intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến trúc thời Lý - Trần ở tỉnh Vĩnh Phú

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

562
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ đầu công nguyên, đạo Phật, đạo Giáo và sau đó là đạo Nho đã thâm nhập nước ta. Đến thời Đinh - Lê, đặt biệt là thời Lý - Trần, đạo Phật rất thịnh hành, được coi như quốc giáo và chiếm địa vị độc tôn trong tín ngưỡng của nhân dân. Bấy giờ Nhà nước xuất nhiều tiền bạc để xây dựng chùa chiền. Nhân dân tin sùng đạo Phật. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã tả quang cảnh nước ta thời đó: "nhân dân quá nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa"....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến trúc thời Lý - Trần ở tỉnh Vĩnh Phú

  1. Kiến trúc thời Lý - Trần ở tỉnh Vĩnh Phú Từ đầu công nguyên, đạo Phật, đạo Giáo và sau đó là đạo Nho đã thâm nhập nước ta. Đến thời Đinh - Lê, đặt biệt là thời Lý - Trần, đạo Phật rất thịnh hành, được coi như quốc giáo và chiếm địa vị độc tôn trong tín ngưỡng của nhân dân. Bấy giờ Nhà nước xuất nhiều tiền bạc để xây dựng chùa chiền. Nhân dân tin sùng đạo Phật. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã tả quang cảnh nước ta thời đó: "nhân dân quá nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa". Ở Vĩnh Phú có rất nhiều chùa làm từ thời Lý - Trần: Chùa Cói, chùa Hà Thạch, chùa Hương Nộ, chùa Hữu Đô, chùa Xuân Lũng, chùa Then, chùa Yên Phương... Rất tiếc là do thời gian, khí hậu khắc nghiệt và chiến tranh liên miên, cả "rưỡng" chùa tháp, đình đền ở Vĩnh Phú đến nay chỉ còn xót lại một số nhỏ. Cả tỉnh có 153 ngôi đình, 79 ngôi chùa, 54 ngôi đền, 31 ngôi miếu và một số am nhỏ. Những đình, chùa, đền, miếu kể trên đều được xây dựng theo những công thức nhất định. Về mặt bằng, thường được bố trí theo các kiểu: hình chữ "nhất", chữ "nhị", chữ "tam", chữ "vương", chữ "đình", chữ "nhi", chữ "công", lớn hơn nữa thì "nội công ngoại quốc". Hiện nay, trong số các kiến trúc cổ còn lại, loại "nội công ngoại quốc" không còn ngôi nào, vì phần tạo thành chữ "quốc" ở ngoài thường đã bị đổ nát hoặc bị thu hẹp qua các lần trùng tu. Phổ biến ở Vĩnh Phú là kiểu chữ "đinh" và chữ "công". Trong số kiến trúc còn lại thì kiểu chữ "đinh" chiếm tới 115 ngôi. Về địa thế, thường được lựa chọn cẩn thận. Người xưa hay đặt công trình ở vị trí cao ráo, thoáng mát, bên cạnh thường có hồ, ao, khe suối cho "sơn thủy hữu tình". Chùa thời Lý - Trần thường làm trên đồi cao hay trên núi, xa nơi dân cư để chốn thiếu tôn được tịch mịch, thanh nghiêm. Về sau, khi đạo Phật được đạo Nho bài bác rồi suy yếu, chùa chiền bị lợi dụng làm nơi hành nghề mê tín dị đoan, bói toán quàng xiên nên được chuyển về trong thôn xóm. Về hướng, các kiến trúc tôn giáo thường quay về hướng nam hay đông nam mát mẻ. Riêng các ngôi đình lại quay về hướng tây, vì quan niệm hướng tây là hướng mặt trời lặn, là thế giới của người chết, của thần thánh. Mặt khác, rất có thể là do đòi hỏi chống ẩm của kiến trúc vì bản thân mái đình thấp và rất dày đã làm cho đình luôn luôn mát mẻ, nếu thêm gió nam thì sẽ làm tăng độ ẩm trong đình, làm kiến trúc chóng hư hỏng. Đình quay hướng tây, buổi chiều đón được ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào khiến lòng đình luôn khô ráo. Ở chùa, phần kiến trúc mang tính nghệ thuật nhiều nhất là tam quan và tháp. Tam quan tức là cổng vào chùa có 3 cửa, ứng với thuyết Tam không cửóa nhà Phật, thường cửa giữa to, hai cửa hai bên nhỏ hơn. Ơở tam quan thường có gác treo chùa, khánh, trống. Ơở Vĩnh Phú, hiện nay chỉ còn tam quan chùa Xuân Lũng (Phong Châu) là giữ được nguyên vẹn. Tam quan này làm khoảng thể kỷ XVII gồm 2 tầng, 8 mái, lợp ngói mũi hai, trên nóc đắp rồng chầu, các góc mái đều có đao cong vút lên trông rất đẹp. Tầng dưới gồm 3 gian, gian giữa rộng 3,30m, hai gian cạnh rộng 1,70m. Cả 3 gian có 16 cột. Sau này, bốn góc có xây thêm 4 cột để đổ mái. Hiện nay, địa phương lại xây thêm cả tường xung quanh nữa. Tầng trên có treo một chuông và một khánh. Sân gác được lát gỗ kín, chỉ để một lỗ vuông bắc thang cho người lên, xuống.
  2. Từ thời Lý - Trần, ở Vĩnh Phú đã có nhiều tháp. Tháp là một bộ phận, một công trình nghệ thuật quan trọng của chùa. Cùng với chùa tháp là nơi thờ Phật có tính chất tưởng niệm và là nơi để hài cốt của các nhà sư. Các tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn của các Phật tử. Tháp có nhiều loại cao thấp, to nhỏ, màu sắc khác nhau. Có tháp màu xanh như tháp Thiên Tôn (Lập Thạch), tháp màu đỏ (tức là để nguyên màu đất nung) như tháp Bình Sơn, có tháp lại tráng men rất đẹp như tháp chùa Trò (Vĩnh Lạc ) có tháp gạch được xây bằng thứ đất đặc biệt, ngoài trát một lớp vôi vừa làm áo như tháp chùa Cói (Tam Đảo).v.v... Thời xưa có tháp rất nhiều tầng, cao vài chục mét, như tháp chùa Gia Lăng (Gia Lăng Thiền Trị) xã Hà Thạnh (Phong Châu). Tương truyền trong tháp chứa nhiều đồ quý giá. Về sau tháp đổ là do dã tâm của một tên khách trú. Tên này đến đây mở trường dạy chữ nho, học trò rất đông. Hàng ngày, hắn bắt mỗi học trò lấy vồ đập mạnh vaò tháp 3 vồ, cứ thế trong 3 năm liền, tháp đỗ, hắn ta lấy hết đồ quý giá trong tháp, trốn đi. Tháp mất hẳn, nhưng tên tháp vẫn còn. Để ghi nhớ hình ảnh hùng vĩ, kiến trúc đồ sộ của tháp Gia Lăng ấy, nhân dân lấy tên "Ngọc Tháp", làm địa danh cho vùng này. Lúc đầu, tháp là một phần kiến trúc của chùa, nên tháp được xây dựng công phu và có giá trị nghệ thuật. Về sau - từ khoảng thời Hậu - Lê trở đi - tháp chỉ còn là ngôi mộ của nhà sư, nên xây đơn giản hơn. Tháp thấp, chỉ gồm hai, ba tầng. Đỉnh tháp, đắp một nụ sen đang nở, có khi là một nậm rượu. Kiểu mộ tháp này còn tương đối nhiều. Một trong những thành công lớn nhất của các công trình kiến trúc cổ dân gian là tính mỹ thuật và độ bền vững. Bí quyết làm cho các kiến trúc cổ xưa vừa đẹp lại vừa khỏe, không chỉ là vật liệu - là gỗ to, gỗ tốt, đá cứng hay gạch già - mà chính là sự tính toán giỏi giang (theo cách tính dân gian của các nghệ nhân đời xưa) cả về hình học, vật lý, cả về mỹ thuật và cả về kỹ thuật thi công xây dựng. Đó là cái tài về tính lực nén của bộ mái nặng hàng chục tấn và các lực khác tác dụng vào như gió, bão... để rồi phân phối đều cho toàn bộ kiến trúc. Từ đó tạo cho kiến trúc một thế cân bằng. Ngoài chân móng (nếu là tháp) và các cột (nếu là đình, chùa, đền) các trọng tâm phải chịu lực nhiều hơn, các bộ phận khác phải chịu một lực nhất định, tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang, dọc giằng lấy nhau hút lực đưa về ngọn cột, để cột chịu lực là chính. Cứ tưởng tượng quang cảnh ngày xưa khi hình học và đại số học chưa ra đời (hoặc chưa được phổ biến) chưa có thước đo độ, chưa có bản tra sin hay cosin và các phương tiện hiện đại như ngày nay, các nghệ nhân ngành kiến trúc tôn giáo (và dân dụng) chỉ có gang bàn tay của mình với một cây sào dài, một mẫu than hay tí mực nho mà đã tính toán, thiết kế và xây dựng một cách chính xác các công trình, đình, chùa, tháp, miếu... để các thế kỷ sau người đời chiêm ngưỡng, đúng là kỳ tài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1