intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ

Chia sẻ: Gdfb Gdfb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

129
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ nhằm phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tác động cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương Việt Nam và Mỹ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ Họ và tên sinh viên : §ç ThÞ Hßa Lớp : NhËt 2 Khoá : 44 E Giáo viên hướng dẫn : TS. Vò Hoµng Nam Hà Nội, tháng 5 năm 2009
  2. MỤC LỤC DANH MôC C¸C H×NH Vµ B¶NG BIÓU ..............................................4 Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t .........................................................5 Lêi më ®Çu ............................................................................................1 Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ................3 1.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính ................................................................... 3 1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .................................... 5 1.2.1.Khñng ho¶ng tµi chÝnh Mü ............................................................................ 5 a, §¹o luËt Ng©n hµng ë Mü ............................................................................... 5 b, C¸c c«ng cô cho vay d-íi chuÈn vµ sù ®æ vì bong bãng thÞ tr-êng nhµ ®Êt .. 8 c, Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp............................................. 11 d, Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống ...................................................... 13 1.2.2. .Mối liên hệ chặt chẽ giữa Mỹ và thế giới ................................................... 14 1.3. Diễn biến và đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu..................... 16 1.3.1. Diễn biến ..................................................................................................... 16 1.3.2. .Đặc điểm .................................................................................................... 19 1.4. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. ........................................ 22 1.4.1. Tác động tới nước Mỹ ................................................................................. 22 1.4.2. Tác động tới thế giới ................................................................................... 24 a, Tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương toàn cầu ........................... 24 b, Tác động đến thế giới .................................................................................... 26 1.5. Một số giải pháp của các nước nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng. .............. 29 1.5.1. Các nước hợp tác chống khủng hoảng ....................................................... 29 1.5.2. C¸c biÖn ph¸p nh»m gi¶i cøu ngµnh ng©n hµng ........................................ 31 1.5.3. Các gói kích thích kinh tế ........................................................................... 33 Chương 2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngo¹i th-¬ng giữa Việt Nam và Mỹ. ...............................................35 2.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và khái quát những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam. ............................................................ 35 2.1.1. Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng......................... 35 2.1.2. Đầu cơ và biÕn động giá cả ......................................................................... 36 2.1.3. Lạm phát và tăng trưởng............................................................................. 38 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  3. 2.1.4. Dòng vốn quốc tế......................................................................................... 39 2.1.5. Thị trường chứng khoán............................................................................. 40 2.1.6. Ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam ................................................... 40 a, Nhu cầu tiêu dùng trªn thÕ giíi gi¶m ........................................................... 41 b, Gi¸ dÇu th« thay ®æi thÊt th-êng .................................................................. 42 c, TØ gi¸ gi÷a ®ång ®« la Mü vµ tiÒn ®ång ViÖt Nam th-êng xuyªn biÕn ®éng.. 43 d, C¸c biÖn ph¸p b¶o hé th-¬ng m¹i ................................................................ 45 2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ............................................................................................................ 46 2.2.1. Dệt may ....................................................................................................... 48 2.2.2. §å gç ........................................................................................................... 51 2.2.3. Thuỷ sản...................................................................................................... 54 2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam ............................................................................................................ 57 2.3.1. Nhãm hµng thÞt vµ néi t¹ng lµm thùc phÈm................................................ 58 2.3.2. Gç nguyªn liÖu ............................................................................................ 59 Chương 3.Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động ngo¹i th-¬ng gi÷a Việt Nam vµ Mỹ. ......................61 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay ..................................................................................... 61 3.1.1. Hoàn cảnh Quốc tế ..................................................................................... 61 a, Khó khăn....................................................................................................... 61 b, Thuận lợi ...................................................................................................... 62 3.1.2. Hoàn cảnh Việt Nam................................................................................... 64 a, Nh÷ng khã kh¨n néi t¹i cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam ...................................... 64 b, ThuËn lîi ®èi víi ViÖt Nam ........................................................................... 66 3.2. Định h-íng xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam víi Mü ........................................... 67 3.3. Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động XNK của Việt Nam với Mỹ. ...................................................................................... 71 3.3.1. Gi¶i ph¸p cña chÝnh phñ............................................................................. 71 a. §èi víi vÊn ®Ò l¹m ph¸t................................................................................ 71 b. §èi víi vÊn ®Ò tû gi¸ ...................................................................................... 74 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  4. c. C¸c gi¶i ph¸p ®èi víi lÜnh vùc ng©n hµng .................................................... 75 d. §èi víi chÝnh s¸ch thuÕ ................................................................................ 76 e. T¨ng c-êng kh¶ n¨ng th«ng tin vµ dù b¸o.................................................... 78 3.3.2. Gi¶i ph¸p cho doanh nghiÖp ...................................................................... 79 a. TriÖt ®Ó tiÕt kiÖm............................................................................................ 79 b. §Çu t- c«ng nghÖ .......................................................................................... 80 c. T¸i cÊu tróc doanh nghiÖp ............................................................................ 80 d. Xóc tiÕn t×m b¹n hµng míi, ®¸ng tin cËy....................................................... 81 KÕt luËn ...............................................................................................82 Tµi liÖu tham kh¶o .......................................................................84 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU * DANH MỤC CÁC BẢNG B¶ng 1: Quy trình chứng khoán hoá các khoản vay thế chấp ......11 B¶ng 2: Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Mü giai ®o¹n 2005-2008 ..................................................................................47 B¶ng 3: Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Mü n¨m 2006- 2008 ...........................................................................................49 B¶ng 4: T×nh h×nh xuÊt khÈu hµng dÖt may sang Mü quý I/2009 49 B¶ng 5: Kim ng¹ch nhËp khÈu hµng ho¸ tõ Mü cña ViÖt Nam ....57 B¶ng 6: Kim ng¹ch nhËp khÈu thÞt tõ Mü cña ViÖt Nam .............58 *DANH MỤC CÁC HÌNH H×nh 1: DiÔn biÕn gi¸ dÇu th« từ ngày 02/01/2008 đến hết ngày 23/12/2008 .................................................................................42 H×nh 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 ..........................43 H×nh 3: Tèc ®é t¨ng tr-ëng xuÊt khÈu gç vµ s¶n phÈm gç sang Hoa Kú giai ®o¹n 2006-2008 vµ dù b¸o 2009 .............................53 H×nh 4: ChØ sè gi¸ c¶ mét sè mÆt hµng trªn thÕ giíi tõ th¸ng 10- 2007 ®Õn th¸ng 9-2008 ...............................................................58 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - GDP: Tổng sản phẩm nội địa - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - DN: Doanh nghiệp - EU: Liên minh Châu Âu - Euro: Đồng tiền của Liên minh Tiền tệ châu Âu - FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FED: Cục dự trữ liên bang - Mỹ - IMF: Quỹ tiền tệ thế giới - LEFASO: Hiệp hội da giày Việt Nam - NHNN: Ngân hàng nhà nước - SGD: Đơn vị tiền tệ của Singapore - UNCTAD: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc - USD: Đồng đô la Mỹ - WTO: Tổ chức thương mại thế giới Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính có qui mô rộng lớn và tốc độ ảnh hưởng nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Mặc dù nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng như vậy đã được dự báo từ năm 2006 nhưng không ai có thể tin rằng chính cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ đã gây nên một cuộc khủng hoảng qui mô lớn như vậy. Các nước trên thế giới, đặc biệt là ba khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản lần lượt chứng kiến các vụ phá sản của các tập đoàn, công ty lớn và đi vào suy thoái kinh tế. Kinh tế toàn cầu lâm vào khó khăn, đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Sự khủng hoảng kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này chưa biết bao giờ sẽ kết thúc và để hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam cần hiểu rõ về cuộc khủng hoảng lần này cũng như những tác động của nó tới thương mại giữa hai nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ” được chọn làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tác động cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục ảnh huởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  8. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ trước và sau khủng hoảng. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 5. Bố cục của khóa luận Khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Chương 3: Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chân thành sự hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Hoàng Nam trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện đề tài này, song do hạn chế về thời gian, khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận đựơc sự góp ý và trao đổi của cô giáo và độc giả nhằm hoàn thiện khoá luận hơn nữa. Hà Nội, ngày 10 thỏng 5 năm 2008 Sinh viờn Đỗ Thị Hoà 2 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  9. Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.1 . Khái niệm về khủng hoảng tài chính Trong lịch sử tài chính tiền tệ thế giới, thuật ngữ “Khủng hoảng tài chính” đã không còn xa lạ. Có rất nhiều các nghiên cứu, các học thuyết được đưa ra nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của một cuộc khủng hoảng tài chính cũng như cách thức dự báo và ngăn chặn nó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn giữa những nghiên cứu, học thuyết đó về khái niệm của một cuộc khủng hoảng tài chính. Theo một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, khái niệm về khủng hoảng tài chính không được đưa ra cụ thể, mà được hiểu thông qua các khái niệm từng loại khủng hoảng tài chính. Theo nghiên cứu này thì khủng hoảng tài chính rất đa dạng. Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại tệ để nâng cao lãi suất. Khủng hoảng ngân hàng là tình trạng ngân hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình hoặc tình trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của hệ thống kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn có thể tới mức nghiêm trọng của thị trường tài chính. Những rối loạn này, do làm suy yếu những chức năng của thị trường tài chính, có thể tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính thường đi liền với khủng hoảng tiền tệ, nhưng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không nhất thiết gắn với những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia, và do đó có thể không đạt tới mức độ trở thành khủng hoảng hệ thống 3 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  10. tài chính. Cuối cùng, khủng hoảng nợ nước ngoài là tình trạng một quốc gia không thể thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ nước ngoài của mình, cả nợ chính phủ lẫn nợ tư nhân. Có ý kiến cho rằng, khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính có thể là: Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi; các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng; chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Tựu chung lại, khủng hoảng tài chính là sự rối loạn trầm trọng trong thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản, mất khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, sự phá sản hoặc lâm vào nguy cơ phá sản của các công ty tài chính và phi tài chính, kéo theo suy thoái kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có phạm vi trên toàn cầu chính vì vậy được gọi là “khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Cuộc khủng hoảng này thể hiện tình trạng bất ổn định tài chính như mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ khoảng tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan toả của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến nay. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2008) Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 4 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  11. 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2007). 1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.2.1. Khủng hoảng tài chính Mỹ Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chính là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Và nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lại bắt đầu từ thị trường nhà đất Mỹ. Khủng hoảng đã xảy ra khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng từ khoảng tháng 7/2007 sau khi lãi suất cho vay thế chấp bị điều chỉnh tăng hàng loạt làm hàng triệu người vay tiền mua nhà đầu cơ không thể trả nợ. Thị trường chứng khoán phái sinh từ nợ vay thế chấp dưới chuẩn mất khả năng thanh khoản gây ra khủng hoảng tín dụng và thiệt hại to lớn cho các ngân hàng lớn không chỉ ở bên trong nước Mỹ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại có thể sẽ là tồi tệ nhất từ khủng hoảng 1929-1933. Có 4 nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ: a, Đạo luật Ngân hàng ở Mỹ Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro. đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm 1932, tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức đã cùng Quốc hội Mỹ cho ra đời Đạo luật Ngân hàng ( Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ nằm trong chương trình 100 ngày đầu của Chính 5 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  12. phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Theo quy định, Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2(hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân để gửi tiết kiệm. Còn hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao, nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết vậy và chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hoá các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững. Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế và xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới. Đến đầu những năm 1980, khi Rowald Reagan nhậm chức tổng thống, chính phủ Mỹ chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay để nhiều người đầu tư vào thị trường bất động sản. Chính sách này vài năm sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên, bắt buộc chính phủ Mỹ phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300tỉ USD mới giải quyết được tạm ổn. (Nguồn: Hải Ninh, Khủng hoảng tài chính Mỹ: nguyên nhân, tác động, chiều hướng và giải pháp, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 9(149)2008, trang 69) 6 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  13. Vào những năm 1990, chính quyền của tổng thống Bill Clinton đã thành công trong các chính sách kinh tế, trả được tất cả các công nợ lớn do chính quyền Reagan để lại, bắt đầu một thời kỳ phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng chính sự thành công này đã nảy sinh ra mầm mống cho khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ hôm nay. Say men chiến thắng và cũng đầy lòng tham, các đại gia của Mỹ và cả những nhà hoạch định chính sách đã lãng quên những qui tắc cơ bản của ngành ngân hàng và nhiệm vụ quản lý rủi ro tài chính. Các đại gia tài chính-ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm bởi Đạo luật Glass-Steagal. Số tiền lobby do các độc quyền tài chính ngân hàng chi trong năm 1998 lên đến 200 triệu USD (Nguồn: Hải Ninh, Khủng hoảng tài chính Mỹ: nguyên nhân, tác động, chiều hướng và giải pháp, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 9(149)2008, trang 70). Kết quả là năm 1999, tổng thống Clinton trước khi mãn nhiệm đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley chính thức khai tử Glass-Steagal. Sang năm 2000, cựu bộ trưởng tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch tập đoàn Citi Group- một trong những tập đoàn đã chủ động chiến dịch lobby cho đạo luật ngân hàng mới. Các ngân hàng Mỹ từ đó được tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hoá qua các thủ thuật “bốc giá”. Chính sách tín dụng thoải mái với lãi suất cực kỳ thấp và điều kiện thế chấp hết sức lỏng lẻo dưới thời tổng thống George Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư ồ ạt, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực nhà đất để rồi hệ thống tài chính-ngân hàng Mỹ không cõng được gánh nặng do chính mình tạo ra, khiến chính quyền Mỹ phải ra tay cấp cứu. 7 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  14. b, Các công cụ cho vay dưới chuẩn và sự đổ vỡ bong bóng thị trường nhà đất b1, Các công cụ cho vay dưới chuẩn, ARM, MBS và CDO Đáp lại nhu cầu của nhà đầu tư, hoạt động cho vay thế chấp đặc biệt là cho vay dưới chuẩn đã nở rộ. Cho vay dưới chuẩn (subprime) là việc các ngân hàng chấp nhận cho vay cả những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn với mức lãi suất hiện hành trên thị trường. Việc xác định dưới chuẩn được dựa trên nhiều yếu tố trong đó có mức thu nhập, lýlịch tín dụng, công việc hiện tại của người đi vay. Sự tranh giành thu hút khách hàng cũng khuyến khích các ngân hàng phát minh những công cụ cho vay thế chấp mới bên cạnh các phương thức truyền thồng mà nổi bật nhất là vay thế chấp lãi suất thả nổi ARM - adjustable rate mortgage, theo đó ngân hàng cho vay thế chấp với mức lãi suất được điều chỉnh theo từng giai đoạn đã thoả thuận căn cứ vào hệ thống các chỉ số liên quan bao gồm trái phiếu thay đổi lãi suất một năm một lần CMT, chỉ số phi phí COFI- cost of funds index, và lãi suất LIBOR. Cùng với ARM, hai công cụ chứng khoán phái sinh quan trọng khác gắn với thị trường bất động sản là chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp MBS-mortgage- backed securities và trái phiếu có thế chấp CDO-collateralized debt obligations là những con virus đã làm sự sụp đổ của thị trường bất động sản lây lan nhanh chóng sang thị trường tín dụng, thị trường tài chính và vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ. CDO là trái phiếu được các tổ chức tài chính phát hành trên cơ sở tài sản đang nắm giữ, có thể là trái phiếu (bond) hay các khoản nợ cho vay mua nhà thế chấp (mortgage). Giá trị của CDO được tính toán dựa trên danh mục tài sản có lợi tức ổn định ( fixed-income assets) được các tổ chức định mức tín nhiệm xếp hạng thành chứng khoán loại 1 (AAA), chứng khoán loại 2 8 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  15. (AA-BB) và vốn cổ phần (không xếp hạng). Việc xếp hạng sẽ tác động tới lợi tức thu được của tài sản và qua đó tác động đến giá của chứng khoán. Đây là loại chứng khoán rất phức tạp cần các công cụ và mô hình tính toán phức tạp để xác định giá trị và đánh giá rủi ro. MBS cũng là chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ mua nhà thế chấp nhưng giá trị của MBS được xác định dựa trên khoản vay gốc và lãi suất thu được của một “rổ” các khoản cho vay thế chấp. Về cơ bản, cả hai công cụ đều được phát hành trên cơ sở nợ mua nhà thế chấp nhưng điểm khác biệt của MBS so với CDO là người vay thế chấp có thể trả nhiều hơn khoản trả góp hàng tháng đã cam kết hoặc có thể trả toàn bộ khoản vay trước thời hạn và khi đó giá trị của khoản vay gốc sẽ thay đổi, dẫn tới thay đổi “mệnh giá” của MBS so với khi được phát hành. b2, Đổ vỡ thị trường bất động sản Sau cơn chấn động của thị trường chứng khoán Mỹ những năm 2000- 2001 bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các công ty dot-com và công ty công nghệ cao, rất nhiều người đã tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán và đầu tư sang lĩnh vực bất động sản với niềm tin đây là lĩnh vực đầu tư an toàn hơn nhiều. Vào thời điểm đó, bắt đầu từ năm 2001, để thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000, lãi suất cơ bản của FED là trên 6%, nhưng sau đó liên tục được cắt giảm, đến giữa năm 2003 chỉ còn 1%. (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 9) Về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ hồi đầu những năm 2000 là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các 9 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  16. nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai tập đoàn được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai tập đoàn này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp MBS, rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. Vì dễ vay nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng lên 54% chỉ trong vòng 4 năm từ 2001 đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể là giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ rằng nếu cần sẽ bán để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó một bong bóng đã hình thành trên thị trường bất động sản. Cho đến giữa năm 2006, FED tăng lãi suất. Tính đến tháng 3/207, tổng qui mô cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ đã lên tới 1,3 nghìn tỷ đô la. Làn sóng sở hữu nhà tăng cao tại Mỹ từ 64% năm 1994 (tỷ lệ này gần như được duy trì từ năm 1980) lên 69,2% năm 2004. Bước sang năm 2007, số lượng nhà tồn kho của ngành xây dựng Mỹ đã ở mức khá cao do sự bùng nổ xây dựng nhà trong giai đoạn trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ các vụ tịch thu tài sản thế chấp liên tục tăng lên, đặc biệt là đối với vay ARM đã dẫn tới sự ế ẩm của thị trường nhà đất gây áp lực giảm giá nhà. Theo tính toán của chỉ số giá địa ốc S&P/Case-Shiller, đến tháng 11/2007 giá nhà tại Mỹ đã giảm trung bình 8% so với năm 2006.(Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 72) Lúc này kỳ vọng của người dân Mỹ về việc trả hết tiền nhà trong thời gian ngắn đã tan biến. Ngược lại, họ phải đối mặt với những điều khoản bất 10 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  17. lợi hơn trong các hợp đồng vay thế chấp vì ARM là phương thức mà ngân hàng có thể điều chỉnh thời hạn thu nợ cũng như tăng lãi suất cho vay. Tỷ lệ vỡ nợ, thu hồi tài sản thế chấp tiếp tục tăng cao như một vòng xoáy. Cho vay ARM chỉ chiếm 6.8% dư nợ tín dụng của Mỹ nhưng lại chiếm tới 43% số vụ tịch thu tài sản thế chấp trong quý III/ 2007. Trong cả năm 2007 đã có tới 1,3 triệu tài sản bị các ngân hàng đưa vào danh sách thu hồi, tăng 79% so với năm 2006. Tổng giá trị cho vay ARM dưới chuẩn phải điều chỉnh tăng lãi suất là 400 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 3/2008 với khoảng 100 tỷ đô la phải tăng lãi suất. Đến tháng 10/2007, 16% các khoản vay dưới chuẩn ARM đã quá hạn và đứng trước nguy cơ bị thu hồi tài sản thế chấp, gấp 3 lần con số năm 2005, và lên tới 21% vào tháng 1/2008.(Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 72). c, Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp Chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp là việc ngân hàng phát hành chứng khoán được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của mình mà bằng giá trị cũng như nguồn thu dự kiến của các khoản nợ thế chấp đang nắm giữ. Sơ đồ sau miêu tả một cách khái quát qui trình này tại Mỹ, theo đó người đi vay có thể thông qua công ty môi giới để vay mua nhà tại các ngân hàng cho vay thế chấp. Các ngân hàng sau đó bán nợ cho các tổ chức phát hành để phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng mà chủ yếu là MBS và CDO. Khi phát hành, vai trò của các tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức bảo lãnh phát hành là rất quan trọng quyết định đến chất lượng của chứng khoán cũng như lòng tin của nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua các chứng khoán đó. Bảng 1: Quy trình chứng khoán hoá các khoản vay thế chấp 11 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  18. Người vay Ngân hàng Tổ chức phát cho vay hành ck Công ty T/c định T/C bảo Nhà đầu tư trên môi mức tín lãnh phát thị trường giới nhiêm hành Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 73. Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy cuộc khủng hoảng đã được tạo ra từ nhiều phía nhưng trước hết phải kể đến các ngân hàng khi đã bất chấp những cảnh báo về rủi ro liên tục gia tăng tỉ lệ cho vay thế chấp dưới chuẩn từ mức 5% năm 1994 (35 tỷ đôla) lên 13% năm 1999 và 20% năm 2006 (600 tỷ đôla) vì cho rằng một phần rủi ro đã được phân tán tới các nhà đầu tư thứ ba. Bên cạnh đó, các công ty môi giới bất động sản đã kiếm những khoản phí môi giới khổng lồ khi 68% cho vay dưới chuẩn năm 2004 được thực hiện thông qua họ nhưng lại không có những cảnh báo cần thiết về khả năng trả nợ của những người đi vay. Các tổ chức bảo lãnh phát hành cũng khá dễ dãi khi chấp nhận rất nhiều khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Các tổ chức định mức tín nhiệm đã định giá thấp trên 50 tỷ đôla đối với nhiều CDO tính đến tháng 11/2007, buộc các nhà đầu tư có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ được phép giữ những tài sản được đảm bảo (VD như AAA) phải bán tống bán tháo CDO dẫn tới dư thừa cung và sự mất giá của nhiều CDO. Một điều rủi ro nữa đối với thị trường tài chính Mỹ là phần lớn các tổ chức định mức tín nhiệm như Moody’s hay Standard & Poor’s lại gắn bó mật thiết về mặt lợi ích với các ngân hàng phát hành MBS và có thể đưa ra những đánh giá không khách quan. 12 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  19. Trong cuộc khủng hoảng này, FED cũng có vai trò không nhỏ khi những nỗ lực kích thích nền kinh tế sau sự đổ vỡ của các công ty dot.com hồi đầu thế kỷ đã buộc FED liên tục giảm lãi suất từ 6.5% xuống chỉ còn 1% vào năm 2003 dẫn tới lãi suất LIBOR sử dụng để xác định lãi suất ARM giảm tương ứng đã kích thích bong bóng bất động sản cho vay thế chấp dưới chuẩn phình lên nhanh chóng trong giai đoạn 2001-2007. d, Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống được coi là thủ phạm chính dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt các đại công ty tài chính và ngân hàng đầu tư. Một khi giới này tin chắc cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán 3 ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than “ họ giống như kẻ hôi của sau cơn bão”. Giữa tháng 9/2009, Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ SEC đã theo chân Anh, Đức và một số nước khác, tạm thời cấm bán khống đối với 799 loại chứng khoán. Các quỹ hưu trí, nơi thường giữ cổ phiếu lâu dài và là nơi cho vay để giới đầu cơ bán khống tuyên bố sẽ hạn chế cho vay theo kiểu cũ. Chính các tập đoàn tài chính quá tham lam và vô trách nhiệm đã tạo cơ hội cho giới đầu cơ có cơ hội làm ăn ngàn vàng như vậy. Đây là kết luận của hầu hết các nhà phân tích khi nhìn lại nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay. Ví dụ, từ năm 2004-2007, bảng cân đối kế toán của Lehman Brothers tăng thêm 300 tỷ đôla nhờ mua chứng khoán có nguồn gốc là các 13 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
  20. khoản vay địa ốc trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6 tỷ đô la. “Đòn bẩy tài chính” này được tận dụng khi chứng khoán mua vào được sử dụng làm vật thế chấp để vay mua chứng khoán khác, cứ thế một đồng đôla tài sản thật sẽ được biến hoá thành hàng trăm đồng đôla tài sản ảo chỉ hiện diện trên sổ sách. Chừng nào lãi suất còn thấp thì Lehman Brothers vẫn còn báo lãi nhưng một khi lãi tiền vay cao hơn chênh lệch mua bán thì họ sẽ lỗ nặng. Trong trường hợp của Lehman Brothers, giá trị tài sản gấp 31 lần vốn chủ sở hữu cho nên nếu giá trị tài sản chỉ cần giảm 3% thì toàn bộ vốn chủ sở hữu sẽ biến mất (Nguồn: Nguyễn Vạn Phú (2008), Lòng tham là thủ phạm, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 40-2008(928), 25-9-2008, trang 12). Các tập đoàn tài chính này biết rõ những rủi ro rất dễ thấy này nhưng chính vì những khoản tiền thưởng hậu hĩnh cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các giới quản lý bất chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán chứng khoán. Và thêm tâm lý ỷ lại, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu để toàn bộ thị trường khỏi sụp đổ và quan trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có giới đầu tư chịu còn họ đã yên tâm với khoản lương thưởng hàng trăm triệu đôla hàng năm. 1.2.2. Mối liên hệ chặt chẽ giữa Mỹ và thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới. Tốc độ của sự ảnh hưởng đó lại nhanh chóng đến vậy chính là do sự phụ thuộc ngày càng gia tăng giữa Mỹ và các nước trên thế giới, nhưng là một sự phụ thuộc có tính chất không đồng đều. Về trường hợp Nhật Bản, nền kinh tế thứ 2 thế giới, trong hơn 1 thập kỉ qua, kinh tế Nhật Bản luôn ốm yếu, mức tăng trưởng luôn ngấp nghé ngưỡng 0%, nhưng tăng trưởng nên kinh tế thế giới thời gian này vẫn khả quan. Trong khi chỉ một cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, cả thế giới đã lao đao. 14 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2