Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 4
download
Khoá luận "Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đề xuất giải pháp truyền thông hiệu quả nhằm quảng bá rộng rãi nghệ thuật múa rối nước ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đến với công chúng cả nước và quốc tế, từ đó nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa rối nước độc đáo của dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH Họ và tên : Đinh Thị Quỳnh Mai Mã sinh viên : 2005VTTA024 Lớp : Văn hóa Truyền Thông 20A Khóa : 2020 – 2024 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nghiêm Xuân Mừng HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Mọi thông tin nghiên cứu được đều do chính bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2024 Sinh viên Đinh Thị Quỳnh Mai
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản lý xã hội và ThS. Nghiêm Xuân Mừng - Giảng viên hướng dẫn, đã quan tâm, chỉ bảo và tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn các ông bà lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ngũ Thái, các đồng chí cán bộ, trưởng thôn, các nghệ nhân và bà con nhân dân thôn Đồng Ngư, đặc biệt là ông Nguyễn Thành Lai - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Rối nước Thuận Thành, đã nhiệt tình tạo điều kiện, cung cấp tư liệu để em hoàn thành đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót, Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giảng viên và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2024 Tác giả Đinh Thị Quỳnh Mai
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 4 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................ 5 7. Bố cục của đề tài ............................................................................ 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH...................................................................... 6 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................... 6 1.1.1. Truyền thông ............................................................................. 6 1.1.2. Văn hóa truyền thông ................................................................ 7 1.1.3. Nghệ thuật múa rối nước ........................................................... 8 1.2. Tiền đề và cơ sở pháp lý của việc truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước. ............................................................................. 9 1.2.1. Tiền đề ...................................................................................... 9 1.2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................... 11 1.3. Tiêu chí phát huy truyền thông nghệ thuật múa rối nước ............ 12 1.4. Vai trò của truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước ....... 15 1.4.1. Giới thiệu và quảng bá nghệ thuật múa rối nước ..................... 15 1.4.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng ......................................... 15 1.4.3. Hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và phát huy................................ 17
- 1.4.4. Góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ....................................... 18 1.4.5. Tăng cường giao lưu văn hóa .................................................. 18 1.4.6. Đánh giá.................................................................................. 19 1.4.7. Giáo dục và đào tạo ................................................................. 20 1.4.8. Gây quỹ và hỗ trợ .................................................................... 21 1.5. Khái quát về xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh .. 22 1.5.1. Xã Ngũ Thái............................................................................ 22 1.5.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên ............................................................. 22 1.5.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................ 24 1.5.1.3. Đặc điểm văn hóa ................................................................. 25 1.5.2. Các mô hình múa rối nước ở xã Ngũ Thái ............................... 26 1.5.2.1. Mô hình rối nước của thôn Đồng Ngư ................................ 26 1.5.2.2. Mô hình rối nước của tư nhân ............................................. 29 Tiểu kết chương 1 ............................................................................. 33 Chương 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH. ................................................................... 34 2.1. Hoạt động truyền thông trực tiếp đối với nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ....................... 34 2.1.1. Truyền thông qua các hoạt động biểu diễn............................... 34 2.1.2. Truyền thông thông qua hoạt động tuyên truyền, dạy nghề ...... 37 2.1.2.1 Hoạt động tuyên truyền ....................................................... 37 2.1.2.2 Hoạt động dạy nghề ............................................................. 38 2.2. Hoạt động truyền thông gián tiếp đối với nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ....................... 40 2.2.1. Truyền thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình .................. 40 2.2.2. Truyền thông qua Internet ....................................................... 41 2.3. Đánh giá công tác truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối
- nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. .............. 42 2.3.1. Những thành tựu ..................................................................... 42 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................ 44 2.3.3. Nguyên nhân ........................................................................... 45 Tiểu kết chương 2 ............................................................................. 48 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH. ........................... 49 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ................................................................................. 49 3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông ................. 49 3.1.1.1. Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện....................... 49 3.1.1.2. Tăng cường đầu tư và nguồn lực......................................... 50 3.1.1.3. Tận dụng các kênh truyền thông đa dạng ............................ 52 3.1.1.4. Tổ chức các sự kiện và hoạt động thường xuyên ................ 54 3.1.1.5. Tăng cường hợp tác và phối hợp ......................................... 55 3.1.1.6. Đánh giá và điều chỉnh ....................................................... 56 3.1.2. Giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông ................................................................................ 57 3.2. Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong công tác truyền thông và về cơ chế chính sách trong phát huy nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ......... 58 3.2.1. Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực ........................................ 58 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách cho hoạt động truyền thông của địa phương ....................................................................................... 59 3.3. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
- phát huy nghệ thuật rối nước tại xã Ngũ Thái ................................... 60 3.3.1. Khuyến nghị............................................................................ 60 3.3.1.1. Nâng cao nội dung truyền thông: ........................................ 60 3.3.1.2. Mở rộng kênh truyền thông ................................................ 61 3.3.1.3. Nâng cao năng lực đội ngũ truyền thông ............................. 62 Tiểu kết chương 3 ............................................................................. 64 KẾT LUẬN ........................................................................................... 65 DANH MỤC THAM KHẢO ................................................................ 67 PHỤ LỤC .............................................................................................. 69
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 CLB Câu lạc bộ 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 3 DSVH Di sản văn hóa 4 THCS Trung học cơ sở 5 THPT Trung học phổ thông 6 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 7 PGS.TS Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ 8 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 9 VH - TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước. Đây là một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đây là loại hình nghệ thuật giáo dục hiệu quả, giúp thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc. Các tiết mục múa rối nước thường thể hiện những câu chuyện dân gian, cổ tích, qua đó giáo dục đạo đức, lối sống cho con người. Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội, nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái đang dần mai một. Số lượng người tham gia biểu diễn ngày càng ít, nhất là giới trẻ. Thiếu sự quan tâm của truyền thông: Nghệ thuật múa rối nước chưa được truyền thông quan tâm đúng mức. Các hoạt động truyền thông về loại hình nghệ thuật này còn hạn chế, chưa thu hút được sự chú ý của công chúng. Truyền thông có thể góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của nghệ thuật múa rối nước. Thu hút du khách đến với xã Ngũ Thái để tham quan và trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước. Khuyến khích giới trẻ tham gia vào việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước. Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bằng cách sử dụng các hình thức truyền thông hiệu quả, chúng ta có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của loại hình nghệ thuật này, thu hút du khách đến với địa phương và khuyến khích giới trẻ tham gia vào việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước. Đề tài này còn chưa được nghiên cứu và khai thác, do đó có tiềm năng mang lại những đóng góp mới cho lĩnh vực truyền thông và bảo tồn văn hóa. 1
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng vào thực tế để góp phần phát huy nghệ thuật múa rối nước tại địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì thế, tôi đã quyết định chọn đề tài “Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” làm Khóa luận tốt nghiệp nhằm tìm ra giải pháp truyền thông hiệu quả, giúp loại hình nghệ thuật Múa rối nước được nhiều người biết đến hơn, từ đó góp phần bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn là đề tài được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu trong những năm gần đây. Các luận văn của tác giả Phạm Thị Hằng (năm 2008) với đề tài: Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử [6]; Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của tác giả Võ Biên Thùy - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Truyền thông về văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh trên báo in (2012) [20], nghiên cứu hoạt động truyền thông cho di sản Quan họ Bắc Ninh trên báo in. Luận văn Truyền thông về các loại hình biểu diễn nghệ thuật trên báo điện tử của Lê Thị Thúy Hà (2016) [4], Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bước đầu khảo sát việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử ở Việt Nam; Luận văn Thạc sĩ của Trương Bích Ngọc (năm 2010) với đề tài: Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin Văn hóa - Nghệ thuật [14], đã chỉ ra cách tiếp cận, khai thác đề tài và đưa thông tin về Văn hóa - Nghệ thuật trên báo trực tuyến của các nhà báo. 2
- 2.2. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước Múa rối nước đã được đề cập chi tiết trong các cuốn sách của nhiều học giả nổi tiếng như Nguyễn Huy Hồng, Hữu Ngọc, Trung Dũng, Lê Văn Ngọ. Bên cạnh đó đã có nhiều công trình nghiên cứu đăng tải trên tạp chí, luận văn, báo cáo hội thảo về múa rối nước. Trong “Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam” [10], tác giả Nguyễn Huy Hồng (2005) giới thiệu tới độc giả nghệ thuật múa rối ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến nghệ thuật múa rối giai đoạn 1945 - 1995. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu tới người đọc nhiều từ vựng về nghệ thuật múa rối, các thuật ngữ múa rối. Tác giả Lê Hương Giang (2008) trong công trình Nghệ thuật Múa rối nước ở Hà Nội [16] đã khái quát lại những nội dung cơ bản về múa rối nước đồng thời phân tích về hoạt động múa rối nước đang diễn ra tại Hà Nội. Nguyễn Hoàng Minh Vân (2011), Hoạt động của các phường rối nước ở châu thổ sông Hồng - Thực trạng và giải pháp [21], tập trung phân tích những mô hình múa rối nước đang hoạt động ở châu thổ sông Hồng, đồng thời so sánh điểm mạnh - yếu của các hình thức đó và đưa ra phương hướng phát triển. Nhìn chung cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết đề cập và nghiên cứu về hoạt động truyền thông cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn, truyền thông cho di sản văn hóa phi vật thể và các tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn rối nước của dân tộc. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về truyền thông cho nghệ thuật múa rối nước ở thôn Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, khóa luận của tác giả được thực hiện, mong muốn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về hoạt động truyền thông cho loại hình di sản này ở làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông cho Nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động truyền thông nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, bao gồm: truyền thông qua báo chí, truyền hình, mạng xã hội, các hoạt động tổ chức sự kiện, v.v. Phạm vi không gian nghiên cứu: Xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp truyền thông hiệu quả nhằm quảng bá rộng rãi nghệ thuật múa rối nước ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đến với công chúng cả nước và quốc tế, từ đó nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa rối nước độc đáo của dân tộc. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan nhằm làm sáng tỏ các nội dung về lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phân tích thực trạng truyền thông nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay. - Làm rõ những vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông về nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, từ đó đề xuất các giải pháp truyền thông cho nghệ thuật rối nước ở đây một cách cụ thể, hiệu quả. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành tổng hợp các tài liệu viết về các hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông cho 4
- nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái nói riêng. - Phương pháp điền dã: Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ, nhân viên, nghệ nhân múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong đó có cơ sở múa rối nước của thôn Đồng Ngư và cơ sở Khu bảo tồn không gian văn hóa Luy Lâu của Công ty TTHH MTV Rối nước Thuận Thành. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích,… để làm rõ thực trạng hoạt động truyền thông loại hình nghệ thuật múa rối nước tại thôn Đồng Ngư (xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) để từ đó đưa ra các khuyến nghị các hoạt động truyền thông phát triển mô hình múa rối nước ở đây. 6. Đóng góp của đề tài - Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài được thực hiện góp phần làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc khuyến khích phát triển hoạt động xã hội hóa công tác truyền thông, phát huy giá trị di sản văn hóa. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông của các mô hình múa rối nước tại thôn Đồng Ngư (xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chương 2: Thực trạng truyền thông phát huy múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Truyền thông Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về truyền thông được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [19]. Tác giả Tạ Ngọc Tấn cũng cho rằng truyền thông chính là hoạt động giao tiếp giữa con người với con người. Hoạt động giao tiếp này có vai trò vô cùng quan trọng, như là một điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại của loài người với tính chất là một xã hội. Bởi vì nhờ có giao tiếp mà con người thiết lập và duy trì được các mối quan hệ xã hội với nhau, hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những kinh nghiệm sống và liên kết, hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Cuốn sách Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản do Nguyễn Văn Dững chủ biên cho rằng: “Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [1]. Theo Nguyễn Văn Dững, về thực chất, truyền thông chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó mà mỗi người làm giàu thêm thông tin, kiến thức và gia tăng vốn hiểu biết của mình, làm cơ sở hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi/thay đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 6
- Như vậy, có thể thấy rằng truyền thông (Communication) là quá trình diễn ra sự tương tác và trao đổi thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau, nhằm mục đích cung cấp thông tin nào đó. Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tin tức,… giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức. Truyền thông được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến,... Đây là công cụ quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, tạo dựng tình cảm, uy tín từ khách hàng, đối tác của các doanh nghiệp. Ngoài ra, truyền thông còn có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin về các sự kiện, vấn đề xã hội và chính trị, đóng vai trò giúp người dân có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp. 1.1.2. Văn hóa truyền thông Văn hóa, hiểu một cách bao quát đó là toàn bộ những sáng tạo của loài người, bao gồm cả những sáng tạo mang tính vật chất và những sáng tạo mang tinh tinh thần nhằm để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn. Từ cách tiếp cận đó có thể thấy truyền thông cũng chính là những sáng tạo của con người trong lĩnh vực truyền đạt, trao đổi thông tin. Tác giả Nguyễn Đức Hạnh trong bài “Một số vấn đề xung quanh khái niệm Văn hóa truyền thông” cho rằng: “Toàn bộ quá trình xuất hiện và biến đổi của hiện tượng truyền thông trong đời sống nhân loại cùng sự xác lập những mối tương tác của nó đối với các hiện tượng xã hội khác được gọi là Văn hóa truyền thông”. [5] Văn hóa truyền thông là vận dụng những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về văn hóa, về truyền thông để sáng tạo ý tưởng, thiết kế sản phẩm truyền thông, phân tích, đánh giá các hoạt động truyền thông, quảng bá văn hoá. Xã hội hiện đại là xã hội bùng nổ truyền thông, cho nên rất cần có kiến thức văn hóa truyền thông để con người làm chủ được những thành quả văn minh của nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội, những kiến thức về văn 7
- hóa truyền thông cũng trở nên phong phú và ngày càng phức tạp, khó nắm bắt. Những kiến thức và nhận thức về văn hóa truyền thông được trang bị sẽ giúp cho con người chủ động và trở nên tích cực trong môi trường sống của mình. 1.1.3. Nghệ thuật múa rối nước Theo PGS.TS. Bùi Xuân Đính: “Rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt, sử dụng kết hợp nghệ thuật điêu khắc và ca hát (chủ yếu là chèo); việc biểu diễn được thực hiện trong môi trước sân khấu nước” [3] Các tác giả Nguyễn Như Ý và Chu Huy trong Từ điển Văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam cho rằng múa rối nước là: “Rối lấy mặt nước làm sân khấu biểu diễn, một nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Máy rối nước có hai loại: Máy sào và máy dây. Máy sào đưa quân đi lại, còn máy dây dùng cho trò có đông nhân vật như múa sư tử, đánh võ”. [22] Như vậy, múa rối nước là loại hình nghệ thuật biểu diễn bằng con rối trong môi trước nước. Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam, được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển của Múa rối nước là một quá trình liên tục, chưa bao giờ đứt đoạn. Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đều đồng ý rằng, múa rối nước ra đời vào khoảng thế kỷ X, với nhiều bằng chứng tích còn lại cho đến ngày nay. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, sân khấu tạo hình của người Việt vẫn còn thô sơ do bị các thế lực phương Bắc đàn áp, khiến cho các bộ môn nghệ thuật tạo hình bị hạn chế. Thời điểm này, chỉ có dòng văn học dân gian mới có thể sống sót được, nhờ vào phương thức truyền miệng đặc trưng đã bảo vệ dòng văn học này khỏi sự trấn áp của người phương Bắc. Còn đối với nghệ thuật múa rối nước, phải cho đến khi Việt Nam bước sang giai đoạn 8
- hình thành nhà nước độc lập, nghề múa rối nước mới có cơ hội phát triển. Với nghệ thuật sân khấu cổ điển, điều thu hút khán giả ngồi bên dưới chính là sự tương tác, kết nối và đồng cảm giữa khán giả với nhân vật đang biểu diễn. Tuy nhiên, với nhân vật chính là con rối nước, nghệ thuật múa rối nước là môn nghệ thuật biểu diễn gián tiếp không cần đến diễn viên: con rối nước sẽ cử động nhờ vào những nghệ nhân trực tiếp lội dưới nước, điều khiển bằng máy sào và máy dây. 1.2. Tiền đề và cơ sở pháp lý của việc truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước. 1.2.1. Tiền đề Giá trị văn hóa và lịch sử: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa lúa nước và tinh hoa của dân tộc. Việc truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu này cho thế hệ mai sau. Múa rối nước được xem là một “quốc túy” của Việt Nam, thu hút du khách quốc tế bởi sự độc đáo và tinh tế. Việc truyền thông hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, thúc đẩy du lịch và giao lưu văn hóa. Múa rối nước không chỉ là một loại hình giải trí mà còn mang giá trị giáo dục cao. Các vở diễn múa rối nước thường thể hiện những bài học đạo đức, những giá trị truyền thống tốt đẹp, góp phần giáo dục và định hướng thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Ngành du lịch đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam. Múa rối nước là một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Nội dung các vở diễn múa rối nước thường phản ánh đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất của người dân Việt Nam, thể hiện qua các hình ảnh quen thuộc như: con trâu, con cò, cây lúa, mái đình,...Các vở diễn múa rối nước thường thể hiện những bài học đạo đức, những giá trị truyền thống tốt đẹp như: lòng hiếu thảo, sự trung thực, lòng dũng cảm,...Múa rối nước là sự 9
- kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, ánh sáng, múa rối và diễn xuất của nghệ sĩ, tạo nên một sân khấu nghệ thuật độc đáo và đầy sức hấp dẫn. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật gắn liền với cộng đồng, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đình đám,... Nhu cầu tiếp cận và thưởng thức: Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước bởi sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, ánh sáng, và những con rối sinh động được điều khiển khéo léo trên mặt nước. Khán giả ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, có nhu cầu được tiếp cận với những nội dung đa dạng và phong phú. Múa rối nước cần được đổi mới về nội dung, đề tài, cách thức biểu diễn để đáp ứng thị hiếu của khán giả. Khán giả hiện đại không chỉ muốn thụ động thưởng thức nghệ thuật mà còn muốn tham gia vào quá trình sáng tạo. Múa rối nước cần có những hình thức tương tác với khán giả, ví dụ như cho phép khán giả tham gia vào các trò chơi, hoặc bình luận trực tiếp về vở diễn. Múa rối nước cần được đầu tư về mặt hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để tạo nên những màn trình diễn đẹp mắt, ấn tượng. Việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại như âm thanh 3D, ánh sáng laser sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật của múa rối nước. Khán giả ngày nay có xu hướng tiếp cận nghệ thuật thông qua các kênh truyền thông trực tuyến. Múa rối nước cần được quảng bá trên các mạng xã hội, website, và các nền tảng xem phim trực tuyến để tiếp cận được với nhiều khán giả hơn. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật có thể giáo dục cho khán giả về văn hóa, lịch sử và truyền thống của Việt Nam. Cần có những chương trình múa rối nước dành cho trẻ em để giúp các em hiểu biết thêm về văn hóa dân tộc. Sự phát triển của công nghệ truyền thông: Công nghệ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và phát huy nghệ thuật múa rối nước. Các chương trình truyền hình về múa rối nước được phát sóng trên các kênh truyền hình quốc gia và quốc tế, giúp giới thiệu nghệ thuật này đến với 10
- đông đảo khán giả. Các video múa rối nước được chia sẻ trên các trang web và mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của người xem trên toàn thế giới. Các ứng dụng VR và AR cho phép người xem trải nghiệm múa rối nước một cách chân thực và sống động hơn. Nhờ công nghệ truyền thông, nghệ thuật múa rối nước có thể tiếp cận được với thị trường quốc tế, thu hút du khách đến Việt Nam để thưởng thức nghệ thuật này. Các kỹ thuật ghi hình và chỉnh sửa tiên tiến giúp các nghệ sĩ múa rối nước có thể ghi lại những màn biểu diễn đẹp mắt và chia sẻ với khán giả trên toàn thế giới. Công nghệ truyền thông cho phép các nghệ sĩ múa rối nước sáng tạo ra những hình thức biểu diễn mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nếu sử dụng công nghệ truyền thông một cách không phù hợp, nghệ thuật múa rối nước có thể bị lai tạp và đánh mất bản sắc văn hóa. Việc lạm dụng công nghệ truyền thông có thể khiến các nghệ sĩ múa rối nước phụ thuộc vào công nghệ và thiếu đi sự sáng tạo. Do đó, cần có những giải pháp để phát huy hiệu quả công nghệ truyền thông trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước, đồng thời hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn. Cần sử dụng công nghệ truyền thông để quảng bá nghệ thuật múa rối nước một cách hiệu quả, nhưng đồng thời phải giữ gìn bản sắc văn hóa của nghệ thuật này. Kết hợp công nghệ truyền thông với các hình thức biểu diễn truyền thống để tạo ra những màn trình diễn độc đáo và hấp dẫn. Đào tạo nghệ sĩ múa rối nước về cách sử dụng công nghệ truyền thông để họ có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mới mẻ và hấp dẫn. 1.2.2. Cơ sở pháp lý Khoản 1, Điều 9, Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.” [18]. 11
- Nghị quyết số 04-NQ/TW về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Xác định bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.Nghị quyết cũng giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong đó có múa rối nước [2]. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động truyền thông, quảng bá nghệ thuật, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước. Việc truyền thông phát huy nghệ thuật múa rối nước có tiền đề vững chắc về mặt văn hóa, lịch sử và có cơ sở pháp lý đầy đủ. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông để giới thiệu và quảng bá nghệ thuật múa rối nước đến đông đảo công chúng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản của dân tộc. 1.3. Tiêu chí phát huy truyền thông nghệ thuật múa rối nước Để phát huy hiệu quả công tác truyền thông nghệ thuật múa rối nước, cần đảm bảo các tiêu chí sau: Nội dung Các sản phẩm truyền thông cần giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của múa rối nước Việt Nam, qua đó khẳng định vị trí và tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này trong kho tàng văn hóa dân tộc. Nội dung truyền thông cần bao gồm các chủ đề khác nhau, từ lịch sử hình thành và phát triển của múa rối nước, các tích trò tiêu biểu, kỹ thuật điều khiển rối, cho đến những trải nghiệm của du khách khi thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Thông tin truyền tải cần chính xác, sinh động và thu hút người xem, sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao và âm nhạc truyền thống đặc trưng. Nội dung truyền thông cần được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng mục tiêu, ví dụ như khách du lịch quốc tế, học sinh, sinh viên, v.v. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1368 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 937 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online cho sản phẩm Bồn inox công nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Dự án Sơn Hà trên thị trường Việt Nam
62 p | 77 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Công ty TNHH Bluha
81 p | 68 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 175 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 67 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến của Công ty TNHH XNK Thương mại Yên Phát
65 p | 33 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 44 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 137 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 10 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
86 p | 19 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
86 p | 26 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam
72 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
76 p | 10 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
110 p | 8 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
108 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn