi ảm đau, trừ gió, chống nôn mửa. Chữa các chứng bệnh: Đau bụng do lạnh, đau bụng dưới, nôn mửa trong, đau loét dạ dày – hành tá tràng, (trừ khi xuất huyết nặng). 1.3.5. Cây sa nhân. - Mô tả:  17 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  18. Khoá luận tốt nghiệp  Cây sa nhân có tên khoa học là Amomun achinosphaera. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomun Roxb. Cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Thân cây làm bằng lá, cao khoảng 1-2m, có cây 5m. Lá hình mác, không cu ống, không lông. Dài 37-40 cm, rộng 8 cm. Thân ngầm: Dài 0,3-1m Rễ chùm phân bố lớp đất mặt 20 cm. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ kết quả < 30%. Sa nhân m ọc thành khóm nhiều cây, cây nọ cách cây kia 10 cm. Sau khi tr ồng 2-3 năm, m ỗi nhánh có từ 30-50 cây và bắt đầu có quả. Hoa màu trắng đ ốm tía. M ỗi g ốc 3- 6 chùm hoa. Mỗi chùm 4-6 hoa. Ra hoa tháng 4-5. Quả chín tháng 7-8. - Nơi sống và thu hái: Sa nhân có phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Nam Trung Qu ốc. ở nước ta, Sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Sa nhân , trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Sa nhân thường trồng vào vụ xuân thu, thu hoạch qủa tháng 7 – 8. Cây xanh tươi nhiều quả, cây lá vàng không có qu ả. 4 kg qu ả tươi cho 1 kg quả khô. - Tính vị và tác dụng: Từ lâu đời nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác sa nhân để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi là một dược liệu quý, không chỉ ở Việt Nam mà còn  18 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  19. Khoá luận tốt nghiệp  trên thế giới. Bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn thuốc có vị Sa Nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiết lỵ, đau dạ dày, phong tê th ấp, sốt rét, đau răng, phù thũng… Ngoài ra, sa nhân còn dùng trong s ản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. 1.3.6. Cây thảo quả - Mô tả: Thảo quả tên khoa học là Elettaria cardamomum, là loại cây thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5- 4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đ ỏ nh ạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. V ỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 h ạt rất th ơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau. - Nơi sống và thu hái: Thảo quả mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc. Lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3-4 ngày). Quả khô sẽ ngả mầu xám nâu nhạt, nhi ều n ếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm. - Bộ phận dùng: Quả. - Thành phần hoá học:  19 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
  20. Khoá luận tốt nghiệp  Trong thảo quả có tinh dầu chừng 1-3%. Tinh d ầu m ầu vàng nh ạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu. - Công dụng: Thảo quả được sử dụng làm gia vị và làm thuốc, được khai thác để xuất khẩu. 1.3.7. Bạch đậu khấu - Mô tả: Bạch đậu khấu có tên khác là Bà kh ấu, B ạch kh ấu nhân, B ạch kh ấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu (TQ dược học đại từ điển), Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu (Đông dược học thiết yếu), Xác khấu (Bản th ảo cương mục). Tên khoa học là Amomum Repens Sonner. Bạch đậu khấu là loại cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đ ầu, dài t ới 55cm, r ộng 6cm m ặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, m ảnh, nh ẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cu ống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc nh ỏ hình trái soan. Hoa màu trắng tím, có cuống ngắn, đài hình ống nhẵn, có 3 răng ngắn. Tràng hình ống nhẵn, dài hơn đài 2 lần, thùy hình trái xoan tù, thùy gi ữa h ơi dài rộng hơn, lõm hơn. Cánh môi hình thoi. Quả nang hình trứng, bao bởi đài tồn tại, có khi lớn đến 4cm.  20 Lê Thị Tú K1 ĐHSP Lý - Hoá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2