intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức cơ bản và cách chọn mua máy PS cho gia đình (Phần 1)

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

201
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Xác định nhu cầu và ngân sách: Thấy nhiều bác hỏi về vấn đề này nên tôi sẽ tổng hợp lại trong một topic giúp mọi người xem dễ dàng hơn. Ai cũng mong muốn chọn được một chiếc máy ảnh phù hợp với nhu cầu của mình có nhiều tính năng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên việc xác định nhu cầu nhiều khi lại khó vì có nhiều người chưa hiểu hết các tính năng của máy và cũng chẳng biết nêu nhu cầu sao cho tiện tư vấn. Mà theo tôi điều quan trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức cơ bản và cách chọn mua máy PS cho gia đình (Phần 1)

  1. Kiến thức cơ bản và cách chọn mua máy PS cho gia đình (Phần 1) 1. Xác định nhu cầu và ngân sách: Thấy nhiều bác hỏi về vấn đề này nên tôi sẽ tổng hợp lại trong một topic giúp mọi người xem dễ dàng hơn. Ai cũng mong muốn chọn được một chiếc máy ảnh phù hợp với nhu cầu của mình có nhiều tính năng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên việc xác định nhu cầu nhiều khi lại khó vì có nhiều người chưa hiểu hết các tính năng của máy và cũng chẳng biết nêu nhu cầu sao cho tiện tư vấn. Mà theo tôi điều quan trọng nhất khi đi mua máy ảnh là người sử dụng cần xác định được mình sẽ làm gì với chiếc máy ảnh sắp mua này và định mua với bao nhiêu tiền. Nếu không nói được điều đó thì hãy tìm hiểu thêm rồi mới quyết định. 2. Phân loại sơ bộ: Có thể phân loại sơ bộ dòng PS làm 2 loại phổ biến bây giờ và thường đắt dần từ loại 1 đên loại 2 cùng với tính năng cùng thường tăng dần: 2.1. Loại máy mà ống thò ra thụt vào: Máy PS mà khi bật máy thì ống kính cứ thò ra và tắt thì lại cứ tụt vào trong máy Loại này rất nhỏ gọn và có thể thiết kế màu sắc mang tính thời trang... Nhưng ngược lại do cứ thò thụt nên khởi động máy bị kéo dài đồng thời zoom thường từ 2x tới 3x nên chụp xa không tốt và tất nhiên là thò thụt thế thì các đồ chơi lắp vào ống kính là khó như kính lọc chẳng hạn
  2. Những loại này có thể hơn 100USD là bạn đã có máy rồi. 2.2. Loại máy ống kính cố định: Loại ống kính này không thể thụt vào trong thân máy khi tắt máy. Nên tất nhiên nó thường cồng kềnh hơn khi so với loại sử dụng ống kính thò ra thụt vào. Nhưng người lại nó lại có nhiều tính năng cao cấp hơn, zoom xa và hiện tại tôi biết là lên tới 18X . Và có thể lắp nhiều đồ chơi vào ông kính kèm theo nó là giá thành cũng cao hơn. 3x, 12x... Đó chính là kết quả của phép chia giữa tiêu cự xa nhất và ngắn nhất của ống kính máy ảnh đó: Ví dụ Nikon Coolpix 8800 là 10x Zoom wide (W) 35 mm Zoom tele (T) 350 mm (10 x) Có nghĩa là góc chụp to nhất là ở tiêu cự 35mm Góc chụp nhỏ nhất ở tiêu cự 350mm và 350 : 35 = 10x là vì vậy Nhưng cũng xin nói thêm như thế này để các bác hiêut về tiêu cự:
  3. Là mắt chúng ta mở to nhất tương đương khoảng tiêu cự 46mm, chúng ta nheo mắt lại thì góc nhìn sẽ tăng lên là 75mm hay 100mm... CÒn chỉ có máy ảnh mới mở to hơn nữa thành 35mm hay 28mm... như vậy sẽ chụp nhưng cảnh ở gần mà vẫn lấy đủ mọi người dễ hơn Lưu ý: - Phải đổi tiêu cự về một quy chuẩn là máy anh 35mm (như máy ảnh film thông thường bây giờ). Vì các máy PS thường CCD hay CMOS bé hơn nhiều so với 35mm. - Zoom quang ảnh chất lượng tôt hơn là zoom số (vì đây là kết quả của sự nội suy). 35mm là độ dài của đường chéo, máy PS thường có các kích cỡ cảm biến sau để các bác tiện quy đổi: 1/1.27'' ; 1/1.8" ; 2/3" ... So với máy film 35mm
  4. Vậy với phần 2 là phân loại theo tiêu chí ống kính, chúng ta sẽ thấy có những nhu cầu gì cầu gì cho mình: a. Thứ nhất là lười không muốn di chuyển nhất là tiện khi đang chụp cô gái tắm suối trước mặt nhưng ở phía xa xa cũng có các cô khác tắm suối Thì máy ảnh có zoom 10x, 12x hay 18x mà chọn sẽ giúp chúng ta không cần lại gần, đứng im mọt chỗ mà vẫn có thể chụp được. Theo tôi trong khoảng 8x-12x là quá ổn rồi. Và nên dùng từ 3x đổ lên b. Bác nào đào hoa quá mà các cô cứ "sán" lại mà máy không thể chụp được, phải đẩy các cô ra xa một chút mới chụp được. Ấy là "con mắt" của máy ảnh chả biết "thưởng thức" của gần mà chỉ biết thưởng thức của xa Lại phải chọn máy có tiêu cự bé nhất 28mm (tương đương góc chụp lớn nhất) chẳng hạn. Cái này phù hợp cho các bác chụp trong những khung cảnh chật hẹp. Máy bây giờ thông thường cũng có tiêu cự bé nhất khoảng 35mm rồi. (Tất cả đều nói theo quy đổi sang máy film nhé). Ví dụ cùng đứng ở một vị trí nhưng: 31mm thì nhìn thấy như thế này
  5. Còn 50mm thì nhìn thấy như thế này (Chính là phần chữ nhật có viền đỏ ở ảnh trên). c. Muốn gắn các đồ chơi gắn thêm vào ống kính dĩ nhiên phải chọn máy loại 2 rồi. Tuy nhiên cũng lưu ý cái "ấy" nó cứ thòi lòi ra như thế mà không cất kín như loại 1(ống kính thò thụt ) thì hiển nhiên sẽ bị "nhiễm nhiều virut" (bụi bẩn) và tránh để xước ống kính. 3. Chọn máy mấy chấm? Cái " thằng " Microsoft thật tệ, rồi lại cổ cánh với cổ phiếu nữa chứ, làm cho dân ta cứ mấy chấm loạn cả lên Và máy ảnh cũng vậy, hỏi mấy chấm là để chỉ nó là loại máy ảnh bao nhiêu triệu điểm ảnh, 5triệu, 8triệu hay 10triệu... Chỉ cách đây 1 năm thôi câu hỏi này còn là một "vấn đề" chứ vào thời điểm hiện tại "chấm" không còn là mục tiêu hàng đầu để cạnh tranh giữa các hãng máy ảnh. Vì thực sự 5chấm bạn đã thoả mãn hầu hết các nhu cầu bình thường, chưa nói là máy 7, 8 chấm là phổ biến hiện nay. Ảnh số được tạo nên từ hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu ô vuông rất nhỏ- được coi là những thành tố của bức ảnh và thường được biết dưới tên gọi là pixels. Chung quy lại thì, bạn cần máy ảnh bao nhiêu chấm ( triệu điểm ảnh) phụ thuộc vào việc bạn sẽ sử dụng bức ảnh được chụp để làm gì, và sử dụng nó như thế nào, để làm web hay phóng ảnh nhỏ 10x15cm, 13x18cm mang tính gia đình thì 3 chấm là quá ổn. Còn nếu muốn ảnh phóng to thì cỡ 30x45cm thì 5chấm, 7chấm là đạt yêu cầu...
  6. Theo tôi vào thời điểm hiện tại máy 7chấm đổ lên là quá ổn cho nhu cầu bình thường rồi. Còn 5 chấm bạn cũng không có gì phải lo lắng cả anhso1.jpg Có thể mường tượng ảnh số giống như bức tranh trên được Description:tạo nên từ vô số các hạt đậu tương được nhuộm mầu. Mỗi hạt đậu tương có thể coi như một pixel. Filesize: 45.84 KB Viewed: 1431 Time(s)
  7. anhso2.jpg Ảnh có kích cỡ 1600 x 1200 pixel cũng tương đương về kích cỡ Description: với ảnh 1.92 triệu điểm ảnh (lấy 1600 nhân với 1200) Filesize: 16.58 KB Viewed: 1430 Time(s)
  8. anhso3.jpg Số lượng pixel có trong bức ảnh sẽ quyết định kích cỡ ảnh, ảnh hưởng đến Description: độ lớn của file ảnh Filesize: 43.73 KB Viewed: 1426 Time(s) 4. Cảm nhận của chính người sử dụng:
  9. Cô hoa hậu với ngày này xinh nhưng người khác lại cho là xấu, Vàng anh với ai đó tốt nhưng hẳn có nhiều người cho là tệ... đó là chuyện bình tường của xã hội. Chính vì vậy mới có câu "Không có người phụ nữ nào xấu" vì có thể và chắc chắn có ít nhất một ai đó cho là đẹp Vì vậy trước khi "cưới vợ" (mua máy), một điều quan trọng khác là bạn hãy tự tay thử máy (nhưng đừng thử cái khác nhé ). Một khi đã cầm máy trên tay, hãy thử căn thời gian trễ giữa lúc khởi động cho tới khi bạn có thể chụp ảnh, thời gian từ lúc bấm nút chụp cho tới khi camera thực sự bắt hình và thời gian nghỉ của máy giữa hai lần chụp. Thử điều chỉnh ống kính xem liệu hoạt động nhanh hay chậm, có bị kẹt không. Và nếu có thể, thử quan sát hình ảnh qua màn hình LCD dưới ánh sáng mặt trời xem nó có thực sự sáng hay sẽ bị mờ và lóa. Thử di chuyển trong Menu xem có tiện lợi cho các nút chức năng không. Thử xem các nút bấm có quá bé khó điều khiển không vì nhiều máy làm vậy để ưu tiên màn LCD to cho nhưng người "mắt kém" Thử chụp máy với ISO cao (từ 400 đổ lên) trong phòng hơi tối xem ảnh bị noise thế nào ... Tham khảo những máy ảnh zoom tốt: 1.jpg Description: Canon PowerShot S5 IS Filesize: 17.96 KB
  10. Viewed: 1012 Time(s) 3.jpg Description: Sony Cyber-shot DSC-H5
  11. Filesize: 16.64 KB Viewed: 1010 Time(s) 5.jpg Description: Panasonic Lumix DMC-FZ8 Filesize: 17.6 KB Viewed: 1010 Time(s)
  12. 2.jpg Description: Leica V-Lux 1 Filesize: 17.78 KB Viewed: 1010 Time(s)
  13. 4.jpg Description: Kodak EasyShare Z612 Filesize: 17.45 KB Viewed: 1008 Time(s)
  14. 5. Chọn máy với ISO đến bao nhiêu? 5.1. ISO là gì? Các doanh nghiệp "nhào nháo" để có chứng chỉ về ISO còn chúng ta cũng quan tâm không kém Vậy nó là cái quái gì vậy. Trước hết nó chung nhau cái tên: ISO là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (International Standards Organization). Chỉ số ISO cho biết độ nhạy sáng của máy ảnh. Chẳng hạn, với chỉ số ISO thấp (100 hoặc thấp hơn) thì mức độ cảm ứng với ánh sáng của camera là khá thấp, chỉ có thể dùng tốt trong điều kiện ánh sáng tốt (ban ngày, có ánh nắng mặt trời). Còn với chỉ số ISO cao hơn có nghĩa là máy ảnh có thể chụp tốt ngay trong những điều kiện ánh sáng yếu (ban đêm, trong phòng tối). Do đó, bạn nên chọn loại có chỉ số ISO càng cao càng tốt. Các máy ảnh số hiện nay ISO đều từ khoảng 80 - 400 theo tôi là ổn cho nhu cầu phổ thông iso1.jpg Description: Filesize: 88.63 KB Viewed: 994 Time(s)
  15. 5.2. Noise là cái gì vậy? Khi tăng độ nhạy sáng, tín hiệu ở phần kết xuất (output) của bộ cảm biến sẽ được khuếch đại. Điều bạn cần chú ý là lượng ánh sáng vào bộ cảm biến ảnh là cố định. Khi bạn tăng độ nhạy sáng, máy ảnh số sẽ khuếch đại tín hiệu đó lên tùy theo mức nhạy sáng mà bạn thiết lập. Và thật không may, quá trình này cũng đồng thời khuếch đại độ nhiễu (noise) không mong muốn. Việc này cũng giống như bạn vặn to volume của radio, bạn có thể nghe tiếng được rõ hơn nhưng đồng thời cũng phải nghe những tạp âm "lẹt xẹt". Công nghệ chế tạo bộ cảm biến ngày càng tiến bộ giúp việc lọc các tín hiệu nhiễu khi chụp ảnh ở độ nhạy sáng cao hiệu quả hơn. Chụp với ISO 100
  16. Chụp với ISO 800 Tham khảo thêm các máy giá cả hợp lý (chủ yếu dưới 300USD) và tính năng, chất lượng ảnh cũng khá tốt: w80.jpg Description: Sony Cyber-shot DSC-W80 Filesize: 17.18 KB Viewed: 984 Time(s) a720.pixmania.jpg Description: Canon PowerShot A720 IS Filesize: 24.65 KB Viewed: 983 Time(s)
  17. a630.dpre.jpg Description: Canon PowerShot A630 Filesize: 16.92 KB Viewed: 983 Time(s) f40fd.let.jpg Description: Fujifilm FinePix F40fd Filesize: 19.36 KB Viewed: 982 Time(s)
  18. fe-290.jpg Description: Olympus FE-190 Filesize: 18.53 KB Viewed: 982 Time(s) fx10s.images-amazon.jpg Description: Panasonic Lumix DMC-FX10S Filesize: 14.39 KB Viewed: 978 Time(s)
  19. w55.regmedia.jpg Description: Sony Cyber-shot DSC-W55 Filesize: 33.52 KB Viewed: 978 Time(s)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2