Phạm Thị Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 157 - 162<br />
<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KĨ NĂNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ THỰC HÀNH<br />
DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG (EBP)<br />
Phạm Thị Oanh, Lương Thị Hoa*, Hoàng Trung Kiên<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, kĩ năng và thái độ của điều dưỡng về thực<br />
hành dựa trên bằng chứng (EBP) và xác định mối liên quan giữa một số yếu tố (tuổi, giới, trình độ<br />
học vấn, tham gia nghiên cứu khoa học, nguồn học liệu sẵn có) với kiến thức, thái độ và với kĩ<br />
năng thực hành EBP của điều dưỡng. Thiết kế nghiên cứu mô tả tương quan đã được sử dụng để<br />
khảo sát các điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên và có thời gian công tác tại Bệnh viện Đa<br />
khoa trung ương Thái Nguyên từ 6 tháng trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có thái<br />
độ tích cực về EBP (5,08 ±1,34) tuy nhiên kiến thức và kĩ năng về EBP của họ mới đạt ở mức độ<br />
trung bình (4,00 ± 1,23) và (3,79 ± 1,39). Các yếu tố tuổi, giới và số năm công tác không có mối<br />
liên quan với kiến thức, thái độ và kỹ năng EBP của điều dưỡng; trình độ chuyên môn có mối<br />
tương quan tỷ lệ thuận với kiến thức EBP (r = 0,053; p < 0,1); với thái độ về EBP (r = 0,112 ; p <<br />
0,05); và với kỹ năng EBP (r = 0,125; p < 0,01). Việc điều dưỡng đã từng tham gia nghiên cứu<br />
khoa học có mối liên quan tỷ lệ thuận với kiến thức EBP (r = 0,388 ; p < 0,01); với thái độ về EBP<br />
(r = 0,521; p < 0,01) và với kỹ năng EBP (r = 0,31 ; p < 0,01).<br />
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy cần có chiến lược phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, kĩ<br />
năng EBP cho điều dưỡng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc cho người bệnh.<br />
Từ khóa: Điều dưỡng, thực hành dựa trên bằng chứng, kiến thức, thái độ, kỹ năng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Y hoc chứng cứ (evidence based practice EBP) là một phong trào mới của y học do các<br />
bác sĩ ở Canada khởi xướng từ thập niên 90<br />
của thế kỉ trước. Theo David Saccket thì EBP<br />
là vận dụng một cách thận trọng, chính xác và<br />
rõ ràng tất cả các dự liệu nghiên cứu thu được<br />
tốt nhất hiện có, kết hợp với kiến thức và kinh<br />
nghiệm của thầy thuốc, cùng với tham khảo<br />
yêu cầu và nguyện vọng của người bệnh, để<br />
đưa ra biện pháp điều trị hữu hiệu cho từng<br />
người bệnh cụ thể [8]. Các bước thực hành<br />
dựa trên bằng chứng gồm: Đặt câu hỏi lâm<br />
sàng thực tế, có thể trả lời được; tìm bằng<br />
chứng y khoa liên quan đến câu hỏi lâm sàng;<br />
đánh giá bằng chứng khoa học; ứng dụng<br />
bằng chứng phù hợp trên người bệnh; và đánh<br />
giá hiệu quả sau áp dụng. EBP đã và đang trở<br />
thành mối quan tâm lớn của đội ngũ các nhân<br />
viên y tế, các nhà quản lý hệ thống y tế cũng<br />
như của các nhà khoa học [3], [6].<br />
Thực hành dựa trên bằng chứng được xem là<br />
yếu tố thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng<br />
*<br />
<br />
Tel: 0868 111984, Email: hoaydtn@gmail.com<br />
<br />
dịch vụ y tế nói chung cũng như tối ưu hóa<br />
kết quả chăm sóc người bệnh nói riêng.<br />
Melnyk và các cộng sự (2014) [7] đã chỉ ra<br />
rằng thực hành dựa trên bằng chứng giúp cải<br />
thiện các kết quả chăm sóc trên người bệnh<br />
nhiều hơn 28% so với việc thực hành dựa trên<br />
các quan điểm truyền thống. Thực hành dựa<br />
trên bằng chứng có liên quan đến việc sử<br />
dụng hiệu quả các nguồn lực, cải thiện chất<br />
lượng chăm sóc người bệnh, giảm giá thành<br />
cũng như thời gian nằm viện, tăng sự hài lòng<br />
của người bệnh, và giảm thiểu các can thiệp<br />
không cần thiết [3], [6]. Chính vì vậy, Hội<br />
đồng Điều dưỡng thế giới (ICN) cũng nhấn<br />
mạnh rằng các dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch<br />
vụ do điều dưỡng cung cấp cần dựa trên bằng<br />
chứng tốt nhất [3].<br />
Trong lĩnh vực Điều dưỡng, những dịch vụ<br />
chăm sóc và kỹ thuật do người điều dưỡng<br />
cung cấp liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và<br />
tính mạng con người, vì thế kiến thức và thực<br />
hành điều dưỡng phải có cơ sở khoa học vững<br />
chắc và chính xác. Thực hành dựa vào bằng<br />
chứng là trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức<br />
157<br />
<br />
Phạm Thị Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
của người điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn<br />
cho người nhận dịch vụ chăm sóc [3]. Tuy<br />
nhiên nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra<br />
rằng có rất ít bằng chứng được áp dụng trong<br />
thực hành chăm sóc người bệnh bởi những<br />
nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân<br />
khách quan [2], [5]. Vì vậy người điều dưỡng<br />
phải nhận thức được tầm quan trọng của EBP,<br />
có kiến thức và kĩ năng đầy đủ về EBP cũng<br />
như cần vượt qua những rào cản và thách thức<br />
để có thể ứng dụng EBP trên lâm sàng nhằm<br />
nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.<br />
Nghiên cứu điều dưỡng là một trong các<br />
phương tiện khách quan, hệ thống và đáng tin<br />
cậy để tạo ra bằng chứng hướng dẫn thực<br />
hành chăm sóc lâm sàng và qua đó nâng cao<br />
chất lượng của các dịch vụ điều dưỡng. Trên<br />
thế giới, một số nghiên cứu về kiến thức, kĩ<br />
năng và thái độ của điều dưỡng về EBP đã<br />
được tiến hành với kết quả điểm trung bình<br />
cao nhất thường ở phần thái độ, còn điểm<br />
kiến thức và kĩ năng EBP hầu hết chỉ đạt mức<br />
độ trung bình [1], [4], [6], [10]. Mặc dù các<br />
nghiên cứu này được tiến hành ở nước ngoài<br />
nơi mà những điều kiện cơ sở vật chất và<br />
nguồn nhân lực điều dưỡng có nhiều khác biệt<br />
so với nước ta nhưng hầu hết đều thể hiện<br />
một kết quả chung đó là kiến thức và kĩ năng<br />
EBP của điều dưỡng vẫn chưa đạt kết quả<br />
như mong đợi.<br />
<br />
187(11): 157 - 162<br />
<br />
sẵn có) với kiến thức thái độ và với kĩ năng<br />
của điều dưỡng về EBP.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên mô tả cắt ngang đã được sử<br />
dụng trong nghiên cứu này. Đối tượng nghiên<br />
cứu là tất cả điều dưỡng có trình độ từ cao<br />
đẳng trở lên và có thời gian công tác tại bệnh<br />
viện Trung ương Thái Nguyên từ 6 tháng trở<br />
lên. Số liệu được thu thập từ tháng 7 tới tháng<br />
9, 2018 bằng bộ câu hỏi tự điền.<br />
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương<br />
pháp chọn mẫu thuận tiện đã được áp dụng<br />
trong nghiên cứu này. Tất cả điều dưỡng có<br />
trình độ từ cao đẳng trở lên và có thời gian<br />
công tác từ 6 tháng trở lên được chọn để tham<br />
gia nghiên cứu. Thông qua trưởng phòng điều<br />
dưỡng bệnh viện và các điều dưỡng trưởng<br />
khoa, bộ câu hỏi được gửi tới tổng số 253<br />
điều dưỡng đủ tiêu chuẩn và số phiếu trả lời<br />
thu về là 185. Bộ câu hỏi bao gồm 2 phần:<br />
<br />
Ở Việt Nam, trong quá trình tổng quan tài liệu<br />
chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào công<br />
bố về kiến thức, kĩ năng và thái độ của điều<br />
dưỡng về EBP. Để nâng cao chất lượng dịch<br />
vụ chăm sóc điều dưỡng thì việc tiến hành<br />
một nghiên cứu đánh giá về kiến thức, kĩ<br />
năng và thái độ của điều dưỡng về EBP là<br />
thực sự cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm mục tiêu:<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Mô tả kiến thức, kĩ năng và thái độ của điều<br />
dưỡng về EBP.<br />
<br />
Phần I: Hỏi về thông tin cá nhân của đối<br />
tượng nghiên cứu như tuổi, giới, trình độ<br />
chuyên môn cao nhất, số năm công tác, đã<br />
từng tham gia nghiên cứu khoa học hay chưa<br />
và sự sẵn có của cơ sở dữ liệu trong bệnh viện<br />
nơi điều dưỡng làm việc.<br />
Phần II là bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái<br />
độ và kĩ năng của điều dưỡng về EBP của tác<br />
giả Upton và các cộng sự. Phần này gồm 24<br />
câu hỏi theo cấu trúc Likert- scale thang điểm<br />
từ 1 đến 7. Kiến thức EBP của điều dưỡng<br />
được đánh giá bằng 14 câu hỏi và được chia<br />
các mức độ thấp (điểm trung bình từ 1,0 đến<br />
dưới 3,0), trung bình (điểm trung bình từ 3,0<br />
đến dưới 5,0), và cao (điểm trung bình từ 5,0<br />
đến dưới 7,0); kĩ năng thực hành EBP được<br />
đánh giá bằng 06 câu hỏi với 1 là “không bao<br />
giờ thực hiện” và 7 là “luôn luôn”; 04 câu hỏi<br />
còn lại dùng để đánh giá thái độ của điều<br />
dưỡng về EBP. Thái độ của điều dưỡng với<br />
EBP được coi là tích cực khi điểm trung bình<br />
thái độ từ 4,0 trở lên [9].<br />
<br />
- Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố<br />
nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ học vấn,<br />
tham gia nghiên cứu khoa học, nguồn học liệu<br />
<br />
Phần 2 của bộ câu hỏi được dịch sang tiếng<br />
Việt theo quy trình “back- translate”. Hệ số<br />
Cronbach’s α được dùng để ước lượng độ tin<br />
<br />
158<br />
<br />
Phạm Thị Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 157 - 162<br />
<br />
cậy của bản dịch sang tiếng Việt với kết quả là<br />
0,83 cho toàn bộ 24 câu hỏi và 0,84; 0,88; và<br />
0,80 tương ứng với các phần kiến thức; kỹ<br />
năng; và thái độ.<br />
<br />
quan giữa các yếu tố tuổi, giới, trình độ<br />
chuyên môn, tham gia nghiên cứu khoa học<br />
và nguồn dữ liệu sẵn có với kiến thức, thái độ<br />
kĩ năng thực hành EBP của điều dưỡng.<br />
<br />
Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS 18 với độ tin cậy alpha 0,05. Thống kê<br />
mô tả được sử dụng để mô tả thông tin cá<br />
nhân cũng như kiến thức, thái độ và kỹ năng<br />
của điều dưỡng về EBP. Tương quan Pearson<br />
và Spearman được dùng để xác định mối liên<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thông tin cá nhân<br />
Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng<br />
tham gia nghiên cứu được trình bày trong<br />
Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n= 185)<br />
Đặc điểm<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tuổi<br />
30,05<br />
Năm công tác<br />
8,34<br />
Trình độ học vấn<br />
Cao đẳng<br />
Đại học<br />
Thạc sĩ<br />
Tham gia nghiên cứu khoa học<br />
Đã từng<br />
Chưa bao giờ<br />
Nguồn học liệu<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
SD<br />
<br />
n (%)<br />
(41) 22,16<br />
(144) 77,3<br />
<br />
9,38<br />
5,03<br />
78 (42,17)<br />
107 (57,83)<br />
0 (0)<br />
113 (61,09)<br />
72 (38,91)<br />
0<br />
185 (100)<br />
<br />
Nhận xét: Có 185 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy điều dưỡng có độ<br />
tuổi trung bình là 30,05 (SD.= 9,38) với số năm công tác trung bình 8,34 (SD. = 5,03). Trong đó<br />
42,17% điều dưỡng có trình độ cao đẳng; 57,83% điều dưỡng có trình độ đại học. Tỷ lệ nam là<br />
22,16% và nữ là 77,84%. Mặc dù nguồn cơ sở dữ liệu trong bệnh viện chưa có sẵn nhưng có<br />
khoảng gần hai phần ba điều dưỡng (61,09%) đã từng tham gia nghiên cứu khoa học.<br />
Kiến thức, thái độ, và kỹ năng thực hành EBP của điều dưỡng<br />
Kiến thức, thái độ và kỹ năng của điều dưỡng về EBP được trình bày ở Bảng 2.<br />
Bảng 2. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, và mức độ kiến thức, thái độ, kỹ năng về EBP của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Nội dung<br />
Kiến thức<br />
Thái độ<br />
Kĩ năng<br />
<br />
4,00<br />
5,08<br />
3,79<br />
<br />
SD<br />
1,23<br />
1,34<br />
1,39<br />
<br />
Mức độ<br />
Trung bình<br />
Tích cực<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của điều dưỡng đối với EBP là tích cực (5,08 ±<br />
1,34) tuy nhiên kiến thức và kĩ năng về EBP của họ mới đạt ở mức độ trung bình, cụ thể điểm<br />
trung bình kiến thức là 4,00 (SD. = 1,23) và điểm trung bình kỹ năng là 3,79 (SD. = 1,39).<br />
Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều<br />
dưỡng về EBP<br />
Do bệnh viện chưa có sẵn nguồn học liệu nên yếu tố này sẽ không được đưa vào để xem xét mối<br />
liên quan với kiến thức, thái độ và kĩ năng EBP của Điều dưỡng.<br />
159<br />
<br />
Phạm Thị Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 157 - 162<br />
<br />
Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều dưỡng<br />
về EBP được trình bày trong Bảng 3.<br />
Bảng 3. Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều dưỡng về EBP<br />
Đặc điểm<br />
Kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều dưỡng về EBP<br />
nhân khẩu học<br />
Kiến thức<br />
Thái độ<br />
Kỹ năng<br />
Tuổi<br />
- 0,015 (NS)<br />
- 0,025 (NS)<br />
- 0,004 (NS)<br />
Giới<br />
0, 212 (NS)<br />
0,134 (NS)<br />
0,054 (NS)<br />
Trình độ học vấn<br />
0,053*<br />
0,112**<br />
0,125***<br />
Năm công tác<br />
- 0,013 (NS)<br />
- 0,13 (NS)<br />
- 0,017 (NS)<br />
Tham gia NCKH<br />
0,388 ***<br />
0,521***<br />
0,31***<br />
Nguồn học liệu<br />
NS: not significant; * p < 0,1; ** p< 0,05; *** p< 0,01<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi,<br />
giới và số năm công tác không có mối liên<br />
quan với kiến thức, thái độ và kỹ năng EBP<br />
của điều dưỡng (xem Bảng 3).<br />
<br />
kiến thức về EBP và kỹ năng thực hành EBP<br />
ở mức độ trung bình. Kết quả này tương đồng<br />
với kết quả của một số nghiên cứu trước đây<br />
[1], [2], [5].<br />
<br />
Bảng 3 cũng cho ta thấy, trình độ chuyên môn<br />
có mối tương quan tỷ lệ thuận với kiến thức<br />
về EBP (r = 0,053; p < 0,1); với thái độ về<br />
EBP (r = 0,112 ; p < 0,05); và với kỹ năng<br />
EBP (r = 0,125; p < 0,01). Ngoài ra, kiểm<br />
định Independent sample t test đã được sử<br />
dụng để xác định xem liệu có sự khác biệt về<br />
kiến thức, thái độ, và kỹ năng thực hành EBP<br />
giữa các đối tượng có trình độ cao đẳng và đại<br />
học hay không. Kết quả cho thấy, không có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ và<br />
kĩ năng thực hành EBP giữa các nhóm có trình<br />
độ chuyên môn khác nhau (cao đẳng, đại học),<br />
tuy nhiên điều dưỡng có trình độ chuyên môn<br />
cao hơn có điểm trung bình kiến thức cao hơn<br />
(4,25 ± 1,24 và 3,86 ± 1,14; p < 0,05).<br />
<br />
Có thể nói, áp dụng EBP trong thực hành<br />
chăm sóc người bệnh là cách tiếp cận đa<br />
chiều và đòi hỏi người điều dưỡng cần trang<br />
bị cho mình những kiến thức và kỹ năng nhất<br />
định. Tuy nhiên, là một bệnh viện tuyến trung<br />
ương với số lượng người bệnh luôn trong tình<br />
trạng quá tải, điều dưỡng thường không có đủ<br />
thời gian để tiến hành các nghiên cứu. Thêm<br />
nữa nguồn học liệu chưa được trang bị đầy đủ<br />
cũng có thể là một trong những lí do khiến<br />
cho điều dưỡng khó có thể tiếp cận với các<br />
kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho<br />
nên dù có thái độ tích cực với EBP nhưng<br />
điều dưỡng mới chỉ có kiến thức và kỹ năng<br />
thực hành EBP ở mức độ trung bình.<br />
<br />
Tương tự, việc điều dưỡng đã từng tham gia<br />
nghiên cứu khoa học có mối liên quan tỷ lệ<br />
thuận với kiến thức về EBP (r = 0,388 ; p <<br />
0,01); với thái độ về EBP (r = 0,521; p <<br />
0,01) và với kỹ năng thực hành EBP của điều<br />
dưỡng (r = 0,31 ; p < 0,01).<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu này được thực hiên nhằm mô tả<br />
kiến thức, thái độ và kĩ năng của điều dưỡng<br />
về EBP và xác định mối liên quan với một số<br />
yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học của các<br />
đối tượng nghiên cứu.<br />
Các đối tượng tham gia nghiên cứu báo cáo<br />
rằng họ có thái độ tích cực với EBP tuy nhiên<br />
160<br />
<br />
Tương tự với kết quả một số nghiên cứu trước<br />
[1], [5] trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố<br />
tuổi, số năm công tác và giới tính không có<br />
mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến<br />
thức, thái độ, kỹ năng thực hành EBP của<br />
điều dưỡng. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu<br />
chỉ ra rằng điều dưỡng có số năm công tác<br />
nhiều hơn có kiến thức và kĩ năng EBP cao<br />
hơn [4]. AbuRuz và các cộng sự (2017) [1]<br />
cũng chỉ ra rằng các nữ điều dưỡng có kiến<br />
thức, thái độ và kỹ năng thực hành EBP kém<br />
hơn so với các nam điều dưỡng. Điều này cho<br />
thấy cần tiến hành thêm các nghiên cứu khác<br />
nhằm xác định ảnh hưởng của giới tính cũng<br />
như thời gian công tác với kiến thức, thái độ<br />
và kỹ năng thực hành EBP của điều dưỡng.<br />
<br />
Phạm Thị Oanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tương tự kết quả của nghiên cứu được tiến<br />
hành trước đó [1], trong nghiên cứu này trình<br />
độ chuyên môn có mối liên quan với kiến<br />
thức, thái độ và kĩ năng thực hành EBP của<br />
điều dưỡng. Cụ thể điều dưỡng có trình độ đại<br />
học có điểm trung bình kiến thức về EBP cao<br />
hơn so với điều dưỡng có trình độ cao đẳng.<br />
Điều này có thể do chương trình học đại học<br />
đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ<br />
bản về phương pháp nghiên cứu khoa học. Do<br />
đó sinh viên điều dưỡng trình độ đại học được<br />
làm quen với việc nghiên cứu thông qua các<br />
bước như hình thành câu hỏi nghiên cứu, tìm<br />
tổng quan tài liệu, đánh giá các kết quả<br />
nghiên cứu có trước, viết đề cương nghiên<br />
cứu cũng như xuất bản các bài báo khoa<br />
học… Thông qua các hoạt động nghiên cứu<br />
khoa học đó sinh viên thu thập được các kiến<br />
về thực hành dựa trên bằng chứng và tầm<br />
quan trọng của việc áp dụng các bằng chứng<br />
khoa học trong thực hành chăm sóc người<br />
bệnh. Như vậy, việc nâng cao trình độ cho đội<br />
ngũ điều dưỡng viên sẽ giúp nâng cao kiến<br />
thức của họ về thực hành dựa trên bằng<br />
chứng. Song song với đó các khóa học<br />
chuyên sâu về EBP nên được đưa vào chương<br />
trình môn học trong các trường đào tạo về<br />
điều dưỡng nói riêng và nhân lực y tế nói<br />
chung. Các bệnh viện cũng cần thường xuyên<br />
tổ chức các chương trình đào tạo hoặc các<br />
khóa tập huấn, hội thảo và hội nghị về EBP<br />
nhằm tăng cường năng lực thực hành EBP cho<br />
điều dưỡng. Theo đó, các nghiên cứu nhằm<br />
đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp<br />
nâng cao kiến thức, thái độ và kĩ năng EBP cho<br />
điều dưỡng cũng cần được tiến hành.<br />
Trong nghiên cứu này, mặc dù đều biểu thị<br />
thái độ tích cực về EBP, nhưng giữa các điều<br />
dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng lại<br />
không có sự khác biệt về mức độ thực hành<br />
EBP. Ngược lại, Majid và các cộng sự (2011)<br />
[5] chỉ ra rằng điều dưỡng có trình độ chuyên<br />
môn cao hơn thực hành kĩ năng EBP thường<br />
xuyên hơn. Có thể lí giải rằng các điều dưỡng<br />
trong nghiên cứu này có trình độ chuyên môn<br />
khác nhau nhưng vẫn làm việc trong cùng<br />
<br />
187(11): 157 - 162<br />
<br />
một bệnh viện công lập với vai trò và chức<br />
năng giống nhau. Họ đều phải cùng nhau làm<br />
việc với áp lực bệnh nhân đông, nhân lực điều<br />
dưỡng thiếu hụt, cơ sở vật chất và trang thiết<br />
bị chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra họ phải<br />
dành nhiều thời gian để ghi chép giấy tờ hồ sơ<br />
bệnh án. Dường như họ không còn đủ thời<br />
gian để tìm kiếm các bằng chứng khoa học<br />
mới nhất và áp dụng vào thực tế lâm sàng. Do<br />
vậy, thực hành EBP chưa phải là ưu tiên hàng<br />
đầu của các điều dưỡng. Nhiều nghiên cứu<br />
trên thế giới đã chỉ ra rằng áp lực công việc<br />
quá tải và thiếu thời gian là các yếu tố chính<br />
ảnh hưởng đến kĩ năng thực hành EBP của<br />
điều dưỡng [2], [4], [6]. Tuy nhiên, nghiên<br />
cứu trong bối cảnh các bệnh viện ở Việt Nam<br />
để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức,<br />
thái độ và kĩ năng EBP của điều dưỡng cần<br />
được triển khai trong tương lai gần.<br />
Các điều dưỡng đã từng tham gia nghiên cứu<br />
khoa học có điểm trung bình kiến thức, thái<br />
độ và kĩ năng EBP cao hơn những người chưa<br />
bao giờ tham gia nghiên cứu. Điều này đã<br />
được chứng minh trong nhiều nghiên cứu<br />
trước đây [1], [2], [4]. Nghiên cứu khoa học<br />
là một phần của EBP. Thông qua các bước<br />
nghiên cứu khoa học điều dưỡng thu thập<br />
thêm những kiến thức mới có độ tin cậy, và<br />
nhận thức được tầm quan trọng của EBP<br />
trong thực hành nghề nghiệp nên điều dưỡng<br />
có xu hướng thực hành kĩ năng EBP thường<br />
xuyên hơn. Vì vậy, cần có giải pháp phù hợp<br />
để khuyến khích điều dưỡng tích cực nghiên<br />
cứu khoa học qua đó nâng cao kiến thức, thái<br />
độ và kĩ năng EBP của điều dưỡng.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có thái độ<br />
tích cực về EBP tuy nhiên kiến thức và kĩ<br />
năng thực hành EBP ở mức độ trung bình.<br />
Các yếu tố tuổi, giới, và số năm công tác<br />
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
với kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành<br />
EBP của điều dưỡng.<br />
Điều dưỡng có trình độ đại học có điểm trung<br />
bình kiến thức về EBP cao hơn điều dưỡng<br />
cao đẳng. Các điều dưỡng đã từng tham gia<br />
161<br />
<br />