intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế tuần hoàn - Phân tích và đề xuất các giải pháp áp dụng cho cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng - Tương Bình Hiệp, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích quy trình sản xuất và đề xuất giải pháp áp dụng sản xuất tuần hoàn như một công cụ giúp Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng, tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, áp dụng sản xuất tuần hoàn trong quy trình, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế tuần hoàn - Phân tích và đề xuất các giải pháp áp dụng cho cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng - Tương Bình Hiệp, Bình Dương

  1. KINH TẾ TUẦN HOÀN - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM ĐẠI HƯNG – TƯƠNG BÌNH HIỆP, BÌNH DƯƠNG Trương Quang Duy1, Nguyễn Thị Thanh Thảo2* 1. Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một; *Liên hệ email: thanhthao@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Các làng nghề truyền thống Việt Nam với phương thức sản xuất thủ công nghiệp đã tồn tại và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt góp phần cải thiện đời sống nông thôn. Tuy nhiên với phương thức sản xuất truyền thống, nhiều giai đoạn trong quy trình sản xuất còn lãng phí nguồn tài nguyên, phát thải, gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích quy trình sản xuất và đề xuất giải pháp áp dụng sản xuất tuần hoàn như một công cụ giúp Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng, tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, áp dụng sản xuất tuần hoàn trong quy trình, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Kết quả của nghiên cứu đã phân tích quy trình sản xuất lu tại cơ sở, từ đó đánh giá các tác động môi trường trong quy trình sản xuất; phân tích cân bằng vật chất trong quy trình và đề xuất các giải pháp kinh tế tuần hoàn cho cơ sở. Từ khóa: cơ sở sản xuất gốm, kinh tế tuần hoàn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế tuần hoàn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu và năng lượng có hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp hữu hiệu đang được áp dụng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các nước phát triển và đang phát triển. Một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực, vừa mang tính chủ động và đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nói riêng và cho môi trường nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, với tốc độ đô thị hóa nhanh, thì việc yêu cầu sử dụng sản phẩm của con người ngày cũng càng tăng, sản phẩm tạo ra phải đáp ứng tiêu chuẩn của Châu Âu (Dũng, 2020). Đa số các doanh nghiệp sản xuất thủ công với công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nguyên nhiên liệu, tỷ lệ sản phẩm hỏng cao. Công nghệ lạc hậu cũng là nguyên gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí (La Duy, 2016). Bên cạnh những ngành công nghiệp thì cũng có rất nhiều những làng nghề truyền thống ở Việt Nam cần áp dụng sản xuất sạch hơn, đặc biệt ở đây là nghề làm lu đựng nước (Văn phòng SCP, 2015). Hầu hết tất cả những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đều được tạo ra từ những bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của những người nghệ nhân. Mỗi tác phẩm hoàn thiện đều là sự tâm huyết và trau chuốt rất tỉ mỉ. Nhưng trong quá trình sản xuất mỗi công đoạn đều được thực hiện bằng tay, định lượng bằng thói quen và công cụ thô sơ cũng không tránh khỏi những yếu tố khách quan làm thất thoát, hao tốn nguyên vật liệu…gây tổn thất tài chính – là vấn đề cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mà hầu hết những người sản xuất ít quan tâm đến. Họ xem đó là những vấn đề rất bình thường không ảnh hưởng hoặc rất ít đến lợi nhuận, vì thế họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng (Lò lu Đại Hưng) được thành lập khoảng đầu thế kỷ XIX tại phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Với lĩnh vực sản xuất thủ công truyền thống đồ gốm, chủ yếu là lu, khạp, hũ….Tổng số nhân công khoảng trên 20 người. 395
  2. Công suất bình quân: 1.300 sản phẩm/tháng. Hiện nay, tỉnh Bình Dương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các cơ sở sản xuất tại đô thị nếu muốn duy trì sản xuất thì cần thiết phải có những thay đổi trong quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất cao, sản xuất tuần hoàn, giảm thiểu nguồn thải nguy hại ra môi trường là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích quy trình sản xuất và đề xuất giải pháp áp dụng sản xuất tuần hoàn như một công cụ giúp những cơ sở sản xuất gốm (ở nghiên cứu này chọn sản phẩm sản xuất tại Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng), đối tượng là quy trình sản xuất lu để tìm ra phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra thực địa: Để nắm bắt được cái thông tin cơ bản như: vị trí, diện tích, địa hình, tình hình hoạt động…của cơ sở sản xuất, nhóm tác giả đã có buổi điều tra thực địa tại cơ sở. Thu thập các số liệu về sản lượng sản xuất, quy trình sản xuất, khối lượng nguyên, nhiên, vật liệu vần thiết…để có căn cứ tính toán. 2.2. Phương pháp phỏng vấn: Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng các câu hỏi ngắn để phỏng vấn Chủ cơ sở và nhân viên làm việc tại cơ sở, được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thống kê các câu hỏi đã đặt ra tại cơ sở STT Đối tượng phỏng vấn Nội dung phỏng vấn 1 Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở ? 2 Các sản phẩm chính được sản xuất tại cơ sở ? 3 Các đối tượng khách hàng chủ yếu của cơ sở hiện tại là ai ? 4 Các sản phẩm của cơ sở các xuất khẩu ra các nước lân cận không ? Chủ cơ sở Hiện nay, tại cơ sở các bao nhiêu công nhân ? 5 Các nguyên, vật liệu, nhiêu liệu cần thiết cho quá trình sản xuất ra 6 một sản phẩm hoàn thiện là gì ? 7 Thời gian để hoàn thành 01 chi tiết và hoàn thiện 01 sản phẩm là bao lâu? 8 Thời gian nung sản phẩm là bao lâu? 9 Công nhân làm việc tại cơ sở Các bước để tạo nên 01chi tiết và 01 sản phẩm hoàn thiện? 10 Ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình sản xuất ? 2.3. Phương pháp thu thập tài liệu: Hầu hết các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập tại cơ sở bằng cách đặt các câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin, dữ liệu. Khối lượng của vật liệu tạo nên 01 chi tiết hay 01 sản phẩm hoàn thiện chỉ nằm ở khoảng tương đối vì quy trình sản xuất tại cơ sở vẫn rất thô sơ chỉ được cơ giới hóa ở công đoạn cán đất. Các sản phẩm có khối lượng không đồng đều và chênh lệch nhau về mặt khối lượng, cũng như kích thước nhưng không quá lớn. Để đơn giản hóa việc đánh giá các công đoạn gây lãng phí nguồn nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp đánh giá bằng cách cho điểm số. Thang điểm quy ước từ 1 đến 10 tương ứng với mức độ gây lãng phí (thất thoát) nguyên, nhiên, vật liệu từ thấp đến cao và được cụ thể ở Bảng 2. Bảng 2. Thang điểm đánh giá mức độ ô nhiễm Thang điểm Mức độ lãng phí (thất thoát) 1-3 Thấp 4-6 Trung Bình 7 - 10 Cao 396
  3. 3. KẾT QUẢ 8. 3.1 Tổng quan về quy trình sản xuất của Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng Quy trình sản xuất lu tại Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng được thể hiện ở Hình 1. Thuyết minh quy trình công nghệ: Đất sét dùng làm gốm bao gồm hai loại: đất sét dẻo. Đất sét sử dụng là loại đất tốt ít đất đá. Lượng đất sét nhập trung bình một tháng là 80 tấn. Bình quân sử dụng đất cho một lần nung xuất gốm là 36,3 tấn. Đất sét sau đó được các công nhân xúc vào các xe rùa vận chuyển tới hố ngâm để ngâm đất. Ngâm đất là quá trình làm cho đất mềm, dẻo tạo độ kết dính dễ cán ép thành lớp thuận lợi cho việc đúc khuôn tạo hình. Đất ngâm trong hố trong thời gian là khoảng 12 giờ. Lượng nước sử dụng trong mỗi lần ngâm là 9m3, trong đó 6m3 mất đi do quá trình bay hơi tự nhiên và ngấm vào đất nền, phần còn lại được ngấm vào phần đất sét sử dụng. Đất sau khi ngâm được công nhân đưa vô máy cán, tạo khối thành các khối đất hộp chữ nhật. Từ các khối hộp này, công nhân sử dụng các dụng cụ cắt các khối đất này tạo thành tấm có độ dày 2cm. Việc tạo các lớp đất để thuận tiện quá trình đúc khuốn dễ dàng hơn. Quá trình máy cán ép vận hành các phần đất thừa dính trên máy và quá trình sử dụng dụng cụ cắt gọt cũng dẫn đến đất sét dính trên dụng cụ, máy cán và rơi vãi, lượng đất sét mất đi trong quá trình này là 0,2 tấn. Đất sét Nước thải Nước giếng Ngâm đất Đất sét dính trên thành hố ngâm Đất sét dính vào chi tiết máy, Cán, tạo khối dụng cụ cắt gọt và rơi vãi Đất sét rơi vãi và dính trên dụng cụ Định hình định hình Đất sét rơi vãi và dính trên dụng cụ Ráp chi tiết định hình Phơi khô Hơi nước thoát ra Nước men Tráng men Nước men rơi vãi Để khô Nước men bơi hơi Nhiệt thải Tro thải Củi khô Nung Bụi, khí thải Hơi nước thoát ra Làm nguội Phân loại Sản phẩm Hình 1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất lu của cơ sở lò lu Đại Hưng Dùng đất đã được cán ép tạo hình trên các khuôn âm bảng có sẳn, cố định nhằm tạo ra sản phẩm theo đúng khuôn. Có 3 loại khuôn tạo hình. Trong đó, 1 khuôn làm phần đầu của lu, 1 khuôn làm phần thân lu và 1 khuôn làm nắp lu. Trong quá trình tạo hình bằng khuôn, công nhân có sử dụng các dụng cụ cắt gọt để tạo cho lu có hình dáng đẹp. Tuy nhiên trong quá trình này có 0,1 tấn đất mất đi do công nhân cắt gọt các phần dư sản phẩm do đất sét dính trên dụng cụ cắt gọt và vụn đất sét rơi vãi không được thu hồi. 397
  4. Sau khi định hình, công nhân sẽ ráp chi tiết phần đầu lu và thân lu lại với nhau. Trong công đoạn này, công nhân sẽ sử dụng các dụng cụ cắt gọt để tạo ra các đường nét giúp hình dáng sản phẩm đẹp, khít nhau. Trong công đoạn này, 0,1 tấn đất bị mất đi do quá trình cắt gọt lu, đất sét vụn rơi xuống đất và dính trên dụng cụ cắt gọt không được thu hồi. Tiếp theo, khi các phần của lu đã ráp lại với nhau, nắp và lu sẽ được các công nhân chuyển qua công đoạn phơi phô. Việc phơi khô giúp cho lu trở nên cứng hơn, không bị nứt nẻ, không thay đổi hình dáng sản phẩm, dể dàng tráng men. Thời gian phơi khô là khoảng 8 ngày. Lu sau khi đã được phơi khô sẽ chuyển đến công đoạn tráng men. Hỗn hợp men được cơ sở mua về, cho vào chậu chứa. Tổng lượng nước men sử dụng cho 1 lần nung là 0,2m3. Lu sau phơi khô sẽ được để trên các chậu men. Công nhân sẽ trực tiếp sử dụng các gầu múc, múc hỗn hợp men rưới lên thành lu sau cho toàn bộ thành lu được rưới đều men và phơi khô 12 giờ. Tiếp đến, các công nhân sẽ chuyển các lu đã phơi khô men đến các lò nung. Các lò nung sẽ được đắp miệng lò và nung ở nhiệt độ cao tạo thành phẩm, việc nung giúp các lu có độ cứng cáp, màu men sau khi được tráng trở nên đẹp mắt hơn. Đây là giai đoạn quan trọng và quyết định sự thành công mẻ lu. Lò nung sử dụng củi, theo hệ thống lò liên hoàn từ thấp đến cao nhiệt độ lò từ 1100ºC đến 1500ºC, củi chủ yếu được đốt ở hàm thấp nhất ban đầu nhiệt dần nung nóng dần các lò phía trên ở các lò phía trên đều có chừa 1 lổ nhỏ để châm thêm củi. Quá trình nung 1 đợt cần 25 tấn củi cho 16 lò nung thời gian nung khoảng 48 – 60 giờ, tạo ra khoảng 400kg tro và lượng bụi khí thải khá lớn. Gốm sau khi nung được để nguội 12 giờ, sau đó đem ra khỏi lò phân loại, bỏ các sản phẩm vỡ hoặc không đạt yêu cầu về hình dáng màu sắc lưu vào kho phế phầm, các sản phẩm đạt yêu cầu được lưu trữ và xuất đi theo đợt. Một đợt lấy ra từ lò nung 640 sản phẩm, số sản phẩm không đạt yêu cầu khoảng 10% (64 sản phẩm), số sản phẩm hoàn chỉnh đạt 576 sản phẩm. 3.2 Phân tích tình hình sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu) Quá trình sản xuất lu của Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng với nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là đất sét, men, nước và nguồn năng lượng chính là sử dụng củi để nung lu. Trong 1 tháng, cơ sở sản xuất 2 đợt với lượng nguyên, vật liệu, năng lượng được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thống kê nguyên, nhiên liệu sử dụng trong 1 tháng STT Thông số Định Mức 1 Đất sét 72,6 tấn 2 Củi 50 tấn 3 Nước 18 m3 4 Nước men 0,4 m3 5 Điện 284 kWh (Nguồn: Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng, 2023) 3.3 Phân tích các tác động môi trường trong quy trình sản xuất 3.3.1. Xác định các công đoạn tác động đến môi trường Trong quá trình sản xuất, cơ sở đã phát sinh các tác động đến môi trường được trình bày ở Hình 1, bao gồm: - Giai đoạn ngâm đất tạo ra nước thải và đất sét dính trên thành hố ngâm. - Giai đoạn cán tạo khối, định hình, ráp chi tiết đều thải ra đất vụn. - Giai đoạn phơi khô tạo ra hơi nước thoát ra. - Giai đoạn tráng men và phơi khô men thải ra nước men và hơi nước. - Giai đoạn nung là giai đoạn tạo ra nhiều khí thải, nhiệt, tro bụi và hơi nước. 398
  5. 3.3.2 Xác định nguyên nhân gây thải Qua quá trình quan sát, phân tích các giai đoạn sản xuất, nghiên cứu này đã xác định được các nguyên nhân gây thải được trình bày chi tiết ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả phân tích các nguyên nhân gây thải Công đoạn Gây thải/lãng phí Nguyên Nhân Nước Nước ngấm vào đất Ngâm đất Đất dính trên thành hố ngâm Đất sét Đất dính trên tay người thợ Đất sét dính trên máy cán Cán, tạo khối Đất sét Đất sét rơi vãi xuống đất Đất sét dính trên công cụ định hình Đất sét dính trên công cụ định hình Định hình Đất sét Đất sét dính trên tay người thợ Đất sét rơi vãi xuống đất Đất sét dính trên tay người thợ Ráp chi tiết Đất sét Đất sét rơi vãi xuống đất Đất sét dính trên công cụ định hình Tráng men Nước men Nước men rơi vãi ra ngoài Nung Tro Chất lượng củi kém Sau khi xác định các nguyên nhân gây thải/lãng phí ở các công đoạn của quá trình sản xuất, nghiên cứu tiến hành lập bảng lượng hoá các công đoạn gây thải bằng các cho điểm từ 1 đến 10 kết quả được trình bày ở Bảng 5. Bảng 5. Xác định các công đoạn gây lãng phí trong cơ sở sản xuất lu Thứ Công đoạn Gây lãng phí Thảo luận tự ưu tiên (1-10) Nước thấm vào hố ngâm đất gây thất thoát nước, Lãng phí nước, lãng phí Ngâm đất đất sét ngâm dính vào thành hố gây mất một phần 10 đất sét đất Cán, tạo khối Lãng phí đất sét Đất sét dính trên máy cán 3 Định hình Lãng phí đất sét Đất sét dính trên dụng cụ định hình 2 Đất sét rơi vãi trong quá trình nối các chi tiết, các Ráp chi tiết Lãng phí đất sét khối đất sét lớn có thể thu hồi, các vụn đất sét nhỏ 2 không thể thu hồi Tráng men Lãng phí nước men Nước men rơi vãi, không thể thu hồi 3 Nhiệt lượng sinh ra lớn, không thu hồi tái sử dụng Lãng phí nhiệt, phát sinh Nung được, lò nung sử dụng củi, không có hệ thống xử 10 nhiều bụi, khí thải và tro lý khí thải, tro không được thu gom triệt để Làm nguội Lãng phí điện Quạt làm nguội lò cũ nên sử dụng nhiều điện năng 4 9. 3.3.3 Định mức nguyên liệu đầu vào cho 1 đợt nung xuất sản phẩm Kết quả thống kê định mức nguyên liệu đầu vào cho một đợt sản xuất với lượng nguyên/nhiên liệu đầu vào của cơ sở sản xuất để sản xuất 640 sản phẩm được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6. Định mức nguyên/nhiên liệu cho 1 đợt nung xuất sản phẩm lu STT Thông số Định Mức Đơn giá (đ=đồng) Thành tiền (đ=đồng) 1 Đất sét 36,3 tấn 250.000 đ/tấn 907.5000 đ 2 Củi 25 tấn 1.300.000 đ/tấn 32.500.000 đ 3 Nước 9 m3 11.400 đ/m3 102.600 đ 399
  6. 4 Men 0,2 m3 3.000.000 đ/m3 600.000 đ 5 Điện 142 kWh 2.750 đ/kWh 390.500 đ (Nguồn: Cơ sở sản xuất gốm Đại Hưng, 2023) 3.3.4 Cân bằng vật chất Cơ sở sản xuất gốm theo đợt hàng, mỗi tháng xuất hai đợt (Mỗi đợt nung 16 lò, mỗi lò nung được 40 sản phẩm, số sản phẩm đạt yêu cầu là 90%. Mỗi đợt bán ra thu về 182.400.000 đồng). Vì thế nên quá trình cân bằng vật chất được tính theo mỗi đợt. Hình 2 thể hiện kết quả phân tích về cân bằng vật chất trong quy trình sản xuất của lò Lu. Đất sét 36,3 tấn Nước thất thoát 6 m3 Nước giếng 9 m3 Ngâm đất Đất sét dính trên thành hố ngâm 3,3 tấn Cán, tạo khối Đất sét dính vào chi tiết máy, dụng (36 tấn) cụ cắt gọt và rơi vãi 0,2 tấn Định hình Đất sét rơi vãi và dính trên dụng cụ định (35,8 tấn) hình 0,1 tấn Ráp chi tiết Đất sét rơi vãi 0,1 tấn (35,7 tấn) Phơi khô Hơi nước thoát ra 2 m3 (35,6 tấn) Tráng men Nước men 0,2 m3 Nước men rơi vãi 0,1 m3 (33,6 tấn) Để khô Nước men bay hơi 0,1 m3 (34,6 tấn) Nung Tro thả 0,4 tấn Củi khô 25 tấn (33,6 tấn) Hơi nước thoát ra 1 m3 Làm nguội (32,6 tấn) Sản phẩm hỏng 64 cái Phân loại (3,26 tấn) Thành phẩm 29,34 tấn (576 cái lu) Hình 2. Sơ đồ phân tích cân bằng vật chất trong quy trình sản xuất 3.3.5 Tính toán chi phí dòng thải Trong quá trình sản xuất, sự thất thoát về nguyên vật liệu, hư hỏng sản phẩm và phát sinh dòng thải là không thể tránh khỏi. Cơ sở đã phát sinh chi phí dòng thải trong 1 đợt, kết quả được trình bày ở Bảng 7. Bảng 7. Chi phí dòng thải trong 1 đợt của cơ sở Hạng Mục Số lượng Đơn giá (đ=đồng) Thành tiền (đ=đồng) Nước thải, mất đi 9 m3 11.400 đ/m3 102.600 đ Chi phí đất không thể thu hồi 3,7 tấn 250.000 đ/tấn 925.000 đ Sản phẩm gốm bị lỗi 64 cái 150.000 đ/cái 9.600.000 đ Điện 142 kWh 2.750 đ/kWh 390.500 đ Nước men rơi vãi và bay hơi 0,2 m3 3.000.000 đ/m3 300.000 đ TỔNG 11.318.100 đ Vì cơ sở không xử lý bất kỳ các dòng thải nào về chất thải nên không có phần tổn thất do chi phí xử lý. Vậy trong 1 đợt sản xuất, cơ sở này tổn thất 11.318.100 đồng. Như vậy, trong 1 tháng, cơ sở này sản xuất 2 đợt nên chi tổn thất 1 tháng của cơ sở là: 22.636.200 đồng. 400
  7. 3.4 Đề xuất các giải pháp kinh tế tuần hoàn 3.4.1 Phân tích nguyên nhân gây thải và cơ hội khắc phục Sau quá trình khảo sát và đánh giá quy trình sản xuất tại cơ sở sản xuất lu nghiên cứu đã xác định được các nguyên nhân gây thải/lãng phí đồng thời cũng hình thành các cơ hội để khắc phục những nguyên nhân đó, kết quả được trình bày ở Bảng 8. Bảng 8. Phân tích các nguyên nhân gây thải và giải pháp khắc phục Công đoạn Gây thải/lãng phí Nguyên nhân Hình thành cơ hội - Lót bạt hố ngâm Nước ngấm vào đất - Xây hố ngâm Nước - Xây hố ngâm Nước chảy tràn - Xác định lượng nước cần dùng Ngâm đất - Xây hố ngâm Đất dính trên thành hố ngâm - Lót bạt hố ngâm - Sử dụng công cụ vét đất sét Đất sét - Làm ướt tay trước khi lấy đất sét Đất dính trên tay người thợ - Sử dụng công cụ vét đất sét - Đào tạo kỹ thuật công nhân - Vệ sinh máy sau khi cán kỹ hơn Đất sét dính trên máy cán - Sơn chống dính bánh cán Cán, tạo khối Đất sét - Lót bạt khu vực cán, tạo khối Đất sét rơi vãi xuống đất - Thu hồi đất sét rơi - Làm ướt dụng cụ trước khi sử dụng Đất sét dính trên công cụ - Thu hồi đất sét trên dụng cụ định hình - Đào tạo kỹ thuật công nhân Định hình Đất sét Đất sét dính trên tay người - Làm ướt tay trước khi định hình thợ - Đào tạo kỹ thuật công nhân - Lót bạt khu vực định hình Đất sét rơi vãi xuống đất - Thu hồi đất sét rơi Đất sét dính trên tay người - Làm ướt tay trước khi ráp chi tiết thợ - Đào tạo kỹ thuật công nhân Ráp chi tiết Đất sét - Lót bạt khu vực ráp chi tiết Đất sét rơi vãi xuống đất - Thu hồi đất sét rơi - Sử dụng tấm chắn xung quanh chậu men Tráng men Nước men Nước men rơi vãi ra ngoài - Sử dụng chậu hứng men to hơn - Đào tạo kỹ thuật công nhân - Thay đổi lò nung thành nung khí lỏng -Thay đổi lò nung thành nung điện Nung Tro Chất lượng củi kém -Thay đổi củi tốt hơn - Tận dụng thu hồi bán tro thải Phân loại Sản phẩm hỏng Quá lửa trong lò nung - Tân thu sản phẩm hỏng bán thanh lý 3.4.2 Đề xuất giải pháp kinh tế tuần hoàn cho mô hình sản xuất của doanh nghiệp Từ các phân tích nguyên nhân gây thải và cơ hội khắc phục, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp kinh tế tuần hoàn vào mô hình sản xuất của doanh nghiệp được trình bày ở Bảng 9. Trong đó có những giải pháp dễ thực hiện, có thể thực hiện ngay hay cần thiết phải lập kế hoạch nghiên cứu thêm, có những khâu lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường, chi phí cao cần được đề xuất loại bỏ. Bảng 9. Áp dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn vào mô hình sản xuất Thực Nghiên Giải pháp KINH TẾ TUẦN Loại Phân loại hiện cứu Lý do HOÀN bỏ ngay thêm Lót bạt hố ngâm Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, chi phí thấp 401
  8. Chi phí đầu tư xây hố cao hơn, Xây hố ngâm Thay đổi thiết bị X cần cân nhắc tính khả thi trước khi thực hiện Dễ thực hiện, không có sự cản Xác định lượng nước cần dùng Quản lý nội vi X trở Dễ thực hiện, không cần trang Sử dụng công cụ vét đất sét Thay đổi thiết bị X bị cụ cầu kỳ Làm ướt tay trước khi lấy đất sét Quản lý nội vi X Dễ thực hiện, đơn giản Rất cần thiết và cần nhiều thời Đào tạo kỹ thuật công nhân Quản lý nội vi X gian Vệ sinh máy sau khi cán kỹ hơn Quản lý nội vi X Dễ thực hiện, đơn giản Sơn chống dính bánh cán Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, chi phí thấp Lót bạt khu vực cán, tạo khối Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, chi phí thấp Tái sử dụng và tái Thu hồi đất sét rơi X Dễ thực hiện, đơn giản chế Làm ướt dụng cụ trước khi sử Quản lý nội vi X Dễ thực hiện, đơn giản dụng Tái sử dụng và tái Thu hồi đất sét trên dụng cụ X Dễ thực hiện, đơn giản chế Làm ướt tay trước khi định hình Quản lý nội vi X Dễ thực hiện, đơn giản Lót bạt khu vực định hình Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, chi phí thấp Làm ướt tay trước khi ráp chi Quản lý nội vi X Dễ thực hiện, đơn giản tiết Sử dụng tấm chắn xung quanh Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, đơn giản chậu men Sử dụng chậu hứng men to hơn Thay đổi thiết bị X Dễ thực hiện, đơn giản Thay đổi lò nung thành nung khí Chi phí đầu tư cao, cần nghiên Thay đổi công nghệ X lỏng (gas) cứu, tính toán hiệu quả kinh tế Thay đổi lò nung thành nung Chi phí đầu tư cao, cần nghiên Thay đổi công nghệ X điện cứu, tính toán hiệu quả kinh tế Thay đổi nguyên Dễ thực hiện, cần cân nhắc chi Thay đổi củi tốt hơn X liệu thô phí Tái sử dụng và tái Dễ thực hiện và có thêm thu Tận dụng thu hồi bán tro thải X chế nhập 3.4.3 Đánh giá ưu tiên về kinh tế- kỹ thuật- môi trường Việc đánh giá các giải pháp về khía cạnh kinh tế - kỹ thuật – môi trường một cách khách quan và tính khả thi trong thực tế từ các kết quả phân tích quy trình sản xuất, kết quả được trình bày ở Bảng 10. Bảng 10. Đánh giá ưu tiên về kinh tế - kỹ thuật- môi trường các giải pháp sạch hơn Lợi ích Tính khả Chi phi đầu tư Tác động kỹ thuật môi thi Giải pháp kinh trường tế tuần hoàn Tiết kiệm Tiết kiệm Trung An toàn Thấp Cao năng nguyên bình lao động lượng liệu Lót bạt hố ngâm X X Trung bình Cao Xây hố ngâm X X Trung bình Cao Xác định lượng nước X X Thấp Cao cần dùng Sử dụng công cụ vét X X Thấp Cao đất sét 402
  9. Làm ướt tay trước khi X X Thấp Cao lấy đất sét Đào tạo kỹ thuật công X X X Trung bình Trung bình nhân Vệ sinh máy sau khi X X X X Thấp Cao cán kỹ hơn Sơn chống dính bánh X X X Cao cán Lót bạt khu vực cán, X X Thấp Cao tạo khối Thu hồi đất sét rơi X X X Thấp Cao Làm ướt dụng cụ trước X X Thấp Cao khi sử dụng Thu hồi đất sét trên X X Thấp Cao dụng cụ Làm ướt tay trước khi X X Thấp Cao định hình Lót bạt khu vực định X X Trung bình Cao hình Làm ướt tay trước khi X X Thấp Cao ráp chi tiết Sử dụng tấm chắn X X X Thấp Cao xung quanh chậu men Sử dụng chậu hứng X X Thấp Cao men to hơn Thay đổi củi tốt hơn X X X Trung bình Trung bình 3.4.4 Đánh giá khả thi giải pháp kinh tế tuần hoàn về kinh tế + Giải pháp: Thu hồi đất sét thừa trên bạt tại khu vực sản xuất Để thu hồi đất sét rơi vãi tại khu vực sản xuất cần sử dụng 40m2 bạt. Giá bạt là 6.000 đồng/m2 . Vậy tổng chi phí hao tốn để lót bạt là: 40 x 6.000 = 240.000 đồng. Trong 1 đợt nung xuất gốm cơ sở tạo ra 0,2 tấn đất thừa tại công đoạn cán và tạo khối, 0,1 tấn đất tại công đoạn định hình và 0,1 tấn tại công đoạn ráp chi tiết. Với giá đất 250.000 đồng/tấn, chi phí tiết kiệm như sau: - Chi phí tiết kiệm cho 1 đợt thu hồi đất là: (0,2 + 0,1 + 0,1) x 250.000 = 100.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 tháng (2 đợt/ tháng): 100.000 x 2 = 200.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 năm (12 tháng) : 200.000 x 12 = 2.400.000 đồng. Vậy việc lót bạt hố khu vực sản xuất tốn chi phí 240.000 đồng nhưng đem về được số tiền thu hồi tái sử dụng đất sét trong năm tới 2.400.000 đồng. Giải pháp được chấp nhận. + Giải pháp: Xây dựng hố ngâm đất lát nền tráng xi măng để tận thu nước và đất sét Để xây dựng 2 hố ngâm đất 2m x 2m x 1,5m sử dụng 5m3 cát giá 300.000 đồng/m3 và 3 bao xi măng giá 92.000 đồng/kg, cần 1 ngày để xây với giá nhân công cho việc xây hố là 500.000 đồng/ngày. Vậy tổng chi phí hao tốn để xây hố ngâm là: (5 x 300.000) + (3 x 92.000) + (1 x 500.000) = 2.276.000 đồng. Trong 1 đợt nung xuất gốm cơ sở tạo ra lượng nước mất đi khi ngâm đất 6m3 trong 1 đợt với giá 11.400 đồng/m3, lượng đất sét tận thu được khi xây hổ là 3,3 tấn với giá đất là 250.000 đồng/tấn chi phí tiết kiệm như sau: - Chi phí tiết kiệm cho 1 đợt thu hồi đất là: (11.400 x 6) + (3,3 x 250.000) = 893.400 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 tháng (2 đợt/ tháng): 893.400 x 2 = 1.786.800 đồng. 403
  10. - Chi phí tiết kiệm cho 1 năm (12 tháng) : 1.786.800 x 12 = 21.441.600 đồng. Vậy việc xây dựng hố ngâm tráng xi măng tốn chi phí 2.276.000 đồng nhưng đem về được số tiền thu hồi tái sử dụng được lượng nước và đất sét trong năm tới 21.441.600 đồng. Giải pháp được chấp nhận. + Giải pháp: Tận dụng thu hồi bán tro Quá trình đốt tạo ra 400kg tro. Bán tro cho người dân để bón phân cho cây công nghiệp với giá 500 đồng/kg - Chi phí tiết kiệm cho 1 đợt thu hồi đất là: 400 x 500 = 200.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 tháng (2 đợt/ tháng): 200.000 x 2 = 400.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 năm (12 tháng) : 400.000 x 12 = 4.800.000 đồng. + Giải pháp: Tận dụng thu hồi bán sản phẩm hỏng Quá trình sản xuất tạo ra 64 sản phẩm hỏng. Bán sản phẩm hỏng cho người dân với giá thanh lý là 150.00đ/kg - Chi phí tiết kiệm cho 1 đợt thu hồi đất là: 64 x 150.000 = 9.600.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 tháng (2 đợt/ tháng): 9.600.000 x 2 = 19.200.000 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 năm (12 tháng) : 19.200.000 x 12 = 230.400.000 đồng. + Giải pháp: Lót bạt hố ngâm đất lát nền tráng xi măng để tận thu nước và đất sét Để lót bạt 2 hố ngâm đất 2m x 2m x 1,5m, sử dụng bạt có kích thước 16m2. Giá bạt là 6.000 đồng/m2. Vậy tổng chi phí hao tốn để lót bạt là: 16 x 6.000 = 96.000 đồng. Trong 1 đợt nung xuất gốm cơ sở tạo ra lượng nước mất đi khi ngâm đất 6m3 trong 1 đợt với giá 11.400 đồng/m3, lượng đất sét tận thu được khi xây hổ là 3,3 tấn với giá đất là 250.000 đồng/tấn chi phí tiết kiệm như sau: - Chi phí tiết kiệm cho 1 đợt thu hồi đất là: (11.400 x 6) + (3,3 x 250.000) = 893.400 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 tháng (2 đợt/ tháng): 893.400 x 2 = 1.786.800 đồng. - Chi phí tiết kiệm cho 1 năm (12 tháng) : 1.786.800 x 12 = 21.441.600 đồng. Vậy việc xây dựng hố ngâm tráng xi măng tốn chi phí 96.000 đồng nhưng đem về được số tiền thu hồi tái sử dụng được lượng nước và đất sét trong năm tới 21.441.600 đồng. Giải pháp được chấp nhận. + Giải pháp: Thay đổi công nghệ đốt củi thành đốt bằng lò Điện Bài toán kinh tế: Thay thế lò nung củi sang lò nung bằng Điện, xây dựng 1 lò Điện với công suất 1.000 sản phẩm 1 lần nung với giá 2.000.000.000 đồng, khi thay đổi lò nung Điện thì sản phẩm đạt tỷ lệ 98% sản phẩm đạt yêu cầu so với lò củi tỷ lệ 90%, và rẻ hơn 60% chi phí dùng củi làm nguyên liệu 39 triệu/tháng, 1 tháng cơ sở tạo ra 1.280 sản phẩm sau khi phân loại bỏ 8% gốm không đạt cơ sở bán ra 30.720.000 triệu/tháng. Vậy trung bình 1 năm doanh nghiệp tiết kiệm 836.640.000 đồng. Cơ sở vay ngân hàng BIDV lãi suất 7%. Ước tính giá trị hiện tại: HSPV = ( , ) Với: + i = 0.008 + t: năm Bảng 11. Các thông số tính toán hiệu quả kinh tế của giải pháp Số năm FV (đồng) HSPV PV (đồng) 404
  11. 1 0 -2.000.000.000 -2.000.000.000 (1 + 0,007) 1 1 836.640.000 830.824.230 (1 + 0,007) 1 2 836.640.000 825.048.888 (1 + 0,007) 1 3 836.640.000 819.313.692 (1 + 0,007) Năm hoàn vốn (pB)= số năm trước hoàn vốn + (số tiền còn nợ trong năm/số thu trong năm) ( . . . . . . . ) PB = 2 + . . = 2,42 năm. Giá trị hiện tại thuần (NPV): NPV = CFo+∑ 𝐶𝐹 𝑥 (1 + 𝑖) NPV = -2.000.000.000+ 830.824.230 + 825.048.888 + 819.313.692 = 475.186.810 đồng. Vậy, với thời gian hoàn vốn là pB = 2,42 năm < 3 năm và giá trị hiện tại thuần sau đầu tư là NPV = 475.186.810 đồng > 0. Giải pháp có lời. Giải pháp được chấp nhận. 3.5 Lựa chọn giải pháp kinh tế tuần hoàn Sau khi tìm ra được một số giải pháp, ngoài những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện không tốn kém quá nhiều kinh phí nhưng cũng có những giải pháp cần có sự cân nhắc, tính toán tính thực thi trước khi thực hiện, kết quả phân tích đã sàng lọc, đánh giá và tính toán hiệu quả kinh tế của từng giải pháp, các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn được lựa chọn và đề xuất, kết quả trình bày ở Bảng 12. Bảng 12. Lựa chọn giải pháp kinh tế tuần hoàn STT Giải pháp Kinh tế tuần hoàn Thời Gian 1 Lót bạt hố ngâm Có thể thực hiên ngay, không tốn nhiều chi phí Cần thời gian thi công, không tốn quá nhiều chi 2 Xây hố ngâm phí 3 Xác định lượng nước cần dùng 4 Sử dụng công cụ vét đất sét 5 Làm ướt tay trước khi lấy đất sét 6 Đào tạo kỹ thuật công nhân 7 Vệ sinh máy sau khi cán kỹ hơn 8 Sơn chống dính bánh cán 9 Lót bạt khu vực cán, tạo khối 10 Thu hồi đất sét rơi Có thể thực hiên ngay, không tốn nhiều chi phí 11 Làm ướt dụng cụ trước khi sử dụng 12 Thu hồi đất sét trên dụng cụ 13 Làm ướt tay trước khi định hình 14 Lót bạt khu vực định hình 15 Làm ướt tay trước khi ráp chi tiết 16 Sử dụng tấm chắn xung quanh chậu men 17 Sử dụng chậu hứng men to hơn 18 Thay đổi củi tốt hơn Cần cân nhắc tính toán hiệu quả kinh tế 405
  12. Có thể đầu tư sau 3 tháng 19 Thay đổi công nghệ đốt củi thành đốt bằng lò điện Đợi vay vốn 4. KẾT LUẬN Qua quá trình khảo sát, đánh giá của nhóm kinh tế tuần hoàn tại cơ sở sản xuất lu Đại Hưng cho thấy việc áp dụng kinh tế tuần hoàn vào nghề gốm còn khá mới mẻ, hầu hết các cơ sở sản xuất không quan tâm hoặc rất ít đến các vấn đề kinh tế tuần hoàn tại cơ sở. Vì thế nên kinh tế tuần hoàn sẽ có rất nhiều cơ hội, tiềm năng để phát trển trong ngành sản xuất gốm nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Trong tương lai cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp kinh tế tuần hoàn để hạn chế thất thoát, lãng phí nguyên, nhiên liệu, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giúp giảm thiểu hao phí, chất thải, cải thiện được ý thức công nhân, cơ sở về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trương Văn Dũng (2020). Đô thị hóa với phát triển bền vững con người ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/do-thi-hoa-voi-phat-trien-ben-vung-con- nguoi-o-viet-nam-hien-nay-67852.htm. 2. La Duy (2016). Công nghệ gây ô nhiễm môi trường sẽ bị loại bỏ. Tạp chí điện tử Quân đội Nhân dân. https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/cong-nghe-gay-o-nhiem-moi-truong-se-bi-loai-bo-485915. 3. Lò lu Đại Hưng (2023). Số liệu thống kê nội bộ. 4. Văn phòng SCP (2013). Làng nghề truyền thống: Hướng đến sản xuất sạch hơn. Văn phòng Sản xuất sạch hơn và Sản xuất tiêu dùng bền vững, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương. http://scp.gov.vn/tin-tuc/t723/lang-nghe-truyen-thong-huong-den-san-xuat-sach-hon.html. 406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1