Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ Ủ ẤM <br />
CHO TRẺ SINH NON TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN <br />
NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ <br />
Đặng Thị Hà*, Nguyễn Thị Thúy An** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ sinh non (TSN) tại Khoa Sơ <br />
sinh Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện. <br />
Kết quả: Tổng số 63,2% bà mẹ biết Kangaroo là phương pháp ủ ấm da kề da. Đánh giá chung có 57,55% <br />
các đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về ủ ấm cho TSN. Đa số bà mẹ có thái độ đồng ý rằng Kangaroo là <br />
phương pháp ủ ấm đơn giản và dễ dàng thực hiện chiếm tỷ lệ 72,6%. Đánh giá chung về thái độ có 72,64% đối <br />
tượng nghiên cứu có thái độ tích cực về ủ ấm cho TSN. Bà mẹ có thực hành đúng cao nhất ở bước 2 chiếm <br />
99,1%, kế đến là bước 12 chiếm 97,2% và bước 10 chiếm 93,4%. Bà mẹ có thực hành đúng thấp nhất ở bước 9 <br />
chỉ chiếm 34% và bước 11 chiếm 56,6%. Đánh giá chung có 63,21% bà mẹ có thực hành đúng về ủ ấm cho TSN <br />
theo phương pháp Kangaroo. <br />
Kết luận: Kết quả của nghiên cứu sẽ xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức thái độ và thực hành đúng đối với <br />
việc ủ ấm cho TSN theo phương pháp Kangaroo. Từ kết quả này sẽ cung cấp thông tin thỏa đáng để bà mẹ có thể <br />
thực hiện ủ ấm cho TSN thích hợp và hiệu quả. <br />
Từ khóa: Trẻ sinh non, ủ ấm. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF MOTHERS REGARD KEEPING WARM FOR <br />
PREMATURE NEWBORN AT THE DEPARTMENT <br />
OF PEDIATRIC IN CANTHO CITY HOSPITAL <br />
Dang Thi Ha, Nguyen Thi Thuy An <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 97 ‐ 103 <br />
Objectives: To explore knowledge, attitude and practice of mothers about keeping warm for premature <br />
newborn at the department of pediatric in CanTho City Hospital <br />
Method: A cross – sectional and convenient sampling. <br />
Results: Total 63.2 percent of mothers know the Method Kangaroo to place the baby on their chest to chest <br />
skin. The rate is 57.55 percent of the study subjects have the right knowledge about keeping warm for premature <br />
newborn. Most mothers’ attitude agree that keeping warm by Method Kangaroo is simple and easily. The rate <br />
made up 72.6 percent. General assessment is 72.64 percent of study subjects with positive attitudes about keeping <br />
warm for premature newborn. The percentage of women who have right practice the highest in step 2 accounted <br />
for 99.1 percent, followed by 97.2 percent accounted for step 12 and step 10 up to 93.4 percent. Mothers have the <br />
right practice the lowest in step 9 only 34% and step11 accounted for 56.6%. Overall assessment is 63.21% <br />
mothers practiced correctly keeping warm for premature babies in Kangaroo method. <br />
<br />
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
<br />
** Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ <br />
<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Đặng Thị Hà ‐ ĐT: 0913115025‐ Email: dang ha0511@yahoo.com <br />
<br />
98<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: The result of this study will identify mother’s knowledge, attitudes and practice involved <br />
keeping warm for premature newborn in Kangaroo method. From this result will providing adequate information <br />
that the mothers can keeping warm appropriate and effective for premature babies. <br />
Keywords: Premature newborn, keeping warm. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Trẻ sinh non là một vấn đề sức khỏe đáng <br />
quan tâm trong lĩnh vực sản nhi hiện nay. Theo <br />
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới mỗi năm có <br />
15 triệu TSN, ở Mỹ là 12‐13%, Châu Âu 6‐9%, <br />
riêng ở Việt Nam chưa có con số chính xác. Theo <br />
thống kê của một số bệnh viện khoảng 8‐10% và <br />
tỷ lệ này ngày càng tăng. Thống kê tại Bệnh viện <br />
Nhi đồng Thành phố Cần Thơ năm 2011 có <br />
khoảng 25,2% bệnh nhi nhập viện do sinh non. <br />
Sinh non là yếu tố quyết định ảnh hưởng <br />
đến khả năng sống sót, phát triển thể chất tâm <br />
thần và tình trạng sức khỏe lâu dài của trẻ. <br />
TSN có nguy cơ tử vong tăng gấp 20 lần so với <br />
trẻ sinh đủ tháng. Đối với nguy cơ suy hô hấp, <br />
bệnh màng trong, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng <br />
và các bệnh lý thông thường khác cũng rất cao <br />
ở TSN. Do các yếu tố nguy cơ ở TSN làm tăng <br />
số ngày nằm viện và cần phải có chế độ chăm <br />
sóc đặc biệt gây ra nhiều tốn kém cho gia đình, <br />
xã hội trong năm đầu đời. <br />
Tại các cơ sở y tế có sẵn lồng ấp, việc sử <br />
dụng phương pháp này cũng gặp nhiều trở ngại <br />
như bảo dưỡng kém, mất điện và thiếu phụ <br />
tùng thay thế, bảo trì, sửa chữa khó khăn và tốn <br />
kém. Tình trạng số lượng TSN quá nhiều mà <br />
không đủ lồng ấp dẫn đến mỗi lồng ấp phải <br />
nằm 2‐3 trẻ làm giảm hiệu quả ủ ấm và tăng <br />
nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngoài ra, sử <br />
dụng lồng ấp làm hạn chế sự phát triển tình cảm <br />
mẹ con, giảm nuôi con bằng sữa mẹ, để khắc <br />
phục hạn chế của phương pháp ủ ấm bằng lồng <br />
ấp thì chăm sóc Kangaroo là phương pháp đã <br />
được khuyến cáo áp dụng cho TSN ở các nước <br />
đang phát triển. Phương pháp Kangaroo (PPK) <br />
đã được chứng minh giúp thay thế lồng ấp, <br />
giảm chi phí, thời gian nằm viện và hạn chế <br />
nhiễm trùng. Phương pháp Kangaroo còn giúp <br />
ổn định thần kinh của trẻ sinh non, tăng tình <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
cảm mẹ con, tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, <br />
tăng tỷ lệ sống cho trẻ thiếu tháng(5,3,6). <br />
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ <br />
được xem là tuyến điều trị cao nhất về chuyên <br />
khoa Nhi của khu vực Đồng bằng Sông Cửu <br />
Long. Tại khoa Sơ sinh nơi tập trung nhiều trẻ <br />
sinh non và cực non nhưng số lượng lồng ấp còn <br />
hạn chế. Nhằm hạn chế tình trạng quá tải, hạn <br />
chế nhiễm trùng, chi phí và thời gian nằm viện. <br />
Do đó, TSN khi đã được điều trị ổn định thoát <br />
khỏi tình trạng cấp tính thì sẽ được bà mẹ tiếp <br />
tục chăm sóc và ủ ấm theo PPK. Để việc chăm <br />
sóc cho trẻ sinh non hiệu quả đòi hỏi bà mẹ phải <br />
có kiến thức, thái độ đúng để từ đó thực hành <br />
tốt việc ủ ấm cho trẻ. Với mong muốn, đáp ứng <br />
các vấn đề thành công trong nuôi trẻ non tháng, <br />
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Kiến <br />
thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về ủ ấm <br />
cho trẻ sinh non tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi <br />
đồng Thành phố Cần Thơ “. <br />
<br />
Mục tiêu đề tài <br />
Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về ủ <br />
ấm cho trẻ sinh non tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện <br />
Nhi đồng Thành phố Cần Thơ. <br />
Xác định tỷ lệ bà mẹ có thái độ tích cực về ủ <br />
ấm cho trẻ sinh non tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện <br />
Nhi đồng Thành phố Cần Thơ. <br />
Xác định tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về ủ <br />
ấm cho trẻ sinh non theo phương pháp <br />
Kangaroo tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng <br />
Thành phố Cần Thơ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả bà mẹ có con sinh non nhập viện tại <br />
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Thành phố <br />
<br />
99<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Cần Thơ trong thời gian từ tháng 01 đến tháng <br />
07/2013. <br />
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính <br />
<br />
<br />
p x (1 - p)<br />
<br />
n= Z (1‐α/2) <br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
d2<br />
<br />
Trong đó:d: sai số mong đợi, chọn d = 0,1 ; p: chọn <br />
p = 0,5 để đạt n lớn nhất. N = 96 <br />
Để hạn chế sai sót trong quá trình thu thập <br />
số liệu nên cộng thêm 10% sai số. Vậy chọn mẫu <br />
nghiên cứu là 106 bà mẹ. <br />
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn <br />
Bà mẹ đã được hướng dẫn ủ ấm con theo <br />
phương pháp Kangaroo ngày thứ 5. <br />
<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bà mẹ không trực tiếp nuôi con. <br />
Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (câm, <br />
điếc, tâm thần,…). <br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu <br />
Kiểm tra những phiếu ghi chép không đầy <br />
đủ thông tin sẽ tiến hành phỏng vấn lại để bổ <br />
sung những chi tiết còn thiếu. Sau khi thu <br />
thập, số liệu được lọc lại, mã hoá và phân tích <br />
bằng chương trình thống kê vi tính ứng dụng <br />
STATA 12.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bảng 1. Kiến thức chung về ủ ấm theo phương pháp Kangaroo. <br />
Nội dung<br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm da kề da<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
67<br />
39<br />
<br />
63,2<br />
36,8<br />
<br />
99<br />
7<br />
<br />
93,4<br />
6,6<br />
<br />
92<br />
14<br />
<br />
86,8<br />
13,2<br />
<br />
Bà mẹ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ trước khi ủ ấm cho trẻ theo PPK<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
96<br />
10<br />
<br />
90,6<br />
9,4<br />
<br />
Bà mẹ cần rửa tay trước khi ủ ấm cho trẻ theo PPK<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
69<br />
37<br />
<br />
65,1<br />
34,9<br />
<br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm bà mẹ ôm con trước ngực<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
Ủ ấm theo PPK cần được thực hiện cả ngày lẫn đêm<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
Nhận xét: Ủ ấm cho trẻ theo PPK có 93,4% <br />
bà mẹ biết Kangaroo là phương pháp ủ ấm bà <br />
mẹ ôm con trước ngực và 63,2% bà mẹ biết <br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm da kề da. <br />
Qua khảo sát có 86,8% bà mẹ có kiến thức <br />
đúng về thời gian cần ủ ấm Kangaroo cho trẻ. <br />
Kết quả cho thấy tỷ lệ 90,6% bà mẹ biết vệ <br />
sinh thân thể sạch sẽ và 65,1% bà mẹ biết cần <br />
phải rửa tay trước khi ủ ấm Kangaroo. <br />
Bảng 2. Kiến thức về lợi ích của ủ ấm theo phương <br />
pháp Kangaroo. <br />
<br />
100<br />
<br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Thuận lợi khi nuôi con bằng sữa mẹ<br />
Đúng<br />
86<br />
81,1<br />
Chưa đúng<br />
20<br />
18,9<br />
Trẻ ngủ ngon<br />
Đúng<br />
87<br />
82,1<br />
Chưa đúng<br />
19<br />
17,9<br />
Trẻ ít khóc<br />
Đúng<br />
70<br />
66<br />
Chưa đúng<br />
36<br />
34<br />
Trẻ tăng cân nhanh<br />
Đúng<br />
68<br />
64,2<br />
Chưa đúng<br />
38<br />
35,8<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Tăng tình cảm mẹ con<br />
Đúng<br />
79<br />
74,5<br />
Chưa đúng<br />
27<br />
25,6<br />
Bà mẹ giảm lo lắng, sợ hãi, trầm cảm<br />
Đúng<br />
62<br />
58,5<br />
Chưa đúng<br />
44<br />
41,5<br />
Gia đình cùng san sẻ trách nhiệm nuôi trẻ<br />
Đúng<br />
64<br />
60,4<br />
Chưa đúng<br />
42<br />
39,6<br />
<br />
Nhận xét: Đa số các bà mẹ trong mẫu nghiên <br />
cứu có hiểu biết đúng về lợi ích ủ ấm theo PPK. <br />
Bà mẹ có kiến thức đúng cao nhất là <br />
Kangaroo giúp trẻ ngủ ngon chiếm 82,1%, kế <br />
đến là thuận lợi khi nuôi con bằng sữa mẹ chiếm <br />
81,1% và tăng tình cảm mẹ con chiếm 74,5%. <br />
Tỷ lệ 66% bà mẹ biết ủ ấm theo PPK sẽ giúp <br />
trẻ ít khóc và 64,2% giúp trẻ tăng cân nhanh. <br />
Kiến thức đúng về PPK giúp bà mẹ giảm lo <br />
lắng sợ hãi chiếm tỷ lệ thấp nhất 58,5%. <br />
<br />
Kiến thức đúng về ủ ấm cho trẻ sinh non <br />
Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức cho <br />
thấy có 57,55% các đối tượng nghiên cứu có kiến <br />
thức đúng về ủ ấm cho TSN. <br />
Bảng 3. Thái độ về ủ ấm cho trẻ sinh non theo PPK. <br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Kangaroo là phương pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện.<br />
Đồng ý<br />
77<br />
72,6<br />
Không ý kiến<br />
23<br />
21,7<br />
Không đồng ý<br />
6<br />
5,7<br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm hiệu quả cho TSN<br />
Đồng ý<br />
68<br />
64,2<br />
Không ý kiến<br />
37<br />
34,9<br />
Không đồng ý<br />
1<br />
0,9<br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm an toàn cho TSN<br />
Đồng ý<br />
68<br />
64,2<br />
Không ý kiến<br />
37<br />
34,9<br />
Không đồng ý<br />
1<br />
0,9<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp tăng cường tình cảm mẹ con<br />
Đồng ý<br />
98<br />
92,4<br />
Không ý kiến<br />
4<br />
3,8<br />
Không đồng ý<br />
4<br />
3,8<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp bà mẹ thuận lợi hơn khi nuôi con<br />
bằng sữa mẹ<br />
Đồng ý<br />
87<br />
82,1<br />
Không ý kiến<br />
8<br />
7,5<br />
Không đồng ý<br />
11<br />
10,4<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.<br />
Đồng ý<br />
90<br />
84,9<br />
Không ý kiến<br />
6<br />
5,7<br />
Không đồng ý<br />
10<br />
9,4<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp trẻ ít khóc<br />
Đồng ý<br />
86<br />
81,1<br />
Không ý kiến<br />
4<br />
3,8<br />
Không đồng ý<br />
16<br />
15,1<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh<br />
Đồng ý<br />
72<br />
67,9<br />
Không ý kiến<br />
15<br />
14,2<br />
Không đồng ý<br />
19<br />
17,9<br />
Ủ ấm theo PPK sẽ giúp bà mẹ giảm lo lắng, sợ hãi<br />
Đồng ý<br />
75<br />
70,8<br />
Không ý kiến<br />
7<br />
6,6<br />
Không đồng ý<br />
24<br />
22,6<br />
<br />
Nhận xét: Đa số các bà mẹ có thái độ đồng ý <br />
với việc Kangaroo là phương pháp ủ ấm đơn <br />
giản và dễ dàng thực hiện (72,6%). <br />
Lợi ích của PPK, bà mẹ có thái độ đồng ý <br />
cao nhất là PPK giúp tăng tình cảm mẹ con <br />
chiếm 92,4%, kế đến là giúp trẻ ngủ ngon <br />
chiếm 84,9% và thuận lợi khi nuôi con bằng <br />
sữa mẹ chiếm 82,1%. <br />
<br />
Thái độ tích cực về ủ ấm cho trẻ sinh non <br />
Từ các kết quả nghiên cứu về thái độ cho <br />
thấy có 72,64% các đối tượng nghiên cứu có thái <br />
độ tích cực về ủ ấm cho TSN. <br />
Bảng 4. Thực hành của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ sinh <br />
non theo phương pháp Kangaroo. <br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Bước 1: Trẻ đã được thay tã sạch, đội nón<br />
Đúng<br />
91<br />
85,8<br />
Chưa đúng<br />
15<br />
14,2<br />
Bước 2: Bà mẹ mặc áo thun kiểu Kangaroo vào bên trong<br />
và kéo áo xuống ngang rốn, bên ngoài mặc áo rộng có nút<br />
cài phía trước<br />
Đúng<br />
105<br />
99,1<br />
Chưa đúng<br />
1<br />
0,9<br />
Bước 3: Người mẹ có thể ngồi hoặc đứng, bế trẻ bằng 1<br />
bàn tay nâng cổ và lưng trẻ, tay kia bế nâng phần mông của<br />
trẻ<br />
Đúng<br />
96<br />
90,6<br />
Chưa đúng<br />
10<br />
9,4<br />
Bước 4: Tay giữ đầu nâng nhẹ phần dưới cằm để đầu, cổ<br />
trẻ không bị gập xuống làm cản trở đường thở của trẻ<br />
Đúng<br />
Chưa đúng<br />
<br />
87<br />
19<br />
<br />
82,1<br />
17,9<br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nội dung<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Bước 5: Đặt trẻ nằm sấp giữa 2 bầu vú mẹ, ở tư thế thẳng<br />
đứng, ngực kề ngực với mẹ sao cho khi cúi xuống cằm của<br />
mẹ vừa chạm vào đầu trẻ<br />
Đúng<br />
74<br />
69,8<br />
Chưa đúng<br />
32<br />
30,2<br />
Bước 6: Quay mặt trẻ về 1 bên và hơi ngửa nhẹ<br />
Đúng<br />
85<br />
80,2<br />
Chưa đúng<br />
21<br />
19,8<br />
Bước 7: Đặt 2 tay trẻ lên phía trên 2 bầu vú mẹ.<br />
Đúng<br />
83<br />
78,3<br />
Chưa đúng<br />
23<br />
21,7<br />
Bước 8: Dang 2 chân trẻ ra, đùi gập dưới vú mẹ (giống tư<br />
thế con ếch)<br />
Đúng<br />
90<br />
84,9<br />
Chưa đúng<br />
16<br />
15,1<br />
Bước 9: Sau khi đặt trẻ đúng vị trí, một tay giữ đầu, tay kia<br />
đưa 2 bàn chân trẻ ra khỏi phần dưới áo Kangaroo.<br />
Đúng<br />
<br />
36<br />
<br />
34<br />
<br />
Chưa đúng<br />
70<br />
66<br />
Bước 10: Kéo phần trên của áo đến ngang tai trẻ<br />
Đúng<br />
99<br />
93,4<br />
Chưa đúng<br />
7<br />
6,6<br />
Bước 11: Đổi tay giữ đầu, kéo áo Kangaroo cho hoàn chỉnh<br />
sao cho phần dưới áo phủ hết 2 bàn chân trẻ.<br />
Đúng<br />
60<br />
56,6<br />
Chưa đúng<br />
46<br />
43,4<br />
Bước 12: Cài nút áo ngoài của mẹ, để hở đầu trẻ<br />
Đúng<br />
103<br />
97,2<br />
Chưa đúng<br />
3<br />
2,8<br />
<br />
Nhận xét: Đa số bà mẹ trong nghiên cứu <br />
thực hành đúng việc ủ ấm theo PPK. <br />
Bà mẹ có thực hành đúng cao nhất ở bước 2 <br />
chiếm 99,1%, kế đến là bước 12 chiếm 97,2% và <br />
bước 10 chiếm 93,4%. <br />
Bà mẹ có thực hành đúng thấp nhất ở bước 9 <br />
chỉ chiếm 34% và bước 11 chiếm 56,6%. <br />
<br />
Thực hành đúng về ủ ấm cho trẻ sinh non <br />
theo phương pháp Kangaroo <br />
Trong 106 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu có <br />
67 bà mẹ có thực hành đúng về ủ ấm theo PPK <br />
cho TSN chiếm tỷ lệ 63,21% và có 39 bà mẹ có <br />
thực hành chưa đúng chiếm 36,79%. <br />
<br />
102<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kiến thức của của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ <br />
sinh non <br />
Kết quả nghiên cứu có 63,2% bà mẹ biết <br />
Kangaroo là phương pháp ủ ấm da kề da. Tỷ <br />
lệ 93,4% đối tượng nghiên cứu biết Kangaroo <br />
là phương pháp ủ ấm bà mẹ ôm con trước <br />
ngực. Chúng tôi nhận thấy hiểu biết của các bà <br />
mẹ về PPK còn hạn chế, vì vậy nhu cầu tăng <br />
hiểu biết cho bà mẹ về ủ ấm theo PPK cho TSN <br />
là rất cần thiết. <br />
Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về lợi ích của PPK <br />
khá cao. Tỷ lệ cao nhất là bà mẹ có KT đúng về <br />
PPK giúp trẻ ngủ ngon chiếm 82,1%. Bà mẹ biết <br />
ủ ấm Kangaroo sẽ thuận lợi khi nuôi con bằng <br />
sữa mẹ chiếm 81,1% và tăng tình cảm mẹ con <br />
chiếm 74,5%. Nhận thức về lợi ích là yếu tố thúc <br />
đẩy, là động lực để đối tượng thực hiện hành vi. <br />
Vì vậy, cần phải nâng cao kiến thức của các <br />
bà mẹ về lợi ích của ủ ấm theo PPK. <br />
Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức cho <br />
thấy, trong 106 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu <br />
có 61 bà mẹ có kiến thức đúng về ủ ấm cho TSN <br />
chiếm tỷ lệ 57,55% và có 45 bà mẹ có kiến thức <br />
chưa đúng chiếm 42,45%. Kết quả của chúng tôi <br />
cao hơn so với nghiên cứu trên 80 bà mẹ tại <br />
bệnh viện Bangalore có 45,6% bà mẹ có kiến <br />
thức đúng về chăm sóc Kangaroo, tương tự với <br />
nghiên cứu của tác giả Kavitha có 48,15% bà mẹ <br />
có kiến thức đúng về chăm sóc Kangaroo. <br />
<br />
Thái độ của bà mẹ về ủ ấm cho TSN <br />
Nghiên cứu cho thấy rằng 72,6% bà mẹ có <br />
thái độ đồng ý với việc Kangaroo là phương <br />
pháp ủ ấm đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tỷ lệ <br />
64,2% bà mẹ đồng ý rằng Kangaroo là phương <br />
pháp ủ ấm an toàn và hiệu quả cho trẻ. Hiệu quả <br />
ủ ấm của phương pháp Kangaroo đã được rất <br />
nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh. Nghiên <br />
của của tác giả Chwo MJ cho thấy chăm sóc <br />
Kangaroo nhiệt độ của trẻ sẽ duy trì ở 3703(2). Tác <br />
giả Lizarazo cũng cho thấy rằng chăm sóc <br />
Kangaroo cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />