
Kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về gói thiết lập và chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 0
download

Gói chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi (Peripheral Intravenous Catheter - PIVC) đã được chứng minh giảm thiểu được nhiều biến chứng liên quan đến catheter. Bài viết trình bày khảo sát kiến thức và thực hành của điều dưỡng về gói thiết lập và theo dõi đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về gói thiết lập và chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(5):98-105 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13 Kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về gói thiết lập và chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hồ Trung Tín1,2, Trần Thị Lan Hương1, Phan Thị Tâm Đan2, Trương Ngọc Lâm Tuyền2, Lê Văn Khoa2, Trần Thuỵ Khánh Linh1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Gói chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi (Peripheral Intravenous Catheter - PIVC) đã được chứng minh giảm thiểu được nhiều biến chứng liên quan đến catheter. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu hệ thống đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành về gói chăm sóc PIVC của điều dưỡng. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thực hành của điều dưỡng về gói thiết lập và theo dõi đường truyền tĩnh mạch ngoại vi tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 68 Điều dưỡng viên tại 5 khoa lâm sàng. Mỗi Điều dưỡng có một lần đánh giá kiến thức và quan sát thực hành về gói chăm sóc PIVCở bệnh nhân có ống thông tĩnh mạch. Kiến thức được đánh giá theo thang điểm nhị giá (0: sai/không biết; 1: đúng), với tổng điểm tối đa 19. Thực hành được chấm theo thang Likert 3 mức (0: không thực hiện; 1: thực hiện không đầy đủ; 2: thực hiện đúng và đầy đủ), tổng điểm tối đa 24. Kết quả tổng điểm kiến thức, thực hành ≥ 80% được xem là đạt yêu cầu. Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch, mã hóa và phân tích bằng Stata 14.2 với các thống kê mô tả: tần số, tỷ lệ phần trăm và trung bình ± độ lệch chuẩn. Kết quả: Trong 68 điều dưỡng tham gia khảo sát, 55,7% có kiến thức đúng về gói chăm sóc PIVC, 44,3% trả lời sai/ không biết. Thực hành đúng và đầy đủ chiếm 37,7%, không đầy đủ 33,1% và không thực hiện 29,2%. Kiến thức đạt tỷ lệ đúng cao ở các nội dung cơ bản (>85%), nhưng còn hạn chế ở kỹ thuật vô trùng (63,2%) và lựa chọn găng tay (41,2%). Ở giai đoạn theo dõi PIVC, chỉ 10,3% nhận biết đúng tác nhân nhiễm khuẩn chính và 2,9% thực hiện giáo dục người bệnh. Thực hành đặt PIVC có tỷ lệ đạt từ 73,5% đến 79,4%, ghi chép hồ sơ theo I-DECIDED đạt 50%, trong khi thực hành đúng và đầy đủ ở giai đoạn theo dõi chỉ dao động từ 2,9% đến 19,1%. Kết luận: Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc PIVC tương đối tốt, nhưng thực hành còn hạn chế. Giai đoạn theo dõi PIVC là điểm yếu rõ rệt, đặc biệt ở bước ghi chép hồ sơ có cấu trúc I-DECIDED. Cần tăng cường đào tạo thực hành định kỳ cho điều dưỡng về gói chăm sóc PIVC nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh. Từ khóa: gói chăm sóc; ống thông tĩnh mạch ngoại vi; công cụ I-DECIDED Ngày nhận bài: 14-04-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 07-05-2025 / Ngày đăng bài: 12-05-2025 *Tác giả liên hệ: Trần Thụy Khánh Linh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: thuykhanhlinhtran@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 98 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Abstract KNOWLEDGE AND PRACTICES OF NURSES REGARDING THE INSERTION AND MONITORING CARE BUNDLE FOR PERIPHERAL INTRAVENOUS CATHETERS IN HO CHI MINH CITY Tran Ho Trung Tin, Tran Thi Lan Huong, Phan Thi Tam Dan, Truong Ngoc Lam Tuyen, Le Van Khoa, Tran Thuy Khanh Linh Background: The peripheral intravenous catheter (PIVC) care bundle is shown to reduce catheter-related complications; however, in Vietnam, no systematic evaluation on nurse’s knowledge and practices has been conducted. Objective: To assess nurse’s knowledge and practices regarding the peripheral intravenous catheter (PIVC) insertion and monitoring care bundle at a hospital in Ho Chi Minh City. Methods: A cross-sectional study was conducted on 68 nurses from five clinical departments. Knowledge was evaluated using a binary scale (0: incorrect/unknown; 1: correct), with a maximum score of 19. Practices was observed and scored via a 3-level Likert scale (0: not performed; 1: partially performed; 2: fully performed), with a maximum score of 24. Scores ≥80% of the total were deemed compliant. Following data collection, the cleaned and coded data were analyzed using Stata version 14.2. Descriptive statistics including frequencies, percentages, and means with standard deviations (mean ± SD) were applied. Results: Among participants, 55.7% demonstrated correct knowledge, while 44.3% provided incorrect/uncertain answers. For practices, 37.7% performed fully compliant care, 33.1% partially complied, and 29.2% did not comply. Knowledge was higher in basic care (>85%) but lower in aseptic techniques (63.2%) and glove selection (41.2%). During PIVC monitoring, only 10.3% correctly identified infection risks, and 2.9% provided patient education. PIVC insertion practices achieved compliance rates of 73.5–79.4%, while structured documentation using the I-DECIDED tool reached 50%. Compliance in monitoring phases remained low (2.9–19.1%). Conclusion: Nurse’s knowledge of PIVC care was adequate, but practical compliance was suboptimal, particularly in monitoring and structured documentation (I-DECIDED). Regular hands-on training is critical to enhance practice quality and patient safety. Keywords: care bundle; peripheral intravenous catheter; I-DECIDED tool 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đảm bảo an toàn trong quy trình đặt và theo dõi PIVC là thách thức không nhỏ. Đáng chú ý, quy trình theo dõi và đánh giá PIVC vẫn chủ yếu mang tính thủ công, thiếu tính Thiết lập đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (Peripheral hệ thống và chưa đồng bộ giữa các ca trực. Điều này khiến Intravenous Catheter – PIVC) là một kỹ thuật cơ bản nhưng việc can thiệp phòng ngừa biến chứng thường mang tính cảm thiết yếu trong thực hành lâm sàng, nhằm đảm bảo đường tính, không nhất quán, ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc. vào tĩnh mạch phục vụ cho truyền dịch, thuốc và các can thiệp điều trị khác. Tuy phổ biến và tiện lợi, PIVC vẫn tiềm Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Y tế Quốc gia Anh ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm tĩnh mạch, tắc (NHS) đã khuyến nghị triển khai gói chăm sóc PIVC, bao mạch hay rò rỉ dịch, dẫn đến gia tăng chi phí điều trị và kéo gồm các bước chuẩn hóa trong thiết lập, duy trì và theo dõi dài thời gian nằm viện [1]. Thực tế tại các bệnh viện ở Việt đường truyền. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Úc và Tây Ban Nam, PIVC là kỹ thuật thường quy được thực hiện bởi điều Nha đã chứng minh hiệu quả rõ rệt của gói chăm sóc trong dưỡng tại hầu hết các cơ sở y tế. Với số lượng bệnh nhân việc giảm tỷ lệ viêm tĩnh mạch (4,8–6%) và tiết kiệm chi phí đông, thời gian điều trị ngắn và áp lực công việc lớn, việc điều trị [2,3]. Tại Việt Nam, mặc dù một số nghiên cứu ban https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 99
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 đầu cho thấy tính khả thi của mô hình này, nhưng việc triển Chọn mẫu thuận tiện toàn bộ, các Điều dưỡng đang chăm khai trên diện rộng vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu bằng sóc trực tiếp người bệnh có PIVC tại 5 khoa lâm sàng. chứng nội địa và quy trình chuẩn phù hợp với bối cảnh lâm Nghiên cứu đã ghi nhận được 68 Điều dưỡng sử dụng gói sàng [4]. chăm sóc, mỗi Điều dưỡng có một cơ hội quan sát thực hành thông qua bảng kiểm. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực hiện tại một bệnh viện đa khoa của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm khảo sát 2.2.3. Phương pháp thực hiện thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc Công cụ thu thập số liệu thiết lập và theo dõi PIVC theo gói chăm sóc. Kết quả khảo sát sẽ cung cấp dữ liệu thực tiễn có giá trị, làm nền tảng xây Đánh giá kiến thức của điều dưỡng: qua bảng khảo sát có dựng chương trình tập huấn phù hợp, góp phần nâng cao 19 câu hỏi được phát triển bởi (Otis C, 2019) trong đó có 9 câu năng lực chuyên môn của điều dưỡng và chất lượng chăm hỏi liên quan đến việc bảo trì hệ thống truyền tĩnh mạch ngoại sóc người bệnh (NB). vi và 10 câu liên quan đến việc chăm sóc PIVC. Hệ số tin cậy Cronbach's alpha là 0,793 [5]. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực hành của điều dưỡng: Dựa trên bảng kiểm Khảo sát kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về gói gói chăm sóc PIVC được chuyển ngữ bởi tác giả Ngô Thanh thiết lập và chăm sóc theo dõi đường truyền tĩnh mạch Hải, Trần Thuỵ Khánh Linh 2021 gồm 5 biện pháp can thiệp ngoại vi. giai đoạn đặt PIVC, giai đoạn theo dõi PIVC gồm 6 biện pháp can thiệp.4 Sau khi xin phép tác giả, bộ câu hỏi được xây dựng lại bổ sung thêm phần “Ghi chép hồ sơ phiếu theo dõi catheter 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ngoại vi” tại giai đoạn theo dõi và nội dung quy trình thông NGHIÊN CỨU qua tổ thẩm định quy trình tại Bệnh viện. Hệ số tin cậy Cronbach's alpha là 0,896. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Tất cả 68 điều dưỡng tại 5 khoa lâm sàng (Tai mũi họng - tmh, Phụ Sản - PS, Gây mê hồi sức - GMHS, Chấn thương (B1) Các đối tượng tham gia nghiên cứu được lựa chọn theo chỉnh hình - CTCH, Ngoại tổng hợp) tại bệnh viện Đại học phương pháp thuận tiện từ danh sách điều dưỡng tại 5 khoa Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ Sở 2. Nghiên cứu lâm sàng, đáp ứng tiêu chí chọn mẫu; (B2) Nghiên cứu viên được thực hiện từ tháng 08/2024 đến tháng 02/2025. trình bày rõ mục đích, lợi ích và rủi ro, người tham gia ký phiếu đồng thuận trước khi khảo sát; (B3) Bảng câu hỏi kiến 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn thức gồm 19 câu được tạo qua phần mềm Microsoft Teams; Các Điều dưỡng làm công tác trực tiếp chăm sóc người người tham gia hoàn thành trong 15–20 phút và gửi kết quả bệnh có đặt ống thông tĩnh mạch ngoại vi và có kinh nghiệm qua hệ thống; (B4) Quan sát thực hành: Mỗi điều dưỡng được chăm sóc người bệnh trên 1 năm. giám sát bởi một điều tra viên (điều dưỡng trưởng tua trực hoặc trưởng khoa đã được đào tạo thống nhất cách chấm điểm 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ và sử dụng thành thạo bảng kiểm gói chăm sóc). Các điều Điều dưỡng đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi trong tình dưỡng sẽ quan sát thực hành trong một ca làm việc, sử dụng huống đang cấp cứu người bệnh; không thể tiếp cận trong bảng kiểm gói PIVC để ghi chép các bước đặt và theo dõi thời điểm khảo sát. catheter. 2.2.4. Biến số nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Biến độc lập: Tuổi, giới tính, khoa công tác, trình độ học 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu vấn, thâm niên làm việc, số NB chăm sóc/ngày, tần suất tham Nghiên cứu mô tả cắt ngang. gia tập huấn về tiêm truyền/gói PIVC. 2.2.2. Cỡ mẫu Biến phụ thuộc: 100 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Kiến thức về gói chăm sóc PIVC: Đánh giá bằng bảng câu Tần Tỷ Đặc tính hỏi 19 mục, chấm theo thang nhị giá (0–1), tổng điểm tối đa số lệ % 19; đạt yêu cầu nếu ≥80%. Trình độ học vấn Trung cấp 18 26,5 Thực hành về gói chăm sóc PIVC: Đánh giá bằng bảng Đại học 50 73,5 kiểm quan sát, chấm theo thang Likert 3 mức (0–2), tổng Thâm niên công tác điểm tối đa 24; đạt yêu cầu nếu ≥80%. < 5 năm 15 22,1 5 - 10 năm 16 23,5 2.2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu 11 - 15 năm 6 8,8 >15 năm 31 45,6 Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, mã hóa và được Số NB chăm sóc/ngày xử lý bằng phần mềm Stata 14.2. < 4 NB 6 8,8 Tần số, tỷ lệ (%) được sử dụng để mô tả các đặc điểm về 4-6 NB 29 42,7 > 6 NB 33 48,5 kiến thức và thực hành của điều dưỡng về sử dụng gói chăm Tham gia tập huấn về liệu pháp tiêm truyền sóc PIVC. Đã từng 64 94,1 Chưa từng 4 5,9 3. KẾT QUẢ Tần suất tham gia gói tập huấn 0 lần/ năm 3 4,4 1 lần/ năm 25 36,8 Đối tượng nghiên cứu gồm các 68 điều dưỡng có đặc điểm 2 lần/ năm 32 47,1 nhân khẩu học và xã hội học đa dạng. Về độ tuổi, nhóm dưới 3 lần/ năm 8 11,8 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (36,8%), tiếp theo là nhóm 30–40 tuổi (33,8%). Phần lớn làm việc tại khoa PT-GMHS (39,7%) Kết quả khảo sát 68 điều dưỡng về gói chăm sóc đường và khoa Sản (30,9%). Trình độ đại học chiếm khoảng 2/3, truyền tĩnh mạch ngoại vi cho thấy: Về kiến thức, tỷ lệ trả lời thâm niên công tác >15 năm có tỉ lệ 50%. Hầu hết chăm sóc "Đúng" đạt 55,7%, "Sai" 42,8% và "Không biết" 1,5%, phản từ 4-6 người bệnh/ngày (91,2%). Về đào tạo, đa số các Điều ánh phần đông điều dưỡng trả lời đúng về gói chăm sóc. Phần dưỡng chưa từng tiếp cận với mô hình gói chăm sóc PIVC thực hành có 37,7% đạt "Đúng và đủ", 33,1% "Chưa đủ" và chiếm tỉ lệ (91,2%). Bên cạnh đó, chỉ 80% Điều dưỡng tham 29,2% "Không thực hành", cho thấy hơn 60% chưa đáp ứng gia tập huấn về các liệu pháp tiêm truyền 1–2 lần/năm, 4,4% yêu cầu về gói chăm sóc (Hình 1). không tham gia lần nào. Phân tích kiến thức về thiết lập PIVC cho thấy điểm trung Bảng 1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu bình tương đối cao 7,7 ± 0,9. Các kiến thức cơ bản như chọn (n = 68) kích thước kim luồn (94,2%), vị trí đặt kim luồn (89,7%), Tần Tỷ nguyên tắc rút bỏ kim luồn (89,7%), và thời gian lưu kim luồn Đặc tính số lệ % (85,3%) có tỷ lệ đúng cao. Đặc biệt, kỹ năng vệ sinh tay Tuổi (97,1%) và nhận biết biến chứng khi đặt kim (95,6%) đạt mức < 30 tuổi 25 36,8 cao nhất. Tuy nhiên, các nội dung về đảm bảo kỹ thuật vô 30 – 40 tuổi 23 33,8 trùng (63,2%) và lựa chọn găng tay phù hợp (41,2%) có tỷ lệ > 40 tuổi 20 29,4 kiến thức đúng thấp (Bảng 2). Giới tính Khảo sát kiến thức về theo dõi PIVC cho thấy điểm trung Nam 11 16,2 Nữ 57 83,8 bình đạt mức thấp 3,3 ± 1,3. Các nội dung "vệ sinh da tại vị trí đặt kim" đạt tỷ lệ đúng cao nhất (64,7%), phản ánh nhận thức Đơn vị công tác Khoa Tai mũi họng 7 10,3 tốt về bước quan trọng này. Tuy nhiên, nhiều nội dung có tỷ lệ Khoa Sản 21 30,9 đúng thấp: "tăng nỗ lực đặt kim làm tăng nguy cơ nhiễm Khoa Ngoại tổng hợp 9 13,2 trùng" (32,3%), "loại bỏ ống kim khi không dùng giảm nhiễm Đơn vị CTCH 4 5,9 trùng" (30,9%), "băng trong suốt giúp phát hiện sớm nhiễm Khoa PT - GMHS 27 39,7 trùng" (30,9%). Đáng chú ý, kiến thức về "Tụ cầu vàng là tác https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 101
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 nhân chính liên quan đầu kim" (10,3%) và "giáo dục người trong đó "ghi chép hồ sơ" có tỷ lệ đạt thấp nhất. bệnh" (2,9%) còn hạn chế (Bảng 3). Bảng 5 cho thấy thực hành theo dõi PIVC có điểm trung Kết quả Bảng 4 cho thấy điểm trung bình thực hành giai bình rất thấp 3,0 ± 1,3, thấp hơn hẳn so với giai đoạn đặt đoạn đặt 8,4 ± 1,0. Trong đó, các bước quan trọng như "kỹ PIVC 8,4 ± 1,0, "Vệ sinh tay" đạt cao nhất (19,1%) nhưng thuật vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ" (73,5%), "cố định đường vẫn ở mức báo động, trong khi "kết nối PIVC" và "đánh giá, truyền – băng dán" (76,5%) và "chuẩn bị da - đặt kim luồn" ghi chép theo I-DECIDED" chỉ đạt 2,9%. Tỷ lệ không đạt (79,4%) đạt tỷ lệ thực hành đạt cao. Tuy nhiên, về nội dung cao ở các nội dung quan trọng: "thiết bị bảo hộ" (76,5%), thực hành "chuẩn bị người bệnh" (61,8%) và "ghi chép hồ sơ "đánh giá chỉ định lâm sàng" (75%), "kết nối PIVC" (89,7%). bệnh án theo I-DECIDED" (50%) chỉ đạt mức trung bình, 1.5 KIẾN THỨC THỰC HÀNH 33.1 37.7 42.8 55.7 29.2 Đúng và đủ Chưa đủ Không thực hiện Đúng Sai Không biết Hình 1. Đặc điểm chung kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về gói chăm sóc PIVC Bảng 2. Đặc điểm kiến thức về đặt PIVC (n = 68) Kiến thức Nội dung Đúng Sai Không biết n % n % n % Kích thước kim luồn tĩnh mạch ngoại vi 64 94,2 2 2,9 2 2,9 Vị trí đặt kim luồn 61 89,7 7 10,3 - - Nguyên tắc rút bỏ kim luồn 61 89,7 7 10,3 - - Thời gian lưu kim luồn ngoại vi 58 85,3 7 10,3 3 4,4 Biến chứng khi đặt kim 65 95,6 3 4,4 - - Tình trạng môi trường ảnh hưởng nguy cơ lây nhiễm kim luồn ngoại vi 51 75 15 22,1 2 2,9 Vệ sinh tay ngăn ngừa nhiễm trùng 66 97,1 2 2,9 - - Đảm bảo kỹ thuật vô trùng 43 63,2 24 35,3 1 1,5 Lựa chọn găng tay phù hợp 28 41,2 36 52,9 4 5,9 Điểm trung bình kiến thức giai đoạn đặt 7,7 ±0,9 Bảng 3. Đặc điểm kiến thức về theo dõi PIVC (n = 68) Kiến thức Nội dung Đúng Sai Không biết n % n % n % Vệ sinh da tại vị trí đặt kim 44 64,7 23 33,8 1 1,5 Nỗ lực đặt kim luồn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng 22 32,3 45 66,2 1 1,5 Băng trong suốt giúp nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng 21 30,9 47 69,1 - - Loại bỏ ống kim luồn khi không sử dụng sẽ giúp giảm nguy cơ 21 30,9 45 66,2 2 2,9 nhiễm trùng 102 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Kiến thức Nội dung Đúng Sai Không biết n % n % n % Tụ cầu vàng là tác nhân liên quan nhiều nhất đến đầu kim luồn 7 10,3 59 86,8 2 2,9 Chất liệu kim luồn, kích thước, thời gian, kinh nghiệm... ảnh hưởng 23 33,8 44 64,7 1 1,5 đến nguy cơ nhiễm trùng Điều trị bằng đường tiêm truyền tăng nguy cơ nhiễm trùng tĩnh mạch 20 29,4 48 70,6 - - Người bệnh PIVC có nguy cơ nhiễm trùng 20 29,4 48 70,6 - - Giáo dục người bệnh về cách chăm sóc PIVC 2 2,9 66 97,1 - - Kim luồn nên thông tráng sau khi tiêm truyền 43 63,2 25 46,8 - - Điểm trung bình kiến thức giai đoạn theo dõi 3,3 ± 1,3 Bảng 4. Đặc điểm thực hành về đặt PIVC (n = 68) Thực hành Thực hành chưa đúng/ Không thực hành Nội dung Đúng và đủ chưa đủ n (%) n (%) n (%) Kỹ thuật vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ 50 (73,5) 18 (26,5) - Chuẩn bị người bệnh 42 (61,8) 26 (38,2) - Chuẩn bị da - đặt kim 54 (79,4) 14 (20,6) - Cố định đường truyền 52 (76,5) 16 (23,5) - Ghi chép HSBA theo I-DECIDED 34 (50) 34 (50) - Điểm trung bình thực hành giai đoạn đặt 8,4 ± 1,0 Bảng 5. Đặc điểm về thực hành về theo dõi PIVC (n = 68) Thực hành Thực hành Không Nội dung Đúng và đủ chưa đúng/chưa đủ thực hành n (%) n (%) n (%) Vệ sinh tay 13 (19,1) 47 (69,1) 8 (11,8) Thiết bị bảo hộ cá nhân 2 (2,9) 14 (20,6) 52 (76,5) Đánh giá tình trạng tĩnh mạch liên tục 3 (4,4) 14 (20,6) 51 (75) Kết nối PIVC 2 (2,9) 5 (7,4) 61 (89,7) Thay bộ dây dịch truyền 4 (5,9) 21 (30,9) 43 (63,2) Thay băng dán 12 (17,6) 24 (35,3) 32 (47,1) Ghi chép hồ sơ I-DECIDED 2 (2,9) 5 (7,4) 61 (89,7) Điểm trung bình thực hành giai đoạn theo dõi 3,0 ± 1,3 4. BÀN LUẬN trình độ đại học. Đặc điểm này có thể làm tăng mức độ tuân thủ và hiểu biết so với nhóm điều dưỡng mới vào nghề hoặc có trình độ thấp hơn, do đó kết quả có thể không phản ánh 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu khái quát thực trạng ở các bệnh viện tuyến dưới tại Thành Nghiên cứu đã khảo sát được 68 điều dưỡng tại một bệnh phố Hồ Chí Minh. viện Đa khoa hạng I. Điểm đáng chú ý là mẫu nghiên cứu gồm chủ yếu điều dưỡng có độ tuổi trung bình 33,2 ± 6,1, thâm niên công tác trung bình 8,5 ± 4,3 năm và hơn 70% có 4.2. Đặc điểm chung về kiến thức và thực hành https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 103
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5* 2025 của điều dưỡng C (2019) về hiệu quả của thay băng dán đúng quy trình [5]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự chênh lệch rõ rệt Sự thiếu tuân thủ này phản ánh thói quen làm việc chưa giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng về gói chăm sóc chuẩn hóa và đặc biệt về môi trường y tế vẫn còn thiếu nhân PIVC. Trong khi 55,7% điều dưỡng trả lời đúng các câu hỏi lực tại Việt Nam. kiến thức, chỉ 37,7% thực hành đạt chuẩn. Kết quả này phản ánh một thách thức phổ biến trong lĩnh vực y tế, nơi lý thuyết Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu không luôn đi đôi với thực hành do áp lực công việc và thiếu Điểm mạnh của nghiên cứu là sử dụng công cụ đánh giá nguồn lực. So sánh với nghiên cứu của Trần Quốc Khánh và đã được chuẩn hóa và có độ tin cậy cao, giúp phản ánh Trần Quang Huy (2023) tại bệnh viện Bãi Cháy, tỷ lệ thực khách quan kiến thức và thực hành của điều dưỡng về gói hành đạt chuẩn cao hơn (80,7%), nhưng kiến thức chung lại chăm sóc PIVC. Tuy nhiên, thiết kế mô tả cắt ngang và cỡ thấp hơn (30%) [6]. mẫu nhỏ có thể giới hạn khả năng khái quát kết quả. Ngoài ra, việc đánh giá thực hành qua quan sát một lần có thể chưa 4.3. Đặc điểm về kiến thức đặt và theo dõi PIVC phản ánh đầy đủ thói quen thực hành gói chăm sóc của điều của điều dưỡng dưỡng hằng ngày. Kết quả phân tích về kiến thức, điểm trung bình giai đoạn đặt đạt mức cao (7,7 ± 0,9), trong khi giai đoạn theo dõi thấp 5. KẾT LUẬN (3,3 ± 1,3). Nghiên cứu đã cho thấy, kiến thức điều dưỡng về đặt PIVC tương đối tốt ở các bước cơ bản: 94,2% hiểu đúng Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ kiến thức đúng chung về gói về kích thước kim luồn, 89,7% xác định đúng vị trí đặt kim chăm sóc PIVC ở điều dưỡng là 55,7%, trong khi tỉ lệ thực và 89,7% nắm vững nguyên tắc rút bỏ catheter. Kết quả này hành đạt chuẩn chỉ đạt 37,7%, phản ánh thực hành về gói phù hợp với nghiên cứu của Alexandrou E (2018), nơi 90% chăm sóc còn hạn chế. Trong giai đoạn đặt PIVC, kiến thức điều dưỡng có kiến thức về thời gian lưu catheter [7]. Tuy đúng về các bước cơ bản tương đối cao (chọn kích thước kim, nhiên, kiến thức về kỹ thuật vô trùng (63,2%) và lựa chọn vị trí đặt, nguyên tắc rút bỏ) đạt >85%. Ở giai đoạn theo dõi, găng tay (41,2%) còn hạn chế, tương tự phát hiện của Helm kiến thức về tác nhân nhiễm trùng (10,3%) và giáo dục người RE (2019) khi chỉ 60% điều dưỡng hiểu rõ quy trình vô bệnh (2,9%) còn thấp. Thực hành theo dõi PIVC cần được khuẩn [8]. Trong theo dõi PIVC, kiến thức về nguy cơ nhiễm chú trọng hơn, với tỉ lệ đạt chỉ 2,9%-19,1%, đặc biệt ở kết trùng và giáo dục bệnh nhân là điểm yếu: chỉ 10,3% nhận nối PIVC, đánh giá tĩnh mạch và sử dụng thiết bị bảo hộ. diện Staphylococcus aureus là tác nhân chính và 2,9% hiểu vai trò của hướng dẫn bệnh nhân. Con số này thấp hơn nhiều so với Osti C (2019) tại Nepal (64%) giảm 50% nhiễm trùng 6. KIẾN NGHỊ nhờ giáo dục bệnh nhân [5]. Để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng đặt và Đặc điểm về thực hành đặt và theo dõi PIVC của điều chăm sóc PIVC, chúng tôi khuyến nghị: (1) Tăng cường dưỡng: Phân tích về thực hành, ghi nhận có sự chênh lệch giám sát lâm sàng thông qua đánh giá định kỳ điều dưỡng và lớn điểm trung bình giai đoạn đặt (8,4 ± 1,0) và duy trì phản hồi trực tiếp; (2) Tổ chức đào tạo định kỳ gói chăm sóc, (3,0 ± 1,3). Cụ thể, các nội dung thiết lập PIVC đạt tỷ lệ cao tập trung vào kỹ thuật vô khuẩn không chạm, giáo dục người ở các bước kỹ thuật như vô khuẩn (73,5%), cố định đường bệnh và nhận diện tác nhân nhiễm trùng; (3) Thực hiện đánh truyền (76,5%), và chuẩn bị da (79,4%), phù hợp với giá hiệu quả triển khai chương trình đào tạo sau 3–6 tháng Alexandrou E (2018) [7]. Tuy nhiên, chuẩn bị người bệnh nhằm xác định mức độ duy trì kiến thức và kỹ năng ở các (61,8%) và ghi chép hồ sơ (50%) còn yếu, tương tự nghiên nghiên cứu tiếp theo. cứu của Helm RE (2019) khi tỷ lệ ghi chép chỉ đạt 45% [8]. Nguyên nhân có thể do thiếu công cụ chuẩn hóa và áp lực thời gian. Ở giai đoạn theo dõi PIVC, thực hành suy giảm Lời cảm ơn nghiêm trọng: vệ sinh tay (19,1%), sử dụng thiết bị bảo hộ Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại học Y Dược Thành phố (2,9%), và kết nối PIVC (2,9%). Kết quả này thấp hơn Osti Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. 104 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 5 * 2025 Nguồn tài trợ biên tập. Nghiên cứu có/không nhận tài trợ. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Xung đột lợi ích Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí này được báo cáo. Minh, số 1820/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 06/08/2024. ORCID TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thụy Khánh Linh https://orcid.org/0000-0001-6735-846X 1. NHS Improvement. High Impact Interventions Care processes to prevent infection:pp.9-25. 2017. Trần Thị Lan Hương https://orcid.org/0009-0005-8621-8987 2. Duncan M, Warden P, Bernatchez SF, Morse D. A bundled approach to decrease the rate of primary Trần Hồ Trung Tín bloodstream infections related to peripheral intravenous https://orcid.org/0009-0002-9778-8035 catheters. Journal of the Association for Vascular Phan Thị Tâm Đan Access. 2018;23(1):15-22. https://orcid.org/0009-0002-2497-5606 3. Rhodes D, Cheng A C, McLellan S, et al. Reducing Trương Ngọc Lâm Tuyền Staphylococcus aureus bloodstream infections https://orcid.org/0009-0009-5630-2431 associated with peripheral intravenous cannulae: Lê Văn Khoa successful implementation of a care bundle at a large https://orcid.org/0009-0006-1173-5709 Australian health service. The Journal of hospital infection. 2016;94(1):86-91. Đóng góp của các tác giả 4. Ngô Thanh Hải, Trần Thụy Khánh Linh, Lise Husby Hovik. The preliminary approach to bundle insertion Ý tưởng nghiên cứu: Trần Thụy Khánh Linh and maintenance in preventing peripheral intravenous Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Trần Thụy Khánh catheter-related complications. Tạp chí Khoa học Điều Linh, Trần Hồ Trung Tín dưỡng. 2021;4(1):66. Thu thập dữ liệu: Trương Ngọc Lâm Tuyền 5. Osti C, Khadka M, Wosti D, et al. Knowledge and Giám sát nghiên cứu: Trần Thụy Khánh Linh, Phan Thị Tâm Đan practice of peripheral intravenous catheter care among nurses in Nepal. Int J Nurs Pract. 2019;25(6):e12782. Nhập dữ liệu: Lê Văn Khoa 6. Trần Quốc Khánh, Trần Quang Huy. Kiến thức, thực Quản lý dữ liệu: Trần Thụy Khánh Linh, Trần Thị Lan Hương hành kỹ thuật đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại Phân tích dữ liệu: Trần Thị Lan Hương vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;538(1):96-100. Viết bản thảo đầu tiên: Trần Thụy Khánh Linh, Trần Hồ Trung Tín 7. Alexandrou E, Ray-Barruel G, Carr PJ, et al. Use of short peripheral intravenous catheters: characteristics, Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trần Thụy Khánh management, and outcomes worldwide. J Hosp Med. Linh, Trần Hồ Trung Tín, Trần Thị Lan Hương, Phan Thị 2018; doi: 10.12788/jhm.3039. Tâm Đan, Lê Văn Khoa 8. Helm RE, Klausner JD, Klemperer JD, et al. Accepted Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu but unacceptable: peripheral IV catheter failure. J Infus Nurs. 2019;42(3):151-164. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.05.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 105

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
20 p |
810 |
164
-
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
16 p |
1031 |
106
-
Bài giảng Quản lý chất thải y tế dựa trên đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương
21 p |
77 |
3
-
Bài giảng Quản lý chất thải y tế dựa trên đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương - Ths. Đặng Thị Thu Hương
21 p |
34 |
3
-
Kiến thức và thực hành của người dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Năm 2023
8 p |
5 |
2
-
Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc hút nội khí quản tại Bệnh viện Trung ương Huế, Việt Nam
8 p |
11 |
2
-
Kiến thức và thực hành về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng năm 3 và 4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2023 – 2024
8 p |
8 |
2
-
Thực trạng kiến thức và thực hành dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường của bệnh nhân khoa bệnh máu lành tính có kèm theo tháo đường type 2 - Viện Huyết học Truyền máu Trung ương năm 2023
7 p |
8 |
2
-
Kiến thức và thực hành về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng năm 3 và 4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2023-2024
8 p |
4 |
2
-
Kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng trên người bệnh cao tuổi
5 p |
5 |
2
-
Khảo sát kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân tại xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 2018
5 p |
2 |
1
-
Khảo sát kiến thức và thực hành về phòng ngừa chuẩn của bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
11 p |
2 |
1
-
Nghiên cứu kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011
8 p |
12 |
1
-
Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện A Thái Nguyên
8 p |
0 |
0
-
Kiến thức và thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con đủ 12 tháng tuổi tại huyện Kim Động, Hưng Yên năm 2018
5 p |
3 |
0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2018
5 p |
3 |
0
-
Kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue của người chăm sóc trẻ nằm điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2024
5 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
