101<br />
<br />
Chương 4- Điều trị<br />
<br />
CHƯƠNG 4<br />
ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
Group CNKTYK<br />
<br />
Group CNKTYK<br />
<br />
Chương 4-Điều trị 102<br />
<br />
Bài 1 Điều trị chloromycetin<br />
Chloromycetin là một kháng sinh quan trọng và vẫn là kháng sinh hiệu<br />
quả nhất trong điều trị sốt thương hàn. Nó được coi là loại kháng sinh phổ<br />
rộng vì tác dụng của nó đối với vi khuẩn gram dương, gram âm, Chlamydia<br />
và Rickettsia cũng như vi khuẩn yếm khí. Đây là một loại thuốc tốt vì sinh<br />
khả dụng của nó gần 100%, do đó liều uống và tiêm tác dụng như nhau,<br />
không cần chỉnh liều trong suy thận, đường uống gần như nhau, không cần<br />
phải điều chỉnh liều trong suy thận, thâm nhập dịch não tủy và hiệu quả<br />
với vi khuẩn yếm khí. Mặc dù có rất nhiều ưu thế nhưng nó có tác dụng<br />
phụ gây thiếu máu bất sản, cần theo dõi sát. Đây là loại thuốc phụ thuộc<br />
liều. Cần tuân theo nguyên tắc nhất định khi kê toa thuốc này. Đó là:<br />
i.<br />
<br />
Không kê toa thuốc này nếu có thuốc thay thế cho cùng một bệnh.<br />
<br />
Ngày nay có một số loại thuốc có sẵn để điều trị bệnh sốt thương hàn, do<br />
đó không nên thử với chloromycetin ngay từ đầu.<br />
ii.<br />
<br />
Tổng liều trong một đợt điều trị không được vượt quá 28 gram.<br />
<br />
iii. Nếu một bệnh nhân đã dùng một đợt thuốc trong vòng sáu tháng,<br />
không nên kê đơn lại.<br />
iv. Trong khi điều trị cần phải kiểm tra DC và TLC (đặc biệt là DC) và<br />
khi số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống dưới 40 phần trăm, cần<br />
ngừng dùng chloromycetin.<br />
<br />
Bài 2 Aminoglycoside<br />
Các kháng sinh Aminoglycoside rất hiệu quả chống lại vi khuẩn Gram âm<br />
mặc dù ít có hiệu quả với vi khuẩn gram dương. Các kháng sinh hay dùng<br />
trong nhóm này là streptomycin, gentamycin, amikacin, kana-mycin,<br />
<br />
103<br />
<br />
Chương 4- Điều trị<br />
<br />
Group CNKTYK<br />
<br />
tobramycin, vv Để có tác dụng toàn thân cần sử dụng đường tiêm. Nhóm<br />
kháng sinh này có độc tố lên tai và thận. độc lên thận có thể gây tử vong.<br />
Vì vậy, khi dùng nó trong thời gian dài như trong điều trị viêm nội tâm mạc<br />
nhiễm khuẩn, cần theo dõi chức năng thận và chú ý sự tăng lên của<br />
creatinin huyết thanh, nếu có tăng cần ngừng thuốc lại. Tương tự như vậy<br />
nếu bệnh nhân đã bị suy thận thì nên tránh các nhóm thuốc này hoặc nếu<br />
cần phải chỉnh liều thích hợp<br />
<br />
Bài 3 Bệnh nhân kích động<br />
Có nhiều trường hợp bệnh nhân xuất hiện kích động. Ở đây, bệnh nhân<br />
xoắn xuýt, la hét không ổn định với tư thế đặc biệt. Thông thường, xảy ra<br />
sau khi bệnh nhân rối loạn thần kinh cảm giác hoặc do dùng thuốc như<br />
atropine, ngộ độc cà độc dược, say rượu, thiếu máu não hoặc rối loạn tâm<br />
thần . Một bệnh nhân có ý thức hoặc hôn mê hiếm khi kích động. Bất cứ<br />
bồn chồn do nguyên nhân gì cần phải làm dịu đi cho bệnh nhân ngay lập<br />
tức<br />
Một bệnh nhân kích động làm cho mọi người kích động theo. Người nhà<br />
anh ta sẽ cố để giữ bệnh nhân, họ sẽ gọi y tá, y tá sẽ gọi bác sĩ và tất cả<br />
mọi người sẽ cuống lên. Ngoài ra, không thể đặt sonde, lấy ven, tiêm<br />
thuốc. Ngay cả khi chọc vào bệnh nhân cũng có thể tự rút ra. Do đó, bệnh<br />
nhân có thể gây tổn thương cho mình và tăng gấp đôi công việc cho bác sĩ<br />
(phải cắm truyền hay tiêm lại). Các bệnh nhân khác trong buồng bệnh có<br />
thể bị quấy rầy và khó chia sẻ dù hành vi bất thường này có thể do bệnh<br />
tật của anh ta. Vì tất cả những lý do này, cần phải làm dịu tình trạng bệnh<br />
nhân ngay lập tức bằng nhiều cách, có thể dùng diazepam và lorazepam<br />
tĩnh mạch, tuy nhiên nếu tiêm nhanh có thể gây ngừng thở, đặc biệt là<br />
diazepam. Vì vậy, nên tiêm từ từ. Nếu bệnh nhân cần an thần trong thời<br />
<br />
Group CNKTYK<br />
<br />
Chương 4-Điều trị 104<br />
<br />
gian dài, có thể t ruyền tĩnh mạc h liên tục . Trong trường hợp có bệnh não<br />
gan tránh dùng benzo-diazepine. lựa chọn thay thế an toàn và hiệu quả là<br />
tiêm haloperidol, kết hợp với promethazine để làm tăng tác dụng an thần<br />
và chống tác dụng ngoại tháp của<br />
haloperidol. Promethazine đơn độc hiếm khi có thể gây hôn mê hoặc<br />
kích động. Những loại thuốc này sẽ được tiếp tục dùng sau khi bệnh nhân<br />
qua cơn kích động. Sau đó, liều có thể từ từ giảm dần và cuối cùng dừng<br />
lại.<br />
<br />
Bài 4 Tránh loét do tỳ đè<br />
Loét do tỳ đè là vấn đề hay gặp ở bệnh nhân phải nằm bất động trên<br />
giường trong thời gian dài. Vì vậy, phải hướng dẫn người nhà bệnh nhân<br />
chăm sóc thích hợp để nó không tiến triển. Người dân thường không nhận<br />
ra tầm quan trọng của dấu hiệu cảnh báo và do thời điểm họ nhận thấy sự<br />
đau đớn có thể loét đã tiến triển. Hai yếu tố chính góp phần vào loét do tỳ<br />
đè là tỳ đề và ẩm ướt. Để tránh áp lực, vị trí của bệnh nhân nên được thay<br />
đổi mỗi hai giờ và giữ cho giường và da khô thoáng. Ẩm ướt thường do<br />
giường chiếu ẩm và bệnh nhân vã mồ hôi. các catheter thường là nguồn<br />
gây ẩm ướt, cần làm khô giường ngay lập tức nêu giường ẩm. bệnh nhân<br />
không được ngủ trực tiếp trên nhựa cứng, phải nằm trên các tấm ga<br />
cotton, không có nếp nhăn càng tốt nên mát xa da nhẹ nhàng để tưới máu<br />
tốt. Những điều này nên làm tới khi bệnh nhân có thể đi lại được. Việc sử<br />
dụng đệm khí hoặc nước có thể giúp đỡ nhưng chúng không thay thế được<br />
cho các biện pháp này.<br />
<br />
105<br />
<br />
Chương 4- Điều trị<br />
<br />
Group CNKTYK<br />
<br />
Bài 5 Phòng ngừa tình trạng ứ phân<br />
ứ phân là vấn đề lâm sàng có thể phòng được. nguyên nhân do táo bón<br />
kéo dài trong vài ngày. Thường gặp với bệnh nhân nằm bất động kéo dài,<br />
ăn kiêng hoặc liệt nửa người, dùng thuốc gây táo bón, thuốc giảm đau,<br />
bismuth, nhôm có chứa thuốc kháng acid, thuốc chẹn kênh calci đặc biệt là<br />
verapamil, bệnh nhân nhồi máu cơ tim dùng opioid để giảm đau và bệnh<br />
nhân suy giáp. Trong những trường hợp này, cần dùng thuốc nhuận tràng.<br />
Các bệnh nhân mất ý thức có xu hướng táo bón do nằm lâu và ăn qua<br />
sonde dạ dày. Vì những bệnh nhân này không thể nói được và không có<br />
khả năng đi đại tiện nên thường bị tiêu chảy. Với những bệnh nhân này<br />
nên dùng thủ thuật móc phân ít nhất mỗi 3 ngày. không thể móc phân thì<br />
dung thuốc nhuận tràng trường hợp nặng có thể gây tắc ruột non.<br />
<br />
Bài 6 Tư vấn qua điện thoại<br />
Đây là một thực tế chung hiện nay tư vấn về bệnh nhân có thể biết hoặc<br />
đôi khi không biết. Điều này đôi khi có thể gây hại và mất thời gian của<br />
bệnh nhân vì bạn không thể nắm rõ được toàn bộ vấn đề của bệnh nhân.<br />
Tuy nhiên, những lời khuyên nhỏ như sửa đổi liều hoặc ngưng thuốc khi có<br />
phản ứng bất lợi do dùng thuốc thì có thể được. Trước khi tư vấn bất cứ<br />
điều gì bạn phải chắc chắn về bệnh nhân mà bạn đang tư vấn. Nếu không<br />
xác định rõ ràng tốt nhất là không nên tư vấn. Bạn có thể yêu cầu đưa<br />
bệnh nhân tới bác sĩ để có thể khám trực tiếp cho bệnh nhân. Tôi nhớ một<br />
trường hợp tai biến mạch não, người nhà tư vấn bác sĩ thần kinh qua điện<br />
thoại, kể các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ thần kinh nghi<br />
đây là trường hợp tai biến nên khuyên đưa bệnh nhân đi chụp CT và<br />
chuyển bệnh nhân đến chỗ anh ta. Bệnh nhân chết trong khi vận chuyển<br />
bệnh nhân đến chỗ anh ta sau khi đưa đi chụp CT. Ở đây bác sĩ thần kinh<br />
<br />