Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
lượt xem 4
download
Khoá luận "Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu hoạt động truyền thông gắn với việc phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội đề xuất một số giải pháp góp phần quảng bá nét đẹp, gắn kết cộng đồng và tăng cường nhận thức về vấn đề phát huy giá trị của các DTLS-VH trên địa bàn huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Linh Họ và tên: Vũ Thị Quỳnh Nga Mã sinh viên: 2005VTTA030 Lớp: 2005VTTA Khóa: 2020-2024 Hà Nội – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi nội dung nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo và số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu có sai phạm nào trong việc sử dụng các nguồn thông tin, tôi xin chịu trách nhiệm trước mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024 Sinh viên Vũ Thị Quỳnh Nga
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy/cô trong Khoa Quản lý xã hội thuộc Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi cũng như các bạn sinh viên khóa học 2020-2024 trong Khoa. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Văn Linh đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chương Mỹ; Ban Quản lý các di tích lịch sử - văn hóa; cộng đồng dân cư địa phương; các cơ sở giáo dục và các đồng chí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện để tôi được hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do những hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong quý thầy/cô sẽ đưa ra những nhận xét và góp ý để tôi rút kinh nghiệm và bài luận được hoàn thiện tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 THPT Trung học phổ thông 4 TNCS Thanh niên Cộng sản 5 TP Thành phố 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 8 VH&TT Văn hóa và Thông tin
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Đánh giá của quần chúng nhân dân địa phương về các hoạt động đã diễn ra tại một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................................................. 48 Bảng 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến việc truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chưa đạt hiệu quả .......................................................................................................... 63 Biểu đồ 2.1. Ý kiến của quần chúng nhân dân địa phương về tầm quan trọng của việc truyền thông phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ........... 47 Biểu đồ 2.2. Các hình thức được sử dụng tại di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội .................................................... 47
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến DTLS-VH .................................. 2 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội . 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 5 4.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 6 8. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ........................................................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông ......................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm truyền thông................................................................................ 8 1.1.2. Vai trò của truyền thông ............................................................................... 9
- 1.1.3. Mô hình truyền thông ................................................................................. 10 1.1.4. Phân loại truyền thông ............................................................................... 12 1.2. Cơ sở lý luận về di tích lịch sử - văn hóa ...................................................... 14 1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa ............................................................ 14 1.2.2. Phân loại di tích lịch sử - văn hóa .............................................................. 15 1.2.3. Ý nghĩa của di tích lịch sử - văn hóa.......................................................... 16 1.3. Cơ sở lý luận về truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ....... 18 1.3.1. Khái niệm giá trị di tích lịch sử - văn hóa.................................................. 18 1.3.2. Khái niệm phát huy .................................................................................... 21 1.3.3. Khái niệm phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa................................... 22 1.3.4. Vai trò của truyền thông trong vấn đề phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ........................................................................................................................ 24 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 28 Chương 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 29 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ............................... 29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 30 2.1.3. Đặc điểm các di tích lịch sử - văn hóa ....................................................... 32 2.1.4. Đặc điểm của chủ thể và đối tượng truyền thông ...................................... 42 2.2. Những vấn đề liên quan đến chủ thể và đối tượng truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội . 43 2.2.1. Đối với các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội .................................................................................................................. 43
- 2.2.2. Đối với quần chúng nhân dân địa phương trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................................................. 47 2.2.3. Đối với các cơ sở giáo dục, nhà trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................................................. 51 2.2.4. Đối với các cấp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................. 55 2.3. Đánh giá hoạt động truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ............................................. 57 2.3.1. Những thành tựu đạt được.......................................................................... 57 2.3.2. Những điểm hạn chế .................................................................................. 60 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 66 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 67 3.1. Một số kiến nghị............................................................................................ 67 3.1.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ... 67 3.1.2. Kiến nghị với các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 69 3.1.3. Kiến nghị với quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 70 3.2. Một số giải pháp truyền thông nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ............................................. 72 3.2.1. Sáng tạo nội dung truyền thông có chất lượng .......................................... 72 3.2.2. Đẩy mạnh sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng ........................... 73 3.2.3. Sử dụng công cụ đo lường để theo dõi hiệu quả truyền thông .................. 77
- 3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ........................................................................................ 80 3.3.1. Tăng cường thực hiện công tác giáo dục ................................................... 80 3.3.2. Tăng cường thực hiện các hoạt động kết nối cộng đồng ........................... 81 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc với một kho tàng di sản phong phú, trong đó phải nhắc đến hệ thống các DTLS-VH được trải dài trên khắp mọi miền của đất nước. Hệ thống DTLS-VH giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, vật chất của đông đảo các tầng lớp người ở nước ta. DTLS-VH là một nguồn sử liệu nối liền quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại đến tương lai, các di tích như một “nhân chứng sống” xuyên suốt chiều dài phát triển lịch sử của dân tộc ta. Vấn đề phát huy giá trị các DTLS-VH tuy là lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu của ngành khoa học xã hội và nhân văn nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, của cộng đồng và các cơ quan báo chí, truyền thông. Chính vì vậy, trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt động truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy giá trị các DTLS-VH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì hoạt động truyền thông gắn với phát huy giá trị DTLS-VH vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Đây là một vùng đất có truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử quật cường, là nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân và anh hùng dân tộc. Đến ngày nay, Chương Mỹ vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa, những làng nghề thủ công góp phần làm rạng danh “đất trăm nghề” ở Hà Nội cùng với nhiều DTLS-VH có công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Những sự biến đổi về mặt kinh tế – xã hội trong khoảng 5 năm trở lại đây đã tác động mạnh đến việc truyền thông phát huy giá trị các DTLS-VH trên địa bàn huyện. Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng 1
- với sự ủng hộ của nhân dân mà hoạt động truyền thông, tuyên truyền phát huy giá trị DTLS-VH ở huyện Chương Mỹ đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện vẫn chưa được thực hiện liên tục, đầy đủ và thường xuyên. Các phòng, ban, ngành chức năng liên quan tại các cấp chưa có sự phối hợp thực hiện công việc một cách đồng bộ. Việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH để có thể đóng góp kinh tế cho địa phương chưa thực sự hiệu quả. Từ những thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc thực hiện các hoạt động truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ là một vấn đề cấp thiết. Hơn nữa, là một người con của vùng đất giàu truyền thống này tôi cũng rất muốn có dịp được tìm hiểu thêm về vẻ đẹp quê hương mình qua lăng kính của những DTLS-VH. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn chủ đề “Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa truyền thông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến DTLS-VH: Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền, truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH nên trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu với các góc độ khác nhau như: - Ngô Thị Hồng Vân (2015), “Truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn - Quảng bá di tích và lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh – Hà Nội”, mô tả thực trạng và nghiên cứu tác động của truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn và quảng bá di tích và lễ hội Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội. 2
- - Lưu Thị Huyền Trang (2016), “Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội hiện nay”. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH cùng những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH ở huyện Thanh Oai – TP.Hà Nội. - Hà Hồng Điệp (2022), “Tuyên truyền phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. Luận văn cũng làm rõ cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH. Tác giả đã đánh giá được thực trạng công tác tuyên truyền bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và đưa ra các đề xuất giải pháp. 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội: Trong vài năm gần đây, đã có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện tại huyện Chương Mỹ. Các tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề như lịch sử, kinh tế, xã hội, du lịch,… Với đề tài của mình, tác giả đã thu thập được một số kết quả như sau: - Cuốn Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội/Tập 6: Huyện Chương Mỹ – Huyện Mỹ Đức – Huyện Quốc Oai. Đây là một phần của bộ Tư liệu văn hiến Thăng Long do PGS.TS Vũ Văn Quân (chủ biên) cùng một số tác giả khác biên soạn. Nội dung gồm các thông tin về vị trí địa lý, thông tin về đời sống kinh tế, văn hóa của các đơn vị hành chính cơ sở thuộc các huyện Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức và huyện Quốc Oai. - Trần Thụ (2022) với “Huyện Chương Mỹ: Phát huy giá trị của di tích lịch sử”, Báo điện tử Kinh tế và Đô thị, Hà Nội. Bài viết đã thống kê được tổng 3
- số các di tích trên địa bàn huyện và chỉ ra những nhận định của lãnh đạo UBND huyện về công tác tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH. - Thư mục chuyên đề “Địa chí Chương Mỹ” do Thư viện Hà Nội biên soạn, tập hợp những tư liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa của các khu vực thuộc địa giới huyện Chương Mỹ ngày nay. Thư mục gồm các nội dung về lịch sử phát triển; di tích lịch sử - văn hóa; phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn hóa; làng nghề và các nhân vật tiêu biểu tại vùng đất này. - Nguyễn Thị Phương (2023),“Tiềm năng phát triển du lịch huyện Chương Mỹ”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Bài viết chỉ ra những tài nguyên về tự nhiên và nhân văn của huyện Chương Mỹ có tiềm năng để phát triển các mảng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, v.v.. và đánh giá thực trạng về sự phát triển du lịch tại địa phương chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất để “đánh thức” những tiềm năng, lợi thế phục vụ cho việc phát triển du lịch. Nhìn chung, với các công trình nghiên cứu trên cung cấp nhiều tư liệu quý, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là những ý kiến gợi mở để tôi hoàn thành bài luận của mình. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và hệ thống về hoạt động truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” mang tính mới và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, cần được tìm hiểu và nghiên cứu một cách cụ thể hơn nữa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông gắn với việc phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. 4
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Một số DTLS-VH tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Từ việc khảo sát, tìm hiểu hoạt động truyền thông gắn với việc phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội đề xuất một số giải pháp góp phần quảng bá nét đẹp, gắn kết cộng đồng và tăng cường nhận thức về vấn đề phát huy giá trị của các DTLS-VH trên địa bàn huyện. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu vấn đề lý luận về truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng truyền thông gắn với việc phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học: Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội cần có thêm những đánh giá khách quan hơn nữa và các giải pháp được đưa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu, thống kê: Thu thập những dữ liệu từ các báo cáo của huyện Chương Mỹ qua các năm, sau đó thống kê số liệu có liên quan đến các DTLS-VH cũng như hoạt động truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. 5
- - Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận: Dựa vào những nghiên cứu thực tiễn về hoạt động truyền thông phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội kết hợp việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến đề tài để xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng các hoạt động và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông gắn với việc phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. - Phương pháp khảo sát, điều tra bảng hỏi: Tiến hành khảo sát một số di tích trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội kết hợp lập bảng hỏi: lấy ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương có DTLS-VH. Tác giả sử dụng hình thức khảo sát bằng phiếu online thông qua các trang mạng xã hội Facebook và Zalo. Kết quả thu về 200 phiếu đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính khách quan trong kết quả nghiên cứu (Phụ lục 2.1). - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để thu thập thêm thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về phát huy giá trị các DTLS-VH, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Phụ lục 2.2) và một số Đồng chí thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Phụ lục 2.3). 7. Đóng góp của đề tài: - Góp phần mang lại một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của các DTLS-VH trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội. - Khẳng định tầm quan trọng của công tác truyền thông trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trong giai đoạn công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. - Những kết quả của việc tìm hiểu, nghiên cứu và các đề xuất có thể được áp dụng phần nào trong việc quảng bá hình ảnh của các di tích cũng như phát triển kinh tế văn hóa của địa phương. 6
- 8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận có 3 chương, được kết cấu cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Chương 2: Thực trạng truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 7
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Cơ sở lý luận về truyền thông: 1.1.1. Khái niệm truyền thông: Nhiều người cho rằng truyền thông chỉ đơn giản là nói, đưa ra những nội dung khác nhau nhằm thu hút và thuyết phục người khác điều chỉnh tư tưởng theo mình. Đây là một ý kiến không hề sai nhưng nó chưa mang tính cụ thể trong bối cảnh đời sống như hiện nay. Tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Chẳng hạn như: - Theo Cartier và Hanoov (1950), truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý của người khác nhằm mục đích trả lời sự mong mỏi. - Với John R. Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi với nhau qua tư duy hoặc ý tưởng bằng lời. - Martin P. Andelsm (1959) cho rằng: Truyền thông là một quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác ta hiểu được chúng ta. Đó là một quá trình liên tục, luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống. - Berelson và Steiner (1964) lại có nhận định: Truyền thông là sự chuyển tải thông tin, ý tưởng, tình cảm, kỹ năng,... bản thân hành động của quá trình truyền tải được gọi là truyền thông. Như vậy có thể thấy được truyền thông là một khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau. Có thể tổng kết lại: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. 8
- 1.1.2. Vai trò của truyền thông: Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân. Phương tiện truyền thông giúp tất cả mọi người có thể giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng sau: - Thứ nhất, đối với nền chính trị. Truyền thông giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Truyền thông đại chúng là một nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được giới cầm quyền sử dụng để hợp pháp hoá các chính sách, ổn định hoá hệ thống chính trị và kinh tế. - Thứ hai, đối với công chúng. Truyền thông là nguồn cung cấp thông tin cho công chúng về các sự kiện, vấn đề trong nước và quốc tế, giúp họ cập nhật tin tức, kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh. Truyền thông đóng góp vào việc giáo dục công chúng thông qua các chương trình truyền hình, phim ảnh, bài báo,... về khoa học, lịch sử, văn hóa, đạo đức,... Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và rèn luyện kỹ năng sống cho công chúng. Truyền thông còn là cầu nối kết nối mọi người với nhau, xóa bỏ khoảng cách địa lý và tạo điều kiện cho sự giao lưu, chia sẻ thông tin và bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội. Ngoài ra, truyền thông còn có thể khuyến khích những hành vi tốt đẹp, đề cao đạo đức trong xã hội và bài trừ cái xấu; góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. - Thứ ba, đối với nền kinh tế. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Truyền thông hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 9
- Truyền thông tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp nền kinh tế phát triển. Đây cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng có thể phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất. - Thứ tư, đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội. Ở khía cạnh văn hóa, truyền thông vừa là công cụ gìn giữ các di sản văn hóa của dân tộc, vừa là công cụ giúp thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa. Truyền thông cũng góp phần đưa các hoạt động của văn hóa trở nên phổ biến, truyền bá tới mọi đối tượng, tới mọi lĩnh vực trong xã hội, đồng thời góp phần xây dựng các chuẩn mực văn hóa, hoàn thiện nhân cách văn hóa toàn cầu. Ở khía cạnh xã hội, truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Truyền thông thu hút lực lượng xã hội nhằm tham gia giải quyết các sự kiện, vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng. Ngoài ra, truyền thông còn có vai trò trong việc tạo lập môi trường văn hóa – xã hội, kích thích năng lực sáng tạo giá trị mới, kết nối nguồn lực xã hội để có thể giải quyết các vấn đề xã hội vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững quốc gia. 1.1.3. Mô hình truyền thông: Mô hình truyền thông là một công cụ giúp mô tả quá trình truyền tải thông tin từ người gửi đến người nhận. Có nhiều mô hình truyền thông khác nhau, nhưng tất cả đều có một số yếu tố cơ bản như sau: Nguồn: Là nguồn gốc của thông tin và khởi đầu của quá trình truyền thông; có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhóm người. Họ có trách nhiệm tạo ra thông điệp và truyền tải thông điệp đó đến người nhận. Thông điệp: Là nội dung hoặc ý chính mà người gửi muốn truyền đạt tới người nhận. Thông điệp có thể được truyền tải bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh,... 10
- Kênh truyền thông: Phương tiện hoặc cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn đến người nhận, có thể là cá nhân, nhóm hoặc đa phương tiện. Các kênh truyền thông phổ biến được áp dụng gồm truyền thông trực tiếp như cuộc hội thoại, truyền thông số như qua mạng xã hội, báo chí, truyền hình,... Người nhận: Cá nhân hoặc nhóm đối tượng tiếp nhận thông điệp, hiệu quả truyền thông được đánh giá qua các thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi. Phản hồi: Phản ứng của người nhận đối với thông điệp. Phản hồi có thể được thể hiện bằng lời nói, hành động hoặc thông qua các kênh phi ngôn ngữ. Phản hồi giúp người gửi đánh giá hiệu quả quá trình truyền thông và điều chỉnh thông điệp phù hợp cho lần tiếp theo. Nhiễu: Các yếu tố gây nhiễu và ảnh hưởng đến quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, tâm lý hoặc kỹ thuật,...) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin truyền đi bị sai lệch. Một số mô hình truyền thông phổ biến có thể kể đến: - Mô hình truyền thông của Harold D. Lasswell – một nhà khoa học chính trị và nhà lý luận truyền thông người Mỹ cho ra mắt vào năm 1948, là một mô hình truyền thông một chiều. Các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình này để nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của giao tiếp, ví dụ như cách thức thông tin được truyền tải từ người gửi đến người nhận, hiệu quả truyền thông, tác động của truyền thông đến xã hội, v.v.. Mô hình truyền thông của Lasswell bao gồm các yếu tố: S – Source (Nguồn phát, chủ thể truyền thông), M – Message (Thông điệp, nội dung truyền thông), C – Chanel (Kênh truyền thông), R – Receiver (Người nhận thông điệp) và E – Effect (Hiệu quả truyền thông). - Mô hình Shannon của Claude Shannon – nhà toán học, kĩ sư điện tử, và mật mã học người Mỹ, “cha đẻ của lý thuyết thông tin” phát triển vào năm 1949 để mô tả quá trình truyền thông thông tin. Mô hình này đã khắc phục nhược 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1375 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 940 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online cho sản phẩm Bồn inox công nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Dự án Sơn Hà trên thị trường Việt Nam
62 p | 81 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Công ty TNHH Bluha
81 p | 71 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 182 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 50 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến của Công ty TNHH XNK Thương mại Yên Phát
65 p | 34 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 48 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 143 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
86 p | 22 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
86 p | 31 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam
72 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
76 p | 14 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
83 p | 26 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
108 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn