Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám" nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông để phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích. Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị văn hóa và tầm quan trọng của việc bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM Khóa luận tốt nghiệp ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thơm Họ và tên: Trần Thị Anh Thư Mã sinh viên: 2005VTTA042 Lớp: 2005VTTA Khóa: 2020-2024 Hà Nội – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong bài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nếu có sự sai phạm nào trong việc sử dụng trong khóa luận này, tôi xin chịu trách nhiệm trước mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Sinh viên Trần Thị Anh Thư
- LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy/cô trong Khoa Quản lý xã hội – Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo cơ hội cho tôi được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Ths. Lê Thị Thơm. Trong suốt thời gian làm khóa luận, cô đã hỗ trợ và định hướng giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực hiện, bài luận khó có thể tránh khỏi những sai sót nên tôi rất mong sẽ nhận được những lời góp ý từ quý thầy/cô để bài luận của mình được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê số lượng bài đăng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................................................. 39 Bảng 2.2. Số lượng chương trình truyền thông trên kênh truyền hình về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. ......................................................................................... 41 Bảng 2.3. Số lượng bài đăng trên nền tảng mạng xã hội về Văn Miếu - Quốc Tử Giám ..................................................................................................................... 42 Bảng 2.4. Kết quả tiếp cận sự kiện của Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 2021 – 2023 .......................................................................................................... 45
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 5 8. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ....................................................................................................... 7 1.1 Cơ sở lý luận về truyền thông ....................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm truyền thông .......................................................................... 7 1.1.2 Vai trò của truyền thông ....................................................................... 10 1.1.3 Mô hình truyền thông ........................................................................... 11 1.1.4 Hoạt động truyền thông ........................................................................ 13 1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông .............................................. 17 1.2 Cơ sở lý luận về di tích lịch sử văn hóa...................................................... 18 1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa........................................................ 18
- 1.2.2 Khái niệm hoạt động văn hóa............................................................... 19 1.2.3 Vai trò của di tích lịch sử văn hoá........................................................ 19 1.2.4 Giá trị của di tích lịch sử văn hóa ........................................................ 21 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 22 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM ..................................................... 23 2.1 Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................................. 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ............................................................................................... 23 2.1.2. Cơ cấu và kiến trúc............................................................................. 27 2.1.3. Các hoạt động truyền thông ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................ 33 2.2 Thực trạng công tác truyền thông quảng bá di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ năm 2021 đến năm 2023..................................................................... 38 2.2.1. Truyền thông trên báo chí ................................................................... 38 2.2.2. Truyền thông trên truyền hình............................................................. 41 2.2.3. Truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội ...................................... 42 2.2.4. Truyền thông tổ chức sự kiện .............................................................. 44 2.2.5. Truyền thông cộng đồng ..................................................................... 54 2.2.6. Quản trị khủng hoảng truyền thông .................................................... 56 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 58 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM ...................................................................... 59 3.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 59 3.2. Giải pháp .................................................................................................... 59 3.2.1. Đa dạng hóa hình thức truyền thông ................................................... 59
- 3.2.2. Nâng cao chất lượng nội dung truyền thông ....................................... 62 3.2.3. Tăng cường tương tác với người dùng ................................................ 63 3.2.4. Tổ chức các sự kiện văn hóa giáo dục khoa học ................................. 64 3.2.5. Mở rộng hoạt động truyền thông cộng đồng ....................................... 66 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 69 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71 PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ đồng thời cũng tạo nên cảnh quan môi trường, không gian cho thế hệ hiện tại và tương lai. Chính vì vậy việc bảo tồn các di sản văn hóa không chỉ nhằm phát huy các giá trị của chúng mà còn phát huy giá trị tốt đẹp của cộng đồng, các dân tộc đồng thời còn góp phần sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, vừa làm giàu kho tàng di sản văn hóa vừa góp phần vào mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. Có lẽ chính vì vậy mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều luôn có những sự coi trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Từ lâu, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được coi là biểu tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam - nơi thờ kính các bậc Tiên Thánh, Tiên Nho và đào tạo nhân tài cho đất nước. Với bề dày gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước và là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, hun đúc nền truyền thống văn hóa giáo dục quý báu trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều coi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu – Quốc Tử Giám không những là di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hoá và truyền thống quí báu mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hoá – giáo dục vô cùng bổ ích của Thủ đô Hà Nội. Thế hệ trẻ muốn tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn mà di sản văn hoá này ban tặng thì cần phải biết tập trung phát triển các hoạt động truyền thông đi liền với văn hoá - giáo dục nơi đây vậy nên em đã chọn đề tài “Truyền thông 1
- phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Lịch sử nghiên cứu: Trước năm 1990: Các nghiên cứu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ yếu tập trung vào giá trị lịch sử, kiến trúc và triết học Nho giáo. Từ năm 1990 đến nay: Các nghiên cứu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu quan tâm đến vai trò của di tích trong đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt là vai trò của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích. - Luận văn thạc sĩ: 2015: “Phân tích hiệu quả các hình thức truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hóa Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” (Tác giả: Nguyễn Thị Mai) 2020: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong việc bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” (Tác giả: Lê Văn An) - Bài báo khoa học: 2018: “Vai trò của truyền thông trong việc giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hóa Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” (Tác giả: Phạm Thị Hoa) 2022: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” (Tác giả: Trần Văn Bình) Các nghiên cứu về đề tài “Truyền thông phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cung cấp thông tin và kiến thức cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Nhìn chung, với các công trình nghiên cứu trên cung cấp nhiều tư liệu quý, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là những ý kiến gợi mở để sinh viên hoàn thành nghiên cứu bài luận của mình. Tuy nhiên 2
- vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về vấn đề truyền thông phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Truyền thông phát huy giá trị văn hoá và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám” của tác giả mang tính mới và cần được tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Phạm vi không gian: thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: từ năm 2021 đến năm 2023. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng và hiệu quả của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông để phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích. Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị văn hóa và tầm quan trọng của việc bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị văn hóa và lịch sử của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đánh giá vai trò của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích: + Phân tích các hình thức truyền thông được sử dụng để quảng bá Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. + Đánh giá hiệu quả của các hình thức truyền thông khác nhau trong việc thu hút du khách, giáo dục cộng đồng và bảo tồn di tích. 3
- + Xác định những hạn chế và thách thức trong việc sử dụng truyền thông để phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông để phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn di tích: + Đề xuất các hình thức truyền thông phù hợp để tiếp cận các đối tượng khác nhau. - Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị văn hóa và tầm quan trọng của việc bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám: + Phổ biến kiến thức về giá trị văn hóa và lịch sử của di tích. + Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa. + Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn di tích. 5. Giả thuyết khoa học: Việc sử dụng truyền thông hiệu quả có thể góp phần phát huy giá trị văn hóa và bảo tồn Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. - Về hiệu quả của các hình thức truyền thông: + Các hình thức truyền thông đa phương tiện, báo chí, truyền hình (video, hình ảnh, âm thanh) có hiệu quả cao trong việc thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp đến công chúng. + Các kênh truyền thông trực tuyến (mạng xã hội, website) có hiệu quả cao trong việc tiếp cận đối tượng trẻ và du khách quốc tế. + Các hoạt động truyền thông trực tiếp (hội thảo, triển lãm) có hiệu quả cao trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di tích. - Về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông: + Cần đa dạng hóa hình thức truyền thông để tiếp cận nhiều đối tượng hơn. 4
- + Cần nâng cao chất lượng nội dung truyền thông để đảm bảo tính chính xác, khoa học và hấp dẫn. + Cần tăng cường tương tác với công chúng để thu hút sự tham gia và chia sẻ thông tin về giá trị văn hoá và bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử. + Cần hợp tác với các bên liên quan để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. - Về ứng dụng công nghệ truyền thông: + Việc ứng dụng công nghệ truyền thông vào công tác bảo tồn di tích có thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và quảng bá di tích. + Việc sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến có thể giúp tiếp cận du khách tiềm năng và thu hút họ đến tham quan di tích. + Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) có thể giúp du khách trải nghiệm di tích một cách sinh động và hấp dẫn hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình về chuyên ngành Văn hoá Truyền Thông, tham khảo những tài liệu như sách, báo, tạp chí, những bài viết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Phương pháp điền dã thực địa. Nghiên cứu định lượng: Thống kê dữ liệu về lượng khách tham quan, hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Phương pháp thống kê phân tích: Tập hợp những hoạt động truyền thông văn hoá – giáo dục diễn ra trong những năm gần đây (2021-2023) để đưa ra những nhận định về công tác truyền thông ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 7. Đóng góp của đề tài: - Giữ nét văn hoá – giáo dục và truyền thông để quảng bá Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 5
- - Phân tích công tác hoạt động truyền thông ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để Trung tâm phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá – giáo dục. - Bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của dân tộc. 8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận có 3 chương, được kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và di tích lịch sử văn hoá Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông quảng bá Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác truyền thông nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám 6
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1.1 Cơ sở lý luận về truyền thông: 1.1.1 Khái niệm truyền thông: Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng. Trong tiếng Anh từ Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông… Truyền thông là hoạt động gắn liền với sự phát triển của con người và xã hội loài người. Nhờ truyền thông, giao tiếp mà con người tự nhiên phát triển thành con người xã hội. Ngay cả trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, con người sống trong các bộ lạc đã biết sử dụng truyền thông để thông báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắn thú rừng. Về sau, con người còn biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ việc thông tin, quy định việc đốt lửa, hun khói trên đỉnh núi, điểm cao để thông báo cho nhau về giặc ngoại xâm lấn chiếm bờ cõi. Người đi rừng đã từng biết bẻ lá, băm vào vỏ cây để đánh dấu đường đi, tránh lạc lối và thông báo cho nhau về nơi nguy hiểm. Nhờ truyền thông, dù bằng những tín hiệu đơn giản như trên, con người đã thông báo cho nhau về mục đích, phương pháp hành động, tạo nên sự thống nhất và tính hiệu quả cho hoạt động của mình. Trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội, con người ngày càng tích lũy thêm được những kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết, làm cho nhu cầu truyền thông, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết xuất hiện và phát triển. Sự ra đời của tiếng nói và chữ viết là những nấc thang quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của truyền thông. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ các phương thức truyền thông của loài người cũng phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại. Ngày nay, con người đã biết sử dụng những kỹ thuật công nghệ 7
- tiên tiến để truyền thông như: truyền hình cáp, vệ tinh địa tĩnh, internet… Các phương tiện truyền thông trở thành một nhu cầu của đời sống, một công cụ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, một phương tiện hữu hiệu để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của con người, một nhịp cầu nối liền các dân tộc trên hành tinh chúng ta. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về truyền thông. Gần đây, còn có một số quan niệm khác về truyền thông như: - Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa các cá nhân với nhau. - Truyền thông quá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông điệp với tư cách là những tác nhân kích thích (thường là những ký hiệu ngôn ngữ) để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác (người nhận tin). - Truyền thông xảy ra khi thông tin được truyền từ nơi này đến nơi khác. - Truyền thông không đơn thuần là sự truyền tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác định và có ý định trước mà nó bao gồm tất cả các quá trình trong đó con người gây ảnh hưởng, tác động đến người khác. - Truyền thông xảy ra khi người A truyền thông điệp B qua kênh C đến người D với hiệu quả E. Mỗi chữ cái ở vài phạm vi là chưa được biết và quá trình truyền thông có thể được giải thích với bất cứ chữ cái nào trong số này hay bất cứ một sự kết hợp nào. - Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau, v.v. [3, tr.15] Tổng hợp từ một số quan niệm về truyền thông nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cá nhân hay các cá nhân hay các nhóm người nhằm 8
- đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi của con người. Trong khái niệm trên về truyền thông, có hai khía cạnh cần lưu ý: Một là, truyền thông là hoạt động mang tính quá trình. Nghĩa là truyền thông không phải là một hoạt động nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục. Nó không kết thúc sau khi truyền tải một nội dung thông tin nào đó, mà nó còn tiếp diễn sau đó. Đây là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa hai thực thể tham gia vào quá trình truyền thông. Hai là, truyền thông phải đạt tới mục đích hiểu biết lẫn nhau, nhờ đó nó đem lại sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, nhóm xã hội. Truyền thông có nhiều dạng thức hay loại hình. Tuỳ theo tiêu chí đặt ra mà người ta có các cách phân loại khác nhau: - Căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp: + Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc mặt đối mặt giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1-1 (một người gặp gỡ trực tiếp một người khác để truyền thông); truyền thông 1-1 nhóm (một diễn giả thuyết trình với một nhóm công chúng, giảng viên giảng bài cho học sinh, sinh viên); truyền thông trong nhóm (thảo luận trong một nhóm nhỏ, hội thảo) hoặc giữa hai nhóm nhỏ với nhau. + Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với đối tượng mà được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của yếu tố trung gian, như con người hoặc các phương tiện truyền thông khác. Chẳng hạn, truyền thông nhờ sự hỗ trợ của internet như chat, chat voice, webcam, e-mail, forum… hoặc truyền thông qua các phương 9
- tiện truyền thông đại chúng như báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website, phim ảnh, panô, biểu ngữ, áp phích, tranh cổ động, v.v… [3, tr.16] 1.1.2 Vai trò của truyền thông: PGS.TS Đinh Thị Thuý Hằng nhận định, trong tổ chức, truyền thông (bao gồm các hoạt động quan hệ công chúng cả bên trong và bên ngoài) có vai trò rất quan trọng, giúp quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng. Truyền thông giúp khắc phục hiểu nhầm, định kiến trong công chúng đối với tổ chức, cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi. Truyền thông giúp thu hút và giữ chân người tài, cũng như tạo cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động như thể thao, từ thiện, gây quỹ… Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì và quảng bá thương hiệu cho tổ chức, cơ quan mà nó phục vụ. Bàn về vai trò của hoạt động truyền thông tổ chức nói chung (bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước), các học giả cho rằng truyền thông giúp chúng ta: Hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến các vị trí và trách nhiệm bán hàng, chăm sóc phục vụ và sản xuất cụ thể. Thích nghi với sự thay đổi qua sự sách tạo và thích ứng với cá nhân và tổ chức. Hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc duy trì chính sách, thủ tục hoặc quy định hỗ trợ các hoạt động liên tục hàng ngày. Phát triển các mối quan hệ nơi “thông điệp của con người được hướng vào những người trong tổ chức của họ, thái độ, tinh thần, sự hài lòng và thoả mãn” [Goldhaber, 1990]. 10
- Phối hợp, lên kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của tổ chức thông qua quản lý (Katz & Kahn, 1966; Redding, 1972; Thayer, 1968). Truyền thông tổ chức là cách thức tổ chức thể hiện, trình bày và tạo nên bầu không khí (climate) và văn hoá tổ chức - các thái độ, giá trị và mục tiêu đặc trưng cho tổ chức và các thành viên của nó. Từ góc độ thực tiễn có thể thấy, xét vai trò của truyền thông đối với tổ chức, có thể nói, truyền thông có mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành và phát triển tổ chức. Truyền thông thúc đẩy dòng chảy thông tin trong nội bộ tổ chức cũng quản lý thông tin từ tổ chức ra bên ngoài. Truyền thông giúp kiến tạo nên văn hoá tổ chức, góp phần tạo nên một mạch máu thông tin lưu thông thông suốt và tích cực giúp khích lệ sự tham gia và tương tác của các thành viên trong tổ chức và giữa tổ chức với nhóm công chúng bên ngoài. Đối với doanh nghiệp, truyền thông không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, mà còn góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu giúp giảm thiểu rủi ro về danh tiếng cho doanh nghiệp. Đối với cơ quan nhà nước, truyền thông giúp đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hoá xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức và hành xử đúng pháp luận. Truyền thông giúp tạo ra một chính phủ minh bạch, một chính quyền dân chủ ở đó mọi chính sách pháp luật trước khi ban hành phải trải qua quá trình thăm dò ý kiến dư luận và cho phép sự phản biện công khai của người dân khi được ban hành để đạt được sự đồng thuận cao nhất trong xã hội. [2, tr.38] 1.1.3 Mô hình truyền thông: Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông. 11
- Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính sau đây: - Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay tổ chức, mang nội dung thông tin (thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích lan truyền) với người khác hay nhóm người khác. - Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật… được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp. Thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có nghĩa, được dùng để trao đổi giữa chủ thể và công chúng/nhóm đối tượng truyền thông. - Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện… - Người nhận: Người nhận hay công chúng/nhóm đối tượng truyền thông là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng/nhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại. Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận 12
- có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông. - Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ công chúng/nhóm đối tượng tác động trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng/nhóm đối tượng truyền thông. Dòng phản hồi càng lớn về quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao. - Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch. Quá trình truyền thông còn tính đến các yếu tố khác. Đó là hiệu lực và hiệu quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra hiệu ứng ở công chúng/nhóm đối tượng truyền thông, thu hút sự chú ý, sự tham gia từ công chúng/nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng/nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau; có thể có quan hệ thuận và quan hệ nghịch. [3, tr.25] 1.1.4 Hoạt động truyền thông: Khi tiến hành các hoạt động truyền thông, các tổ chức cần các công cụ truyền thông. Công cụ truyền thông giúp cho người làm truyền thông chuyên nghiệp có thể tiến hành các hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng của mình. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có nhiều các tài liệu đề cập đến khái niệm công cụ PR một cách rõ ràng, cũng như đưa ra danh sách các 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1380 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 940 | 133
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online cho sản phẩm Bồn inox công nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Dự án Sơn Hà trên thị trường Việt Nam
62 p | 86 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Công ty TNHH Bluha
81 p | 71 | 20
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của truyện tranh Nhật Bản tới trẻ em (qua khảo sát một số trường học ở Hà Nội)
14 p | 186 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 92 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 54 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến của Công ty TNHH XNK Thương mại Yên Phát
65 p | 35 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 49 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 144 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu đền thờ và lễ hội đền Nam Hải Đại Thần Vương tại Đồ Sơn, Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
64 p | 12 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
86 p | 22 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội
110 p | 11 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam
72 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
76 p | 14 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy nghệ thuật Múa rối nước tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
83 p | 27 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
108 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn