intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển tại Công ty TNHH Viên Thành

Chia sẻ: Hoàng đức Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:56

1.570
lượt xem
129
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 4 chương, khóa luận tốt nghiệp "Quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển tại Công ty TNHH Viên Thành" giới thiệu đến các bạn những nội dung về cơ sở lý thuyết trong quy trình hàng nhập khẩu, quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển tại Công ty TNHH Viên Thành, một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển tại Công ty TNHH Viên Thành

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta từng bước thay đổi tích cực   về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên   cùng thế  giới. Đất nước ta đã được cải thiện đáng kể  về  kinh tế, xã hội, cơ  sở  hạ  tầng và năng lực sản xuất, quan hệ hợp tác ngày càng mở  rộng, tham gia vào các tổ  chức quốc tế nhiều hơn.  Nền kinh tế đang trên đà phát triển, cùng xu hướng hội nhập với kinh tế quốc tế  nên nhu cầu đời sống xã hội ngày càng cao và kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu   hàng hoá sẽ  phát  triển mạnh.  Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt  động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nguồn lợi   đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như  Việt Nam.   Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả  cao thì việc   giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và   chuyên nghiệp. Việc tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay  không phụ  thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan  trọng vì: Liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hoá nên phải kiểm tra hàng hoá trong  quá trình giao hàng. Khi giao nhận hàng hoá được diễn ra thuận lợi thì kết quả  kinh doanh sẽ  tốt  nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hậu quả  là doanh nghiệp không đạt được  mục tiêu đề ra vì bị mất khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và   gây mất uy tín trên thương trường. Để  tìm hiểu về  quy trình tổ  chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại các doanh  nghiệp cũng như  thấy được tầm quan trọng của việc tổ  chức thực hiện giao nhận   hàng hóa nhập khẩu như  thế  nào đến công ty thương mại sinh viên đã chọn đề  tài:   “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng Container đường biển tại công ty TNHH   Viên Thành” để  nghiên cứu nhằm củng cố lại kiến thức đã học tại nhà trường cũng  SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý như  hiểu thêm về  quy trình trong môi trường thực tế  nhằm hiểu biết hơn về  hoạt   động giao nhận này. 1.2 Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề báo cáo được thực hiện trong phạm vi Công ty TNHH Viên Thành, với  số liệu được công ty cung cấp từ năm 2011 đến năm 2013. Đề tài giới hạn nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến quy trình hàng nhập khẩu  bằng container đường biển, cụ thể là lô hàng nhập từ Malaysia về Việt Nam tại công  ty TNHH Viên Thành. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: Số  liệu thu thập dưới dạng thứ cấp do công ty cung cấp từ  các báo cáo tài chính,  báo cáo hoạt động kinh doanh, kế  hoạch kinh doanh qua các năm từ  năm 2011 đến  năm 2013. Ngoài ra, dựa trên sự quan sát của bản thân về thực tế quy trình giao nhận   hàng nhập khẩu tại công ty để thu thập các thông tin và số  liệu cho quá trình nghiên   cứu. 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: 1.3.2.1Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với   một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều  nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự  báo các chỉ  tiêu kinh tế. Chỉ  tiêu nghiên cứu so sánh phải đảm bảo thống nhất về  nội dung kinh  tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Các dạng so sánh được sử  dụng trong phân tích là so sánh bằng số  tuyệt đối, so  sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân. So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ  cơ sở, cụ thể như so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch hay của kỳ này so  SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý với kỳ  trước. Từ  đó phản ánh qui mô của chỉ  tiêu nghiên cứu nên khi so sánh  bằng số tuyệt đối sẽ thấy rõ được sự biến động về  qui mô của chỉ  tiêu nghiên   cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc. So sánh bằng số tương đối : là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu   gốc để thể hiện mức độ  hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so   với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng từ đó sẽ nắm được kết cấu, mối   quan hệ, tốc độ  phát triển, mức độ  phổ  biến và xu hướng biến động của các   chỉ tiêu kinh tế. 1.3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Là tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả  và trình tự  số  liệu được ứng dụng  vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên các số liệu va thông tin  thu thập được. 1.4 Nội dung chính của đề tài nghiên cứu: Với mục tiêu phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường  biển tại Công ty TNHH Viên Thành nhằm đánh giá thực trạng làm hàng nhập cũng  như hiệu quả mà hoạt động này mang lại cho doanh nghiệp trong thời gian qua. Đồng   thời thấy được các điểm mạnh cũng như  những hạn chế  còn tồn đọng tại doanh   nghiệp từ  đó đề  xuất một số  giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, phát huy các   điểm tích cực nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công  ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh   nghiệp. Chuyên đề được kết cấu theo các chương sau: Chương 1: Tổng Quan Nghiên Cứu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trong Quy Trình Hàng Nhập Khẩu Chương 3: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Container Đường Biển   Tại Công Ty TNHH Viên Thành  Chương 4: Một Số Kiến Nghị Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG QUY TRÌNH HÀNG NHẬP KHẨU 2.1 Khái niệm và vai trò của nhập khẩu: 2.1.1 Khái niệm: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ  Việt Nam từ  nước  ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ  Việt Nam được coi là khu vực hải  quan riêng theo quy định của Pháp Luật. Có nhiều phương thức nhập khẩu khác nhau, mỗi doanh nghiệp thực hiện kinh   doanh nhập khẩu theo một hay một số phương thức xác định phù hợp với điều kiện và   mục tiêu cụ thể của mình. Dưới đây, là các phương thức nhập khẩu chủ yếu: Nhập khẩu trực tiếp Hàng hoá được mua trực tiếp của nước ngoài không thông qua trung gian. Bên  xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong phương thức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp   thực hiện các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng... và phải  tự  bỏ  vốn để  tổ  chức kinh doanh hàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao   dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho bãi, nộp thuế, tiêu thụ hàng hoá.  Trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị  trường trong nước và quốc tế, tính toán chính xác  chi phí, đảm bảo hiệu quả  kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ  đúng chính sách,   luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối  với các hoạt động của mình. Mức độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu trực tiếp  cao hơn so với nhập khẩu uỷ thác nhưng nó đem đến sự chủ động hơn cho nhà   nhập khẩu, giảm thiểu những hiểu lầm không đáng có, giảm được chi phí trung   gian. Nhập khẩu uỷ thác Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại, bên nhờ uỷ  thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức là phí uỷ  thác, còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội dung của hợp  đồng uỷ thác đã được ký kết giữa các bên. SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Doanh   nghiệp   kinh  doanh  nhập   khẩu   nhận  uỷ   thác   sẽ   không  phải   bỏ   vốn,  không phải xin hạn ngạch, không cần quan tâm nhiều đến thị  trường tiêu thụ  cho hàng hoá mà chỉ  nhận đại diện cho bên uỷ  thác tiến hành giao dịch, đàm  phán, ký kết hợp đồng, làm thủ  tục nhập hàng cũng như  thay mặt bên uỷ  thác   khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất. Khi tiến hành   nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác sẽ  phải  lập hai hợp đồng là hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác nước ngoài và một hợp   đồng nhận uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác. Nhập khẩu liên doanh Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trên cơ  sở  liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp. Trong đó, có ít nhất  một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ  năng để  cùng giao dịch và đề  ra các chủ  trương, biện pháp có liên quan đến   hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Hướng hoạt động này sao cho có lợi nhất cho  tất cả các bên tham gia, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ theo tỷ lệ vốn góp   trong liên doanh. So với hình thức nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ  bớt rủi ro vì mỗi  doanh nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu sẽ  phải góp một phần vốn nhất  định. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tỷ  lệ  theo vốn đóng góp. Việc   phân chia chi phí, nộp thuế  hay chia lỗ  lãi đều dự  trên tỷ  lệ  vốn đóng góp đã   được thoả thuận. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phải ký hai loại  hợp đồng, một hợp đồng với đối tác bán hàng nước ngoài và hợp đồng liên   doanh với các doanh nghiệp khác. Nhập khẩu hàng đổi hàng Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ  là hai loại nghiệp vụ  chủ  yếu của buôn bán đối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu,   thanh toán cho hoạt động này không dùng tiền mà chính là hàng hoá. Mục đích   SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý của nhập khẩu đổi hàng là vừa thu lãi từ  hoạt động kinh doanh nhập khẩu và  vừa xuất khẩu được hàng hoá trong nước ra nước ngoài. Hình thức này rất có lợi vì cùng một lúc vừa nhập khẩu lại có thể  xuất khẩu  hàng hoá. Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị  tương đương nhau, cân   bằng về  mặt hàng, giá cả, điều kiện giao hàng cũng như  tổng giá trị  trao đổi  hàng hoá. Trong hình thức này thì người mua cũng đồng thời là người bán . Tạm nhập tái xuất Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ  nước ngoài hoặc từ  các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan   riêng theo quy định của Pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu hàng   hoá vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt nam.   Giao dịch này là nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn bỏ ra   ban đầu. 2.1.2 Vai trò của Nhập khẩu: 2.1.2.1 Đối với  doanh nghiệp: Hoạt động nhập khẩu làm đa dạng hoá đầu vào cho các doanh nghiệp, góp phần   giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Đầu vào ở đây có thể là máy móc thiết   bị  hiện đại, nguyên phụ  liệu, linh kiện cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất,  lắp ráp; là  hàng  hoá, dịch vụ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán  bộ, nhân viên của doanh nghiệp được nâng cao trình độ  nghiệp vụ  chuyên môn của   mình, đặc biệt là trong việc giao dịch, đàm phán, kí  kết và thực hiện hợp đồng thương   mại quốc tế. Nhập khẩu có  hiệu  quả   sẽ  mang lại lợi  nhuận  cho  doanh nghiệp,  giúp doanh  nghiệp có thể  đầu tư  kinh doanh vào những lĩnh vực khác, mở  rộng phạm vi kinh   doanh của mình. 2.1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân: SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Thứ nhất, nhập khẩu giúp tận dụng năng lực sản xuất của quốc gia khác, làm cho   thị  trường hàng hoá dịch vụ  trong nước thêm phong phú. Trong nền kinh tế  hàng hoá   hiện nay, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế  thì nhu cầu   về  hàng hoá, dịch vụ  phục vụ  cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là rất lớn và   thường xuyên biến đổi. Sản xuất trong nước tất nhiên không thể đáp ứng đầy đủ  cho  tất cả  các nhu cầu của nền kinh tế. Chính   vì   vậy, nhập khẩu có vai trò   rất quan   trọng trong việc bổ sung những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được, sản xuất  được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu hoặc sản xuất với chi phí quá cao.  Nhập khẩu giúp cho cung cầu trở  lên trùng khớp hơn, nâng cao sự  lựa chọn cho   người dân. Mặt khác, việc nhập khẩu sẽ làm cho tính cạnh tranh trong việc cung ứng hàng hoá  dịch vụ  tăng lên, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả  sản   xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh,  điều này làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Thứ hai, nhập khẩu giúp chúng ta có thể  chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao hiệu  quả  sản xuất, thay thế các máy móc thiết bị  lạc hậu bằng các máy móc thiết bị  hiện   đại, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện  của nước ta hiện nay, việc nhập khẩu máy móc thiết bị  hiện đại, nhập khẩu công   nghệ  là rất cần thiết. Bởi lẽ, nước ta là một nước chậm phát triển, đang trong giai  đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia vào quá trình phân  công lao động quốc tế. Chúng ta rất cần các máy móc hiện đại, nguyên vật liệu, linh   kiện để phục vụ cho quá trình sản xuất. Cùng với việc nhập khẩu các sản phẩm hàng   hóa, dịch vụ  đơn thuần là việc nhập khẩu máy móc thiết bị  hiện đại, chuyển giao   công nghệ và kinh nghiệm sản xuất. Thứ  ba, nhập khẩu giúp làm lạnh mạnh hoá thị  trường trong nước, nâng cao tính   cạnh tranh, giảm độc quyền. Việt nam hiện nay vẫn đang trong quá trình đổi mới, do  đó vẫn còn khá nhiều tàn dư mà thời bao cấp để lại như  là tình trạng độc quyền của  một số tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, tác phong quản lý mệnh lệnh tập trung  và quan liêu, hiệu quả sản xuất thấp. Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho hàng hoá dịch  vụ ở thị trường trong nước trở lên phong phú hơn, làm cho các doanh nghiệp muốn tồn  SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý tại thì phải nâng cao khả  năng cạnh tranh của mình về  chất lượng, giá cả, thái độ  phục vụ khách hàng. Cuối cùng, nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, một quốc gia   không thể  chỉ  có xuất khẩu mà không nhập khẩu. Nhập khẩu là một trong hai hoạt   động chính của hoạt động ngoại thương, nó một mặt làm cân bằng cán cân thanh toán  quốc tế, một mặt thúc đẩy xuất khẩu phát triển, đây là hai hoạt động không thể  tách  rời nhau của một nền kinh tế. 2.2 Bộ chứng từ trong quy trình hàng nhập khẩu: 2.2.1 Tờ khai Hải Quan hàng nhập khẩu và tờ khai trị giá hàng nhập. Tờ khai Hải quan (hiện nay là Tờ khai Hải quan điện tử) hàng nhập khẩu là bản kê   khai đầy đầy đủ  các thông tin cần thiết đến lô hàng nhập của chủ  hàng và xuất trình   cho Cơ quan Hải quan để  làm công tác kiểm tra đánh giá lô hàng trước khi được đưa  vào lưu thông, sử dụng trong nước. Các tiêu thức cần thiết phải được điền đầy đủ thông tin trên tờ khai Hải quan nhập   khẩu như sau: ­ Tiêu thức 1: Người xuất khẩu ­ Tiêu thức 2: Người nhập khẩu ­ Tiêu thức 5: Loại hình ­ Tiêu thức 6: Hóa đơn thương mại ­ Tiêu thức 8: Hợp đồng ­ Tiêu thức 9: Vận đơn (số/ ngày) ­ Tiêu thức 10: Cảng xếp hàng ­ Tiêu thức 11: Cảng dỡ hàng ­ Tiêu thức 12: Phương tiện vận tải (tên, số hiệu, ngày đến) ­ Tiêu thức 13: Nước xuất khẩu ­ Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng ­ Tiêu thức 15: Phương thức thanh toán ­ Tiêu thức 16: Đồng tiền thanh toán ­ Tiêu thức 17: Tỷ giá tính thuế ­ Tiêu thức 18: Mô tả hàng hóa ­ Tiêu thức 19: Mã số hàng hóa SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý ­ Tiêu thức 20: Xuất xứ ­ Tiêu thức 22: Lượng hàng ­ Tiêu thức 23: Đơn vị tính ­ Tiêu thức 24: Đơn giá nguyên tệ ­ Tiêu thức 25: Trị giá nguyên tệ ­ Tiêu thức 26: Thuế nhập khẩu Và một số tiêu thức khác. 2.2.2 Hợp đồng ngoại thương (Purchase Contract) ­ Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán   ngoại thương là sự  thoả  thuận giữa các đương sự  có trụ  sở  kinh doanh  ở  các nước  khác nhau. Theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ  chuyển vào  quyền sở  hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất  định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. ­ Chủ  thể  của hợp đồng là Bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu).   Họ có trụ sở kinh doanh  ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và   để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá (Counter value) cân xứng với giá trị  đã được  giao (Contract with consideration). ­ Ðối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này biến   thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc tính (Specific goods) và cũng có thể là  hàng đồng loại (Generic goods). ­ Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ  hàng hoá). Ðây là sự  khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn  không tạo ra sự  chuyển chủ), so với hợp  đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu  không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi). ­ Một số chi tiết cần quan tâm trên Hợp đồng ngoại thương: * Tên và địa chỉ người bán (the seller), người mua (the buyer). * Số  hợp đồng, ngày hợp đồng, hiệu lực hợp đồng. * Điều khoản tên hàng, số lượng, chất lượng, đơn giá, tổng giá trị lô hàng. SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý * Điều khoản giao hàng (thời hạn giao hàng, cảng xếp, cảng dỡ). * Điều khoản thanh toán (phương thức thanh toán). * Điều khoản bảo hiểm (nếu có). * Điều khoản khiếu nại. *  Điều khoản trọng tài. 2.2.3 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): ­ Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi   hỏi người mua phải trả  số  tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc  điểm hàng hoá, đơn giá và tổng trị  giá của hàng hoá; điều kiện cơ  sở  giao hàng;  phương   thức   thanh   toán;   phương   thức   chuyên  chở   hàng,   số   và   ngày  cấp  hoá   đơn  thương mại. ­ Hoá đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác  nhau: hoá đơn được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để  đòi tiền hàng mà còn   cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá, cho cơ quan   quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền   thuế. 2.2.4 Bảng kê chi tiết (Packing List): ­ Là   bảng   kê   khai   tất   cả   các   hàng   hoá   đựng   trong   một   kiện   hàng   (hòm,   hộp,   container).v.v...  ­ Thông thường nội dung của Bảng kê chi tiết gồm những nội dung sau: Tên hàng,   qui cách đóng gói, số lượng bao/ kiện, tổng khối lượng và trọng lượng tịnh của toàn   bộ lô hàng, số và ngày cấp bảng kê chi tiết. ­ Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed   packing list) nếu nó có tiêu đề  như  vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu   đóng gói trung lập (Neutral packing list) nếu nội dung c ủa nó không chỉ  ra tên người  bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng  (Packing and Weight list). SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý 2.2.5 Vận đơn đường biển (Bill of lading): ­ Là chứng từ  do người chuyên chở  (chủ  tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi   hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Tuy mỗi hãng   tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về  nội dung chúng có những điểm chung.  Ở  mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc "theo lệnh" ...), tên tàu,   cảng bốc hàng, cảng dỡ  hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số  lượng kiện, trọng lượng, giá   cả, tổng trị  giá, cách trả  cước (cước trả  trước hay trả  tại cảng đến), tình hình xếp   hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn ... Mặt sau ghi các điều kiện chuyên  chở. Khi chuyên chở  hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn thì quan hệ  giữa người   vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan hệ giữa người gởi hàng  và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh.  ­ B/L có ba chức năng cơ bản sau:  Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.  Là một bằng chứng về  những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường   biển.  Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích,  do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.  ­ Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người ta   in hoặc đóng dấu các chữ  "Original". Ngoài bộ  vận đơn gốc, còn có một số  bản sao,  trên đó ghi chữ  "Copy". Chỉ  có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các  bản sao không có giá trị  pháp lý như  bản gốc, chúng chỉ  dùng trong các trường hợp:   thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan ... 2.2.6 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin­C/O): ­ Đây là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền tại nước sản xuất cấp nhằm xác nhận  nguồn gốc, xuất xứ hàng hay nơi khai thác ra hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ này   thường được nộp cho cơ quan Hải Quan để hưởng các ưu đãi khi tính thuế. ­ Một số giấy chứng nhận xuất xứ thường gặp sau: Form A: Dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước có chế  độ   ưu đãi  thuế quan phổ cập GSP (General System Preferences) SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Form B: Dùng cho tất cả các loại hàng hóa đi các nước. Form D: Dùng cho các mặt hàng thực hiện Biểu thuế  ưu đãi có hiệu lực chung   (CEPT­Common Effective Preferential Tariff) giữa các nước ASEAN. Form E: Dùng cho các mặt hàng thuộc  Hiệp  định khung về  mậu dịch giữa   ASEAN và Trung Quốc. Form O: Dùng cho các mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước thuộc Hiệp hội   cà phê thế giới (hiện nay có thể thay thế bằng Form ICO) Form X: Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước thuộc Hiệp  hội cà phê thế giới. 2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu: 2.3.1 Hàng không phải lưu kho tại cảng Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. ­ Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải  giao cho cảng một số chứng từ:   Bảng lược khai hàng hóa (2 bản)  Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan – 2 bản)  Chi tiết hầm hàng (2 bản)  Chi tiết hàng quá khổ quá tải (nếu có) ­ Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu. ­ Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng   như:  Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ  hàng) nhằm bảo lưu trách   nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này.  Biên bản dỡ hàng (COR) đối vơi tổn thất rõ rệt.  Thư dự kháng (LR – letter of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt.  Bảng kết toán nhận hàng với tàu  (ROROC)  Biên bản giám định .  Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập). SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý  Khi dở hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa vào kho riêng để mời hải quan   kiểm hóa. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì thì phải có hải quan áp tải   về kho. - Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập.  ­    Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hóa. 2.3.2 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng Cũng như đối với hàng hóa xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau: - Cảng nhận hàng từ tàu. - Cảng dỡ hàng và nhận hàng từ tàu - Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận cùng người giao nhận. - Đưa hàng về kho bãi cảng. - Cảng giao hàng cho các chủ hàng - Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ  hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới  thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ  lại vận đơn gốc và trao ba bản lênh giao hàng cho người nhận hàng.  - Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặc cọc mượn vỏ hoặc tiền đặc cọc vệ  sinh (nếu cần), phí xếp dỡ và lấy hóa đơn. - Chủ  hàng mang lệnh giao hàng cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng  quản lý tàu tại cảng để xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng. - Chủ hàng mang bộ chứng từ này đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ  phận này giữ lại một bản lệnh giao hàng và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng. - Làm thủ tục hải quan. - Xuất trình và nộp các giấy tờ: Tờ khai hàng nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu. Bảng kê chi tiết. Lệnh giao hàng của người vận tải. Hợp đồng mua bán ngoại thương. Một bản chính và một bản sao vận đơn. SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận phẩm chất hoặc ki ểm d ịch (n ếu   có). Hóa đơn thương mại. - Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hóa, tính và thông báo thuế.  - Chủ hàng kí nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và   xin hoàn thành thủ tục hải quan. - Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ  tục hai quan” chủ  hàng có thể  mang  hàng ra khỏi cảng và chuyên chở về kho riêng. 2.3.3 Đối với hàng nhập khẩu vận chuyển bằng Container  Nhập nguyên container (FCL): ­ Khi nhận được thông báo hàng đến do hãng tàu gửi thì chủ  hàng mang vận   đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan hoặc giấy ủy quyền (nếu có) đến hãng  tàu để lấy lệnh giao hàng. ­ Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa   (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan   nhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). ­ Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàng  cùng lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để  xác nhận lệnh   giao  hàng. ­ Lấy phiếu giao nhận cotainer (EIR) và nhận hàng. ­ Nhân viên giao nhận sẽ giao phiếu EIR cho tài xế xe được ra khỏi cảng. Đối với hàng lẻ (LCL): ­ Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại  lý của người gom hàng để lấy lệnh giao hàng. Sau đó nhận hàng tại CFS qui  định và làm các thủ tục như trên.  ­ Hồ sơ xin xuất kho gồm: Một tờ khai hải quan (bản sao) và bản gốc để xuất trình Một giấy giới thiệu Một vận đơn (bản sao, có đóng dấu của hãng tàu) Một lệnh giao hàng SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Phiếu xuất kho. 2.4 Xác định hiệu quả của quy trình giao nhận: Chỉ tiêu đánh giá về mức độ an toàn: An toàn được hiểu là không xảy ra bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào có thể gây ảnh   hưởng xấu đến hàng hóa trong quá trình giao nhận. Đây là nhu cầu cơ bản của doanh   nghiệp và để đảm bảo an toàn cho hàng hóa của mình thì luôn đặt ra các yêu cầu như: Đảm bào hàng hóa không đổ vỡ trong quá trình bốc, xếp dỡ, dịch chuyển. Không xảy ra tình trạng mất cắp, thiếu hụt trong vận chuyển. Nếu có tổn thất, hư hỏng khi hàng cập Cảng thì cần ghi nhận bằng văn bản để  có thể khiếu nại đòi bồi thường các bên có liên quan. Chỉ tiêu đánh giá về chi phí: Các chi phí trong quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bao gồm các khoản chi   phí về  handle lô hàng khi cập cảng đến, phí làm thủ  tục Hải quan, và cước phí vận  chuyển hàng nội địa. Càng giảm thiểu được các chi phí nói trên thì càng mang lại hiệu   quả cao cho hoạt động giao nhận hàng. Các chi phí handle hàng là chi phí mà hãng tàu   sẽ  thu cho công việc điều độ, sắp xếp hàng hóa, các chi phí thường là cố  định và tùy   thuộc vào mỗi hãng tàu khác nhau mà các chi phí này sẽ  có sự  chênh lệch một chút.   Cân nhắc trong việc đánh giá và lựa chọn chi phí chịu  ảnh hưởng bởi việc lựa chọn   hãng tàu nào để  vận chuyển có chi phí thấp. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến yếu tố  chất lượng, lựa chọn hãng tàu có chi phí hợp lý nhưng chất lượng dịch vụ phải được   đảm bảo nhằm bảo vệ cho hàng hóa của mình.  Chỉ tiêu đánh giá về tốc độ: Trong quá trình giao nhận hàng hóa và thông quan hàng nhập khẩu, tốc độ  là một  trong những yêu tố cần được chú ý vì sự nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian   và giảm bớt được lượng hàng hóa nằm chờ trong kinh doanh. Thời gian về giao nhận hàng, thời gian lưu kho, lưu bãi, thời gian thực hiện thủ tục  khai quan và thông quan hàng hóa… Tất cả  các chỉ  tiêu này phụ  thuộc vào trình độ,  năng lực, khả năng sắp xếp công việc, xử lý, giải quyết công việc của nhân viên giao   nhận của công ty. Một quy trình giao nhận hàng từ khi hàng về đến cảng dỡ cho đến lúc hoàn tất các   thủ  tục thông quan hàng hóa và mang hàng về  kho riêng được coi là thành công nếu  SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý trong quá trình đó không xảy ra các vấn đề  trục trặc cần nhiều thời gian để  giải   quyết, thời gian làm hàng không quá dài. Cụ  thể  là đối với hàng xuất, thời gian làm  hàng không quá 2 ngày làm việc và không quá 3 ngày làm việc đối với hàng nhập thông  thường. Tuy nhiên thời gian này có thể  linh động được điều chỉnh cho từng loại mặt   hàng và loại hình xuất nhập. Có những loại hàng hóa chỉ  cần 1 ngày làm việc đã có   thể hoàn tất tất cả các khâu và 2 ngày làm việc cho hàng nhập. Nói chung, việc điều  chỉnh thời gian làm hàng sao cho càng nhanh chóng càng tốt, thời gian càng giảm thì  hiệu quả của toàn khâu giao nhận mới được đảm bảo. SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Chương 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG  CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VIÊN THÀNH: 3.1 Thông tin khái quát về công ty TNHH Viên Thành: Logo Công ty :  Tên Tiếng Việt : Công ty TNHH Viên Thành Tên tiếng Anh : Vien Thanh Co., Ltd. Tên giao dịch : VTC Địa chỉ : 123 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM Loại hình công ty : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vốn điều lệ : 500.000.000 VNĐ Thành lập : 03/02/2000 Đại diện pháp luật : Lý Huỳnh Kim Hằng Giấy phép ĐKKD số : 4102000089 cấp ngày 28/01/2000 Mã số thuế : 0301909543 Điện thoại : (84 – 8) 38 21 8085 Fax : (84 – 8) 38 21 8086 Email : info@aim.vnn.vn Trụ sở hoạt động:  Trụ sở chính Địa chỉ : 123 Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : (84­8) 38.218.085 Fax : (84­8) 38.218.086 Website : http://www.aimup.com Mã số thuế : 0301909543 Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ : 195 Khâm Thiên, Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội Điện thoại : (84 ­ 4) 39.763.545 SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý Fax : (84 ­ 4) 39.763.545 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Địa chỉ : 267 Trần Phú, Hải Châu TP. Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3647.628 Fax : 0511.3647.628 3.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3.2.1 Quá trình hình thành: Kinh tế  nước ta đang trong thời kỳ  mở  cửa, lượng hàng hóa cung­cầu ngày càng   lớn, đặt biệt là nhu cầu về hàng nhập khẩu ngày càng tăng mạnh bởi mức sống của  người dân ngày càng tăng cao. Công ty TNHH Viên Thành đánh giá trên nhu cầu của  thị  trường đã ra đời và cung cấp khá đa dạng các mặt hàng tiêu dùng, mặt hàng dân  dụng công nghiệp và văn phòng nhập khẩu có chất lượng cao nhằm đáp  ứng những  nhu cầu cao của các khách hàng trong nước cũng như quốc tế. 3.2.2 Quá trình phát triển:  Ngày 28 tháng 01 năm 2000, Công ty TNHH Viên Thành được Sở  Kế  Hoạch và  Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh số 4102000089 và bắt đầu   đi vào hoạt động. Công ty có trụ  sở  chính đặt tại  số  123 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.   Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh thương mại và dịch vụ. Cùng trong năm 2000, Công ty nhận thấy tiềm năng phát triển thị trường ở khu vực   miền Bắc, do đó đã mạnh dạn đầu tư  mở  rộng thêm quy mô công ty với việc ra đời   Chi nhánh văn Phòng công ty TNHH Viên Thành ở Hà Nội. Ngày 29 tháng 05 năm 2000  Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số CN   0102000034 về  việc đăng ký hoạt động của Chi nhánh Hà Nội và bắt đầu đưa chi   nhánh này vào hoạt động. Cùng với việc mở  rộng quy mô, cũng như  đáp  ứng ngày  càng tốt hơn cho nhu cầu của Khách hàng trên toàn quốc, ngay sau đó công ty cũng đã  SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Trương  Thị Minh Lý mở thêm Văn phòng đại diện của công ty tại Thành phố Đà Nẵng nhằm nắm bắt nhu   cầu khách hàng ở khu vực miền Trung. Với đặc thù kinh doanh và đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm cũng như  chiến lược marketing hiệu quả đã đưa sản phẩm của công ty đến các thị  trường tiêu   thụ từ nhỏ đến lớn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng và  chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng luôn đồng   hành song song với đội ngũ bán hàng nên ý kiến khách hàng luôn được thu nhận kịp   thời và làm hài lòng khách hàng một cách nhanh chóng và tối  ưu nhất. Công ty ngày   càng mở rộng và có nhiều chi nhánh như hôm nay nhờ một phần lớn vào toàn thể nhân  viên nói chung và nhân viên kế toán nói riêng, bởi kinh nghiệm và khả  năng tối thiểu   hóa lợi nhuận và tối đa hóa chi phí đã giúp lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Công ty TNHH Viên Thành được đánh giá là một trong những Công ty cung  ứng   sản phẩm và dịch vụ về vật liệu xây dựng, hóa chất hàng đầu tại Việt Nam. Mặc dù   mới thành lập được 13 năm nhưng với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và  có lòng nhiệt huyết cao trong công việc nên đã tìm được những bước đi đúng đắn cùng  với dự án đầu tư am hiểu thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp nên Công ty đã và   đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. 3.3 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hoạt động: 3.3.1 Hoạt động kinh doanh: ­ Mua bán các loại hoá chất, keo dán, cồn công nghiệp, nguyên liệu dùng trong công  nghiệp chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng. ­ Đại lý ký gởi hàng hoá ­ Mua bán nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, vật tư dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm. ­ Chế biến gỗ, chế biến thực phẩm; ­ Sản xuất giấy, đồ gỗ, gốm sứ, hàng thủ  công mỹ nghệ, sản phẩm hóa, mỹ  phẩm,  thủy hải sản; ­ Dịch vụ đóng gói bao bì các loại; ­ Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, trang thiết bị­bàn ghế  văn   phòng, giấy, quần áo, vải sợi. SVTH: Hoàng Thị Kim Loan  Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2