intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh trong kinh doanh

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong những tình huống cụ thể và với một số người ủng hộ nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh trong kinh doanh

  1. Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh Một số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong những tình huống cụ thể và với một số người ủng hộ nhất định. Chẳng hạn, trong trường hợp cần đến các mối quan hệ, những người có khả năng xây dựng lòng tin sẽ dễ dàng chiếm được vị
  2. trí nhà quản lý xuất sắc hơn những người khác. Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, lộn xộn và bất ổn, những người có khả năng thực hiện những hành động quyết đoán sẽ có nhiều cơ hội vươn lên thành những nhàquản lý mẫu mực còn trong môi trường có tính khuyến khích việc tạo nên những thành công to lớn hơn, những người xuất sắc trong việc thúc đẩy các giao tiếp mở và các quyết định có sự tham gia của nhiều người sẽ được coi là những nhà quản lý bẩm sinh. Tất cả chúng ta đều đã phát triển một số kỹ năng trong những lĩnh vực nhất định bởi chúng ta đều có được những người ủng hộ tình nguyện trong một số tình huống nào đó. Nhưng để mở rộng khả năng và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chúng ta phải biết tất cả 108 kỹ năng. Để hoạt động trong một phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, chúng ta phải đánh giá mức độ thành thụÁ¥c các kỹ năng
  3. hiện có. Để giành được danh hiệu "nhà quản lý bẩm sinh", anh ta phải thường xuyên thực hành để hướng tới sự hoàn thiện. 108 kỹ năng của nhà quản lý bẩm sinh được chia thành ba nhóm. Các kỹ năng nền tảng Các kỹ năng nền tảng là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các kỹ năng khác. Việc thành thạo các kỹ năng nền tảng sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc , cần thiết, giúp anh tạo nên những ảnh hưởng lớn hơn, quản lý hiệu quả hơn và đạt được những thành công lớn hơn trong vai trò ngưòi quản lý. Vince Lombardi đã từng nói rằng, thành công thường đến với những người "xuất sắc ngay từ những yếu tố căn bản". Đối với các nhà quản lý giỏi, nền tảng này chính là sự nhận thức về bản thân, khả năng xây dựng các mối quan hệ và khả năng xác định rõ những kỳ vọng.
  4. Kỹ năng định hướng Nhà quản lý thường phải đưa ra các định hướng để vượt qua bất ổn, khắc phục khó khăn. Các nhà quản lý phát huy vai trò quản lý khi mọi người không biết phải làm gì. Người ta thường không cần đến vai trò người quản lý khi họ tự nhận ra các trở ngại và biết cách khắc phục. Các nhà quản lý sẽ nổi lên khi những khó khăn đột ngột xuất hiện và khi mọi người không thể giải quyết những khó khăn họ đang đối mặt. Người ta cũng không cần đến vai trò người quản lý nếu họ nhìn ra các cơ hội và có khả năng tận dụng các cơ hội đó. Nhà quản lý ssẽ đứng lên để đón nhận những cơ hội mà người khác bỏ lỡ hoặc khi người khác không biết cách khai thác chúng. Mọi người cần đến sự định hướng khi cấu trúc của tổ chức không hoặc không thể đưa ra những định hướng đó. Không một tổ chức
  5. nào xây dựng được một cơ cấu hành chính hoàn thiện. Các hệ thống trong tổ chức không thể đưa ra những hướng dẫn phù hợp khi đối mặt với những thay đổi lớn. Các chính sách và thủ tục hiện có chỉ tạo ra khó khăn chứ không hề giúp giải quyết khó khăn. Những trở ngại và cơ hội không biết trước có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. bất chấp "kế hoạch hành động" có tốt đến đâu hay "chương trình quản lý" được xây dựng tỷ mỷ đến mức nào. Các nhà lãnh đạo xuất sắc "lập sơ đồ phạm vi hoạt động" để xác định nhu cầu quản lý. Họ vạch ra một phương hướng hành động để đáp ứng nhu cầu đó. Không một nhà quản lý nào có thể xác định được tất cả các nhu cầu và vạch ra được tất cả các phương hướng hành động . Vì thế, những người quản lý, đặc biệt trên phạm vi rộng, và những người chỉ huy, định hướng các nhóm và
  6. tổ chức lớn phải tự nhân rộng bản thân mình. Họ sẽ phát triển những người khác trở thành quản lý. Kỹ năng gây ảnh hưởng Các nhà quản lý chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình. "Tự nguyện" là một từ đặc biệt quan trọng ở đây. Hãy nhớ lại một cảnh trong phim Giải cứu binh nhì Ryan của đạo diễn Steven Spielberg. Đại tá Miller do Tom Hanks thủ vai được giao nhiệm vụ dẫn đầu một nhóm quân đi tìm binh nhì Ryan và đưa anh ta trở về. Trong khi tìm kiếm Rya, trung đội này rơi vào một ổ phục kích của quân địch. Họ đã thoát ra, nhưng một người bị giết. Họ bắt được một người lính Đức và muốn giết người này để trả thù. Đại úy Miller ra lệnh cho lính của minh thả người Đức này. Binh thì Reiben cảm thấy bất bình và phản đối kịch liệt. Reiben tuyên bố: "Tôi từ bỏ nhiệm vụ này" và
  7. quay đầu bỏ đi. Một viên trung sĩ trong đội đã chặn Reiben lại và đe dọa sẽ bắn nếu anh ta không trở lại đội hình. Tất cả toán lính bắt đầu la ó khi căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm và dường như không có giải pháp hữu hiệu nào. Cuối cùng, Đại úy Miller lên tiếng: "Kết quả trò cá cược về tôi là gì vậy?". Im lặng bao trùm lên toàn trung đội. Trước đó, những người lính đã bày tỏ ra một trò cá cược về việc làm của Miller trước khi gia nhập quân đội. Miller kể với lính của mình anh đã từng là giáo viên. Anh giải thích tại sao việc anh làm giáo viên dường như không có ý nghĩa gì trên chiến trường. Anh tiếp tục kể về cảm giác của anh về việc trở thành một người lính, về cuộc chiến đấu cho cuộc sống của chính anh và về mong muốn bảo vệ mạng sống cho quân lính của mình. Sau đó, Miller chỉ rõ rằng anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ tìm ra binh nhì Ryan để đưa anh ta trở về với vợ. Rồi một mình Miller
  8. đi tìm chỗ chôn người lính đã hy sinh trong trận đánh. Không ai bảo ai, tất cả trung đội, kể cả Reiben đều đi theo anh. Trên thực tế, Miller có thể yêu cầu Reiben quay lại hàng ngũ và "làm những gì tôi yêu cầu vì ở đây tôi là chỉ huy". Anh cũng có thể bảo viên trung sĩ bắn Reiben về tội tự ý rới bỏ đội ngũ. Nhưng Miller lại muốn nhận được sự tuân thủ tự nguyện. Các nhà quản lý xuất sắc thường tìm kiếm cam kết tận tâm hơn là dựa vào mệnh lệnh và sự phục tùng. Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu cầu. Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu. Ởã bất kỳ cấp độ nào, những người đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà quản lý khi những người khác tự nguyện đi theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2