intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Quá trình phát triển của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dương (1960 – 1977)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quá trình phát triển của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dương (1960 – 1977)" nhằm góp phần tái hiện bức tranh tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dương (1960-1977). Trên cơ sở đó khóa luận cung cấp những tư liệu, thông tin, đánh giá khái quát, để có cái nhìn bao quát về vị trí,vai trò và đóng góp của mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kháng chiến và kiến quốc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Quá trình phát triển của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dương (1960 – 1977)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ THỦY BÌNH DƢƠNG, THÁNG 5 NĂM 2015
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHOÁ: 2011 – 2015 CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ GVHD: TH.S PHẠM VĂN THỊNH SVTH: NGUYỄN THỊ THỦY MSSV: 1156020030 LỚP: D11LS01 BÌNH DƢƠNG, THÁNG 5 NĂM 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận “Quá trình phát triển của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng (1960 – 1977)” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ngƣời thân và gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tôi, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo và đƣa ra những ý kiến đóng góp cho khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô trong khoa Lịch Sử, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Phạm Văn Thịnh – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi từng bƣớc trong suốt quá trình từ soạn thảo đề cƣơng cho đến lúc hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tƣ liệu và khả năng nghiên cứu của ban thân cho nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm đƣợc góp ý, sửa chữa. Kính mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. .................................................................................................
  5. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. .................................................................................................
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..........................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................5 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................5 4.1 Nguồn tài liệu .................................................................................................5 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................5 5. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................6 6. Bố cục của đề tài ..................................................................................................6 Chƣơng 1 .....................................................................................................................8 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƢ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA...................................8 MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT Ở THỦ DẦU MỘT – ..............................8 BÌNH DƢƠNG TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN NĂM 1960 .............................................................................................................................8 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng. ................................8 1.1.1 Vị trí địa lý- đặc điểm tự nhiên....................................................................8 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................9 1.2. Hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1960. ..............................................10 1.2.1 Mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một - Bình Dương 1930-1945 ..10 1.2.2 Mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một – Bình Dương trong kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 ..........................................................................15 1.2.3 Công tác Mặt trận của Đảng bộ ở Thủ Dầu Một – Bình Dương sau hiệp định Giơnevơ 1954-1960 ....................................................................................19
  7. Chƣơng 2: ..................................................................................................................23 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TỈNH THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƢƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC (1960 – 1977) .................................................................23 2.1 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng thành lập, xây dựng lực lƣợng, hƣởng ứng phong trào Đồng Khởi và chống phá ấp chiến lƣợc (1960-1965) ...................................................................23 2.2 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia đánh Mỹ - diệt ngụy (1966-1969) ...............................................................................................................................29 2.3 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng thực hiện nhiệm vụ của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1975) ..................................................................................34 2.4 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng đoàn kết nhân dân hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, ổn định cuộc sống, xây dựng chính quyền cách mạng (1975-1977) ...........................................................39 Chƣơng 3: ..................................................................................................................45 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG TỈNH THỦ DẦU MỘT ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC .........................................................................45 3.1 Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kháng chiến ...............................................................................................................................45 3.2 Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kiến quốc ...............................................................................................................................47 KẾT LUẬN ...............................................................................................................50 DANH SÁCH NHỮNG NHÂN CHỨNG PHỎNG VẤN .......................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1 Lý do chọn đề tài Từ ngàn xƣa, lòng yêu nƣớc là một truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam. Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam, tạo nên sự gắn bó cộng đồng bền chặt, sự thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, đặt nền móng cho tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Bên cạnh đó, do có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, nên Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lƣợc của nhiều quốc gia. Bởi vậy, muốn bảo vệ đất nƣớc, ngƣời Việt Nam phải hy sinh nhiều lợi ích riêng của mình, cùng nhau đoàn kết bảo vệ những lợi ích chung. Những tình cảm gắn bó mang tính địa phƣơng phát triển thành tình cảm rộng lớn lòng yêu nƣớc. Thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nƣớc biểu hiện qua ý thức bảo vệ những di sản văn hoá của dân tộc, lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ.Từ lòng căm thù quân giặc đó lòng yêu nƣớc đƣợc nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nƣớc Việt Nam.Truyền thống yêu nƣớc Việt Nam trở thành vũ khí sắc bén, chống lại mọi âm mƣu xâm lƣợc của kẻ thù. Đánh đuổi giặc ngoại xâm, đƣa nƣớc ta thoát khỏi ách thống trị của một nghìn năm Bắc thuộc. Đế Quốc Mỹ xâm lƣợc Việt Nam và đã gây ra biết bao đau thƣơng cho dân tộc Việt Nam.Trƣớc những tội ác tàn bạo mà Đế quốc Mỹ gây ra cho nhân dân ta. Lòng căm thù giặc càng trở nên sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có đoàn kết toàn dân tộc mới làm nên sức mạnh đánh đuổi kẻ thù.Nhân dân Miền Nam đã đứng lên đấu tranh, thành lập Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (1960). Ngay sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một cũng đã chủ trƣơng thành lập mặt trận dân tộc giải phóng của tỉnh. Mặt trận tỉnh chủ trƣơng đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sỹ yêu nƣớc, không phân biệt xu hƣớng chính trị, nhằm đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Dựa chắc vào khối liên minh công - nông, Mặt trận chủ trƣơng tranh thủ bất cứ 1
  9. ngƣời nào có thể tranh thủ đƣợc, đoàn kết bất cứ ngƣời nào có thể đoàn kết đƣợc, nhằm triệt để phân hóa và cô lập kẻ thù, tập hợp rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân miền Nam chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ xâm lƣợc và bọn tay sai phản động. Thông qua cƣơng lĩnh đúng đắn, chƣơng trình hành động thiết thực, bằng những mục tiêu phù hợp, với những bƣớc đệm: tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập..., Mặt trận đã thu hút không chỉ các tầng lớp nhân dân lao động (công nhân, nông dân, tiểu thƣơng), mà còn lôi cuốn đƣợc cả các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn giáo, ngoại kiều, tƣ sản dân tộc, lớp dƣới trong bộ máy chính quyền ngụy Sài Gòn... vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, để thực hiện thống nhất đất nƣớc. Với sự chi viện từ Miền Bắc, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đã làm phá sản các chiến lƣợc: “Chiến tranh Đặc biệt (1961-1964)”, “Chiến tranh Cục bộ (1965-1968)” và “Việt Nam hoá chiến tranh (1969 -1975)” của Mỹ; mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Mùa Xuân 1975, thống nhất đất nƣớc. Lòng căm thù quân giặc sục sôi đã trở thành lòng yêu nƣớc vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chính lòng nồng nàn yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết dân tộc đã trở thành động lực mạnh mẽ, tạo nên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.Làm nên các thắng lợi vẻ vang cho dân tộc ta. Đúng nhƣ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc”. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bàn nƣớc và lũ cƣớp nƣớc. Trong suốt 21 năm kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ ấy với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một đã phát triển rộng khắp, với nhiều hình thức đấu tranh rất phong phú và sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm thất bại âm mƣu xâm lƣợc của Mỹ, góp phần giải phóng miền Nam, đi đến thắng lợi hoàn toàn, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng. Do vậy tôi đã 2
  10. chon đề tài quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng (1960-1975), làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp nhằm góp một phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu về lịch sử địa phƣơng của tỉnh Bình Dƣơng. 1.2 Mục đích nghiên cứu Về phƣơng diện khoa học sẽ góp phần tái hiện bức tranh tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng (1960-1977). Trên cơ sở đó khóa luận cung cấp những tƣ liệu, thông tin, đánh giá khái quát, để có cái nhìn bao quát về vị trí,vai trò và đóng góp của mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Về phƣơng diện thực tiễn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng (1960-1977) sẽ đúc kết đƣợc một số kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển mặt trận trong giai đoạn hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng (1960-1977) những năm gần đây ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, do ngày càng thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của mặt trận. Do vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công bố trên sách, báo, tạp chí về vấn đề này. Cụ thể đã có một số tác phẩm quan trọng về quá trình hình thành và phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng đƣợc in cho tới nay: Chung một bóng cờ: Về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1993). Chung một bóng cờ đƣợc hình thành từ nhiều bài viết dƣới hình thức mô tả hoặc những hồi tƣởng của những ngƣời trong cuộc về những việc đã làm, những gian khổ đã trải qua, những tình huống phức tạp phải đối phó, những sự kiện đƣợc tham dự, những chiến công đƣợc đóng góp, cùng những mất mát của đồng đội và bản thân, những hân hoan và niềm vinh dự trong cuộc chiến đấu… phản ánh đầy đủ cái hiện thực phong phú, sôi động và phức tạp, đem đến cho ngƣời đọc một cái nhìn 3
  11. toàn cảnh mang âm hƣởng chủ đạo của một bản anh hùng ca về sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những chặng đƣờng lịch sử 1930-2010, (2009).Cuốn sách giới thiệu bức tranh chân thực và sinh động trong quá trình xây dựng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam ngày càng vững mạnh.Cuốn sách đƣợc chia làm bốn phần chính: phần 1: những bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Tổ quốc, phần 2: những văn kiện của Đảng về Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, phần 3: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những chặng đƣờng lịch sử 1930-2009, phần 4: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một công trình nghiên cứu có tính khái quát cao, cô đúc về lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất, lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đƣợc trình bày theo những vấn đề có chọn lọc, nhằm phản ánh súc tích, đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, phong trào cách mạng của các giai tầng trong xã hội đã làm nên những thành tựu to lớn có tính lịch sử trong cách mạng Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cuốn sách này là tập hợp, chọn lọc các bài viết nghiên cứu, các văn kiện tiêu biểu về vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Hà Minh Hồng, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1977) 2010. Đây là một cuốn sách ngắn gọn và đầy đủ về Mặt trận giải phóng với những nội dung cơ bản về quá trình ra đời, hoạt động và vai trò của Mặt trận. Cụ thể là các vấn đề: bối cảnh lịch sử và những tiền đề của sự ra đời Mặt trận giải phóng, Mặt trận giải phóng ra đời và cƣơng lĩnh lịch sử, Mặt trận giải phóng với cuộc kháng chiến của nhân dân ở miền Nam, hoạt động đối ngoại của Mặt trận giải phóng. Trần Hậu (2011), Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Quá khứ và hiện tại. Tác giả đã phân tích về lịch sử, truyền thống của Mặt trân dân tộc thống nhất Việt Nam, những thành tựu, kinh nghiệm của Mặt trận, về một số vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay của Mặt trận. Tác giả đã đƣa ra một số ý kiến đóng góp vào việc nghiên cứu đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 4
  12. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2003). Cuốn sách đã cung cấp nhiều tƣ liệu và sự kiện lịch sử quan trọng từ những đồng chí lão thành cách mạng đã từng sống, chiến đấu tại Bình Dƣơng và các nhà khoa học. Lê Hữu Phƣớc, Báo cáo khoa học tổng kết thực hiện đề tài, Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2005). Báo cáo đã nghiên cứu quá trình và đặc điểm hình thành, phát triển của chính quyền nhân dân tỉnh Bình Dƣơng từ đó đƣa ra những bài học từ thực tế hoạt động của chính quyền để góp phần phát triển bộ máy chính quyền của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là: Quá trình phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng (1960-1977) 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian của đề tài là tỉnh Thủ Dầu Một Về mặt thời gian của khóa luận là từ năm 1960-1977 Về lĩnh vực nghiên cứu, khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng từ góc độ lịch sử. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chính là các văn kiện của Đảng, sách, báo, tạp chí, các công trình luận văn, luận án có liên quan…làm nền tảng để đi sâu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mà khóa luận đặt ra. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử (kết hợp phƣơng pháp lịch sử với phƣơng pháp lôgic). Quá trình phát triển của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một đƣợc đặt trong bối cảnh chung của lịch sử tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng của cách mạng miền Nam 1954-1975 nói chung. Xuất phát từ bối cảnh lịch sử, đề tài trình bày các bƣớc phát 5
  13. triển của Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng. Ở những nội dung cần thiết, đề tài có sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn hồi cố (phỏng vấn nhân chứng lịch sử), phƣơng pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu về lịch sử tỉnh Bình Dƣơng). 5. Đóng góp của khóa luận Qua việc thu thập, hệ thống một khối lƣợng tài liệu xuất phát từ nhiều ngồn khác nhau có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đề tài cung cấp những thông tin cần thiết về lịch sử Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu xƣa – Bình Dƣơng ngày nay. Đề tài tập trung làm rõ các bƣớc phát triển của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu ở những nét cơ bản nhất, đánh giá, vai trò, vị trí của Mặt trận dân tộc giải phóng đối với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của địa phƣơng, đồng thời nêu lên một vài bài học kinh nghiệm trong công tác Mặt trận của tỉnh. Đề tài sẽ góp phần bổ khuyết những mảng trống (hoặc chƣa đƣợc tô đậm) trong bức tranh toàn cảnh về lịch sử tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng trong giai đoạn (1954-1977). 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1960. Chƣơng này chủ yếu nói về: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dƣơng. Hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1960. Chƣơng 2: Quá trình phát triển của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng trong kháng chiến và kiến quốc (1960-1977). Chƣơng này chủ yếu nói về: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng thành lập, xây dựng lực lƣợng, hƣởng ứng phong trào Đồng Khởi và chống phá ấp chiến lƣợc 1960-1965; mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng đoàn kết 6
  14. các tầng lớp nhân dân tham gia đánh Mỹ - diệt Ngụy 1966-1969; mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng thực hiện nhiệm vụ của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam 1969-1975; mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng đoàn kết nhân dân hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, ổn định cuộc sống, xây dựng chính quyền cách mạng 1975-1977 Chƣơng 3: Một số nhận xét, đánh giá về đặc điềm, vai trò của mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Chƣơng này chủ yếu nói về: Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kháng chiến; mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một đối với công cuộc kiến quốc. 7
  15. Chƣơng 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN CƢ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT Ở THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƢƠNG TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN NĂM 1960 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng. 1.1.1 Vị trí địa lý- đặc điểm tự nhiên Bình Dƣơng thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ.Với tọa độ địa lý 10o51' 46" – 11o30', vĩ độ Bắc, 106o20' – 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc.Phía Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh.Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sƣờn phía nam của dãy Trƣờng Sơn, nối nam Trƣờng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình nguyên có địa hình lƣợn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, có nhiều vùng địa hình khác nhau nhƣ vùng địa hình núi thấp có lƣợn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi... Đất đai Bình Dƣơng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất nhƣ đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Hệ thống sông ngòi có các con sông chảy qua và thay đổi theo mùa: mùa mƣa nƣớc lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dƣơng lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tƣơng ứng với 2 mùa mƣa nắng. Bình Dƣơng có 3 con sông 8
  16. lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.Về hệ thống giao thông đƣờng thủy, Bình Dƣơng nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn.Bình Dƣơng có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lƣu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu ở Bình Dƣơng cũng nhƣ chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ, nắng nóng và mƣa nhiều, độ ẩm khá cao.Vào những tháng đầu mùa mƣa, thƣờng xuất hiện những cơn mƣa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thƣờng là những tháng mƣa dầm. Đặc biệt ở Bình Dƣơng hầu nhƣ không có bão, mà chỉ bị ảnh hƣơng những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dƣơng từ 26 °C–27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C–17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%–80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lƣợng mùa mƣa trung bình hàng năm từ 1.800–2.000 mm. 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 ngƣời, mật độ dân số 628 ngƣời/km².Trong đó dân số nam đạt 813.600 dân số nữ đạt 877.800 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 14,2 ‰. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 607.200 ngƣời. Trên địa bàn Bình Dƣơng có khoảng 15 dân tộc, nhƣng đông nhất làngƣời Kinh và sau đó là ngƣời Hoa, ngƣời Khơ Me... Trong lịch sử phát triển xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu của Bình Dƣơng là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nƣớc, nông dân chiếm trên 80% dân số. Ngoài ra còn trồng một số cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê.Thủ công nghiệp ở đây rất là phát triển, trong đó những nghề nổi tiếng và lâu đời nhất là mộc, điêu khắc, gốm sứ, sơn mài. Ngoài ra còn có các ngành nghề khác nhƣ nghề đục đẽo đá, nghề làm guốc, đan lát, mây tre, hội họa, kiến trúc, làm đồ nữ trang, vẽ thanh trên kính.. Trong quá trình đổi mới Bình Dƣơng đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đô thị. Ngày nay Bình Dƣơng là cửa ngõ giao thƣơng với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nƣớc, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua nhƣ quốc lộ 13, quốc lộ 14, đƣờng 9
  17. Hồ Chí Minh, đƣờng Xuyên Á … thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởngkinh tế luôn ởmức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trƣởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp –xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dƣơng có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. 1.2 Hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1960. 1.2.1 Mặt trận dân tộc thống nhất ở Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng 1930-1945 Năm 1930, tại Hội nghị thành lập Đảng, Chính cƣơng vắn tắt và Sách lƣợc vắn tắt đã đƣợc thông qua, xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng tƣ sản dân quyền với hai nhiệm vụ chiến lƣợc, có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc. Cuộc cách mạng đó phải lấy công nông làm động lực chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo.Ngoài ra Đảng cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp khác trong xã hội. Để thực hiện những chủ trƣơng chính sách của Đảng, ngày 18-11-1930, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh. Chỉ thị đã đề ra một cách toàn diện những nội dung cơ bản về tính chất, nhiệm vụ và những biện pháp cụ thể xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất. Chỉ thị xác định phải đảm bảo tính chất công nông, mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để mặt trận thật sự là của toàn dân, công nông là hai động lực chính căn bản cho sự bố trí hàng ngũ cách mạng, giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng. Thực hiện chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, tại Thủ Dầu Một chi bộ cộng sản ở xã Bình Nhâm đƣợc thành lập. Sau khi thành lập chi bộ Bình Nhâm tiến hành tổ chức Nông hội đỏ ở một số xã và hội tƣơng tế ở các lò chén, lò đƣờng, trại mộc... Thu hút đông đảo quần chúng tham gia sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh. Dƣới sự lãnh đạo của chi bộ trong những tháng cuối năm 1930, bốn lần nhân dân đã tổ chức mít tinh, biểu tình.Trƣớc sự đấu tranh mạnh mẽ của phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Pháp đã tăng cƣờng bắt bớ và 10
  18. khủng bố đẫm máu. Từ năm 1932, phong trào cách mạng đƣợc phục hồi trên phạm vi cả nƣớc. Ở Thủ Dầu Một mở đầu cho sự phục hồi phong trào là cuộc đấu tranh của công nhân cao su Dầu Tiếng. Cũng trong năm 1932, hƣởng ứng cuộc vận động đấu tranh của Tỉnh ủy Gia Định, Thủ Dầu Một hàng trăm đồng bào đấu tranh đòi giảm thuế, hoãn đi xâu. Đầu năm 1933, tỉnh đã đẩy mạnh thành lập các hội ái hữu, hội vạn cấy, hội nhà vàng (đám tang), vận động quần chúng đấu tranh phối hợp với phong trào chung của cả nƣớc.Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3-1935.Trong phiên họp đầu tiên của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã đề ra các nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt là ổn định tổ chức chi bộ, tổ chức và vận động quần chúng đấu tranh. Tháng 7-1936, Trung ƣơng Đảng đã mở Hội nghị Trung ƣơng lần thứ nhất, hội nghị quyết định tạm thời không nêu khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ cho dân cày”, chủ trƣơng thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dƣơng tập hợp mọi lực lƣợng dân chủ và tiến bộ, đấu tranh chống phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, bảo vệ hòa bình. Hình thức tổ chức là tuyên truyền, phát triển tổ chức bí mật, hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, phát triển tổ chức Đảng và Mặt trận dân chủ, đẩy mạnh phong trào đấu tranh quần chúng. Chấp hành chủ trƣơng của Đảng, Thủ Dầu Một đã bắt đầu chuyển hình thức tổ chức không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm tập hợp và hƣớng dẫn đông đảo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, thông qua đó giáo dục đội ngũ cách mạng nhƣ Công hội, Nông hội, Ủy ban hành động và lập thêm chi bộ Đảng. Dƣới sự lãnh đạo của Mặt trận và Tỉnh ủy trong năm 1936, đã nổ ra mấy chục cuộc đấu tranh với hàng lƣợt công nhân, nông dân, tiểu thƣơng, tiểu chủ, công chức... tham gia các cuộc tổ chức công hội và nông hội tuyên truyền vận động. Tiếp theo sau các cuộc đấu tranh này, cùng với nhân dân cả nƣớc, nhân dân Thủ Dầu Một nô nức tham gia vào cuộc vận động tổ chức Đông Dƣơng Đại hội nhằm mục đích đòi chính quyền phải thi hành những cải cách dân chủ và cải thiện đời sống cho dân chúng. Cuộc vận động đƣợc mở đầu bằng việc ông Nguyễn An 11
  19. Ninh đã cho đăng trên tờ báo Tranh đấu lời hiệu triệu cổ động cho việc thành lập ủy ban trù bị để tiến tới triệu tập Đông Dƣơng Đại hội. [1: 59] Cuối năm 1936, các ủy ban hành đông lần lƣợt ra đời trên địa bàn Thủ Dầu Một. Thành phần tham gia ủy ban hành động bao gồm nông dân, công nhân, thợ thủ công, thợ mộc, tiểu thƣơng, tiểu chủ... Trụ sở làm việc của ủy ban hành động thƣờng đƣợc đặt ở nhà dân với nhiều tên gọi khác nhau: Ban trị sự hành động, Ban lâm thời, Ủy ban hành động. Đây là những tổ chức cơ sở của Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng. Cũng nhƣ ở các tỉnh, hoạt động của ủy ban hành động Thủ Dầu Một có sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng dƣới hai hình thức bí mật và bán công khai.Phong trào chuẩn bị cho Đông Dƣơng Đại hội ở Thủ Dầu Một đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Qua phong trào lần đầu tiên, các cán bộ, đảng viên tiến hành có kết quả công tác tổ chức và hƣớng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp và vẫn tiếp tục duy trì các tổ chức bí mật nhƣ nông hội, công hội cùng với các hoạt động nửa hợp pháp và bất hợp pháp. Nhiều cuộc đấu tranh thực hiện đƣợc yêu sách thiết thực, gây đƣợc phong trào dân nguyện mà thực chất là chiến dịch tố cáo tội ác của bọn phản động Pháp đòi tự do, cơm áo và hòa bình. Qua đó các tổ chức Đảng ở cơ sở đƣợc củng cố và phát triển mạnh.[1:63] Tháng 3-1937, Đảng họp Hội nghị mở rộng tại Bà Điểm đã đề ra một số chủ trƣơng về công tác vận động quần chúng và xây dựng các tổ chức Đảng trong tình hình mới. Ở Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy đã cho ra bản tin lấy tên Tranh đấu để thực hiện công tác tuyên truyền quần chúng, giải thích những chủ trƣơng mới của Đảng, vạch trận tội ác của Pháp, kêu gọi nhân dân đứng lên lập hội và đấu tranh. Qua đó phong trào lập hội tƣơng thân tƣơng ái phát triển rầm rộ, công khai trong nông dân, thợ thủ công, công nhân đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi thiết thực về cơm áo. Đầu năm 1938, nguy cơ phát xít và chiến tranh ngày càng nổi rõ, trƣớc tình hình đó Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị mở rộng lần thứ 4 quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dƣơng và cũng đề ra phƣơng pháp vận động quần chúng. Quán triệt nghị quyết của Trung ƣơng Đảng tỉnh Thủ Dầu Một đã họp Hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ mới là tổ chức các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân qua các tổ chức hội ái hữu, lập 12
  20. thêm hội phụ nữ, hội thanh niên ở những nơi phong trào quần chúng phát triển mạnh rồi chuyển qua nơi khác, làm rõ bộ mặt phản động của địch và bọn tờrốtkít, tiếp tục đấu tranh bằng các hình thức công khai và bán công khai, kết hợp với phƣơng thức bí mật và nửa bí mật. [1:74] Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trƣớc tình hình đó tháng 11-1939, Trung ƣơng Đảng họp hội nghị lần thứ 6 nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu chống tô cao, cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất. Hội nghị chủ trƣơng thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dƣơng, trong đó lực lƣợng chính là công nhân và nông dân liên minh, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc bạo động giành chính quyền khi thời cơ tới. Thực hiện chủ trƣơng của Xứ ủy, tỉnh Thủ Dầu Một đã thành lập Ban khởi nghĩa, đẩy mạnh công tác tổ chức và các đội vũ trang, rèn đúc và mua sắm vũ khí, luyện tập võ nghệ và quân sự, đẩy mạnh công tác vận động binh lính địch. Trƣởng ban chỉ đạo khởi nghĩa Thủ Dầu Một do Hồ Văn Cống phụ trách. Tháng 11-1940, Ban chỉ đạo khởi nghĩa tỉnh đã tổ chức một cuộc mít tinh có hàng trăm ngƣời tham gia.Trong cuộc mít tinh đồng chí Nguyễn Văn Tiết đã kêu gọi đồng bào đứng lên chống Pháp, chống chiến tranh, giành quyền tự do, dân chủ. Tại cuộc mít tinh ta đồng loạt nổi dậy phá hoại an ninh, trật tự của địch, lá cờ đỏ sao vàng, cờ đó búa liềm lần đầu tiên xuất hiện tại nhà dân. Nhiều truyền đơn khầu hiệu chống chiến tranh đƣợc hội viên phản đế dán khắp nơi. [1:86, 87] Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 8 họp tại PácPó xác định nhiệm vụ trƣớc mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, chủ trƣơng thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dƣơng bao gồm hội cứu nƣớc của các tầng lớp nhân dân và áp dụng một sách lƣợc hết sức mềm dẻo để phân hóa cao độ kẻ thủ và tranh thủ mọi lực lƣợng có thể tranh thủ, nhằm giải phóng dân tộc, mở đƣờng cho một cuộc tổng khởi nghĩa lớn. Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một đƣợc thành lập do Nguyễn Đức Nhàn làm chủ nhiệm, đoàn thanh niên tiền phong do Trịnh Kim Ảnh làm thủ lĩnh, đoàn thể phụ nữ do bà Cao Thị Lình làm chủ tịch. Các đoàn thể cứu quốc khác nhƣ phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc, công đoàn… tiếp tục củng cố và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận Việt Minh. [1:130] 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2