intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định" nhằm khảo sát, tìm hiểu công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, tăng cường nhận thức về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Họ và tên : Phạm Thị Thu Trang Mã sinh viên : 2005VTTA048 Lớp : 2005VTTA Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hương Khóa : 2020 – 2024 Hà Nội – 2024 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” là nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, không đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về khóa luận này! Sinh viên Trang Phạm Thị Thu Trang 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản lý xã hội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình học và khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Hương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Dù đã cố gắng hoàn thiện khóa luận bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình, song với kiến thức còn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy định, khóa luận tốt nghiệp hẳn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được đóng góp từ thầy cô, từ bạn bè để hoàn thành tốt hơn khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Trang Phạm Thị Thu Trang 3
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT VQG : Vườn quốc gia ĐDSH : Đa dạng sinh học IUCN : Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng 4
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Đa dạng thành phần loài sinh vật ở VQG Xuân Thuỷ………….. 28 5
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Đánh giá của người dân về mức độ mất cân bằng đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy .......................................................................... 30 Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của việc mất cân bằng da dạng sinh học .......... 31 Biểu đồ 3. Hình thức truyền thông mà cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định biết đến ..................................................... 37 6
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................3 DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 10 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................14 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................14 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 14 4.1. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................14 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 15 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................16 7. Bố cục của đề tài .........................................................................................17 B. NỘI DUNG .................................................................................................18 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ............. 18 1.1. Một số khái niệm .....................................................................................18 1.1.1. Truyền thông ......................................................................................... 18 7
  8. 1.1.2. Nhận thức ..............................................................................................20 1.1.3. Cộng đồng ..............................................................................................21 1.1.4. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ....................................22 1.1.5. Đa dạng sinh học .................................................................................. 23 1.1.6. Hoạt động truyền thông ........................................................................24 1.2. Mô hình truyền thông .............................................................................25 1.3. Ý nghĩa của đa dạng sinh học với tự nhiên và đời sống ..................... 26 1.4. Mục tiêu của truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về đa dạng sinh học .................................................................................................. 28 1.5. Vai trò của truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về đa dạng sinh học .................................................................................................. 29 Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỘNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH ............................................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu về Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định: .............. 32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................................................................................... 32 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định ..................................................................................................................33 2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ........... 34 2.3. Hiện trạng công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ...................................... 38 8
  9. 2.3.1. Đối tượng của các hoạt động truyền thông .........................................38 2.3.2. Nội dung truyền thông của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ...................44 2.3.3. Phương tiện truyền thông của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ..............48 2.4. Một số nhận xét về công tác truyền thông nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ........................................... 50 Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................52 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH ............................................................................53 3.1. Một số kinh nghiệm truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam ................. 53 3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy .................................................................................................................55 3.2.1. Giải pháp lựa chọn phương pháp truyền thông ................................. 56 3.2.2. Giải pháp về nội dung và hình thức truyền thông ..............................57 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................66 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 9
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được công nhận là một trong 16 quốc gia sở hữu đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, sông suối, biển, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10 % các loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Ngày nay hệ sinh thái tại Việt Nam rất phong phú với hơn 50.000 loài đã được xác định: loài thực vật trên cạn và dưới nước, động vật trên cạn, động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng loài sinh vật biển. Trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền và có giá trị đặc biệt như các loài hoa, cây cận nhiệt đới,... Tuy nhiên đa dạng sinh học ở nước ta đang bị đe dọa và ngày càng suy thoái nhanh chóng. Hiện nay diện tích các khu vực hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng các thể các loài hoang dã đang bị suy thoái mạnh hoặc bị đe doạ tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen quý hiếm cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện có hàng triệu loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi những tác động của con người gây ra. Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên hiện nay nước ta đang đứng trước nhiều thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có mối liên hệ mật thiết với phát triển kinh kế và ổn định xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, vấn đề đa dạng sinh học trở thành một chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. 10
  11. Được biết đến là khu Ramsar (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) đầu tiên của Việt Nam, Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tỉnh Nam Định không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi giữ mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên một cách khăng khít. Trong diện tích gồm 1.600 ha rừng ngập mặn, rừng phòng hộ tại huyện Giao Thủy có 202 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 9 loài cây ngập mặn thực thụ là 2 loài trang, sú, đước vòi, 2 loài ô rô, giá, cóc kèn. Hệ động vật cũng rất phong phú. Ven biển thuộc VQG Xuân Thủy đã có 1.647 loài, trong đó có tới 9 loài chim, 3 loài cá, 4 loài bò sát, 1 loài giáp xác có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 19 loài cá, 1 bò sát, 14 loài chim có tên trong danh lục đỏ của IUCN - 2015. Nơi đây cũng là nơi lưu trú, kiếm ăn của 222 loài chim, hơn 160 loài cá và gần 500 loài động vật nổi và động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy [8]. Tuy nhiên hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vùng ven biển nơi đây đã và đang chịu tác động rất lớn của mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, hệ động vật đa dạng phong phú của VQG Xuân Thủy đã và đang chịu ảnh hưởng lớn từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của người dân ở khu vực lân cận. Một số loài đặc hữu có giá trị cả về kinh tế và sinh thái như: móng tay, cáy mật, phi... đang bị đe dọa về số lượng và sự phân bố. Như vậy, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của các bên liên quan. Truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng về đa dạng sinh học là những nỗ lực có chủ đích của các bên nhằm đưa ra các thông tin, sự thuyết phục hoặc thúc đẩy những thay đổi trong hành vi ở những nhóm đối tượng cụ thể. Trong thời gian qua, công tác truyền thông tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được đẩy mạnh với sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ… Nhiều thông tin, thông điệp về đa dạng sinh học được truyền tải mạnh mẽ tới các 11
  12. nhóm đối tượng mục tiêu một cách trực tiếp hoặc thông qua các kênh truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động truyền thông tại đây cũng còn một số hạn chế nhất định, đòi hỏi cần thực hiện thêm nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả. Từ những lý do trên, để thúc đẩy hiệu quả hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, tôi đã chọn vấn đề “Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Đa dạng sinh học ở Việt Nam là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết Đa dạng sinh học ở Việt Nam: thực trạng và thách thức bảo tồn của Trần Văn Bằng in trong Tạp chí Khoa học và Đời sống, số 5 (2020) [1] đã chỉ ra rằng Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật nên Việt Nam có sự đa dạng loài động, thực vật, vi sinh vật. Vì có giá trị đa dạng sinh học nên việc bảo tồn là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên đa dạng sinh học ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: do các cuộc chiến tranh, do nhu cầu phát triển kinh tế sau chiến tranh dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng, sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng khiến nhiều loài động vật trước nguy cơ tuyệt chủng, việc chuyển đổi đất đai khi chưa có đủ các luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác quá mức nguồn tài nguyên do áp lực gia tăng dân số… Nghiên cứu cũng đưa ra những thách thức như: giữ ổn định hệ sinh thái hiện có để đảm bảo điều kiện tồn tại và phát triển của các loài sinh vật; ổn định được môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đề cập đến thách thức trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Dù những năm gần đây, công tác nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống xung quanh các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên) đã 12
  13. được quan tâm nhiều nhưng trình độ dân trí và mức sống của người dân trong những khu vực này là một trở ngại cho việc tiếp nhận kiến thức. Ngay cả ở những khu vực đô thị, nhận thức về đa dạng sinh học cũng còn chưa được chú trọng. Chủ đề đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia trên khắp cả nước được nghiên cứu bởi nhiều tác giả dưới những góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến những nghiên cứu dưới góc nhìn của ngành khoa học môi trường (Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thanh Nhàn (2014) Nghiên cứu xây dựng chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển ở Việt Nam – trường hợp tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định) [5], ngành lâm nghiệp (Luận án tiến sĩ của Lê Thị Ngân (2021) Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng) [6], ngành sinh học (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Sơn (2019) Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ [9]... Các nghiên cứu này đều chỉ ra sự đa dạng sinh học ở những môi trường khác nhau từ đó đề xuất những biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học. Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường của Chu Anh Dũng, năm 2019, Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội [2], khi hệ thống một số mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cơ sở địa lý của từng khu vực dưới sự tham gia của cộng đồng đã đề cập đến VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định như một ví dụ tiêu biểu cho mô hình đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích. Theo đó, năm 2012, VQG Xuân Thủy là một trong 3 khu rừng đặc dụng của Việt Nam được lựa chọn để thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng [11]. Các phương thức chia sẻ lợi ích đối với cộng 13
  14. đồng gồm: chia sẻ lợi ích về nguồn lợi tài nguyên hải sản tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn và đồng quản lý rừng ngập mặn tại vùng đệm; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi cây thuốc nam; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao giống; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao nuôi quảng canh. Trong số nhiều giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học được đề cập đến trong luận văn như: giải pháp liên quan đến công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ thông tin, hợp tác trong nước và quốc tế... luận văn dành một phần viết đề cập đến giải pháp liên quan đến nâng cao nhận thức. Như vậy có thể thấy, đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học vẫn đang tiếp tục được khám phá dưới các quan điểm tiếp cận, các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học nói chung và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định nói riêng. Do vậy, vấn đề này vẫn luôn là chủ đề mở cho các nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: VQG Xuân Thủy tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, tìm hiểu công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả 14
  15. truyền thông, tăng cường nhận thức về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về truyền thông, hoạt động truyền thông, chiến dịch truyền thông, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu là việc thu thập thông tin, dữ liệu từ nguồn tài liệu trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, giúp xây dựng cơ sở dữ liệu cho quá trình phân tích và đánh giá. Theo đó, khóa luận sử dụng các kỹ thuật lập bảng thống kê, biểu đồ nhằm tóm tắt dữ liệu thu thập được và phục vụ cho việc phân tích nội dung nghiên cứu. b. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được nhìn nhận thông qua góc nhìn trực tiếp của nhà nghiên cứu các đặc điểm, tính chất, dấu hiệu bên ngoài để thu thập thông tin về đối tượng cần nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này tôi đã phải xây dựng kế hoạch và xác định những nội dung cần quan sát như: các hoạt động truyền thông tại VQG Xuân Thủy, các hoạt động này tác động như thế nào đến du khách và người dân địa phương…, ghi chép lại những quan sát đó 15
  16. để nắm bắt thông tin một cách trực tiếp và đầy đủ về đối tượng cần nghiên cứu. c. Phương pháp phân tích tài liệu Để làm rõ các vấn đề lý luận về truyền thông, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, đa dạng sinh học, khóa luận sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm tài liệu về truyền thông, đa dạng sinh học đã xuất bản trên tạp chí và sách, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Những nghiên cứu đi trước này đã phác họa và gợi mở nhiều vấn đề về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học đang diễn ra hiện nay. Phân tích nguồn tài liệu thứ cấp cũng được sử dụng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. d. Phương pháp điền dã, thực địa Khi bắt đầu xác định tiền hiều, nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành việc đặt vấn đề đến thực địa. Khi đặt vấn đề chung và xây dựng giả thiết trước khi đi sâu vào thực địa, xác định rõ đâu là đối tượng nghiên cứu để không bị nhầm lẫn vấn đề và mất thời gian nhiều. Khi đi vào thực địa tác giả đi sâu vào quan sát, phỏng vấn sâu cộng đồng, người dân ở địa phương. Sau khi có đủ dữ kiện cho nghiên cứu tác giả bắt đầu tổng hợp và phối hợp với dữ liệu thu thập được và phục vụ cho việc phân tích nội dung nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về truyền thông, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, về đa dạng sinh học và đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. - Chỉ ra được thực trạng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, đánh giá những ưu, nhược điểm của các hoạt động truyền thông này. 16
  17. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có các chương viết sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 17
  18. B. NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Truyền thông Truyền thông được hiểu với rất nhiều cách khác nhau. Tác giả MartinP.Adelsm từng nói rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biển chuyển và ứng phó với tình huống. Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc nhiều người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người. Truyền thông được hiểu là giúp phá vỡ tính độc quyền và quá trình truyền thông có thể phá bỏ tính độc quyền [4]. Trong từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2011 nêu rõ truyền thông là truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định, thông tin tuyên truyền, mở rộng mạng lưới truyền thông đến từng cơ sở. Khái niệm truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng xã hội nói chung, đảm bảo sự phát triển bền vững [7]. Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải. Theo đó, truyền thông thường được hình dung như là quá trình truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến từ người này sang người khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hình ảnh, văn bản, video,… Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đã đưa ra một định nghĩa chung nhất về truyền thông như sau: “Truyền thông 18
  19. là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội” [3, tr.14]. Truyền thông ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vì thế truyền thông là một hiện tượng xã hội và cũng là thiết chế kiến tạo xã hội. Truyền thông thực hiện nhiều chức năng khác nhau như chức năng truyền tải thông tin, chức năng giao tiếp, chức năng giáo dục, thúc đẩy sự hiểu biết và gắn kết cộng đồng, quảng cáo và lan tỏa hình ảnh… Truyền thông là một quá trình bao gồm trong nó nhiều yếu tố, có thể kể đến các yếu tố chính sau: nguồn (yếu tố mang thông tin tiềm năng, khởi xướng quá trình truyền thông); thông điệp (nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận), kênh truyền thông (phương tiện chuyển tải thông điệp), người nhận (nhóm đối tượng tiếp nhận thông điệp), phản hồi (thông tin ngược), nhiễu (yếu tố gây ra sự sai lệch). Về phân loại truyền thông, cũng theo tác giả Nguyễn Văn Dững thì căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau. Trong đó, việc phân loại truyền thông căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông là phù hợp và khái quát nhất. Dựa theo căn cứ này, tác giả Nguyễn Văn Dững chia truyền thông thành: Truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng. Như vậy, có nhiều cách định nghĩa về truyền thông khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể hiểu: truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin, tư tưởng, tình cảm, kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội với nhau thông qua hệ thống các ký hiệu, hoặc không cần đến kí hiệu nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. 19
  20. 1.1.2. Nhận thức Trên thực tế, quá trình nhận thức sử dụng kiến thức hiện có và khám phá kiến thức mới. Các quá trình nhận thức được phân tích từ các khía cạnh khác nhau trong các bối cảnh khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngôn ngữ học, âm nhạc học, gây mê, khoa học thần kinh, tâm thần học, tâm lý học, giáo dục, triết học, nhân chủng học, sinh học, hệ thống học, logic và khoa học máy tính. Nhận thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Một định nghĩa khác mô tả nó là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động. Khái niệm thường đồng nghĩa với ý thức và cũng được hiểu là bản thân ý thức. Các trạng thái của nhận thức cũng được liên kết với các trạng thái của kinh nghiệm do đó cấu trúc được biểu thị trong nhận thức được phản ánh trong cấu trúc của kinh nghiệm. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [4]. Nhận thức là một khái niệm tương đối. Nó có thể tập trung vào một trạng thái bên trong, chẳng hạn như cảm giác nội tạng, hoặc vào các sự kiện bên ngoài bằng cách nhận thức cảm tính. Nó tương tự như cảm nhận một cái gì đó, một quá trình phân biệt với quan sát và nhận thức (bao gồm một quá trình cơ bản làm quen với các mục mà chúng ta nhận thức được). Nhận thức hoặc “cảm nhận” có thể được mô tả là một cái gì đó xảy ra khi não được kích hoạt theo những cách nhất định, chẳng hạn như khi màu đỏ là những gì được 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2