intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian

Chia sẻ: Nguyen Quang Lam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

187
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ công việc, hiệu quả công việc. Vậy làm cách nào để có thể sắp xếp thời gian hợp lý vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ lại đảm bảo sức khỏe mời các bạn tham khảo tài liệu Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian

  1. KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN I : Quản lý thời gian:       Thời gian có quan trọng không?. Tai sao lại phải quản lý và sắp xếp thời gian?. Dùng cái gì để quản lý và sắp xếp thời gian?.  Thời gian là gì?: Thời gian là một thứ rất khó để định nghĩa. Từ "thời gian" có trong  tất cả các ngôn ngữ của loài người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật.  Định nghĩa về thời gian là một định nghĩa khó nếu phải cắt nghĩa chính xác. Đa số  chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian trôi",... và do đó dứt  khoát phải có một cách hiểu chung nhất. Thời gian là một thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể.  Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng (luôn vận động).  Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô  nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có  tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định  thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính  lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động  của con lắc (giây), sự tự quay của trái đất hay sự biến đổi của mặt trời trên bầu  trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của mặt trăng (tháng âm lịch),... hay đôi khi được  xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái lặp  đi lặp lại của một "vật". Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ  đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi  mô đến vĩ mô (và kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (xét theo  quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn  có những quan hệ tương hỗ với nhau và vì thế "vị trí và trật tự" của chúng luôn  biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình  tự của thời gian.  Thời gian một đi là không trở lại, mỗi chúng ta hãy quý trọng từ giây từng phút  mình có để sống tốt nhất có thể, tận dụng thời gian của mình hết sức.  Tại sao phải quản lý và sắp xếp thời gian: Quản lý thời gian có nghĩa là kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời gian và đưa  ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó. Thời gian tạo ra giá trị chân thực của cuộc sống, có thời gian là có tất cả, đó là lý  do mà con người phải trân trọng thời gian, phải tiết kiệm và khai thác triệt để hiệu  quả của thời gian, muốn thực hiện được những điều đó thì con người phải có  chính sách và chiến lược quản lý thời gian thật hợp lý
  2. Quan ly thoi gian cung dong nghia voi quan ly cong viec,co quan ly tot moi mang lai  hieu qua tot...quan ly tot thoi gian va cong viec,cung nhu sap xep thoi gian phu  hop,lam nhung cong viec hop ly...khong lam phi thoi gian va suc khoe bo ra de thuc  hien nhung viec khong can thiet... Đã bao nhiêu lần bạn nói rằng: "Giá mà thời gian trong ngày dài hơn thì tốt!". Bạn luôn phải đối mặt với những thời gian chót cũng như các vấn đề cần phải  giải quyết. Lúc nào cũng phải làm cho kịp thời hạn, phải giải quyết cho xong các  vấn đề và lúc nào cũng có các đòi hỏi đặt ra trên quỹ đạo thời gian của bạn.  Nhưng thành thật mà nói nhiều người trong chúng ta đã phải công nhận rằng chúng  ta chưa bao giờ dành thời gian để suy nghĩ về cách thức sử dụng thời gian của  mình sao cho tốt hơn. Chúng ta làm việc theo những kiểu nhất định chúng ta tìm  cách để đương đầu với công việc hằng ngày và tự bằng lòng để mọi việc diễn ra  như là chúng vốn thế.  Trong số tất cả các nguồn lực mà nhà quản lý có thể sử dụng, thời gian là thứ quý  giá nhất và cũng là thứ khó nhất để có thể sử dụng sao cho tốt. Khi thời gian trôi đi  vô ích nó sẽ không bao giờ có thể quay lại nữa. Có thể chắc chắn một điều là nếu bạn không quản lý và kiểm soát được thời gian  của chính mình, bạn sẽ thấy khó khăn hơn trong việc kiểm soát và quản lý những  thứ khác. Để quản lý thời gian tốt hơn, chúng ta cần đặt câu hỏi: ­ Chúng ta đang cố gắng đạt điều gì? ­ Những gì cản trở ta đạt đến điều đó? Mục tiêu cần đạt: ­ Nhận diện các cách gia tăng hiệu suất và hiệu quả thông qua việc quản lý thời  gian tốt hơn. ­ Phân biệt được sự khác nhau giữa các đòi hỏi đối với quỹ thời gian của bạn và  xác định ưu tiên của chính bạn. ­ Biến nhiều mục tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử dụng thời  gian hiệu quả hơn.
  3. ­ Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý thời gian và đưa ra cách giải  quyết chúng. Dùng cái gì để quản lý, sắp xếp thời gian: ­ ­ Vạch ra khoảng thời gian trống của cá nhân. ­ ­ Điền vào từng khoảng thời gian những công việc cụ thể: đầu tiên là những việc  quan trọng nhất tiến hành trước, những việc còn lại theo sau. ­ ­ Luôn dành thời gian cho những sự việc bất ngờ. ­ ­ Kế hoạch có thể thay đổi khi cần thiết nhưng bình thường thì nên cố gắng làm  đươc những gì đã đề ra. Quản lý thời gian theo thứ tự ưu tiên: ­ Nếu chúng ta không quản lý thời gian, cuộc đời chúng ta sẽ có những lúc rối như  mớ bòng bong. Chúng ta sẽ rơi vào kế hoạch thời gian của người khác. Đây là một  trong những kĩ năng hàng đầu mà mỗi người chúng ta cần phải thành thạo. Tại sao chúng ta phải học quản lý thời gian: ­
  4. Kiểm soát cuộc đời của chính bạn Khi quản lý tốt thời gian, bạn sẽ gần như không bao giờ rơi vào cảnh “nước tới  chân mới nhảy“. Bạn không bị căng thẳng, rối loạn vì “hạn chót“. Hiệu quả công  việc của bạn luôn ở mức cao. Bạn làm việc chính xác hơn, đầy đủ hơn. Bạn  sẽ thăng tiến nhanh hơn, mục tiêu của bạn sẽ được hoàn thành sớm hơn những ai  không để ý tới quản lý thời gian. Bạn sẽ có một cuộc sống hoàn thiện hơn, khi vừa hoàn thành tốt công việc, vừa  có thời gian phục vụ các sở thích nho nhỏ như chơi thể thao, du lịch, thư pháp, học   tiếng pháp, tiếng nhật… Bạn sẽ hiểu ra được cái gì thực sự quan trọng với mình, cái gì không để sống  một cuộc đời đầy ý nghĩa. PHƯƠNG PHÁP EISENHOVER
  5. Do tổng thống Mỹ thứ 34 Dwight D. Eisenhower nghĩ ra. Ông đã sử dụng rất hiệu  quả với lịch làm việc bận rộn của mình. Ông đề xuất dùng ma trận để sắp xếp  công việc (Ma trận Eisenhower)
  6. Về cơ bản bạn chia công việc của mình ra thành 4 cấp độ: P1: Quan trọng, khẩn cấp P2: Quan trọng, không khẩn cấp P3: Không quan trọng, khẩn cấp P4: Không quan trọng, không khẩn cấp *P= Priority: Sự ưu tiên Để sắp xếp công việc vào 4 cấp độ trên bạn cần trả lời 2 câu hỏi: 1. Việc này có quan trọng không? 2. Nó có khẩn cấp không? P1 – Quan trọng, khẩn cấp Bạn phải làm ngay vì chúng rất quan trọng và khẩn cấp. Có 3 loại việc được  xếp vào cấp độ này: Xảy ra không đoán trước được: Chăm sóc người thân ốm, một cuộc họp khẩn,  các cuộc điện thoại quan trọng của sếp hoặc khách hàng, email công việc… Đoán trước được: Sinh nhật người thân, ngày lễ tình nhân, kỉ niệm lễ cưới, đám  cưới bạn thân… Do trì hoãn, lười, thiếu chuẩn bị để tới sát hạn chót: Soạn bài thuyết trình, ôn  thi sát… Chúng ta thường không tránh được loại 1, 2. Nhưng với loại thứ 3, hoàn toàn có  thể giảm thiểu tới tối đa bằng cách chuyển chúng thành việc P2.
  7. Nếu bạn đã từng trải qua, hãy học cách làm cho chúng không xảy ra nữa. 4 năm đại  học, bạn có thể tặc lưỡi cho qua, nhưng nó sẽ hình thành thói quen xấu khó sửa.  Bạn không thể dồn việc mãi như vậy tới hết đời. P2 – Quan trọng, không khẩn cấp Bạn hãy dành nhiều thời gian cho những việc này. Chúng thường không khẩn  cấp, nhưng sẽ tích lũy dần để giúp bạn đạt được thành tựu mong muốn. Ví dụ: Ôn thi từ đầu học kỳ Đọc sách Học tiếng anh Tập thể dục Thiền định Nếu bạn đang làm việc P2 có việc P1 xuất hiện hãy hoàn thành việc P1. Sau khi  bạn giải quyết xong các việc P1 hãy chắc chắn bạn hoàn thành việc P2. Đừng để  sang ngày hôm sau! P3 – Không quan trọng, khẩn cấp Những việc này chẳng có gì quan trọng, không giúp bạn tiến gần mục tiêu thêm  được bước nào. Nhưng chúng lại khẩn cấp, bạn khó mà sắp xếp hay kiểm  soát được chúng. Ví dụ: Cuộc gọi từ ông anh họ lâu ngày không gặp. Tin nhắn từ đám bạn. Người thân nhờ bạn đi mua đồ khi bạn đang làm việc, học bài. Bạn phải tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Hãy học cách  kết thúc các cuộc điện thoại, tin nhắn một cách lịch sự. Học cách từ chối khéo  léo…để giảm thời gian cho những việc này. P4 – Không quan trọng, không khẩn cấp Bạn không hoặc chỉ dành dưới 5% thời gian của bạn cho P4. Chúng tiêu  tốn thời gian của bạn mà không đem lại lợi ích gì đáng kể. PHÂN BỐ THỜI GIAN Dưới đây là một cách phân bố phù hợp với các cấp độ của phương pháp này P1: ~15% – 20% P2: ~60% – 65%
  8. P3: ~10% – 15% P4: 
  9. *Cho những ai thích sự đơn giản Ứng dụng ghi chú của Google. Có thể tạo được các check list công việc. iOS: Eisenhower App NGHỊCH ĐẢO Có những việc thuộc vùng xám, nó không hẳn nằm hoàn toàn trong 4 cấp độ trên.  Tùy thời điểm, mục đích mà nó được phân bố vào các cấp độ khác nhau. Ví dụ: Xem phim được xếp vào: P2 Khi mục đích của bạn là học tiếng anh. Nghe thấy từ mới ghi lại, học cách phát  âm, sử dụng. Tạo Flash Card cho từ đó. Nghe đi nghe lại những chỗ chưa nghe  được. Học các nối âm, đọc lướt trong phim. Học văn hóa của họ. Bạn có thể cần  tải phụ đề để hỗ trợ nghe khi cần. P4 Khi mục đích của bạn là giải trí mà bạn cần phải hoàn thành một đống bài tập. Tương tự game cũng có những loại dành cho học tiếng anh thì hãy xếp vào P2.  Xem các game của Hội Đồng Anh (British  Council): https://learnenglish.britishcouncil.org/en/games. Giải trí là cần thiết, nhưng bạn cần tránh các loại giải trí gây nghiện trong lúc  đang chinh phục mục tiêu. Bạn có thể thưởng cho mình vài giờ xem phim khi đã  hoàn thành được những mục tiêu đề ra trong tuần, tháng…nhưng đừng sa đà. II: Sắp xếp và lập kế hoạch công việc: 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2