intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại Trường Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận sẽ cố gắng hệ thống hóa, làm sáng tỏ thêm lí luận, rút ngắn khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn. Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty trong thời gian qua và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại Trường Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI TRƢỜNG VINH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hƣớng dẫn : TS.TRƢƠNG QUANG DŨNG Sinh viên thực hiện : DƢƠNG TRUNG HOÀNG MSSV: 1211141532 Lớp: 12DQD06 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Thƣơng mại Trƣờng Vinh” là đề tài khóa luận độc lập của riêng cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy giáo - TS. Trƣơng Quang Dũng và sự hỗ trợ giúp đỡ của các Lãnh đạo và anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Thƣơng mại Trƣờng Vinh. Các nguồn tài liệu trích dẫn và số liệu sử dụng của khóa luận này là trung thực, đƣợc tìm kiếm, tổng hợp và phân tích một cách khách quan. Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả bài khóa luận này chƣa từng đƣợc công bố trong bài viết nào. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về lời cam đoan này.
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 2 tháng (8 tuần) thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Thƣơng mại Trƣờng Vinh em đã nhân đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuân lợi của Giám Đốc Công ty – anh Hà Quang Tá và đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh, các chị trong phòng Tổ chức hành chính và các phòng ban. Chính sự giúp đỡ và chỉ bảo đó đã giúp em nắm bắt đƣợc những kiến thức thực và kỹ năng phân tích, đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu giúp ích cho em trong quá trình ra công tác xin việc sau này rất nhiều. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty Trường Vinh, tới toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty về sự giúp đỡ của các cô, các chú, các anh chị trong thời gian thực tập (8 tuần) vừa qua. Em cũng xin kính chúc Công ty Trƣờng Vinh ngày càng phát triển lớn mạnh và đƣơc nhiều Công ty khác trong ngành biết đến, kính chúc các cô, các chú và các anh chị luôn thành đạt trên cƣơng vị công tác của mình. Và em kính chúc các cô, các chú và các anh chị luôn khỏe mạnh và vui vẻ để hoàn thành tốt công việc của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của Ts.Trƣơng Quang Dũng trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu. Em cảm ơn sự nhiệt tình và tâm huyết của thầy đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. iii NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : DƢƠNG TRUNG HOÀNG MSSV : 1211141532 Khoá : 2012 -2016 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Đơn vị thực tập
  5. iv CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : DƢƠNG TRUNG HOÀNG………………….. MSSV : 1211141532…………………………...…………….. Khoá : 2012 - 2016……………………………………......... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Giảng viên hƣớng dẫn
  6. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................................ DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG ........................................................................... DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ................................................ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 1 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 5. Bố cục của khóa luận .................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG ..................................... 3 1.1 Lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận....................................................... 3 1.1.1 Lợi nhuận của công ty xây dựng .......................................................................... 3 1.1.2 Phƣơng pháp xác định lợi nhuận .......................................................................... 3 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi nhuận ..................................................... 7 1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .................................... 8 1.2.1 Nhóm nhân tố ảnh hƣờng đến doanh thu .............................................................. 9 1.2.2 Nhóm nhân tố ảnh hƣờng đến giá thành toàn bộ sản phẩm ................................ 11 1.2.3 Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp....................................................... 13 1.3 Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong công ty xây dựng ................................. 14 1.3.1 Các giải pháp tăng doanh thu ............................................................................... 14 1.3.2 Các giải pháp nhằm giảm chi phí ......................................................................... 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG TRƢỜNG VINH ........................................................................................................... 19 2.1 Giới thiệu chung về công ty xây dựng Trƣờng Vinh ........................................... 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 19 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ....................................................... 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty .................................................................................. 21 2.2 Thực trạng lợi nhuận của công ty xây dựng Trƣờng Vinh ................................... 25 2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ....................................................... 25 2.2.1.1 Đánh giá về tài sản của công ty......................................................................... 26
  7. vi 2.2.1.2 Đánh giá nguồn vốn của công ty ....................................................................... 29 2.2.2 Thực trạng lợi nhuận của công ty xây dựng Trƣờng Vinh những năm qua......... 33 2.2.2.1 Tình hình doanh thu .......................................................................................... 33 2.2.2.2 Tình hình chi phí ............................................................................................... 35 2.2.2.3 Tình hình lợi nhuận ........................................................................................... 38 2.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng Trƣờng Vinh .. 45 2.3.1 Những thành tích đạt đƣợc trong kinh doanh ...................................................... 45 2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh và nguyên nhân ................................ 46 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƢỜNG VINH ............................................... 49 3.1 Định hƣớng và những mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới ................. 49 3.1.1 Định hƣớng chung............................................................................................................... 49 3.1.2 Một số chỉ tiêu mà công ty đặt ra trong những hai tiếp theo (năm 2016, 2017) .. 50 3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại công ty xây dựng Trƣờng Vinh 51 3.2.1 Nhóm giải pháp làm tăng doanh thu .................................................................... 51 3.2.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ....................................................... 51 3.2.1.2 Công ty phải cần nhắc khi lựa chọn nhà đầu tƣ ................................................ 55 3.2.1.3 Quản lý các khoản nợ phải thu một cách hiệu quả ........................................... 55 3.2.2 Nhóm giải pháp góp phần tối thiểu hóa chi phí ................................................... 56 3.2.2.1 Tăng cƣờng công tác quản lý chi phí ................................................................ 56 3.2.2.2 Hạn chế đấu thầu theo phƣơng thức “đấu thầu trọn gói“ .................................. 57 3.2.2.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng của lạm phát, sự biến động lãi suất và tỷ giá trên thị trƣờng ......................................................................................... 58 3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản .................................................................... 58 3.2.2.5 Nên tiến hành trích trƣớc lƣơng nghĩ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất .. 60 3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho công ty .......... 60 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ...................................................................................... 60 3.3.2 Kiến nghị với Bộ xây dựng .................................................................................. 62 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................
  8. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 BCLCTT Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 4 TS – NV Tài sản – Nguồn vốn 5 EBIT Earning Before Interest and Tax 6 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 7 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 8 SXKD Sản xuất kinh doanh 9 TICF Tổng dòng tiền vào 10 TTS Tổng tài sản 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 VCSH Vốn chủ sở hữu 13 GVHH Giá vốn hàng hóa 14 TSNH Tài sản ngắn hạn
  9. viii DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Tổng kết tài sản của Trƣờng Vinh từ 2013 -2015 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng của một số chỉ tiêu trong tổng tài sản Bảng 2.3: Bảng tồng kết nguồn vốn trong những năm qua Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn trong những năm qua Bảng 2.5: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2015 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp doanh thu trong những năm qua Bảng 2.7: Bảng so sánh tổng hợp chi phí trong ba năm Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Bảng 2.9: Bảng so sánh tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận Bảng 2.10: Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận doanh thu qua các năm Bảng 2.11: Sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng TS qua các năm Bảng 2.12: Sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCSH qua các năm Bảng 2.13: Bảng tập hợp báo cáo kết quả kinh doanh trong những năm qua Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu dự kiến trong hai năm tiếp theo. Bảng 3.2: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức trong năm tiếp theo
  10. ix DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Hình 1: Hạ tầng kỹ thuật – Đảo Kim Cƣơng Hình 2: Trƣờng THPT Hòa Bình Hình 3: Trung tâm ĐT sát hạch Q.12 Hình 3: Trung tâm ĐT sát hạch Q.12 Hình 5: Nhà máy SX thiết bị điện tử Hình 6: Xƣởng dệt nhuộm Hƣng Phát Đạt Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xây dựng Trƣờng Vinh Sơ đồ 2.2: Cơ cấu lợi nhuận qua các năm
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng vừa đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, lại vừa tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Các doanh nghiệp dựa trên chiến lƣợc chung của cả nƣớc để xây dựng chiến lƣợc riêng cho chính mình, hay nói đúng hơn là dựa trên tín hiệu của thị trƣờng mà xây dựng chiến lƣợc theo nguyên tắc: phải bán những thứ mà thị trƣờng cần chứ không phải bán những gì mình có. Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăng cƣờng đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tƣ vào những ngành nghề mới… với mục đích cuối cùng - ngày càng “tối đa hoá lợi nhuận” mà mình làm ra. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp đầu tƣ, mở rộng tái sản xuất xã hội… Nhƣ vậy, lợi nhuận thực sự có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng, em đã đến thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Thƣơng mại Trƣờng Vinh. Và sau một thời gian học hỏi, nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Thƣơng mại Trƣờng Vinh” làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đây là đề tài khá rộng, vì vậy em xin đƣợc hạn chế chỉ đi sâu vào phân tích kết quả hoạt động của công ty trong ba năm trở lại đây. Từ năm 2013 đến năm 2015. Trên cơ sở nghiên cứu giới hạn một số vấn đề lý luận, phân tích đánh giá tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí và thu nhập trong công ty. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty trong những năm tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Khoá luận sẽ cố gắng hệ thống hoá, làm sáng tỏ thêm lí luận, rút ngắn khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn. Tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng lợi nhuận
  12. 2 của công ty trong thời gian qua và đƣa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho công ty 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng biện pháp nghiên cứu duy vật biện chứng trong mối quan hệ với duy vật lịch sử, biện pháp so sánh, thống kê, phân tích. Từ đó tổng hợp các vấn đề trong quá trình nghiên cứu, sử dụng một cách linh hoạt, kết hợp hoặc riêng rẽ để giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. 5. Bố cục của khóa luận Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận và biện pháp nâng cao lợi nhuận tại các công ty xây dựng Chƣơng 2: Thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Trƣờng Vinh Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần xây dựng Trƣờng Vinh Do hạn chế về thời gian và bƣớc đầu làm quen với thực tế, khoá luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng Tài chính- kế toán của công ty cổ phần xây dựng Trƣờng Vinh Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Tiến sĩ Trƣơng Quang Dũng cùng các anh chị tại cơ quan thực tập đã hƣớng dẫn nhiệt tình, giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn !
  13. 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG 1.1. Lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 1.1.1. Lợi nhuận của công ty xây dựng. Khái niệm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trƣờng với sự tham gia của rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã tạo môi trƣờng cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển cạnh tranh gay gắt với nhau. Bởi vậy, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thƣơng trƣờng hay nói cách khác là thắng trong canh tranh, thì đòi hỏi tất yếu doanh nghiệp đó phải kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể là phải có lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lƣợng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lƣợng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2 Phƣơng pháp xác định lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc xác định bằng tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là phân chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đƣợc doanh thu đó. Cách thức xác định nhƣ sau: * Đối với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu mà doanh nghiệp thu đƣợc từ các hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ trong kỳ đƣợc xác định theo công thức: Trong đó: Lợi nhuận từ Chi phí quản Doanh Trị giá Chi phí hoạt động = - - - lý doanh thu thuần hàng bán bán hàng kinh doanh nghiệp
  14. 4  Doanh thu thuần đƣợc xác định : Doanh thu Tổng doanh Các khoản Thuần thu tiêu thụ _ giảm trừ = sản phẩm doanh thu dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: - Chiết khấu hàng bán: là số tiền ngƣời bán giảm trừ cho ngƣời mua trong trƣờng hợp ngƣời mua thanh toán trƣớc thời hạn thanh toán hay còn gọi là thanh toán sớm và đã đƣợc ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế. - Giảm giá hàng bán: là số tiền ngƣời bán giảm trừ cho ngƣời mua (khách hàng) trên giá bán trong trƣờng hợp hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc giảm giá cho khách hàng khi họ mua một khối lƣợng hàng hoá lớn. - Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị tính theo giá thanh toán của số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm các tiêu chuẩn trong hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu tính trên một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt mà nhà nƣớc không khuyến khích tiêu dùng. - Thuế xuất nhập khẩu: là loại thuế gián thu tính trên sản phẩm hàng hoá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc xuất khẩu qua biên giới Việt Nam.  Trị giá vốn hàng bán (GVHB) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hình thành trị giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả một số khoản thuế theo quy định nhƣ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) đã đƣợc xác định là tiêu thụ. Toàn bộ chi phí đó có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí máy móc thi công và chi phí sản xuất chung… Giá vốn hàng bán = Giá thành sản phẩm của khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Zsx của khối Zsx của khối Zsx của khối = lƣợng sản + lƣợng sản - lƣợng sản phẩm tồn phẩm sx phẩm CK kho ĐK trong kỳ  Chi phí bán hàng: Là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ gồm có: Chi phí bảo hành sản phẩm, tiền
  15. 5 lƣơng và các khoản phụ cấp tiền lƣơng (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn) của nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, tiếp thị quảng cáo, chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí mua ngoài phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp xây dựng thì chi phí bán hàng chiếm rất ít và ở một số doanh nghiệp còn không có chi phí bán hàng  Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN): Là những chi phí liên quan đến bộ máy quản lý của doanh nghiệp, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp nhƣ tiền lƣơng, phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc và nhân viên phòng ban, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho toàn doanh nghiệp và các khoản phụ phí, trợ cấp mất việc, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân khánh tiết, phí kiểm toán và các khoản chi phí khác. Đây là một loại chi phí thời kỳ đƣợc tính đến khi hạch toán lợi tức thuần túy của kỳ báo cáo. * Đối với lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan tới việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đƣợc xác định theo công thức: Lợi nhuận thu Thu nhập từ Chi phí từ Thuế gián đƣợc từ hoạt = hoạt động _ hoạt động _ thu động tài chính tài chính tài chính (nếu có) Trong đó:  Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, bán trả góp, lãi kinh doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn khác, chiết khấu thanh toán khi mua hàng đƣợc hƣởng, thu tiền do cho thuê tài sản và bán bất động sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng.  Chi phí hoạt động tài chính gồm: lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tƣ khác, chi phí do đem góp vố liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán... * Đối với lợi nhuận từ hoạt động khác
  16. 6 Hoạt động khác (hoạt động bất thƣờng) là những hoạt động diễn ra không thƣờng xuyên mà doanh nghiệp không dự tính trƣớc đƣợc hoặc có dự tính nhƣng ít có khả năng thực hiện nhƣ các hoạt động thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi… Lợi nhuận từ hoạt động khác đƣợc xác định theo công thức sau: Lợi nhuận thu Thu nhập Chi phí từ Thuế gián thu đƣợc từ hoạt = Từ hoạt động _ hoạt động _ (nếu có) động khác khác khác Trong đó:  Thu nhập từ các hoạt động khác là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, tiền thu đƣợc từ hoạt động thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, thu các khoản nợ khó đòi, thu các khoản miễn thuế, giảm thuế, tiền thu về giá trị tài sản thu đƣợc do vắng chủ, hoàn nhập dự phòng, giảm giá dự trữ và phải thu nợ khó đòi, trích trƣớc sửa chữa lớn tài sản cố định, bảo hành sản phẩm nhƣng không dùng hết vào cuối năm...  Chi phí hoạt động khác là những khoản chi nhƣ: chi phạt thuế, tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhƣợng bán tài sản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh doanh... Sau khi đã xác định lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh, chúng ta tiến hành tổng hợp lại, khi đó kết quả thu đƣợc chính là lợi nhuận trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhƣ vậy : LN trƣớc = LN từ hoạt + LN từ hoạt + LN từ hoạt thuế TNDN động SXKD động TC động khác Thuế TNDN phải LN trƣớc thuế Thuế suất thuế nộp = TNDN X TNDN =>
  17. 7 LN ròng LN trƣớc thuế Thuế TNDN phải (LNST) = TNDN _ nộp 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp nói lên toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, quy mô sản xuất giữa các công ty xây dựng khác nhau nên tổng lợi nhuận thu đƣợc của mỗi công ty cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, ngoài chỉ tiêu tổng lợi nhuận thì chúng ta cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi nhuận của công ty xây dựng. Tỷ suất lợi nhuận: Có rất nhiều chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận khác nhau, mỗi chỉ tiêu có nội dung kinh tế khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chủ yếu: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Công thức: Lợi nhuận ROS = X 100% Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu đƣợc trong kỳ thì công ty có khả năng thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và bởi vậy mà nếu tỷ suất lợi nhuận doanh thu càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Tỷ suất lợi nhuận giá thành: (Trong công ty xây dựng chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là mức doanh lợi tính cho một đồng giá trị dự toán xây lắp đã hoàn thành và bàn giao) Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ giữa lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với giá trị dự toán xây lắp đã hoàn thành và bàn giao trong kỳ đó. Lợi nhuận trớc hoặc sau thuế Tỷ suất LN giá thành = Giá trị dự toán xây lắp đã hoàn thành (giá thành sản phẩm xây lắp) Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản:
  18. 8 Công thức: Tổng LN kế toán trƣớc thuế ROA = X 100% Tổng tài sản bình quân Trong đó: ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đƣa vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận? Trong điều kiện bình thƣờng thì chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản càng tốt Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Tổng LN sau thuế ROE = X 100% Vốn chủ sở hữu bình quân Trong đó : ROE là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này nói lên một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tƣ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ngoài các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nói trên, trong công tác quản lý ngƣời ta còn sử dụng các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tƣ; tỷ suất lợi nhuận giá trị tổng sản phẩm để đánh giá chất lƣợng xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong kỳ. Nền kinh tế thị trƣờng đã và đang tác động mạnh mẽ tới từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối một cách bình đẳng bởi các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng: Các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị,... Chính vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhƣ những tế bào của nền kinh tế thì phải nuôi dƣỡng mình mà sự lựa chọn đầu tiên và cũng là sự lựa chọn quan trọng nhất là phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Do đó việc phấn đấu tăng lợi nhuận trong điều kiện hiện nay là mục tiêu hàng đầu, là điều kiện tiên quyết và vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung, các công ty xây dựng nói riêng. 1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
  19. 9 Trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là bộ phận chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất do đó việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận về cơ bản là nghiên cứu các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận: Lợi nhuận tiêu Doanh thu tiêu Giá thành của SP Thuế gián = _ _ thụ trong kỳ thụ trong kỳ tiêu thụ trong kỳ thu trong kỳ Từ công thức ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi doanh thu tiêu thụ, giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và các khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ. Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hƣởng tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận càng lớn và ngƣợc lại doanh thu càng nhỏ thì lợi nhuận càng ít. Giá thành và thuế là nhân tố ảnh hƣởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Giá thành và thuế càng cao thì lợi nhuận càng thấp và ngƣợc lại. Doanh thu tiêu thụ và giá thành sản phẩm là các nhân tố có cấu thành phức tạp do đó biến động cuả các nhân tố này phụ thuộc vào các bộ phận cấu thành nên chúng. 1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hƣởng tới doanh thu Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ đƣợc xác định theo công thức: r D =  (Stigi) i=1 D: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ Sti: Khối lƣợng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ gi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá i: Loại sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thứ i Công thức trên cho thấy nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: - Khối lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Trong điều kiện nhân tố khác không thay đổi, nếu khối lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng lên và sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ dẫn tới trực tiếp làm tăng lợi nhuận tiêu thụ và ngƣợc lại nếu khối lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ giảm
  20. 10 xuống sẽ làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn đến giảm lợi nhuận tiêu thụ. Khối lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô sản xuất, dây truyền công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ... đây đƣợc coi là nhân tố ảnh hƣởng chủ quan phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý lợi nhuận nói riêng. - Chất lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Đây là yếu tốt rất quan trọng ảnh hƣởng tới doanh thu nên tiêu thụ thể hiện ở chỗ có thể thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ, chất lƣợng sản phẩm tốt không chỉ làm tăng khả năng tiêu thụ mà còn có thể nâng cao giá bán, ngƣợc lại chất lƣợng sản phẩm xấu thì chất lƣợng tiêu thụ thấp dẫn đến giá bán không cao, làm giảm doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Ngoài việc là phƣơng tiện hỗ trợ bán hàng thì chất lƣợng sản phẩm còn là một vũ khí cạnh tranh sắc bén giữa các đối thủ trong nền kinh tế thị trƣờng. Việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ở mức cao sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng, đây là điều kiện cơ bản bảm đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Giá tiêu thụ sản phẩm: Trong điều kiện các nhân tố khác thay đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng lên làm doanh thu và do đó tăng lợi nhuận, ngƣợc lại giá bán đơn vị sản phẩm làm giảm doanh thu và dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên trong cơ chế thị trƣờng giá bán của sản phẩm thƣờng đƣợc hình thành khách quan do quan hệ cung cầu trên thị trƣờng quy định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không thể tự tăng giá cao hơn các mặt hàng cùng loại trên trị trƣờng, cũng nhƣ giảm giá hơn các đối thủ. Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc ra chỉ tiêu sản xuất tiêu thụ một số mặt hàng nào đó thì giá bán này do Nhà nƣớc quy định. Trong trƣờng hợp này thì giá bán biến đổi dẫn đến lợi nhuận tiêu thụ biến đổi, nó đƣợc đánh giá là tác động khách quan đối với doanh nghiệp. - Kết cấu sản phẩm tiêu thụ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, chi phí để sản xuất ra mỗi loại sản phẩm là khác nhau, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ trong kỳ có mức lãi, lỗ khác nhau. Do đó trong điều kiện nhân tố khác không đổi việc biến đổi cơ cấu mặt hàng có thể làm tăng tỷ trọng của hàng hoá có mức lãi cao và làm giảm tỷ trọng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1