intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tổng quan về hội chứng sảng rượu và tìm hiểu các yếu tố dự báo sảng rượu tại Bệnh viện E

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tổng quan hệ thống về điều trị và các yếu tố dự báo sảng rượu; tìm hiểu, đánh giá các yếu tố dự báo sảng rượu từ 10/2020 đến 4/2021 tại Bệnh viện E. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tổng quan về hội chứng sảng rượu và tìm hiểu các yếu tố dự báo sảng rượu tại Bệnh viện E

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ THÚY ANH TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG SẢNG RƯỢU VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO SẢNG RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ THÚY ANH TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG SẢNG RƯỢU VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO SẢNG RƯỢU TẠI BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1: THS. NGUYỄN VIẾT CHUNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2: THS. BÙI SƠN NHẬT Hà Nội – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến những người người Thầy: ThS. Nguyễn Viết Chung, ThS. Bùi Sơn Nhật – Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội và nhóm nghiên cứu đề tài cấp cơ sở mã số CS 20.04, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội là những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, dành nhiều thời gian giúp đỡ và dìu dắt tôi, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Trưởng khoa, các bác sĩ, các anh chị điều dưỡng trong Khoa Nội Gan Mật – Bệnh viện E, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 5 năm theo học tại Trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của tôi đã luôn động viên tôi, là nguồn động lực cho tôi hoàn thành khóa luận này và tiếp tục phấn đấu trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2021 Sinh viên Lê Thị Thúy Anh
  4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT HCCR Hội chứng cai rượu HCSR Hội chứng sảng rượu ICU Đơn vị hồi sức tích cực (Intensive Care Unit) CIWA-Ar Thang điểm đánh giá hội chứng cai rượu trên lâm sàng (Clinical Institute Withdrawal Assessment for Alcohol) ICD-10 Bảng Phân loại Quốc tế thống kê bệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khỏe (International Classification of Disease - 10th) DSM-5 Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition)
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1. Một vài nét về rượu, lạm dụng rượu và nghiện rượu .......................... 3 1.2. Hội chứng cai rượu .................................................................................. 4 1.3. Hội chứng sảng rượu ............................................................................... 7 1.3.1. Định nghĩa và đặc điểm dịch tễ ........................................................... 7 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán.......................................................................... 8 1.3.3. Triệu chứng ......................................................................................... 9 1.4. Các yếu tố dự báo sảng rượu ................................................................ 10 1.4.1. Xã hội học ......................................................................................... 10 1.4.2. Đặc điểm về việc sử dụng rượu......................................................... 11 1.4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ................................................. 11 1.5. Điều trị .................................................................................................... 13 1.5.1. Nguyên tắc điều trị ............................................................................ 13 1.5.2. Thuốc sử dụng để điều trị.................................................................. 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 21 2.1. Tổng quan hệ thống về điều trị và các yếu tố dự báo sảng rượu ...... 21 2.1.1. Tổng quan hệ thống về điều trị sảng rượu ........................................ 21 2.1.2. Tổng quan hệ thống về các yếu tố dự báo sảng rượu........................ 22 2.2. Nghiên cứu các yếu tố dự báo sảng rượu ............................................ 24 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 24 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 24 2.2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................... 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
  6. 3.1. Tổng quan hệ thống về điều trị và các yếu tố dự báo sảng rượu ...... 26 3.1.1. Tổng quan hệ thống về điều trị sảng rượu ........................................ 26 3.1.2. Tổng quan hệ thống về các yếu tố dự báo sảng rượu........................ 37 3.2. Nghiên cứu các yếu tố dự báo sảng rượu ............................................ 46 3.2.1. Đặc điểm chung ................................................................................. 46 3.2.2. Các yếu tố dự báo sảng rượu ............................................................. 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 52 4.1. Tổng quan hệ thống về điều trị và yếu tố dự báo sảng rượu............. 52 4.1.1. Tổng quan hệ thống về điều trị sảng rượu ........................................ 52 4.1.2. Tổng quan hệ thống về các yếu tố dự báo sảng rượu........................ 55 4.2. Nghiên cứu các yếu tố dự báo sảng rượu ............................................ 57 4.2.1. Thông tin chung ................................................................................ 57 4.2.2. Đặc điểm sử dụng rượu ..................................................................... 58 4.2.3. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 59 4.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................... 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các triệu chứng của HCCR và HCSR trong tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 và DSM-5 .................................................................................. 9 Bảng 1.2. So sánh các thuốc benzodiazepin ........................................................ 15 Bảng 2.1. Các từ khóa và từ đồng nghĩa tìm kiếm trong tổng quan hệ thống các yếu tố dự báo sảng rượu ....................................................................................... 23 Bảng 3.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCR, HCSR ............................................ 27 Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân và thiết kế nghiên cứu điều trị HCSR................ 28 Bảng 3.3. Thuốc an thần chính được sử dụng và kết quả chính nghiên cứu ....... 32 Bảng 3.4. Hướng dẫn dùng thuốc điều trị ............................................................ 36 Bảng 3.5. Liệt kê các thuốc điều trị chính trong điều trị HCSR .......................... 36 Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh nhân, thiết kế nghiên cứu yếu tố dự báo sảng rượu ... 39 Bảng 3.7. Can thiệp điều trị trong các nghiên cứu yếu tố dự báo sảng rượu....... 42 Bảng 3.8. Thống kê các yếu tố nguy cơ có liên quan đến HCSR ........................ 44 Bảng 3.9. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của bệnh nhân ................................ 46 Bảng 3.10. Thang điểm CIWA-Ar cho nhóm nghiên cứu ................................... 48 Bảng 3.11. Đặc điểm sử dụng rượu ..................................................................... 48 Bảng 3.12. Các triệu chứng cai ............................................................................ 49 Bảng 3.13. Bệnh mắc kèm ................................................................................... 50 Bảng 3.14. Các chỉ số cận lâm sàng ..................................................................... 51 Bảng 3.15. Các chỉ số cận lâm sảng dự báo HCSR ............................................. 51
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ xử trí HCCR nặng ...................................................................... 18 Hình 3.1. Tóm tắt quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu về điều trị HCSR .............................................................................................................................. 26 Hình 3.2. Tóm tắt quy trình lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu về yếu tố dự báo sảng rượu .............................................................................................................. 37 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ triệu chứng cai nhóm không có HCSR .................................. 47 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ triệu chứng sảng rượu............................................................. 47
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạm dụng rượu bia là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và tử vong trên toàn cầu, gây cản trở sự phát triển bền vững ở ba khía cạnh: sức khỏe, kinh tế và xã hội. Mỗi năm, sử dụng rượu bia ở mức nguy hại gây ra 5,3% số ca tử vong toàn cầu, cứ mỗi phút có 6 người chết với tổng số 3 triệu ca tử vong [9]. Tại Hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới WHO tổ chức ngày 22/4/2019, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động [55]. Nghiện rượu là một bệnh mạn tính, do nhu cầu uống rượu không được thoả mãn một cách thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội [5]. Trường hợp nghiện rượu nặng lâu ngày mà ngưng uống đột ngột có thể lên cơn co giật thậm chí dẫn đến sảng rượu. Ở nước ta trước đây các bệnh lý tâm thần do rượu rất hiếm vì vậy các y văn về lạm dụng rượu, nghiện rượu cũng còn rất ít. Thế nhưng trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp loạn thần do rượu phải vào điều trị tại các cơ sở bệnh viện tâm thần. Bệnh viện E là bệnh viện Đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế và là một trong những bệnh viện tuyến đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của thành phố Hà Nội. Trong thời gian gần đây bệnh nhân có hội chứng cai rượu, sảng rượu vào viện điều trị với số lượng khá nhiều, tình trạng bệnh nặng, diễn biến phức tạp, nhân viên y tế tại đây thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ và rủi ro của bệnh. Với mong muốn bổ sung thêm tri thức nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chẩn đoán, tiên lượng và điều trị hội chứng sảng rượu nhằm kịp thời cấp cứu, chăm sóc và hạn chế tối đa tử vong, đồng thời là tiền đề cho những nghiên 1
  10. cứu đánh giá sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tổng quan về hội chứng sảng rượu và tìm hiểu các yếu tố dự báo sảng rượu tại Bệnh viện E” với 2 mục tiêu chính sau: 1. Tổng quan hệ thống về điều trị và các yếu tố dự báo sảng rượu. 2. Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố dự báo sảng rượu từ 10/2020 đến 4/2021 tại Bệnh viện E. 2
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Một vài nét về rượu, lạm dụng rượu và nghiện rượu Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm (như cocktail, nước trái cây) [2]. Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng sử dụng rượu bia đang ở mức cao và tăng nhanh trong những năm qua. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân tại Việt Nam so với thế giới từng giai đoạn lần lượt là ở từ 3,8 lít với 5,5 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít với 6,4 lít năm 2009-2011 và 8,3 lít với 6,4 lít trong giai đoạn 2015- 2017. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả vào việc kiểm soát tác hại của sử dụng rượu bia. Bên cạnh tiêu thụ bình quân đầu người cao, tình trạng uống rượu bia ở mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành tại Việt Nam. Năm 2015, gần một nửa nam giới (44,2%) uống rượu bia ở mức nguy hại, mức tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (25,1%). Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới [9]. Để hình dung và ước tính khối lượng cồn nguyên chất đã tiêu thụ, nhiều quốc gia đã đưa định nghĩa đồ uống có cồn và định nghĩa về đơn vị chuẩn vào hướng dẫn quốc gia. 50 quốc gia đã định nghĩa đơn vị tiêu chuẩn tính theo gam chất cồn tuyệt đối. Cho đến nay, 10 gam là mức phổ thông nhất cho 1 đơn vị cồn tiêu chuẩn (tại 26 quốc gia) [9]. Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau: Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi) Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là: 330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn. Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với: 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%); 1 chai hoặc một lon nước trái cây có 3
  12. cồn loại 330ml (4,5%); 1 cốc bia hơi 330 ml (4%); 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một ly nhỏ hoặc cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%) [2]. Tiêu chuẩn xác định lạm dụng rượu, bia của WHO: Đối với phụ nữ: trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc 2 đơn vị rượu mỗi ngày, trên ½ đơn vị cồn/ giờ. Đối với nam giới: trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần hoặc 3 đơn vị rượu mỗi ngày, hơn 1 đơn vị cồn/giờ [9]. Lạm dụng độc chất (bao gồm lạm dụng rượu) là việc sử dụng thái quá một chất tác động đến tâm thần nào đó có hại cho sức khoẻ về mặt cơ thể cũng như tâm thần. Một mức độ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn khi sử dụng rượu là nghiện rượu. Nghiện rượu hay còn gọi là lệ thuộc rượu là toàn bộ những hành vi, nhận thức và đáp ứng sinh lý của người sử dụng rượu, tác động đến tâm thần làm cho bản thân người nghiện rượu dần dần không làm được những công việc khác nữa. Theo ICD-10, tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu là có từ 3 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng: (1) Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu. (2) Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng. (3) Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu. (4) Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như: cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra. (5) Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây. (6) Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả và tai hại [3]. 1.2. Hội chứng cai rượu 4
  13. Hội chứng cai rượu (HCCR) là biểu hiện đặc trưng của nghiện rượu, xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ. Cơ chế bệnh sinh gây ra bệnh cảnh HCCR rất phức tạp và còn nhiều tranh cãi nhưng cơ chế thông qua các dẫn truyền thần kinh được nhiều tác giả thống nhất hơn cả. Thông thường, chất dẫn truyền thần kinh kích thích (glutamate) và ức chế gamma-aminobutyric acid (GABA) ở trong trạng thái cân bằng nội môi. Rượu tạo điều kiện cho hoạt động của GABA, gây giảm kích thích thần kinh trung ương. Về lâu dài, số lượng các thụ thể GABA giảm xuống (giảm điều hòa). Điều này dẫn đến việc yêu cầu về liều lượng rượu ngày càng lớn để đạt được hiệu ứng hưng phấn tương tự (hiện tượng dung nạp). Rượu có hoạt tính đối kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA), do đó làm giảm hưng phấn thần kinh trung ương. Sử dụng rượu lâu dài dẫn đến sự gia tăng số lượng các thụ thể NMDA (theo cơ chế tăng cường điều tiết) và sản xuất nhiều glutamate hơn để duy trì cân bằng nội môi của thần kinh trung ương. Khi người uống rượu mãn tính ngừng rượu đột ngột, sự ức chế thần kinh trung ương qua trung gian rượu sẽ giảm xuống, dẫn đến kích thích thần kinh trung ương. Cơ thể phản ứng bằng cách tăng bù trừ các hệ Dopaminergic, Noradrenergic, NMDA gây tăng giải phóng Noradrenalin, hậu quả của quá trình này là tình trạng tăng kích thích tâm thần, run, tăng kích thích giao cảm. Yếu tố giảm kali, magie trong máu cũng có tác động đến cơ chế này. Ngoài ra, ngừng rượu còn làm rối loạn hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận làm tăng tiết cortisol gây ra các triệu chứng lâm sàng như tăng nhịp tim, căng thẳng, hoảng loạn… [1, 26, 30]. Triệu chứng của HCCR: - Triệu chứng kinh điển là run, có thể xuất hiện sau 6-8 giờ khi ngừng rượu. - Các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) xuất hiện sau 8-12 giờ, còn các cơn co giật xuất hiện trong khoảng 12-24 giờ kể từ khi ngừng sử dụng rượu. Các cơn co giật liên quan đến HCCR có tính chất lặp lại và thường có nhiều hơn một cơn co giật trong vòng 3-6 giờ sau cơn đầu tiên. 5
  14. - Sảng rượu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 72 giờ đầu và nên theo dõi sự tiến triển sảng rượu trong một tuần đầu cai rượu. Đôi khi HCCR không đi theo tiến trình này mà trực tiếp tiến đến HCSR. - Các triệu chứng cơ thể khác xuất hiện trong vòng 24-48 giờ, bao gồm các triệu chứng như: + Trên hệ tiêu hoá: buồn nôn, nôn. + Kích thích thần kinh giao cảm: lo lắng, vã mồ hôi, đỏ mặt, đau nhói, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp nhẹ, dễ giật mình [7]. Theo ICD-10, tiêu chuẩn chẩn đoán HCCR (F.10) bao gồm: Có bằng chứng về việc bệnh nhân mới ngừng hoặc giảm sử dụng rượu sau khi đã sử dụng rượu với liều cao trong thời gian kéo dài. Bệnh nhân có ít nhất 3 trong số các triệu chứng cai rượu sau: Run; Đau đầu; Mất ngủ; Vã mồ hôi; Buồn nôn hoặc nôn; Mệt mỏi; Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp; Động kinh cơn lớn (co cứng – co giật); Kích thích tâm thần vận động; Có các ảo tưởng, ảo giác nhất thời (ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác). Các triệu chứng và dấu hiệu không thể quy về 1 bệnh lý nội khoa không liên quan đến sử dụng rượu và không thể quy cho 1 rối loạn tâm thần hay rối loạn hành vi khác [10]. Cho đến hiện tại, để đánh giá mức độ trầm trọng của các triệu chứng cai ban đầu có khá nhiều thang điểm như CIWA-Ar (Clinical Institute Withdrawal Assessment for Alcohol), MINDS (Minnesota Detoxification Scale), SAS (Sedation Analgesia Scale), RASS (Richmond Assessment-Sedation Scale), WAS (Withdrawal Assessment Scale), PAWSS (Prediction of Alcohol Withdrawal Severity Scale)... Thang điểm CIWA-Ar được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, nó đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau. Thang điểm này được sáng lập và phát triển bởi Edward M. Sellers, một giáo sư danh dự tại Đại học Toronto. Thang điểm CIWA-Ar có 10 mục với các mức điểm khác nhau tương ứng với mức độ trầm trọng của các triệu chứng cai bao gồm: buồn nôn hoặc nôn; tình trạng run; 6
  15. cơn vã mồ hôi; tình trạng lo âu; tình trạng kích động; rối loạn xúc giác; rối loạn thính giác; rối loạn thị giác; đau đầu; rối loạn định hướng và sự mù mờ nhận cảm (điểm và cách cho điểm các mức độ của CIWA-Ar được mô tả chi tiết trong Phụ lục 1). Tổng điểm của các mục trên được chia thành 3 mức độ khác nhau đánh giá sự nghiêm trọng của HCCR tương ứng như sau: dưới 8 điểm là trạng thái cai rượu ở mức độ nhẹ; từ 8-15 điểm là trạng thái cai rượu ở mức độ vừa; trên 15 điểm thì trạng thái cai rượu đã ở mức độ nặng, phức tạp. 1.3. Hội chứng sảng rượu 1.3.1. Định nghĩa và đặc điểm dịch tễ Sảng rượu lần đầu tiên được Pearson S.B. (1813) miêu tả lâm sàng và ông gọi là “loạn thần cấp xuất hiện khi cai rượu”. Sutton T. (1813) đã đặt tên cho hội chứng trên là “sảng rượu”. Cho đến nay, quan niệm về sảng rượu cơ bản đã thống nhất, hầu hết các tác giả đều cho rằng sảng rượu là một thể bệnh riêng biệt trong loạn thần do rượu, là một tình trạng loạn thần cấp của loạn thần do rượu được phát sinh và phát triển trên cơ sở những người đã nghiện rượu mạn tính [6]. HCSR (hay sảng run, cơn mê sảng trong HCCR) ít gặp hơn so với HCCR nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều. Hiện nay, HCSR được xem là biến chứng nặng nhất của HCCR được ICD-10 xếp vào nhóm Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Trên thế giới, các nghiên cứu về các rối loạn tâm thần do sử dụng rượu hầu hết đều cho thấy rối loạn tâm thần do rượu là 1 bệnh lý phổ biến và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tại Pháp theo thống kê, bệnh lý tâm thần do rượu chiếm 22% số bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tâm thần. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy 26% bệnh nhân tâm thần có liên quan đến sử dụng rượu. Năm 2017, Chiung M.C và cộng sự đã tổng hợp dữ liệu của tất cả các bệnh nhân nội trú ở Mỹ từ năm 2000 đến năm 2014. Nghiên cứu cho thấy, trong các chẩn đoán liên quan đến rượu ở năm 2014, loạn thần do rượu là nhóm lớn nhất chiếm 49,0%. Mặc dù còn ít nhưng các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy rối loạn tâm thần do rượu đang ngày một gia tăng theo thời gian. Theo tác giả Phạm Liên Hương (2001), tại Viện Sức khỏe Tâm thần, tỉ lệ bệnh nhân nội trú có chẩn đoán loạn thần do rượu giai đoạn 7
  16. 1985-1989 là 0,31%, song đến giai đoạn 1995-2001 tỷ lệ này là 9,6%, tăng gấp 30 lần. Theo Ngô Hải Sơn (2011), rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở nhóm bệnh nhân sử dụng rượu là trạng thái cai chiếm 61,8%, tỷ lệ sảng rượu là 14,7%, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng và ảo giác lần lượt là 14,7 và 8,8%. Sảng rượu gặp ở 59% số người uống mức độ 200-500ml rượu mỗi ngày, ở 41% số người uống 600- 1000ml rượu mỗi ngày [8]. 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo ICD-10, tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái cai rượu với mê sảng (F10.4) được mô tả như sau: Sảng rượu là một trạng thái lú lẫn, ngộ độc ngắn nhưng đôi khi đe dọa tính mạng kèm theo nhiều rối loạn cơ thể. HCSR thường là biến chứng của cai rượu tuyệt đối hoặc tương đối ở những người nghiện rượu nặng, lâu ngày. Sảng rượu thường khởi đầu sau khi cai rượu, ở một số trường hợp, sảng rượu có thể xuất hiện ngay trong một giai đoạn uống nhiều rượu. Có các dấu hiệu đầu tiên điển hình bao gồm: mất ngủ, run và sợ hãi. Cũng có thể có co giật do hội chứng cai xuất hiện trước khi bệnh khởi phát. Tam chứng kinh điển gồm: ý thức mù mờ và lú lẫn, các ảo tưởng và ảo giác sinh động ở bất kỳ giác quan nào (nhất là trong phạm vi thị giác) và triệu chứng run nặng. HCSR đôi khi xuất hiện hoang tưởng, kích động, mất ngủ, chu kỳ giấc ngủ bị đảo lộn. Theo hướng dẫn chẩn đoán của ICD-10, chẩn đoán trạng thái cai với mê sảng cần sử dụng mã 5 chữ số để phân biệt rõ thêm và trong đó có: F10.40: Trạng thái cai với mê sảng không có co giật. F10.41: Trạng thái cai với mê sảng có co giật [10]. Ngoài ra, ở DSM - 5 mê sảng do ngộ độc rượu và mê sảng do cai rượu được xếp chung vào mục 303.0. Tiêu chuẩn để chẩn đoán bao gồm: Rối loạn ý thức cùng với giảm sự tập trung chú ý, sự chú ý luôn dao động; Rối loạn nhận thức: giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngôn ngữ, hoặc rối loạn khả năng, quan sát; Các rối loạn này xuất hiện cấp tính (trong vài giờ đến vài ngày) và tiến triển có khuynh hướng dao động trong ngày; Có bằng chứng về hội chứng cai rượu [14]. 8
  17. Bảng 1.1. So sánh các triệu chứng của HCCR và HCSR trong tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 và DSM-5 [26] Các triệu chứng ICD-10 DSM-5 3/10 triệu 2/8 triệu HCCR chứng chứng Bằng chứng rõ ràng về việc gần đây đã ngừng hoặc Phải có giảm sử dụng rượu sau khi đã sử dụng nhiều lần và Phải có mặt mặt thường kéo dài và / hoặc liều cao. Run lưỡi, mí mắt hoặc cánh tay khi duỗi + Tay run Vã mồ hôi + - Buồn nôn hoặc nôn + + Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp + + Kích thích tâm thần vận động + + Đau đầu + - Mất ngủ + + Khó chịu hoặc suy nhược + - Ảo giác tạm thời về thị giác, thính giác, xúc giác hoặc + + ảo tưởng Động kinh cơn lớn (co cứng – co giật) + + Lo lắng - + HCSR Mù mờ ý thức như suy giảm nhận thức về môi trường xung quanh, giảm khả năng tập trung, khó duy trì sự + + tập trung hoặc dễ bị dịch chuyển sự chú ý Rối loạn nhận thức + + Rối tầm vận động + - Rối loạn giấc ngủ hoặc chu kỳ ngủ - thức + - Các triệu chứng khởi phát nhanh chóng và biến động + + trong ngày 1.3.3. Triệu chứng Hội chứng sảng rượu là một hình thái lâm sàng nặng khác của HCCR, thường là hậu quả của cai rượu tuyệt đối hoặc tương đối, một số trường hợp xuất hiện trong một giai đoạn uống nhiều rượu. HCSR thường liên quan đến bệnh cơ 9
  18. thể và đe doạ đến tính mạng. Các dấu hiệu tiền triệu điển hình như mất ngủ, run và sợ hãi, có thể co giật do cai xuất hiện trước khi bệnh khởi phát. Các triệu chứng sảng rượu thường cao điểm trong khoảng 72-96 giờ sau khi uống rượu lần cuối. Tam chứng kinh điển của sảng rượu bao gồm ý thức mù mờ lú lẫn, các ảo tưởng, ảo giác sinh động ở bất kì giác quan nào và triệu chứng run nặng. Ngoài ra, hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặc đảo lộn nhịp thức ngủ và tăng mạnh hoạt động thần kinh tự trị cũng thường gặp [7]. Giai đoạn khởi phát: Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Trong giai đoạn này người bệnh chủ yếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh thực vật. Thay đổi cảm xúc: hoảng hốt, lo âu. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng, ảo giác. Giai đoạn toàn phát: Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn. Các ảo tưởng và ảo giác sinh động, triệu chứng run nặng. Thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ… Năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc và bị rối loạn. Mức độ mù mờ ý thức thường trở nặng lên về chiều tối. Xuất hiện các ảo giác như: ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác. Hoang tưởng cũng xuất hiện và loại hoang tưởng thường gặp ở bệnh nhân sảng rượu là hoang tưởng ghen tuông, bị chi phối. Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng kéo dài thường không quá 1 tuần [3]. 1.4. Các yếu tố dự báo sảng rượu 1.4.1. Xã hội học Yếu tố tuổi tác rất có ý nghĩa trong việc phát sinh và phát triển nghiện rượu. Sảng rượu thường gặp ở người nghiện rượu mãn tính lứa 30 tuổi trở lên, rất ít gặp bệnh nhân nghiện rượu dưới 30 tuổi bị sảng rượu [6]. Hiện nay, nghiện rượu ở phụ nữ cũng khá phổ biến, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh lý do rượu ở nam giới vẫn chiếm phần lớn. Tỷ lệ nam/nữ bị nghiện rượu dao động từ 4/1 đến 8/1. Ở Việt Nam, có lẽ do phong tục tập quán phụ nữ rất ít uống rượu nên hầu như rất hiếm có bệnh nhân nữ bị nghiện rượu [4]. 10
  19. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nghiện rượu có trình độ học vấn thấp. Một nghiên cứu tại Đại học Y Dược Thái Nguyên cho thấy trong số bệnh nhân tham gia, trình độ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số, số bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,4%) [4]. Môi trường sống có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng rượu và hình thành các rối loạn tâm thần do rượu. Các yếu tố dự báo có thể là dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, tình trạng hồn nhân. Những tác động thúc đẩy uống nhiều rượu như: tăng khả năng tương tác xã hội và tạo dựng các mối quan hệ; giảm bớt nỗi buồn và lo lắng, ý nghĩ dùng rượu để giải quyết stress; tăng hiệu suất tình dục sẽ làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và nghiện rượu [12]. 1.4.2. Đặc điểm về việc sử dụng rượu Về thời gian uống rượu, đa số các tác giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu và sảng rượu thường phát sinh, phát triển ở bệnh nhân có thời gian nghiện rượu trên 10 năm, như vậy sảng rượu thường gặp ở người uống rượu trên 20 năm. Nghiên cứu trên 143 bệnh nhân loạn thần do rượu, tác giả Lý Trần Tình (2006) cho thấy thời gian uống rượu trung bình là 12.9 ± 6.8 năm. Bên cạnh đó, lượng rượu uống mỗi ngày càng nhiều thì tỷ lệ bệnh càng cao. Theo nghiên cứu của Phạm Quang Lịch (2003), 91,7% bệnh nhân nghiện rượu sử dụng trên 500 ml/ngày. Bùi Quang Huy (2005) cũng nhận thấy rằng 91,9% bệnh nhân loạn thần do rượu uống trên 300 ml/ ngày [4]. 1.4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Về triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân sảng rượu, theo Nguyễn Mạnh Hùng (2009), run là triệu chứng xuất hiện ở 100% bệnh nhân và cũng có thời gian tồn tại lâu nhất đến tận ngày thứ 21 mới thấy không có bênh nhân nào còn triệu chứng này. Triệu chứng toát mồ hôi cũng thấy xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân nhưng có thời gian tồn tại ngắn hơn, xuất hiện nhiều ở ngày thứ nhất, ngày thứ hai sau đó giảm dần và hết ở ngày thứ 6. Bồn chồn (58,41%) và 11
  20. mạch nhanh (58,41%) là những triệu chứng xuất hiện nhiều thứ ba ở nhóm này nhưng không tồn tại lâu [6]. Các rối loạn các năng lực định hướng không gian, thời gian thường nặng, định hướng xung quanh đôi lúc bị lệch lạc, còn giữ được định hướng bản thân. Nghiên cứu của Nguyễn Manh Hùng (2009) chỉ ra đa số bệnh nhân rối loạn các năng lực định hướng vào ngày thứ thứ nhất, thứ hai. Tỷ lệ rối loạn năng lực định hướng: định hướng không gian 99,11%, định hướng thời gian 95,57%, định hướng môi trường (xung quanh) 94,67%. Định hướng bản thân có tỷ lệ ít nhất 14,06%, đến ngày thứ 5 đã không còn bệnh nhân nào bị rối loạn định hướng này [6]. Triệu chứng loạn thần đa dạng với nhiều loại ảo giác như ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác kỳ lạ phối hợp với các hoang tưởng thường có nội dung bị hại. Ảo giác chiếm vị trí chủ yếu hay xuất hiện vào buổi chiều tối với nội dung làm người bệnh ghê sợ, hốt hoảng. Ảo thị thường sinh động kết hợp với ảo giác xúc giác làm người bệnh đôi khi cảm thấy nhiều loại côn trùng đang bò trên cơ thể, cảm thấy đau do động vật cắn. Nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng (2004) thấy bệnh nhân có ảo thị (60,3%), ảo giác xúc giác (58,9%) và ảo thanh (20,5%) [11]. Cảm xúc, hành vi bị chi phối mạnh bởi các ảo tưởng, ảo giác nên thường mang tính kích động và nguy hiểm (tự vệ hay tấn công hoặc bỏ trốn, nhảy qua cửa sổ). Đồng thời xuất hiện những biểu hiện về thần kinh như run mạnh thường xuyên, không đều, run toàn bộ cơ thể, nói khó, mất phối hợp vận động với các cử chỉ vụng về, bước đi chệnh choạng, hay ngã [7]. Một số đặc điểm cận lâm sàng cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn đến HCSR đáng chú ý. Một nghiên cứu lâm sàng trên 159 bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa ở Đức đã chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm bệnh nhân có và không có HCSR về nồng độ các chất điện giải trong máu. Nếu so sánh với các trường hợp có HCCR ở mức độ trung bình và nhẹ thì các bệnh nhân có HCSR cho thấy sự thấp hơn về nồng độ Natri, Kali và Clo. Rối loạn điện giải đồ cũng được nhắc đến như là một yếu tố nguy cơ dẫn đến HCSR trong các trạng thái cai trong một số nghiên cứu khác trong nước như của Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Trịnh Quỳnh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2