intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ngoại

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

444
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Chọn những con Lợn cái từ những ổ lợn con của nái ngoại cao sản, có số con cai sữa từ 9 con trở lên, có nguồn gốc về giống rõ ràng, tin cậy. - Lợn có ngoại hình cân đối, dáng nhanh nhẹn, da lông bóng mượt, 4 chân thẳng đi lại bình thường, có từ 12 vú trở lên, núm vú thẳng hàng, khoảng cách đều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ngoại

  1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ngoại I. Gây nái - Chọn những con Lợn cái từ những ổ lợn con của nái ngoại cao sản, có số con cai sữa từ 9 con trở lên, có nguồn gốc về giống rõ ràng, tin cậy. - Lợn có ngoại hình cân đối, dáng nhanh nhẹn, da lông bóng mượt, 4 chân thẳng đi lại bình thường, có từ 12 vú trở lên, núm vú thẳng hàng, khoảng cách đều. - Phàm ăn nhưng lợn hiền lành, bụng gọn. - Giống gây nái phổ biến hiện nay là giống yorkshire, Landrace và PIC II. Phối giống - Lợn 8 - 9 tháng tuổi đạt trọng lượng 85 - 90 kg là phối giống được. Nên phối giống lần động dục thứ 2. - Lợn nái động dục thường đứng nằm không yên, ít ăn, âm hộ sưng đỏ hồng, thời gian động dục kéo dài từ 4 đến 6 ngày. - Thời điểm phối giống thích hợp nhất là lúc âm hộ chuyển sang màu hồng nhạt tái, dịch nhờn tiết ra keo dính hơn lúc đầu. - Ấn tay lên hông lợn đứng im, hai chân sau dạng ra, đuôi quật sang một bên (lợn chịu đực) - Nái tơ thường phối giống 2 lần và cho phối giống vào chiều ngày thứ 3 hoặc sáng ngày thứ 4 (tính từ lúc bắt đầu động dục). Khi phối nên phối kép và tốt nhất là cho đực giống nhảy trực tiếp thì hiệu quả hơn. Nái rạ thường cho phối vào sáng ngày thứ 3 (tính từ lúc bắt đầu động dục).
  2. - Nếu sản xuất lợn con nuôi thịt thì cho phối với đực khác giống tốt hơn cùng giống (lai kinh tế). - Nếu sản xuất lợn con nuôi nái và đực giống thuần chủng thì cho phối với đực cùng giống. - Nếu lợn nái lai (ngoại x ngoại) thì cho phối với đực ngoại thứ 3 để lấy con nuôi thịt. - Nên cho phối 2 lần sáng sớm và chiều mát. III. Nuôi nái ngoại có chửa - Sau khi phối 18 - 21 ngày không động dục trở lại là nái đã có chửa. - Lợn nái chửa trung bình 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3 ngày). Trong thời gian nái có chửa không nên chuyển chuồng nhiều. - Nái chửa tuỳ theo trọng lượng nhỏ hay to, mỗi ngày bình thường cho ăn 1,8 - 2, 5kg thức ăn hỗn hợp và từ 3 - 5 kg rau xanh. Có thể tự pha trộn thức ăn theo công thức (tính theo trọng lượng thức ăn) như sau: + 47 % Bột ngô, gạo, tấm + 28% cám gạo + 10% bột đậu tương + 8% bột sắn khoai + 5% bột cá + 2 % premix (gồm 1% premix vitamin và 1% premix khoáng) - Mùa hè tắm cho lợn 1-2 lần /ngày, chú ý chống nóng
  3. - Thường xuyên có nước sạch và mát để lợn uống tự do. IV. Chăm sóc lợn nái ngoại trước và trong khi đẻ - Trước khi lợn đẻ 25-30 ngày nên tiêm phòng vacxin bệnh phó thương hàn cho lợn mẹ 2 ml /con. - Trước khi đẻ 5-7 ngày cần được chuyển đến chuồng đã được tiêu độc và vệ sinh sạch sẽ. Chuồng có ô lợn con, đèn sưởi và chung quanh ô chuồng có róng ngăn. - Nên giảm lượng thức ăn của lợn nái trước khi đẻ 3 - 5 ngày. - Chỗ lợn đẻ phải có rơm rạ lót được cắt ngắn 20 - 25 cm. - Khi lợn sắp đẻ âm hộ sưng, mông mềm (sụt mông) cắn ổ cào nền chuồng... - Khi lợn đẻ phải trực đỡ đẻ. Lợn con đẻ ra, dùng khăn vải mềm lau sạch mũi mồm rồi đến mình và 4 chân. - Thắt và cắt rốn cách thành bụng 3-5 cm. Sát trùng rốn bằng cồn I ốt hoặc cồn sát trùng 700. - Bấm răng nanh cho lợn con mỗi con 8 cái (4 cái nanh hàm trên, 4 cái nanh hàm dưới). - Sau khi lợn nái đẻ hết phải chờ lấy nhau thai ra, không để lợn mẹ ăn. - Lợn nái đẻ xong cần phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Cho con nhỏ bú vú trước, con lớn bú vú phía sau. - Cho lợn mẹ uống nước ấm pha muối hoặc cháo loãng có pha muối. V. Nuôi lợn nái nuôi con - Ngày đầu sau khi đẻ chỉ nên cho lợn uống nước và cháo gạo, ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1, 5 kg thức ăn sau đó tăng dần lên.
  4. - Thức ăn hỗn hợp của nái nuôi trộn theo công thức sau: + 53% bột ngô, gạo, tấm + 25% cám gạo loại 1 + 15% bột đậu tương + 5% bột cá. + 1% premix vitamin + 1% premix khoáng - Hàng ngày cho lợn ăn thêm rau, cỏ non. - Trong 15-20 ngày đầu sau khi đẻ không nên tắm cho lợn, không rửa chuồng. Thay rơm rạ lót chuồng khi bị ẩm. - Hạn chế dùng kháng sinh để tránh mất sữa VI. Nuôi lợn con theo mẹ + 10-15 ngày đầu ổ lợn con luôn giữ ở nhiệt độ 30 - 340c bằng bóng đèn điện hoặc bếp sưởi. + Tập cho lợn con ăn sớm lúc 15 ngày tuổi, Từ 15 - 20 ngày tuổi dùng công thức 50% bột gạo, ngô rang và 50% sữa bột hoặc sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp cho lợn con ăn sớm đã được phối chế sẵn trên thị trường. + 22 - 56 ngày tuổi dùng hỗn hợp: Bột ngô, gạo rang 54%, cám loại I 12%, bột đậu tương rang 20%, sữa bột 5%, bột cá nhạt 5%, đường 2%, premix khoáng 1%, premix vitamin 1%. VII. Phòng trị bệnh - Tiêm phòng 3 loại vacxin dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, đóng dấu lợn và tẩy giun sán cho lợn mẹ trước khi phối giống.
  5. - Đảm bảo chuồng hoàn toàn khô sạch, nước uống đủ và sạch - Tiêm Feri - Dextran B12 loại 200mg/1ml cho lợn con lúc 3-4 ngày tuổi 1ml/con, 20 ngày tuổi 2ml/con. - Tiêm vacxin phó thương hàn cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, 35 ngày tuổi tiêm vacxin dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu. - Thiến lợn đực lúc 10-20 ngày tuổi. - Lợn con ỉa phân trắng cho lợn con uống bằng các loại lá chát thông thường. Bệnh nặng cho lợn con uống streptomycine 1 gam cho 10-20 con hoặc một số thuốc đặc hiệu khác. Thời gian duy trì từ 2-3 ngày hoặc cho đến khi lợn thật sự khỏi hẳn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2