intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế thế giới 2006

Chia sẻ: Ha Quoc Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

193
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2006 kết thúc với tốc độ tăng trưởng cao và những khoản lợi nhuận kếch xù của ngành công nghệ và chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một năm vận hạn với nhiều ngành sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế thế giới 2006

  1. Thứ tư, 10/1/2007, 11:06 GMT+7 Kinh tế thế giới 2006 Năm 2006 kết thúc với tốc độ tăng trưởng cao và những khoản lợi nhuận kếch xù của ngành công nghệ và chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một năm vận hạn với nhiều ngành sản xuất. Dưới đây là những nét chính trong nền kinh tế giới năm 2006 theo đánh giá của hãng tin BBC. Giá dầu tăng giảm thất thường Tài xế và hành khách đi máy bay liên tục than thở vì giá dầu thô leo đến mức giá cao nhất trong 20 năm qua, gần chạm mức 80 USD một thùng. Giá dầu tăng giảm phụ thuộc chặt chẽ vào những biến động chính trị trên thế giới và ảnh hưởng của thời tiết. Tháng 7/2006, giá dầu lên mức kỷ lục 78,40 USD một thùng do xung đột giữa Israel và Libăng. Đến tháng 9, giá tăng trở lại tăng do những lo ngại về vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên và ngay sau đó lại giảm. Các nhà đầu tư cũng dựa vào sự căng thẳng của vấn đề hạt nhân của Iran và tình trạng bạo lực tại Iraq để phán đoán việc lên xuống của giá dầu. Các đại gia nao núng Việc tập đoàn Enron sụp đổ 5 năm trước đây đã làm lung lay niềm tin của các doanh nhân Mỹ. Hai lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này bị phát hiện phạm tội lừa đảo. Kenneth Lay không phải vào tù vì đã chết vì đau tim sau vụ xét xử một tháng, còn nhân vật thứ hai là Jeffrey Skilling vừa bắt đầu thụ án 24 năm tù. Tuy nhiên, Enron không phải là trường hợp duy nhất; ngành công nghiệp ôtô Mỹ cũng chao đảo trong năm vừa qua. Ford tuyên bố cắt giảm 30.000 việc làm và sẽ đóng cửa 14 nhà máy trong vòng 6 năm tới. "Việc cắt giảm nhân công là việc cực chẳng đã và tôi hiểu rất rõ rằng nó ảnh hưởng đến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình và cộng đồng người", Bill Ford, hậu duệ của Henry Ford, người đã sáng lập tập đoàn này năm 1903, nói. Năm bội thu của nhiều ngành Khác hẳn ngành sản xuất trì trệ, thị trường chứng khoán Mỹ đã có một năm làm ăn phát đạt với tốc độ tăng trưởng 15%. Và ngành công nghệ một lần nữa khiến các ngành khác phải ghen tị khi một công ty với vỏn vẹn 70 nhân viên được bán với giá 1,65 tỷ USD. YouTube, một website cung cấp các video clip gia đình, cũng nổi đình đám trong năm 2006. Theo con số YouTube cung cấp, mỗi ngày có 100 triệu lượt truy cập vào website này. Cuối cùng người mua lại YouTube chính là Google, công cụ tìm kiếm mới niêm yết hơn một năm trước.
  2. Truyền thống lên ngôi Ngồi cả ngày bên màn hình vi tính là một thú vui, nhưng vẫn không gì có thể thay thế được việc ngồi xếp từng mảnh trò chơi xếp hình. Trò xếp hình Lego đã mang lại vô số giờ vui cho trẻ nhỏ kể từ khi nó được phát minh năm 1949. Năm vừa qua, Lego tuyên bố dời phần lớn hoạt động sản xuất từ Đan Mạch và Mỹ sang Hungary, Czech và Mexico. Giám đốc Điều hành Jorgen Vig Knudstorp cho biết, giá nhân công tại Czech chỉ bằng 20% ở Đan Mạch và khẳng định, Lego không lo không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Ô nhiễm môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc vẫn là chủ đề được bàn thảo trong suốt năm 2006. Trung Quốc tiếp tục là nền kinh tế được công nghiệp hóa nhanh nhất trong lịch sử. Sự tăng trưởng này đã đưa 400 triệu người thoát khỏi đói nghèo, nhưng cũng làm tình trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp rời Hong Kong đến Singapore để làm ăn để tránh bầu không khí ô nhiễm. Trong 5 năm tới, Trung Quốc được dự báo sẽ thay thế Mỹ trong vị trí nước thải ra nhiều khí carbon dioxide tạo nên hiện tượng ấm lên toàn cầu nhất. Hầu hết doanh nghiệp đều nói về thay đổi khí hậu nhưng chưa nhiều người sẵn sàng đề ra những biện pháp để giải quyết. Ông chủ người Anh Richard Branson một mặt tỏ ra lo lắng về hiện tượng ấm lên toàn cầu, nhưng kiên quyết không bán đi mối làm ăn béo bở nhất của mình là hãng hàng không Virgin. Vị tỷ phú này biện hộ rằng, không thể không duy trì bay đường dài vì những chuyến bay này là sống còn đối với phát triển kinh tế và hàng không hiện đại có thể phát triển mà không làm tổn hại đến môi trường. N.C. (theo BBC)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2