Kỹ thuật trồng cây cà
lượt xem 15
download
Cây cà là cây rau ăn quả được trồng phổ biến nhiều nơi trong nước. Cà dễ trồng, cho thu hoạch quả với thời gian dài, dùng làm thực phẩm cho con người với các món ăn như luộc, xào, nấu canh và cà muối... 1. Thời vụ Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cây cà
- Kỹ thuật trồng cây cà Cây cà là cây rau ăn quả được trồng phổ biến nhiều nơi trong nước. Cà dễ trồng, cho thu hoạch quả với thời gian dài, dùng làm thực phẩm cho con người với các món ăn như luộc, xào, nấu canh và cà muối... 1. Thời vụ Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Giống cà tím quả tròn 2. Làm đất
- Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, thịt nhẹ, phù sa, các loại đất dễ thoát nước, độ pH thích hợp 5,5 - 6. Cây cà có bộ rễ phát triển, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc đất làm hai lần, lần thứ nhất cuốc lật phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Mặt khác, đất được phơi ải có những chuyển hoá sinh học và hoá học trong đất có lợi cho cây trồng. Lần thứ hai cuốc xong tiến hành làm nhỏ đất, làm phẳng mặt để trồng cây. Trong quá trình trồng và chăm sóc cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt, thường xuyên giữ cho đất trồng khô ráo, tránh ngập úng. Tiến hành bón vôi bột để xử lý đất và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất. Lên luống: luống rộng 1 - 1,4 m, bón lót trước khi trồng 3. Chuẩn bị cây giống Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày, vì vậy để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23 - 30 giờ. Vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo. Khi cây con mọc đất phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày cần tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5 - 6 cm. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén. 4. Trồng cây ra ruộng Trên luống trồng 2 hàng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách cây cách cây 50 x 60cm cho cà bát; 60 x 80cm cho cà tím và cà pháo.
- 5. Chăm sóc, bón phân Cà sinh trưởng tương đối dài ngày nên cần bón nhiều phân, bón đủ phân ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả. - Lượng phân bón tính cho 1.000m2 Phân chuồng: 0,8 - 1 tấn Phân supe lân: 35 kg Phân đạm: 15 - 20 kg Phân kaly: 20 kg Vôi bột: 50 kg - Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân trộn đều phân bón theo hốc. Bổ hốc sâu 15-18cm, cho phân vào đảo với đất rồi mới trồng cây. Cần bón thúc kịp thời, có thể chia thành 4 thời kỳ bón thúc cho cà như sau: - Lần 1: Bón sau khi trồng 7 ngày, bón 20% lượng đạm và 20% số kali, hoà vào nước để tưới, kết hợp xới xáo, vun gốc cho cây. - Lần 2: Bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả, bón 20% lượng đạm và 20% kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém, có thể chia làm 2 lần bón.
- - Lần 3: sau lần 2 từ 7 - 10 ngày, thời kỳ này cần bón nhiều phân, bón 40% lượng đạm và 40% số kali có thể bổ sung thêm phân chuồng đã ủ mục hoà vào nước để tưới. - Lần 4: bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi, bón nốt số phân đạm và kaly còn lại. Sau mỗi lần thu hoạch nên dùng phân chuồng đã ủ mục hòa vào nước tưới để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất và kéo dài thời gian cho quả. Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng mỗi ngày tưới một lần, trời râm mát 3 - 4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây. Cây cà sau khi mọc được 7 - 9 lá là bắt đầu có quả, lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ bởi những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm, các nhánh này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng, vì vậy cần tỉa lá kịp thời để bón phân thúc giúp cây ra hoa, đậu thêm nhiều quả.
- 6. Phòng trừ sâu bệnh - Bệnh lở cổ rễ: do nấm gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin hoặc thuốc Anvil để phun. - Bệnh héo xanh: Do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh. Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Kịp thời phát hiện, loại bỏ những cây bị bệnh và rắc vôi bột váo gốc cây bệnh để tiêu diệt mầm bệnh tránh lây lan ra diện rộng. - Bệnh đốm nâu: Do nấm gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng. Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.
- Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh. Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp tời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều. Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo kỹ thuật “4 đúng”, đảm bảo thời gian cách ly để an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái. 7. Thu hoạch và để giống cho vụ sau Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất làm cây chóng già cỗi ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các đợt quả sau. Riêng cà tím nên thu hoạch khi quả từ màu tím chuyển sang tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu một lần. Khi để quả cà làm giống, chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau. Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp tro và hạt cà, sau đó
- nặn thành nắm và gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo. Cách để giống này rất thích hợp với quy mô trồng trọt nhỏ ở gia đình, tự túc cây giống./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Kỹ thuật trồng cây cà phê
13 p | 394 | 140
-
Kỹ thuật trồng cà chua ( Tái bản lần thứ 2 ) part 1
10 p | 426 | 116
-
Kỹ thuật trồng cây ca cao
3 p | 627 | 112
-
Tài liệu Kỹ thuật trồng cây ca cao
11 p | 703 | 104
-
Kỹ thuật trồng cây cà phê
6 p | 311 | 99
-
Giáo án thực hành: Kỹ thuật ghép cây cà phê
20 p | 377 | 78
-
Kỹ thuật trồng cây ăn quả : Ca cao - Đu đủ part 1
10 p | 200 | 50
-
Mô hình kỹ thuật trồng cây ca cao: Phần 1
49 p | 187 | 42
-
Kỹ thuật trồng rau an toàn, năng suất, chất lượng cao - Rau ăn củ, rau gia vị: Phần 2
110 p | 157 | 38
-
Kỹ thuật trồng cây ăn quả : Ca cao - Đu đủ part 2
10 p | 181 | 37
-
Mô hình kỹ thuật trồng cây ca cao: Phần 2
59 p | 165 | 37
-
Kỹ thuật trồng cây ăn quả : Ca cao - Đu đủ part 3
10 p | 140 | 31
-
Kỹ thuật trồng Ca Cao
6 p | 166 | 25
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
95 p | 144 | 22
-
Cẩm nang trồng cây ca cao
29 p | 40 | 6
-
Một số giống cây ăn quả có múi - Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch
36 p | 17 | 5
-
Tìm hiểu các kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây trồng chính: Phần 1
83 p | 26 | 4
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê
8 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn