Khóa luận tốt nghiệp: Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp: Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam nêu hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán, thực trạng hoạt động của các NHTM trên TTCK ở Việt Nam, một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Anh Tuấn Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Minh Hằng Lớp : Pháp 2- K41E- KTNT HÀ NỘI - 2006
- LỜI CẢM ƠN Vấn đề “Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam” là một vấn đề không hề đơn giản, đặc biệt là đối với một sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường. Nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, khoá luận này sẽ không thể được hoàn thiện về cả lý luận và thực tiễn. Trước hết, tôi xin gửi tới Thạc sĩ Phan Anh Tuấn lòng cảm phục và biết ơn chân thành nhất vì sự tận tình chỉ bảo và những gợi ý quý báu của thầy trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới: Các thầy cô trong Hội đồng chấm khoá luận và Khoa Kinh tế Ngoại Thương, trường Đại Học Ngoại Thương đã cho phép và tạo điều kiện về thời gian cho tôi hoàn thành đề tài tâm huyết này. Tôi cũng xin được cám ơn gia đình, toàn thể thầy cô và bạn bè vì sự cổ vũ tinh thần và những lời góp ý chân thành trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2006 Phạm Thị Minh Hằng
- Mục lục MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán ................................................................................................. 4 I. Ngân hàng thƣơng mại và thị trƣờng chứng khoán ............................................... 4 1. Khái niệm và cấu trúc thị trƣờng chứng khoán ................................................. 4 1.1. Khái niệm .............................................................................................. 4 1.2. Cấu trúc thị trường chứng khoán ........................................................... 5 1.2.1. Cấu trúc theo hàng hoá ....................................................................................5 1.2.2. Cấu trúc theo mục đích hoạt động của thị trƣờng ..........................................5 1.2.3. Cấu trúc theo hình thức tổ chức của thị trƣờng ..............................................6 2. Hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán .............................................................. 7 3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán .................................................. 9 3.1. Nhà phát hành chứng khoán .................................................................. 9 3.2. Nhà đầu tư chứng khoán ...................................................................... 10 3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán.......................... 10 II. Hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán .......... 12 1. Những hoạt động NHTM trực tiếp thực hiện trên TTCK .............................. 13 1.1. Hoạt động phát hành chứng khoán ...................................................... 13 1.2. Hoạt động ngân quỹ ............................................................................. 14 1.3. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ............. 15 1.4. Hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu ..................................................... 16 1.5. Hoạt động ngân hàng giám sát ............................................................ 16 2.2. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán ............................ 18 2.3. Môi giới chứng khoán .......................................................................... 20 2.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán .................................................................. 22 2.5. Quản lý các danh mục đầu tư ............................................................... 22 2.6. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.......................................................... 23 Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -i-
- Mục lục 3. Sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán - một tất yếu khách quan ......................................................................................... 24 III. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài .................................................................................................................................... 26 Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động của các NHTM trên TTCK ở Việt Nam ..................................................................................................................... 32 I. Khái quát về quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .......... 32 1. Về quy mô hoạt động ........................................................................................ 32 2. Về sự tham gia của các nhà đầu tƣ................................................................... 38 3. Về cơ chế công bố thông tin ............................................................................. 40 4. Về sự tham gia của Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý .................................... 41 5. Về sự tham gia của các chủ thể khác trên TTCK............................................ 42 II. Hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ............................................................................................................................ 43 1. Các văn bản pháp lý về hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán .......................................................................................................... 43 1.1.Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/11/2003........... 44 1.2. Luật các Tổ chức tín dụng .................................................................... 45 1.3. Luật Đầu tư.......................................................................................... 47 1.4. Luật Doanh nghiệp .............................................................................. 49 1.5. Luật Chứng khoán................................................................................ 50 2. Hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam ........................................................................................................................ 52 2.1. Hoạt động phát hành chứng khoán ...................................................... 52 2.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán ..................................................... 56 2.3. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán ............................. 58 2.4. Hoạt động cho vay vốn cầm cố cổ phiếu .............................................. 60 2.5. Hoạt động môi giới chứng khoán ......................................................... 63 2.6. Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán .......................................................................................................... 64 Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - ii -
- Mục lục 2.7. Các hoạt động khác ............................................................................. 65 III. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM .................................................... 67 1. Kết quả hoạt động ............................................................................................. 67 2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................... 69 Chƣơng 3. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam...................................................................................... 74 I. Xu hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam...................................... 74 1. Định hƣớng phát triển các NHTM đến năm 2010. ......................................... 75 2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 ..... 77 II. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam ............................................................................... 79 1. Giải pháp vĩ mô ................................................................................................. 79 1.1. Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ................ 79 1.2. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................ 84 2. Giải pháp vi mô ................................................................................................. 87 2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính của các NHTM ..................................... 87 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các NHTM. ... 89 3. Phát triển và mở rộng nghiệp vụ NHTM trên TTCK ..................................... 92 Kết luận....................................................................................................... 94 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 96 Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - iii -
- Bảng chữ viết tắt BẢNG CHỮ VIẾT TẮT UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước TTCK THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng DNNN Doanh nghiệp nhà nước CTCK Công ty chứng khoán TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Ch©u Agribank Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam Agriseco Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Eximbank nông hàng Ngân thôn thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam VIB Bank Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Quèc tÕ MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội EAB Bank Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn §«ng ¸ Habubank Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội Incombank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Saigonbank Ngân hàng Sài Gòn công thương SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần STB M· cæ phiÕu Sacombank BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSC Công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCBS Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương WB Ngân hàng Thế giới ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á WTO Tổ chức thương mại thế giới Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam
- Lời mở đầu LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam không tách rời xu thế đó. Thị trƣờng chứng khoán hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trƣờng tiền tệ tạo ra một thị trƣờng tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập vào tháng 7/2000 đến nay, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, tuy quy mô còn nhỏ nhƣng đã có những bƣớc tiến nhất định góp phần tích cực vào sự phát triển của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ của nền kinh tế quốc dân. Nhà đầu tƣ Việt Nam biết đến một môi trƣờng đầu tƣ mới mẻ, chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng cũng hứa hẹn tiềm năng phát triển. Sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo nguồn cung hàng hoá chứng khoán cho thị trƣờng. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại với vai trò cung cấp những dịch vụ tài chính mới trên thị trƣờng chứng khoán đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ cũng nhƣ của các doanh nghiệp cổ phần khi tham gia thị trƣờng. Là một cấu thành của thị trƣờng tài chính, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết với hệ thống ngân hàng. Ngƣời ta thƣờng cho rằng, khi thị trƣờng chứng khoán có xu hƣớng tăng trƣởng mạnh mẽ thì lƣợng chu chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại bị giảm sút và ngƣợc lại. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam với tiềm năng về vốn trong dân cƣ còn rất lớn thì nếu có sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại vào thị trƣờng chứng khoán sớm hơn và mạnh mẽ hơn thì thị trƣờng chứng khoán còn có những bƣớc phát triển ngoạn mục hơn nữa. Nhƣ vậy, có thể thấy hệ thống ngân hàng và thị trƣờng chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp và tác động với nhau cùng phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, khoá luận này đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán, khảo sát Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -1-
- Lời mở đầu hoạt động thực tiễn của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài, so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tham gia hiệu quả của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, khoá luận đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính này trên thị trƣờng chứng khoán. 3. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng cũng những phƣơng thức cụ thể nhƣ: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá…để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu TTCK là một thực thể phức tạp, ở đó có sự tham gia của rất nhiều đối tƣợng khác nhau với những mục đích khác nhau. Trong khuôn khổ hạn hẹp của khoá luận này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu sự tham gia của các NHTM với việc cung cấp những dịch vụ tài chính mới trên TTCK Việt Nam. 5. Đóng góp khoa học của đề tài: TTCK là lĩnh vực biến động theo từng giờ, từng phút. Những giải pháp đặt ra cho TTCK chỉ có ý nghĩa thực tế khi bám sát đƣợc tình hình phát triển của TTCK. ý thức đƣợc điều này, khoá luận không chỉ dừng lại ở việc đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới làm bài học cho Việt Nam mà còn cố gắng phân tích hoạt động của các NHTM trên TTCK Việt Nam ở thời điểm hiện tại nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao nhất. 6. Nội dung nghiên cứu Bố cục của khoá luận gồm 98 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -2-
- Lời mở đầu Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam. 7. Cam kết về tính trung thực của đề tài Tác giả xin đảm bảo về tính trung thực về học thuật của khoá luận, những chỗ trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của khoá luận này. Do những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và tài liệu nghiên cứu, khoá luận không tránh khỏi còn nhiều sơ suất. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để có thể đi sâu nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này. Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -3-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK Chương 1- Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán T hị trƣờng chứng khoán ở các nƣớc phát triển trên thế giới đã có lịch sử hình thành và tồn tại hàng trăm năm. Trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của thị trƣờng, các NHTM luôn là những chủ thể tham gia tích cực và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của TTCK, làm cho thị trƣờng vận hành linh hoạt và hiệu quả. TTCK Việt Nam mới ra đời đƣợc 6 năm nhƣng ngay từ những ngày đầu, các NHTM đã tham gia trên thị trƣờng với nhiều nghiệp vụ khác nhau. Vị thế và vai trò của các NHTM trên TTCK Việt Nam dần đƣợc khẳng định. Để có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng hoạt động của các NHTM trên TTCK ở Việt Nam, trƣớc hết, ta sẽ tìm hiểu hoạt động của các NHTM trên TTCK phát triển và những đóng góp của các NHTM trong tiến trình phát triển TTCK này. I. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm và cấu trúc thị trƣờng chứng khoán 1.1. Khái niệm TTCK là một bộ phận của thị trƣờng tài chính và mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thị trƣờng này. Thị trƣờng tài chính có chức năng cơ bản là phân bổ vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế, dẫn vốn từ những ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi sang những ngƣời thiếu vốn. Trên thị trƣờng tài chính, ngƣời đi vay có thể vay vốn trực tiếp từ ngƣời cho vay bằng cách bán cho họ những chứng khoán (còn gọi là những công cụ tài chính), những chứng khoán này là quyền đƣợc hƣởng đối với thu nhập hoặc tài sản tƣơng lai của ngƣời vay. Hoặc tiền vốn có thể đƣợc chuyển một cách gián tiếp từ ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay thông qua các tổ chức trung gian tài chính nhƣ: NHTM, công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm… Thị trƣờng tài chính bao gồm thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn. Thị trƣờng tiền tệ là nơi cung ứng nguồn vốn ngắn hạn trong khi đó thị trƣờng vốn là nơi cung ứng những khoản vốn trung và dài hạn. TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trƣờng vốn. Ngƣời đi vay có thể huy động vốn trên TTCK một cách trực tiếp thông qua việc phát hành và bán các chứng Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -4-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK khoán cho ngƣời cho vay để đƣợc sử dụng khoản vốn đó một thời gian trung và dài hạn trong tƣơng lai. Vậy, TTCK trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, đƣợc quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Nhƣ đã đề cập ở trên, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với tài sản hoặc thu nhập tƣơng lai của ngƣời phát hành, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Tóm lại, là đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng vốn, TTCK là nơi cung cấp vốn trung và dài hạn phục vụ cho mục đích đầu tƣ sinh lợi của các chủ thể trong nền kinh tế. Thông qua TTCK, nguồn vốn đƣợc di chuyển trực tiếp từ ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay. Qua đó, TTCK góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. 1.2. Cấu trúc thị trường chứng khoán 1.2.1. Cấu trúc theo hàng hoá Căn cứ vào hàng hoá trên thị trƣờng, TTCK đƣợc phân thành các thị trƣờng: thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ chứng khoán phái sinh. Thị trường cổ phiếu (stocks market) là thị trƣờng giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ƣu đãi và chứng chỉ quỹ. Thị trường trái phiếu (bonds market) là thị trƣờng mà hàng hoá mua bán tại đó là trái phiếu đã đƣợc phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu Chính phủ. Thị trường các công cụ phái sinh (derivatives market) là thị trƣờng phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh. Đây là loại thị trƣờng cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trƣờng này chỉ xuất hiện ở những nƣớc có TTCK phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có những thị trƣờng khác nhƣ thị trƣờng mua bán quyền mua cổ phiếu phát hành bổ sung của công ty, thị trƣờng mua bán chứng quyền… 1.2.2. Cấu trúc theo mục đích hoạt động của thị trường Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -5-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trƣờng, TTCK đƣợc chia thành thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (primary market) là thị trƣờng mua bán các chứng khoán mới phát hành, giá cả chứng khoán là giá phát hành. Trên thị trƣờng này, vốn từ nhà đầu tƣ sẽ đƣợc chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tƣ mua các chứng khoán mới phát hành. Chủ thể phát hành chứng khoán trên thị trƣờng sơ cấp thƣờng Chính phủ và các doanh nghiệp. Việc phát hành chứng khoán giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trƣờng nhằm tài trợ cho các hoạt động của mình. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (secondary market) là nơi giao dịch các chứng khoán đã đƣợc phát hành trên thị trƣờng sơ cấp. Thị trƣờng thứ cấp làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán đã đƣợc phát hành. Trên thị trƣờng thứ cấp, các khoản tiền thu đƣợc từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tƣ và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về tổ chức phát hành. Thị trƣờng thứ cấp là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trƣờng sơ cấp. Thị trƣờng thứ cấp có tổ chức chặt chẽ, thông tin chính xác, mua bán thuận lợi sẽ tạo điều kiện thành công cho thị trƣờng sơ cấp. 1.2.3. Cấu trúc theo hình thức tổ chức của thị trường Căn cứ theo hình thức tổ chức của thị trƣờng, TTCK đƣợc phân thành thị trƣờng tập trung (sở giao dịch chứng khoán), thị trƣờng phi tập trung (thị trƣờng OTC) và thị trƣờng thứ ba. Tại Sở giao dịch chứng khoán (stocks exchange) các giao dịch đƣợc tập trung tại một địa điểm, các lệnh đƣợc chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Chứng khoán đƣợc mua bán ở đây phải là chứng khoán đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch và phải đƣợc lƣu ký tại Sở giao dịch để tạo thuận lợi, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho việc giao dịch. Việc mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch phải thực hiện qua trung gian là các công ty chứng khoán thành viên của Sở. Trên thị trƣờng này, nguyên tắc mua bán chứng khoán đƣợc sử dụng là nguyên tắc đấu giá. Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -6-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK Trên thị trường OTC (over- the- counter market), các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) đƣợc tiến hành qua mạng lƣới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và đƣợc nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trƣờng này đƣợc hình thành theo phƣơng thức thoả thuận. Các nhà kinh doanh chứng khoán có thể trực tiếp thƣơng lƣợng về giá cũng nhƣ thời gian thanh toán của những chứng khoán mà họ muốn giao dịch mà không cần thông qua các công ty tài chính trung gian. ở thị trƣờng này, các nhà kinh doanh đóng vai trò là nhà tạo lập thị trƣờng. Họ có một danh mục chứng khoán và sẵn sàng mua bán chứng khoán với bất cứ ai có nhu cầu và chấp nhận giá của họ. Thị trường thứ ba (tertiary market) dành cho việc mua bán các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trƣờng tập trung và thị trƣờng OTC. ở đây, ngƣời môi giới có thể mua bán chứng khoán với giá rẻ hơn vì chi phí về mua chỗ ngồi (seat) rẻ hơn, hoa hồng thấp, ngƣời mua bán không có trách nhiệm ổn định giá cả. Mọi hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng đều diễn ra qua telex, điện thoại, theo giá thoả thuận giữa hai bên. 2. Hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán Hàng hoá trên TTCK bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khoán và chứng khoán phái sinh. Cổ phiếu (stocks) là một loại chứng khoán đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Khi mua cổ phiếu, những ngƣời đầu tƣ (các cổ đông) sẽ trở thành chủ sở hữu đối với công ty. Mức độ sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng nhƣ tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty. Trong trƣờng hợp xấu nhất là công ty phải thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ nhận đƣợc những gì còn lại sau khi công ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác (nhƣ thuế, nợ ngân hàng hay trái phiếu…). Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn. Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ƣu đãi. Trái phiếu (bonds) là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của ngƣời phát hành (ngƣời vay tiền) phải trả cho ngƣời nắm giữ chứng khoán (ngƣời cho Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -7-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK vay) một khoản tiền xác định, thƣờng là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Ngƣời phát hành trái phiếu thƣờng là Chính phủ (trung ƣơng và địa phƣơng) và công ty. Trái phiếu Chính phủ có độ an toàn cao, có thể nói rủi ro thanh toán của trái phiếu Chính phủ là bằng 0, trong khi đó các trái phiếu công ty khác nhau có mức độ rủi ro thanh toán khác nhau. Ngoài ra trái phiếu Chính phủ cũng nhƣ trái phiếu công ty đều phải chịu các rủi ro khác nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát… Trái phiếu thƣờng có thời hạn xác định, có thể là trung và dài hạn. Chứng chỉ quỹ đầu tư (fund certificate) là một loại hàng hoá của TTCK. Quỹ đầu tƣ chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của ngƣời đầu tƣ uỷ thác cho công ty quản lý quỹ và đầu tƣ tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán. Chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do công ty quản lý quỹ đại diện cho quỹ phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ đối với tài sản hoặc vốn của quỹ đầu tƣ theo tỷ lệ tƣơng ứng với số đơn vị quỹ mà nhà đầu tƣ đó nắm giữ. Ngƣời đầu tƣ không trực tiếp đầu tƣ vào chứng khoán mà chỉ đầu tƣ vào quỹ bằng cách mua cổ phần hay chứng chỉ quỹ. Việc đầu tƣ vào chứng khoán do công ty quản lý quỹ tiến hành, vì thế, tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tƣ cao hơn nhiều so với việc một cá nhân trung bình tự ra quyết định đầu tƣ. Chứng khoán có thể chuyển đổi (convertible securities) là những chứng khoán cho phép ngƣời nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác. Thông thƣờng có cổ phiếu ƣu đãi đƣợc chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng và trái phiếu đƣợc chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng. Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ đƣợc phát hành trên cơ sở những công cụ đã có nhƣ cổ phiếu, trái phiếu. Giá cả của chứng khoán phái sinh đƣợc xác định dựa trên giá cả của các chứng khoán gốc. Chứng khoán phái sinh đƣợc phát hành với những mục đích rất đa dạng nhƣ để quản lý rủi ro, bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiệu hữu trong đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty và tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -8-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK trị các đối tƣợng đầu tƣ nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ đƣợc duy trì ở mức ban đầu. Các công cụ chứng khoán phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhƣng tiêu biểu gồm các công cụ là quyền ƣu tiên mua trƣớc cổ phiếu phổ thông (right certificates), chứng quyền (warrants), hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tƣơng lai (futures), quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps). Thị trƣờng các công cụ phái sinh ngày càng trở nên quan trọng đối với những nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tƣởng cho các nhà đầu tƣ. 3. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể đƣợc chia thành 3 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tƣ, tổ chức cung cấp dịch vụ trên TTCK và nhà quản lý thị trƣờng. 3.1. Nhà phát hành chứng khoán Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK qua đó cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của TTCK. Nhà phát hành có thể là Chính phủ (trung ƣơng và địa phƣơng), doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. - Chính phủ (trung ương và địa phương) là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phƣơng. Để tài trợ cho các dự án đầu tƣ hoặc chi tiêu dùng, Chính phủ và chính quyền địa phƣơng có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn trên TTCK nhƣ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, trái phiếu đô thị. Những loại trái phiếu này có độ an toàn cao, tính thanh khoản lớn và thƣờng đƣợc các tổ chức trung gian tài chính mua để thực hiện hoạt động ngân quỹ. - Doanh nghiệp là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các doanh nghiệp là cũng là chủ thể quan trọng trên TTCK cung cấp các loại hàng hoá đa dạng cho TTCK. Cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính phủ và là một công cụ hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Pháp luật của từng nƣớc quy định cụ thể loại hình doanh nghiệp nào đƣợc phép phát hành Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam -9-
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK chứng khoán. Về cơ bản, các công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để thu hút vốn trên thị trƣờng. Công ty có thể tự mình phát hành chứng khoán hoặc phát hành thông qua đại lý hoặc bảo lãnh phát hành. Phát triển hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp sẽ đa dạng hoá các công cụ đầu tƣ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các dịch vụ của các trung gian tài chính trong đó có các NHTM liên quan đến TTCK. - Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ các trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ…để huy động vốn phục vụ cho hoạt động của họ. Chứng khoán do các tổ chức tài chính này phát hành giống nhƣ chứng khoán của doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phƣơng và cũng là những chứng khoán đƣợc nhiều nhà đầu tƣ ƣa chuộng. 3.2. Nhà đầu tư chứng khoán Nhà đầu tƣ là những ngƣời mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tƣ có thể đƣợc chia thành 2 loại: nhà đầu tƣ cá nhân và nhà đầu tƣ có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những ngƣời có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tƣ, hoạt động với quy mô lớn, có tính chuyên nghiệp cao và thƣờng xuyên mua bán chứng khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Các tổ chức này thƣờng có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trƣờng và đƣa ra các quyết định đầu tƣ. Một số nhà đầu tƣ chuyên nghiệp chính trên TTCK là các công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tƣ, các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tƣ. 3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán là thị trƣờng mua bán chứng khoán tập trung. Đây là nơi tập hợp cung cầu về chứng khoán và thƣờng xuyên thực hiện các giao dịch chứng khoán với quy mô lớn. Trên SGDCK, các chứng khoán đƣợc mua bán qua trung gian và theo phƣơng thức đấu giá, khớp lệnh. Để đƣợc niêm yết tại SGDCK, các chứng khoán phải đáp ứng đủ những điều kiện do Sở đặt ra. Vì vậy những Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - 10 -
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK chứng khoán đƣợc giao dịch trên Sở đều là những chứng khoán có chất lƣợng đảm bảo, khả năng thanh khoản cao. SGDCK thực hiện vận hành thị trƣờng thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán. Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Là tổ chức nhận lƣu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Trung tâm lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán của Việt Nam mới chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2006. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, đƣợc thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các nhà đầu tƣ có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình. Các công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khoán. Công ty này cung cấp hệ thống máy tính với các chƣơng trình để thông qua đó có thể thực hiện đƣợc các lệnh giao dịch một cách chính xác và nhanh chóng. Thông thƣờng, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán ra đời khi TTCK đã phát triển đến một trình độ nhất định, bắt đầu đi vào tự động hoá các giao dịch. Các tổ chức tài trợ chứng khoán Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - 11 -
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK Là các tổ chức đƣợc thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trƣởng của TTCK thông qua các hoạt động cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức tài trợ chứng khoán ở các nƣớc khác nhau có những đặc điểm khác nhau, có một số nƣớc không có loại hình tổ chức này. Sự tham gia của các tổ chức này trên TTCK cùng với các chủ thể khác trên TTCK làm cho quá trình quản lý và vận hành TTCK một cách có hiệu quả, góp phần phát triển thị trƣờng tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TTCK đƣợc xem là kênh dẫn vốn trực tiếp cho các tổ chức phát hành. Tuy vậy, các tổ chức trung gian tài chính trong đó có các NHTM cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao tính hiệu quả của thị trƣờng thông qua các hoạt động của họ trên TTCK. TTCK là nơi luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhƣng rủi ro trong kinh doanh thƣờng tỷ lệ thuận với lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Là một tổ chức kinh tế hoạt động vì lợi nhuận, các NHTM luôn muốn đƣợc tham gia tích cực hơn nữa vào thị trƣờng đầy sôi động này. Tuy nhiên, NHTM là tổ chức nhận tiền gửi trong đó bộ phận tiền gửi thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn. Phần lớn những ngƣời gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Khi tham gia sâu rộng trên TTCK, khả năng ngân hàng bị vỡ nợ và phá sản rất dễ xảy ra nếu TTCK đi xuống, giá chứng khoán sụt giảm trầm trọng. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới những cá nhân, hộ gia đình và gây ra sự náo động trong dân chúng mà còn ảnh hƣởng xấu đến sự ổn định và phát triển của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ của nền kinh tế quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của các NHTM trong nền kinh tế và để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro trên, chính quyền các nƣớc luôn kiểm soát hoạt động của các NHTM hết sức chặt chẽ. Theo quy định của hầu hết các quốc gia, trên TTCK, các NHTM đƣợc phát hành chứng khoán, thực hiện hoạt động ngân quỹ và tham gia cung cấp trực tiếp các Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - 12 -
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK dịch vụ mà tính an toàn đƣợc đảm bảo liên quan đến TTCK nhƣ hoạt động lƣu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, hoạt động giám sát, và cho vay mua/cầm cố chứng khoán. Ngoài ra, đối với những hoạt động rủi ro cao nhƣ kinh doanh chứng khoán có tính an toàn thấp, bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán, các NHTM phải lập công ty chứng khoán thành viên mới đƣợc phép tham gia vào các hoạt động này. 1. Những hoạt động NHTM trực tiếp thực hiện trên TTCK 1.1. Hoạt động phát hành chứng khoán Các NHTM là trung gian tài chính thực hiện huy động vốn trong nền kinh tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn ngắn hạn truyền thống thƣờng không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tƣ cả về quy mô và thời hạn của các NHTM. Do vậy, sự ra đời của TTCK đã tạo ra một kênh huy động mới mà tại đó các NHTM có thể tìm kiếm những nguồn vốn lớn, ổn định để đầu tƣ trung và dài hạn trong tƣơng lai. Điều này tạo cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động, tham gia vào nhiều nghiệp vụ khác nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và tăng thu nhập. Việc phát hành chứng khoán của các NHTM chịu sự điều tiết của nhiều đạo luật khác nhau nhƣ Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trên TTCK, hoạt động phát hành chứng khoán để huy động vốn của các NHTM diễn ra rất sôi động. Các chứng khoán do các NHTM phát hành thƣờng có độ hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tƣ do uy tín của các NHTM và có tính thanh khoản cao hơn so với trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp khác phát hành. Với tính chất chuyên nghiệp, với uy tín cao trên thị trƣờng tài chính, hoạt động phát hành chứng khoán của các NHTM có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thƣờng khác, do đó, thƣờng có khối lƣợng huy động lớn với chi phí vốn thấp hơn. Bên cạnh các trung gian tài chính khác, các NHTM cũng đƣợc xem là đối tƣợng huy động vốn quan trọng trên TTCK quốc tế. Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - 13 -
- Chương 1- Hoạt động của các NHTM trên TTCK Tổng lƣợng vốn do các NHTM Mỹ huy động bằng cổ phiếu tới thời điểm năm 1993 là 375,3 tỷ USD, trong đó chủ yếu là vốn huy động bằng cổ phiếu thƣờng1. Hoạt động huy động vốn là điều kiện quan trọng để đáp ứng cho các hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động kinh doanh chứng khoán. 1.2. Hoạt động ngân quỹ Các NHTM hoạt động chủ yếu trên thị trƣờng tín dụng. Do đặc điểm nguồn vốn, các tổ chức này thƣờng tập trung cho vay thƣơng mại, cho vay tiêu dùng và cho vay thế chấp. Nhu cầu thanh toán và dự phòng đối với các NHTM là rất lớn và việc đáp ứng các nhu cầu này không chỉ ảnh hƣởng tới hoạt động của các NHTM mà còn ảnh hƣởng không nhỏ tới vấn đề an toàn của nền kinh tế. Do vậy, hoạt động ngân quỹ, một dạng hoạt động kinh doanh chứng khoán, của các NHTM rất đƣợc coi trọng và các NHTM là thành viên quan trọng của thị trƣờng tín phiếu Kho Bạc. Trong hoạt động ngân quỹ, các NHTM thƣờng đầu tƣ ngắn hạn vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao, chủ yếu nhằm dự trữ thứ cấp cho nhu cầu thanh toán, nhu cầu dự phòng và nhu cầu tích trữ. Các chứng khoán thƣờng đƣợc lựa chọn cho mục đích này là tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thể đƣợc chuyển nhƣợng, trái phiếu Chính phủ. Hoạt động ngân quỹ là cầu nối quan trọng giữa thị trƣờng tín dụng và thị trƣờng chứng khoán. Khi thị trƣờng tín dụng trầm lắng, một bộ phận vốn trên thị trƣờng tín dụng sẽ đƣợc dịch chuyển sang TTCK thông qua hoạt động kinh doanh chứng khoán của các NHTM. Ngƣợc lại, khi nhu cầu tín dụng tăng, các NHTM sẽ bán các chứng khoán để tăng lƣợng vốn cho hoạt động tín dụng, vốn không bị đọng và tính thanh khoản đƣợc đảm bảo. TTCK mở ra cơ hội cho hoạt động ngân quỹ của NHTM phát triển. Qua đó, các NHTM có thể duy trì tính thanh khoản và đảm bảo khả năng thanh toán cũng nhƣ khả năng tích trữ của mình. Nhƣng hoạt động ngân quỹ đòi hỏi sự sẵn có các công cụ có tính thanh khoản cao, chi phí giao dịch thấp và tính ổn định của thị trƣờng. Đôi khi sự thiếu ổn định của TTCK đã ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh 1 Trần Đăng Khâm (2002), Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Trƣờng ĐH KTQD, t.33, Hà Nội. Sự tham gia của các NHTM trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam - 14 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với đảo Bình Ba, tỉnh Khánh Hòa
92 p | 315 | 99
-
Khóa luận tốt nghiệp Sư phạm Vật lí: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số
81 p | 204 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Tìm kiếm và Phát triển Nguồn nhân lực Gjobs
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế độ tài sản của vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
80 p | 11 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hợp Tác Kinh Tế Đại Việt
68 p | 29 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 15 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn IPA
80 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam
59 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH & DV Vận tải Lê Hoàng
78 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Một thành viên 189
64 p | 5 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Crystal Martin VietNam
70 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn