Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài "Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội" là đánh giá được hiệu quả của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản văn hóa nói chung và di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội nói riêng. Mặt khác, sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ hữu hiệu nhất trong việc kêu gọi mọi người tham gia bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc gồm hai dạng di sản vật thể và di sản phi vật thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH THÀNH CỔ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Hương Sinh viên thực hiện: Khuất Thị Ngát Mã sinh viên: 2005VTTA031 Lớp: Văn hóa truyền thông 20A Khóa: 2020 - 2024 Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả, mọi số liệu và thông tin sử dụng đều có nguồn gốc, trích dẫn minh bạch. Những kết quả sử dụng đều do tác giả khảo sát thực tế tại Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Nội dung của công trình nghiên cứu đều trung thực trong quá trình tìm hiểu tại Thành cổ thu được. Ngoài ra những khái niệm của tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu khoa học đã đều có trích dẫn cụ thể rõ ràng. i
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài khoá luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Luận văn cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị...Đặc biệt là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường Học viện hành chính Quốc Gia đồng thời là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Mai Hương, người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài khoá luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý xã hội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn sự giúp đã của phòng Văn hoá thành phố Hà Nội và sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sơn Tây đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tài liệu liên quan đến đề tài của mình. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! ii
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT VH Văn ihóa BT Bảo itồn TCST Thành icổ iSơn iTây TTVH Truyền ithông ivăn ihóa iii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bài đăng tải trên báo điện tử về phát huy giá trị văn hoá Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội ..... 34 Bảng 2.2: Tin bài về di tích Thành cổ Sơn Tây – Thị xã Sơn Tây -Hà Nội trên youtube ................... 39 Bảng 2.3: Các website có bài viết về di tích, Thành cổ Sơn Tây- Thị xã Sơn Tây - Hà Nội. ............. 43 Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa loại khách và phương tiện đi du lịch ....................................................... 51 Bảng 2.5: Loại khách và việc đã từng đến phố đi bộ ............................................................................. 53 Bảng 2.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ .................................................................... 55 Bảng 2.7: Các hoạt động về đêm du khách thích nhất tại Thành Cổ Sơn Tây.................................... 62 Bảng 2.8: So sánh hiệu quả của truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại....................... 68 iv
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................6 3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................7 6. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................8 7. Bố cục của đề tài ...................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI. …………………….10 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm truyền thông. .......................................................................10 1.1.1.2. Vai trò của truyền thông…….………………………………..………12 1.1.1.3. Khái niệm văn hóa ................................................................................14 1.1.1.4. Khái niệm giá trị văn hoá . ...................................................................16 1.1.1.5. Khái niệm về du lịch……………………………………………………..…17 1.1.1.6. Khái niệm về di tích…………….…………………………………………17 v
- 1.1.2. Vai trò của việc truyền thông và phát huy giá trị văn hóa của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội .....................................................................................................19 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THÀNH CỔ SƠN TÂY. ..........................................26 2.1. Khái quát về thành cổ Sơn Tây, Hà Nội .......................................................26 2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................... 27_Toc167797369 2.1.3. Khái quát kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây.................................................28 2.2. Thực trạng truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội ............................................................................................................................29 2.2.1. Chính sách truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội ............................................................................................................................29 2.2.2. Thực trạng công tác truyền thông phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội .................................................................................30 2.2.2.1. Hoạt động truyền thông truyền hình phát huy giá trị văn hoá văn hoá gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội.................................................................30 2.2.2.2. Hoạt động truyền thông thông qua báo điện tử ..........................................32 2.2.2.3. Hoạt động truyền thông thông qua mạng xã hội. .......................................37 2.2.3. Thực trạng công tác truyền thông đi kèm với bảo tồn, phục dựng những di tích mang dấu ấn văn hóa của Thành cổ Sơn Tây. ..............................................43 2.3. Đánh giá công truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội......................................................................................................................65 2.3.1. Những thành tựu ..........................................................................................65 2.3.2. Những tồn tại hạn chế ..................................................................................67 vi
- Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................70 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI. ..................................................................................................................72 3.1. Giải pháp truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội ............................................................................................................................72 3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội .............................................72 3.1.2. Giải pháp tu sửa, phục dựng lại những hạng mục của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội......................................................................................................................73 3.1.3. Giải pháp quảng bá trong du lịch về giá trị văn hóa của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội......................................................................................................................74 3.1.3.1. Giải pháp cho kênh truyền thông.............................................................74 3.1.3.2. Giải pháp cơ sở hạ tầng...........................................................................79 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................79 KẾT LUẬN .............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................83 PHỤ LỤC………………………………………………………………………...88 vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Do những nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, Việt Nam trở thành một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cùng tồn tại và phát triển. Kết quả của sự phong phú này là việc xuất hiện của nhiều loại di tích tích khác nhau trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của người Việt Nam, từ các ngôi chùa, quán, đền thờ, phủ thờ đến các ngôi miếu, am, nhà thờ.... Chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng đời sống văn hóa, đời sống tinh thần và tạo ra những bản sắc riêng của người Việt. Trên mảnh đất chữ S của chúng ta, mỗi một miền đều mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa chung của Việt Nam. Mỗi một tỉnh thành đều chứa đựng rất nhiều những di tích lịch sử, công trình văn hóa minh chứng cho quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các di tích lịch sử không chỉ là nhân chứng lịch sử mà nó còn là thông điệp mà cha ông ta muốn truyền đạt lại cho đời con cháu. Thông điệp đó có thể là những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tâm linh tín ngưỡng, giúp cho chúng ta ý thức được cội nguồn của dân tộc ta, hiểu được những truyền thống và đặc trưng văn hóa của đất nước. Không thể không kể đến di tích Thành cổ Sơn Tây nổi tiếng ở Hà Nội với niên đại hàng trăm năm lịch sử. Thành cổ là nơi ghé đến của rất nhiều những nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ, kiến trúc, những nhà văn hóa và khách du lịch. Nơi đây lưu giữ biết bao những dấu ấn văn hóa lịch sử, kiến trúc của cha ông ta để lại với những công trình, hạng mục trong di tích. Thế nhưng không thắng nổi sự khắc nghiệt của thời gian và môi trường, Thành cổ Sơn Tây sau hàng trăm năm đã bị 1
- xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu tìm hiểu của những nhà văn hóa, của khách du lịch. Sau một thời gian dài không được quan tâm, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống di sản văn hóa trong đó có di tích Thành cổ Sơn Tây ngày càng được chú ý tới việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là việc làm hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện; tuy nhiên, việc phát huy giá trị văn hoá di tích lịch sử trong những năm gần đây vẫn gặp những khó khăn nhất định đặc biệt trong việc truyền thông hình ảnh di tích tới quần chúng nhân dân. Ngày nay, các phương tiện công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc tới người dân khá dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, công tác tuyền truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin về di tích và chưa thực sự được giới truyền thông quan tâm một cách triệt để, mới chỉ có những giải pháp truyền thông tạm thời từ ban quản lí di tích, chưa thỏa đáng, dẫn tới việc các di sản văn hóa nói chung và di tích Thành cổ Sơn Tây không được đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế biết tới. Nguyên nhân này do đâu? Từ ban quản lí di tích? hay do sự quan tâm của giới truyền thông tới di tích còn chưa mặn mà? Không phải lúc nào những câu hỏi này cũng có thể giải quyết một cách thỏa đáng, nhất là ở các địa phương, khi cán bộ quản lý di tích hay cán bộ truyền thông (phóng viên, biên tập viên...) còn nhiều bất cập cả về số lượng và trình độ chuyên môn so với đòi hỏi của thực tế. Là sinh viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên ngành văn hóa truyền thông, tôi quyết định lấy đề tài: “Truyền thông phát huy giá trị văn hoá văn hoá 2
- di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội ”làm khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, các nghiên cứu ở lĩnh vực truyền thông tập trung vào vấn đề nghiên cứu cơ bản về lý luận trong công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch; hoặc nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này thông qua một hình thức cụ thể như hệ thống ấn phẩm, hay kênh thông tin tuyên truyền cụ thế như báo, tạp chí, phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của cơ quan quản lý du lịch cấp quốc gia là chủ yếu. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu về hoạt động xúc tiền du lịch cấp địa phương tại một số tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An,... Về lĩnh vực xúc tiên quảng bá du lịch nói chung, TS. Trịnh Xuân Dũng, trong cuốn “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch"1, đã tập hợp những kiến thức cơ bản trong lý luận về công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu, sinh viên, doanh nghiệp làm công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, từ những khái niệm cơ bản, nguyên tắc, sự cần thiết, cách thức tuyên truyền quảng bá và xúc tiên, các phương tiện quảng cáo, những quy định của pháp luật... sao cho đạt hiệu quả cao. Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương trong NCKH cấp bộ (2006) “nghiện cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải phấp tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam” có đề cập chung đến 1 Tài liệu nội bộ, phát hành tháng 06/2019 3
- hoạt động xúc tiến du lịch của một số cơ quan, tố chức liên quan như cơ quan du lịch địa phương, doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức này trong việc xúc tiến điểm đến quốc gia. Về nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của một trong những phương tiện tuyên truyền quảng bá du lịch, TS. Lê Anh Tuấn, trong đề tài NCKH cấp bộ năm 2007, "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đê xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm"2, với mục tiêu nghiên cứu về ấn phẩm thông tin du lịch, đánh giá thực trạng việc sử dụng các ấn phẩm thông tin trong tuyên truyền quảng bá hướng tới một số thị trường quốc tế trọng điểm, và đề xuất một hệ thông giải pháp mang tính ứmg dụng nhằm nâng cao hiệu quả chuyển tải thông tin và hiệu ứng tác động của các ấn phẩm thông tin du lịch. Về hoạt động của các trung tâm xúc tiên du lịch, hiện ở nước ta, chưa có các nghiên cứu cụ thể. Một thực tế, hoạt động xúc tiến du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, phát triển du lịch. Chính vì vậy hầu hết các địa phương đều thành lập một cơ quan (trung tâm) có chức năng là xúc tiên du lịch, mà trong đó có hoạt động chính là tuyên truyền, quảng bá du lịch. Các trung tâm chịu trách nhiệm về công tác xúc tiến du lịch ở các tỉnh, thành phố đều được mới thành lập, tái thành lập trong vài năm gần đây (sau khi cơ cấu lại bộ máy quản lí du lịch từ trung ương đến địa phương từ năm 2007). Với hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch tại 2TS.Lê Anh Tuấn (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đê xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm 4
- các địa phương là cần thiết. Qua đó đẩy mạnh thu hút khách du lịch, đầu tư du lịch, góp phần phát triển du lịch, tăng thu cho ngân sách mỗi địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Đề tài “Quản lý di tích Thành cổ Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội” của tác giả tập Nguyễn Danh Tuân (năm 2011) . Đã tập chung nghiên cứu về giá trị văn hóa của di tích Thành cổ Sơn Tây, và đưa ra một số các giải pháp bảo tồn di tích Thành cổn Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822-2022), ngày 26-4, thị xã Sơn Tây phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài” nhằm gìn giữ, phát huy văn hóa xứ Đoài nói chung, Thành cổ Sơn Tây nói riêng. Với một hệ thống hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt. Di tích Thành cổ Sơn Tây là một trong số đó. Di tích Thành cổ Sơn Tây không những có giá trị văn hoá lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị văn hoá lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.Việc nghiên cứu di tích này đã giành được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Từ các kiểu thức kiến trúc, kết cấu kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đến các câu truyện truyền thuyết, tín ngưỡng liên quan đến di tích, thậm chí cả ý nghĩa của các loại hiện vật trong di tích đều đã được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo, nhân học... đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. ặc dù vậy, một vấn đề khá quan trọng, một nội dung nghiên cứu còn đang bị bỏ ngỏ ở di tích này đó là hoạt động truyền thông trong việc bảo tồn và quảng bá di tích 5
- – chưa một đề tài nghiên cứu nào nhắc tới. Điểm qua những tài liệu này ta có thể thấy rõ điều đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đánh giá được hiệu quả của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản văn hóa nói chung và di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội nói riêng. Mặt khác, sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ hữu hiệu nhất trong việc kêu gọi mọi người tham gia bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc gồm hai dạng di sản vật thể và di sản phi vật thể. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài khóa luận có những nhiệm vụ chính sau: - Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông trong việc bảo tồn, quảng bá phát huy giá trị văn hoá Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội. - Nghiên cứu tác động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội. - Đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản nói chung và di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội nói riêng. 6
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát các loại hình truyền thông liên quan đến phát huy giá trị văn hoá Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội. - Về thời gian: Khảo sát trong giai đoạn 2022 tới nay. Đây là giai đoạn từ khi di tích thành Cổ Sơn Tây được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cũng là giai đoạn phát triển của truyền thông với sự ra đời và nâng cấp của những phương tiện truyền thông mới, những bước đột phá trong công nghệ khoa học của xã hội loài người. Với sự đa dạng trong phương tiện truyền tải, con người ngày càng có thêm nhiều cách thức giao lưu, truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, đề tài lựa chọn phương pháp khảo cứu và khảo sát. -Nguồn thu thập tài liệu là Tổng cục Du lịch Việt Nam; UBND thị xã Sơn Tây; UBND thành phố Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội; Cục Thống kê thị xã Sơn Tây...Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu 7
- được tìm, tham khảo và bổ sung qua tạp chí, mạng Internet, các sách báo, tranh ảnh tham khảo khác có liên quan đến vấn đề phát triển du lịch - Để có được những con số chính xác và thuyết phục, có những cách nhìn đa chiều về tác động của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, , đề tài sử dụng phương pháp điền dã, điều tra, tổng hợp số liệu, khảo sát qua báo điện tử và các trang tin tức. - Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, khái quát hóa, phân loại nhằm đưa ra kết luận về hiệu quả của các hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu và tìm hiểu công tác truyện thông bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn hóa của di tích Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội làm rõ được thực trạng những giá trị văn hoá văn hóa và công tác truyền thông bảo tồn tôn tạo giá trị văn hoá văn hóa di tích Thành cổ Sơn Tây. Dựa vào thực trạng đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm đóng góp vào nâng cao hiệu quả truyền thông bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn hóa nơi đây. Đề tài là cơ sở thực tiễn cho các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây, Hà Nội đưa ra những giải pháp, biện pháp đúng đắn trong quá trình công tác truyền thông bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá văn hóa di tích Thành cổ Sơn Tây. 7. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và tổng quan về di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội. 8
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội. Chương 3: Đánh giá tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội 9
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm truyền thông. Khái niệm truyền thông không còn xa lạ với mọi người nhưng ít ai có thể định nghĩa chính xác “ truyền thông” là gì? Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, các tác giả đã liệt kê ra 15 định nghĩa khác nhau về truyền thông: Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John R. Hober-1954). Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là quá trình luôn thay đổi, chuyển biến và ứng phó với các tình huống (Martin P. Adelsm). Khái niệm “truyền thông”, tương ứng với thuật ngữ “communication” trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một xã hội nào mang tính xã hội. Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người. Hiểu theo nghĩa chung và trừu tượng thì “truyền thông” (communication) là quá trình “truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năngTruyền thông thường được xem xét như một quá trình truyền đạt thông tin được thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, 10
- điệu bộ hoặc các hành vi biểu lộ cảm xúc, vì thế mà một số nhà nghiên cứu đã phân biệt truyền thông với hai loại hình là truyền thông bằng ngôn từ (verbal) và truyền thông không bằng ngôn từ (non-verbal). Truyền thông là phương pháp mạnh mẽ nhất mang thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: truyền miệng, báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet. Hình ảnh và các thông điệp về doanh nghiệp của bạn sẽ đến được với đông đảo độc giả nhất. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay chúng có thể có sự lan truyền chia sẻ mạnh mẽ trên các kênh internet, mạng xã hội với những tốc độ mà bạn sẽ không thể ngờ tới. Truyền thông giúp định hướng khách hàng. Thông qua hoạt động quảng bá, truyền tải, chia sẻ. Bạn có thể dễ dàng xây dựng lòng tin về thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng. Truyền thông là một hoạt động mang tính tương tác đa chiều. Nên bạn cũng có thể nhận biết được những thông tin phản hồi từ khách hàng để có thể phát huy những thông tin tức cực hoặc sửa đổi điều chỉnh những thông tin mang tính nhiễu Nói tóm lại ta có thể hiểu đơn giản: Truyền thông chính là một quá trình tương tác xã hội với ít nhất là 2 tác nhân tham gia nhằm truyền đạt, chia sẻ thông tin, phục vụ cho nhu cầu, mục đích của từng loại thông tin. 1.1.1.2. Vai trò của truyền thông. Mục đích của truyền thông là để truyền tải thông tin, ý tưởng và giá trị từ một người hoặc nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác. Truyền thông có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm lời nói, viết, hình ảnh, video, âm thanh,... 11
- Các chức năng của truyền thông: Chức năng truyền tải thông tin Chức năng giao tiếp Chức năng giáo dục Chức năng giải trí Chức năng kết nối và tạo cộng đồng Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị - Đối với chính quyền Nhà nước: Giúp chính phủ đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp và thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức chưa đúng, hành xử đúng pháp luật Hỗ trợ chính phủ trong việc thăm dò ý kiến của người dân trước khi ban hành các văn bản pháp lý, giúp điều chỉnh các chính sách quản lý của nhà nước và tạo ra sự đồng thuận của dân chúng Tạo điều kiện để các đối tượng dân chúng trong xã hội có thể phản biện và đưa ra thông tin phản đối, giúp các chính trị gia, người thừa hành pháp luật trong sạch và minh bạch hơn. - Đối với công chúng: Giúp người dân cập nhật thông tin về kinh tế, văn hóa xã hội và pháp luật ở cả trong và ngoài nước 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1376 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 940 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online cho sản phẩm Bồn inox công nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Dự án Sơn Hà trên thị trường Việt Nam
62 p | 82 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Công ty TNHH Bluha
81 p | 71 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 182 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến của Công ty TNHH XNK Thương mại Yên Phát
65 p | 34 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 48 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 143 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
86 p | 22 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
86 p | 31 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
110 p | 8 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam
72 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
76 p | 14 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
83 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn