intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về hoạt động truyền thông doanh nghiệp của Công ty TNHH Đầu tư XingFu ở các khía cạnh: truyền thông thương hiệu, truyền thông sản phẩm và truyền thông nội bộ, từ đó có những giải pháp để hoạt động truyền thông doanh nghiệp của XingFu được hoàn thiện hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XINGFU VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thơm Họ và tên: Trần Bảo Lộc Mã sinh viên: 2005VTTA023 Lớp: 2005VTTA Khóa: 2020-2024 Lớp: Văn hóa truyền thông 20A Hà Nội – 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin được cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu của cá nhân. Mọi số liệu, thông tin sử dụng đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả thu được do quá trình tìm hiểu và trải nghiệm thực tế tại công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam ở thành phố Hà Nội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực được tìm hiểu và thực hiện tại doanh nghiệp XingFu Việt Nam. Ngoài ra những khái niệm của các tác giả được sử dụng trong bài nghiên cứu khoa học đều đã có trích dẫn cụ thể rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2024 Sinh viên Trần Bảo Lộc
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian làm khóa luận em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn là Ths. Lê Thị Thơm. Cô đã đồng hành, hỗ trợ và định hướng giúp tôi hoàn thiện bài khóa luận này. Tôi xin gửi làm cảm ơn tới các thầy/cô trong khoa Quản Lý Xã hội đã cho tôi một cơ hội học tập và phát triển bản thân. Trong quá trình thực hiện khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót nên tôi rất mong sẽ nhận được những lời góp ý từ quý thầy/cô để khóa luận của mình được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5 8. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm truyền thông ............................................................................ 6 1.1.2. Khái niệm truyền thông doanh nghiệp ..................................................... 7 1.1.3. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn .................................................. 7 1.2. Hoạt động của hoạt động truyền thông doanh nghiệp .................................... 8 1.2.1. Truyền thông nội bộ ................................................................................. 8 1.2.2. Truyền thông bên ngoài ......................................................................... 11 1.2.3. Quản trị khủng hoảng ............................................................................. 14 1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động truyền thông doanh nghiệp ........................ 16 1.3.1. Mô hình truyền thông ............................................................................. 16 1.3.2. Mục tiêu của hoạt động truyền thông doanh nghiệp .............................. 18
  5. 1.3.3. Xác định và triển khai các hoạt động phối thức truyền thông doanh nghiệp ............................................................................................................... 20 1.4. Yếu tố môi trường tạo nên hoạt động truyền thông doanh nghiệp ............... 23 1.4.1. Yếu tố vĩ mô ........................................................................................... 23 1.4.2. Yếu tố vi mô ........................................................................................... 24 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 26 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XINGFU VIỆT NAM ................ 27 2.1. Khái quát về công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam ............................. 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 27 2.1.2. Một số ngành nghề kinh doanh .............................................................. 30 2.1.3. Tính cách thương hiệu............................................................................ 33 2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động tới hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH XingFu Việt Nam .......................................... 34 2.2.1. Yếu tố vĩ mô ........................................................................................... 34 2.2.2. Yếu tố vi mô ........................................................................................... 36 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông doanh nghiệp của XingFu Việt Nam .............................................................................................................. 38 2.3.1. Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông doanh nghiệp .................. 38 2.3.1.1. Điểm mạnh .................................................................................... 38 2.3.1.2. Điểm yếu ....................................................................................... 39 2.3.1.3. Cơ hội............................................................................................ 39 2.3.1.4. Thách thứ ...................................................................................... 39 2.3.2. Các kênh phân bổ hoạt động truyền thông doanh nghiệp XingFu Việt Nam .................................................................................................................. 40 2.3.2.1. Truyền thông báo chí .................................................................... 40 2.3.2.2. Truyền thông thông qua mạng xã hội .......................................... 40 2.3.2.3. Truyền thông thông qua Website.................................................. 44 2.3.2.4. Truyền thông qua ấn phẩm truyền thông in ấn ............................. 45 2.3.3. Truyền thông về sản phẩm ..................................................................... 45 2.3.4. Truyền thông thương hiệu ...................................................................... 47
  6. 2.3.5. Truyền thông nội bộ ............................................................................... 47 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 49 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XINGFU VIỆT NAM.. 50 3.1. Đánh giá tổng quan hoạt động truyền thông doanh nghiệp .......................... 50 3.1.1. Đánh giá tổng quan về hoạt động truyền thông sản phẩm XingFu........ 50 3.1.1.1. Nhượng quyền thương hiệu .......................................................... 50 3.1.1.2. Truyền thông sản phẩm tới người dùng cuối ................................ 51 3.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động truyền thông thương hiệu XingFu ... 52 3.1.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động truyền thông nội bộ XingFu ............. 53 3.2. Giải pháp cho hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam ................................................................................... 54 3.2.1. Giải pháp cho hoạt động truyền thông sản phẩm ................................... 54 3.2.1.1. Nhượng quyền thương hiệu: ......................................................... 54 3.2.1.2. Sản phẩm tới người dùng cuối: ..................................................... 55 3.2.2. Đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông thương hiệu: ................. 56 3.2.3. Đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông nội bộ: .......................... 57 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 60 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 62 PHỤ LỤC
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ từ nên công nghiệp 4.0 và internet góp phần làm thay đổi về đời sống xã hội. Thông tin cũng nhờ đó được trau dồi và học hỏi khi thế giới hiện nay còn là một thế giới phẳng. Khi thông tin không chỉ còn là mắt thấy tai nghe mà còn là thông qua những hình ảnh, âm thanh qua các trang mạng xã hội hay ứng dụng điện tử. Số lượng người dùng Internet chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam thì số lượng người dùng Internet theo số liệu của We Are Social là 78,44 triệu người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2024, với tỷ lệ thâm nhập Internet đạt 79,1% tổng dân số. Sự gia tăng này là kết quả của việc tăng thêm 502 nghìn người (+0,6%) từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024. Sự phát triển của thời đại công nghệ cùng với đó là các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm hơn tới việc phát triển truyền thông doanh nghiệp. Việc phát triển truyền thông doanh nghiệp mang lại nhiều giá trị doanh nghiệp như việc tiếp cận khách hàng ở cự ly gần hơn, tăng độ nhận diện một cách rõ ràng và tạo nên điểm nhận diện thương hiệu khác biệt hơn so với các thương hiệu khác. Thông qua đó, doanh nghiệp có được khách hàng và kiếm lại doanh thu. Đặc biệt với ngành FnB nói chung thì việc truyền thông doanh nghiệp chính là cách tạo nên điểm khác biệt trên thị trường khi có quá nhiều thương hiệu ra đời trong những năm gần đây. Thị trường FnB từ năm 2023 hậu Covid có những khởi sắc điều này làm việc xuất hiện thêm nhiều thương hiệu FnB trong thị trường Việt Nam đầy màu mỡ này. Công ty trách nhiệm hữu hạn XingFu Việt 1
  8. Nam (sau đây gọi là:Công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam) cũng là một thương hiệu FnB1 sinh sau đẻ muộn vào đầu năm 2023. XingFu là một thương hiệu mới nên việc xây dựng và phát triển hoạt động truyền thông doanh nghiệp là vấn đề đang rất cần nhiều sự quan tâm. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề: “Truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành học Văn hóa truyền thông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Truyền thông doanh nghiệp là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp xây dựng, quản lý và tăng cường hình ảnh thương hiệu của mình. Trong thời đại ngày nay, truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức mới như sự cạnh tranh gay gắt, sự chuyển đổi của kỹ thuật số và sự thay đổi trong cách tiếp cận và tương tác với khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Lê Hồng Nhung (2013), “Truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp”, phân tích hoạt động sử dụng truyền thông nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại 3 doanh nghiệp là Le Bros, VC Corp và Netlink trong khoảng thời gian từ 6/2011 đến tháng 6/2013). Từ những phân tích đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông nội bộ trong vấn đề phát triển hình ảnh doanh nghiệp. - Trần Quang Minh (2017), “Xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam”, phân tích khủng hoảng truyền thông và nguyên nhân dẫn đến của ngành hàng tiêu dùng, lấy một số ví dụ cụ thể như Tân Hiệp Phát và đưa ra giải pháp. 1 Food and Beverage Department - ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. 2
  9. - Đỗ Thị Hiền (2022), “Phát triển hoạt động truyền thông marketing online cho các sản phẩm trang sức bạc của Công ty TNHH Blue Peach”, nghiên cứu phân tích các hoạt động truyền thông online của Công ty TNHH Blue Peach, từ đó đưa ra giải pháp cho hoạt động truyền thông online của thương hiệu. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đều gắn liền với hoạt động truyền thông doanh nghiệp ở các góc độ truyền thông nội bộ, truyền thông sản phẩm và xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu, phân tích ở cả 3 góc độ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng FnB. Đặc biệt là đối với một công ty trong ngành hàng FnB mới đi vào hoạt động như công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam. Chính vì thế, việc tìm hiểu các hoạt động truyền thông doanh nghiệp tại công ty này là một điều cần thiết và cần được đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể hơn nữa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung đề tài nghiên cứu: hoạt động truyền thông doanh nghiệp của thương hiệu XingFu Việt Nam. - Phạm vi không gian: thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: từ tháng 3/2023 đến tháng 3/2024 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động truyền thông doanh nghiệp của Công ty TNHH Đầu tư XingFu ở các khía cạnh: truyền thông thương hiệu, truyền thông sản 3
  10. phẩm và truyền thông nội bộ, từ đó có những giải pháp để hoạt động truyền thông doanh nghiệp của XingFu được hoàn thiện hơn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về hoạt động truyền thông doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao hoạt động truyền thông doanh nghiệp tại công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam. 5. Giả thuyết khoa học: Hoạt động truyền thông doanh nghiệp của XingFu được phân tích và đánh giá một cách tổng quan và đưa ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hoạt động truyền thông doanh nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập dữ liệu: - Thu thập nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty TNHH Đầu tư XingFu: + Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty + Cơ cấu tổ chức công ty + Các loại báo cáo về đặc điểm nội bộ của Công ty, bao gồm: Báo cáo tài chính, báo cáo về nghiên cứu và phát triển, báo cáo về nguồn nhân lực, báo cáo về các hoạt động nghiên cứu, triển khai marketing,... đã được thực hiện. Thu thập nguồn thông tin từ Bộ phận Marketing của công ty, website chính thức của XingFu Việt Nam cũng là một kênh tìm dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Thu thập nguồn dữ liệu bên ngoài: + Các sách, giáo trình liên quan: Giáo trình Lý thuyết truyền thông, Giáo trình Truyền thông marketing tích hợp. 4
  11. + Báo cáo tình hình kinh tế, hoạt động marketing tại Việt Nam. + Báo cáo liên quan đến nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Các thông tin này có thể thu thập được từ thư viện điện tử, website của đối thủ cạnh tranh, các công ty chuyên nghiên cứu báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực Việt Nam, We are social,... * Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Áp dụng để phân tích dữ liệu liên quan đến hoạt động truyền thông doanh nghiệp của XingFu. Tổng hợp các nguồn tài liệu, thông tin liên quan đến đề tài. 7. Đóng góp của đề tài: Làm rõ được các yếu tố hình thành hoạt động truyền thông doanh nghiệp. Các giải pháp đưa ra có thể góp phần nâng cao hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu tư XingFu Việt Nam. 8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận có 3 chương, được kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông doanh nghiệp của công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông doanh nghiệp tại công ty TNHH Đầu Tư XingFu Việt Nam. 5
  12. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm liên quan: 1.1.1. Khái niệm truyền thông: Sự xuất hiện của hoạt động truyền thông có tác động không nhỏ tới sự ảnh hưởng về nhiều mặt trong đời sống, xã hội, chính trị, kinh tế. Khái niệm truyền thông được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số quan điểm về truyền thông khá phổ biến được đưa ra: - “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn” – C. Barnlund (1964) - “Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên” – S. Schaehter - “Truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ” – Gerald Miler (1966) [4, tr.3-tr.4]. Nhìn chung các quan điểm ở trên đều có một số điểm cơ bản tương đồng mà để có thể rút ra một khái niệm truyền thông chung nhất. Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và có sư tương tác đa chiều giữa các cá nhân, nhóm, xã hội. Từ hoạt động trao đổi thông tin đó giúp cho cho các cá nhân, nhóm, xã hội có thêm thông tin, kiến thức về một vấn đề rồi từ đó tiến tới mức độ cao hơn đó là thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi. Có thể tổng kết khái niệm này với nhận định sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm ...., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [4, tr.4]. 6
  13. 1.1.2. Khái niệm truyền thông doanh nghiệp: Hoạt động truyền thông luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Nhờ có nó mà doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận gần hơn với khách hàng và kết nối các cá nhân lại với nhau hơn. Chính vì vậy, hoạt động truyền thông doanh nghiệp luôn là chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Truyền thông doanh nghiệp có hai bộ phận chính tương ứng với hai mục đích khác nhau. Một là quảng bá hình ảnh, thương hiệu, hoặc các sản phẩm, dịch vụ thuộc sở hữu của công ty đó tới công chúng bên ngoài nhằm xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và công chúng. Hai là truyền tải thông điệp, thông tin chính thống từ phía đại diện doanh nghiệp tới chính toàn thể cán bộ nhân viên trong nội bộ nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó, gắn kết từng cá nhân vào bức tranh chung của tập thể. Hai bộ phận đó lần lượt được gọi tên là truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Có thể hiểu đơn giản rằng hoạt động truyền thông doanh nghiệp là: “Truyền thông doanh nghiệp là tập hợp tất cả các hoạt động tuyên truyền, truyền tải thông tin xuất phát từ doanh nghiệp đến các đối tượng khác nhau như công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, đối thủ cạnh tranh,… và cả nhân viên trong doanh nghiệp đó”. 1.1.3. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn: Hiện nay, công ty TNHH là mô hình doanh nghiệp phổ biến, được các chủ doanh nghiệp hướng đến xây dựng cho doanh nghiệp của mình. Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó, có thể gồm một hoặc hai thành viên trở lên. Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của 7
  14. công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên, bao gồm tổ chức và cá nhân. Các thành viên này chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà họ đã góp. Công ty TNHH có những đặc điểm nổi bật như sau: - Công ty TNHH có tư cách pháp nhân, với tài sản độc lập, trụ sở riêng, con dấu riêng và có khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không phụ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu. - Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần. - Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hay tổ chức, sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên góp vốn làm chủ toàn bộ công ty. Để tăng thành viên góp vốn, phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có ít nhất 2 thành viên và tối đa 50 thành viên góp vốn. Nếu muốn có số thành viên góp vốn nhiều hơn năm mươi, công ty này phải chuyển đổi thành công ty cổ phần. 1.2. Hoạt động của hoạt động truyền thông doanh nghiệp: 1.2.1. Truyền thông nội bộ: Truyền thông nội bộ là của một tổ chức, doanh nghiệp được xuất phát từ chính những mong muốn, định hướng và nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Theo như cuốn “ Bài giảng Quan hệ Công Chúng” của tác giả Nguyễn Đình Toàn đưa ra khái niệm về quan hệ công chúng nội bộ rằng: “Quan hệ công chúng nội bộ là được hiểu là những nỗ lực nhằm tạo dựng, duy trì và phát triển 8
  15. mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp với công chúng nội bộ, giữa các công chúng nội bộ với nhau để đạt được mục đích chung của tổ chức doanh nghiệp” [3]. Truyền thông nội bộ có thể tạm hiểu đó là truyền thông bên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ nói về vai trò của truyền thông nội bộ chỉ có như vậy thì sẽ là một sự thiếu sót mà không bao hàm hết được những vai trò mà hoạt động truyền thông nội bộ mang lại. * Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể: Chiến lược truyền thông cần có sự nắm bắt về nhiều mặt như về văn hóa doanh nghiệp, môi trường văn hóa – xã hội, chính trị, kinh tế,.... Dựa trên những cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có những hoạt động và định hướng phù hợp phát triển chiến lược tổng thể. Để dễ hiểu thì ta sẽ thử phân tích một doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn về vai trò này. Đối với Coca – Cola, họ rất quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững nên họ cho ra mắt những hoạt động về môi trường như trại cung cấp nước sạch EKOCENTER, chai nhựa tái chế. Những chiến lược hoạt động truyền thông vô cùng ý nghĩa, không chỉ lan tỏa được văn hóa doanh nghiệp mà còn khi dấu hình ảnh đẹp trong mắt công chúng tại thị trường Việt Nam. Không những thế, ta có thể nhìn vào các chiến dịch Tết của Coca – Cola tại Việt Nam, họ nắm bắt được tâm lý văn hóa của người Việt đó là quan tâm tới gia đình nên những TVC2 quảng cáo chiến dịch của họ đều lấy chủ đề gia đình. Điều này đã thật sự đánh thẳng vào tâm lý của những người xem cũng như tạo được sự kết nối không nhỏ đối với những người tiêu dùng. * Xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu: 2 Viết tắt của cụm từ “Television Commercial”, có nghĩa là quảng cáo trên truyền hình. Đây là một loại hình quảng cáo được phát sóng trên các kênh truyền hình để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc các thông điệp quảng cáo khác đến khán giả. 9
  16. Định vị, xây dựng và quảng bá thương hiệu luôn là hoạt động mang tính bao quát và chi phối tới doanh nghiệp lớn nhất. Cần có phức hợp nhiều phương tiện truyền thông để hỗ trợ cho hoạt động này. Và truyền thông nội bộ giữ vai trò là công cụ để thực hiện hoạt động này. Từ việc cung cấp thông tin hai chiều từ doanh nghiệp đến với khách hàng bằng kế hoạch hoạch định chi tiết, tiến tới việc xây dựng niềm tin của công chúng và duy trì nó trong bộ nhớ của khách hàng. Khi thông tin được truyền tải rộng rãi trên các kênh thì vai trò tiếp theo đó là việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó việc xây dựng và giữ gìn hình ảnh doanh nghiệp còn là việc đòi hỏi hoạt động truyền thông nội bộ sử dụng kết hợp nhiều công cụ và giải pháp truyền thông để vừa có thể đem hình ảnh doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng một cách tốt nhất, mã hóa doanh nghiệp để ghi dấu ấn trong trí nhớ của khách hàng và duy trì được hình ảnh thiện cảm trong mắt khách hàng. * Xây dựng, duy trì, củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và các nhóm công chúng: Đối với nhân viên, doanh nghiệp cần có kế hoạch để thu hút nguồn nhân lực tốt. Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp đủ hấp dẫn để giữ chân nguồn nhân lực giỏi tránh trường hợp “chảy máu chất xám”. Tạo sự tương tác để có sự kết nối và hiểu biết lẫn nhau giữa, lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên với nhau. Một doanh nghiệp vững mạnh là khi có văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Chính những người nhân viên là bộ mặt của doanh nghiệp, điều đó chính là lí do mà doanh nghiệp cần xây dựng tốt được mối quan hệ này. Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp cần xây dựng được sự tín nhiệm, tin tưởng và ủng hộ của các nhà đầu tư. Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi để tạo ra mối quan hệ duy trì lâu dài, minh bạch, đồng thuận của cả hai bên. 10
  17. Với báo chí, hoạt động truyền thông vô cùng quan trọng là bởi công chúng sẽ rất quan tâm tới những thông tin hình ảnh doanh nghiệp qua các kênh truyền thông đại chúng. Vậy nên, báo chí luôn là kênh mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Với xã hội, các hoạt động xã hội luôn là hoạt động sẽ gây ra nhiều chú ý trong mắt công chúng. Và việc có sự tương tác đa chiều với cộng đồng giúp gai tăng sự quan tâm, tin tưởng và ủng hộ. * Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng: Khủng hoảng truyền thông luôn là vấn đề nhức nhối và có sức ảnh hưởng to lớn tới lợi ích của doanh nghiệp. Nó có thể là yếu tố khiến doanh nghiệp bị mất điểm trong mắt công chúng nếu như tình huống xử lý chưa khôn khéo. Khủng hoảng truyền thông luôn là điều mà các doanh nghiệp không thể lường trước được. Dù chỉ là một tình huống nhỏ cũng có thể gây ra hệ quả rất lớn đặc biệt là khi thời đại thông tin phát triển vô cùng mạnh. Điều đó cũng là rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp nếu như không có sự chuẩn bị trước cho tình huống này xảy ra. Vậy nên việc quản trị khủng hoảng và xử lý khủng hoảng là việc mà doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị trước. Tuy rằng khó mà có thể dự đoán hết được những tình huống có thể xảy ra với doanh nghiệp nhưng nếu như có sự chuẩn bị và chủ động tìm hiểu được rõ nguồn phát khủng hoảng thì có thể sớm xử lý tình huống. Đó là vai trò của việc doanh nghiệp cần lên kế hoạch xây dựng công cụ để theo dõi, phân tích, đánh giá và kiểm soát tình huống xảy ra ở thời điểm sớm nhất. Khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có sự chuẩn bị có thể lật ngược lại tình thế và cứu vãn hình ảnh doanh nghiệp. 1.2.2. Truyền thông bên ngoài: Hoạt động truyền thông bên ngoài có thể hiểu là hoạt động cung cấp thông tin, trao đổi ý tưởng từ doanh nghiệp, tổ chức tới với các đối tượng công chúng bên ngoài như đối tác, khách hàng,... Truyền thông bên ngoài giữ một vai trò 11
  18. quan trọng bởi nó là “chất” bên trong doanh nghiệp đem ra bên ngoài để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến với các đối tượng công chúng bên ngoài. * Xây dựng độ nhận diện thương hiệu: Trong thời đại kinh doanh ngày nay, hàng ngàn thương hiệu cùng doanh nghiệp ra mắt thị trường với hàng loạt sản phẩm và thông tin đến với người tiêu dùng. Thậm chí có thể gọi “ngộ độc thông tin” khi người nhận tin hằng ngày phải tiếp nhận hằng ngàn thông tin mỗi ngày. Vậy nên việc xây dựng thương hiệu là việc tối ưu hóa thông tin của thương hiệu, doanh nghiệp tới với khách hàng. Xây dựng độ nhận diện thương hiệu là cách xây dựng và duy trì sự nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nhận diện thương hiệu là sự kết hợp của nhiều yếu tố như logo, màu sắc thương hiệu, hình ảnh, âm thanh,... hay hoạt động của sản phẩm, dịch vụ. Đó chính là những yếu tố tác động và tạo dấu ấn trong trí nhớ của khách hàng để khi họ nghĩ tới thương hiệu là họ sẽ nhớ ngay tới thương hiệu. * Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Từ việc cung cấp thông tin và sự hiểu biết tới khách hàng, doanh nghiệp có thể thông qua đó mang những giá trị của doanh nghiệp truyền tải tới thông qua nhiều phương thức giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với chính các khách hàng của mình. Từ đó, mã hóa được hình ảnh, giá trị thương hiệu vào trong tâm thức của khách hàng. Thật sự là sẽ rất “đáng thương” cho các doanh nghiệp nào đó nếu đã có truyền thông doanh nghiệp nhưng lại không thể “mã hóa” về hình ảnh doanh nghiệp trong đầu của người tiêu dùng. Để cụ thể hơn về “mã hóa”, ta thường nhắc đến Lotteria thì ta sẽ nhớ ngay tới quán đồ nhanh gồm gà rán, khoai tây chiên và sẽ là nơi gắn kết của mỗi gia đình trong ngày cuối tuần hay ngày lễ. Nhắc tới Hảo Hảo, người ta sẽ nhớ ngay tới thương hiệu mỳ tôm chua cay ăn liền. 12
  19. Vai trò của việc “mã hóa” được thông tin vào bộ nhớ của khách hàng là cách khiến cho khách hàng sẽ luôn nhớ tới thương hiệu và điều đó có nghĩa là hoạt động truyền thông thật sự hiệu quả. Khi đã thành công ghi vào bộ nhớ của khách hàng thì việc tiếp theo của hoạt động truyền thông doanh nghiệp đó là truyền thêm những thông tin khác để khách hàng in sâu hơn nữa về thương hiệu từ đó tạo được mối quan hệ lâu dài như thông qua chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, tư vấn bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng,.... Ngoài ra, thông qua đó có thể tiếp nhận được những phản hồi, những số liệu thống kê những mối quan tâm của khách hàng nằm trong mục tiêu hoặc tiềm năng. Để dựa vào đó có những thay đổi về chính sách, chiến dịch để có thể giữ chân được khách hàng và kéo lại khoảng cách gần hơn với các tệp khách hàng tiềm năng. * Lan tỏa giá trị doanh nghiệp: Lan tỏa giá trị doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Hoạt động truyền thông doanh nghiệp bên ngoài không chỉ là quảng cáo sản phẩm mà còn là quảng bá những giá trị mà doanh nghiệp muốn giới thiệu với khách hàng. Nếu như mục tiêu chỉ đơn thuần là bán được sản phẩm thì đó chính là quan điểm truyền thông lỗi thời và không còn phù hợp tới thời điểm xã hội phát triển như ngày nay. Thay vào đó, doanh nghiệp họ nhắm tới đó là lan tỏa những giá trị doanh nghiệp bằng những thông điệp được họ lựa chọn kĩ lưỡng, kết hợp với các phương thức hoạt động truyền thông để đưa ra sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng hơn. Xây dựng được chuỗi giá trị doanh nghiệp cũng là một bước để tạo lòng tin của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, người tiêu dùng sẽ có niềm tin để dành sự tin tưởng của mình đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể đem sản phẩm đến gần hơn với 13
  20. khách hàng từ những thông tin hoặc chi tiết nhỏ về sản phẩm mà thường ngày người tiêu dùng chưa có sự quan tâm. Doanh nghiệp có thể thông qua hoạt động truyền thông để đưa ra những thông tin tích cực về các hoạt động xã hội, các chứng nhận về thương hiệu để có thể tạo được niềm tin công chúng. Nó sẽ đem lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp sau này. Ví dụ: Coca Cola đã chinh phục được hằng trăm quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam bởi không chỉ là món đồ uống phổ thông quen thuộc mà họ còn lan tỏa được giá trị tới với khách hàng. Từ những hoạt động TVC ngày Tết, chiến dịch ủng hộ nữ quyền hay các chiến dịch liên quan tới môi trường như đem nước lên tới vùng cao cũng là thứ mà làm cho Coca Cola được yêu thích tại thị trường Việt Nam. Còn có thể kể đến là một thương hiệu tuy rất tiếc đã phải rút khỏi thị trường Việt Nam những cũng đã từng gây sốt tại thị trường Việt Nam cùng nhiều sự yêu mến đó Baemin. Ứng dụng giao đặt đồ ăn Baemin đã từng có nhiều chiến dịch đánh mạnh vào sự quan tâm của người dùng như Chiến dịch “Baemin lên 3” hay “Trăng Min Tháng Tám – Lan Tỏa Yêu Thương”. Với những chiến dịch hài hước, vui vẻ, gần gũi và cực kì bắt kịp xu hướng, Baemin đã đánh trúng đối tượng mục tiêu của mình là các bạn trẻ và dân văn phòng. Không chỉ vui vẻ mà Baemin còn xây dựng những thông điệp yêu thương vô cùng nhân văn như với “Trăng Min Tháng Tám – Lan Tỏa Yêu Thương” là chương trình quyên góp sách để quyên tặng cho những trường học ở những vùng kém điều kiện hơn. Hay với “Baemin Lên 3”, Baemin đã thực hiện tổ chức sinh nhật tặng quà cho những người tài xế, những người chủ cửa hàng có tài khoản trên Baemin với quan niệm rằng họ chính là những đối tác khách hàng quan trọng. 1.2.3. Quản trị khủng hoảng: * Khái niệm khủng hoảng trong doanh nghiệp: 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2